Tình hình ghép tế bào gốc tạo máu 20 năm qua tại Việt Nam

Biểu đồ 10: Các kết quả về thời gian sống cảu từng nhóm bệnh cũng tương đương với các báo cáo khác trên thế giới (20). KẾT LUẬN Tóm lại, trong 20 năm qua, với sự nổ lực của ngành Truyền Máu Huyết Học đã xây dựng được nhiều ngân hàng tế bào gốc và thực hiện 445 trường hợp ghép tế bào gốc để trị liệu các bệnh lý về máu với nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau bao gồm tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi, tế bào gốc từ máu cuống rốn với kết quả rất khả quan đem lại niềm hy vọng cho bệnh nhân, nhất là nhóm bệnh lý máu ác tính. Ý nghĩa xã hội lớn nhất của phương pháp điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu là đã giúp cho nhiều gia đình có người thân mắc bệnh máu nan y trở thành người thật sự khỏe mạnh, có đời sống sinh hoạt bình thường, vẫn có thể tham gia lao động, cống hiến cho xã hội.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình ghép tế bào gốc tạo máu 20 năm qua tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 1 TÌNH HÌNH GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU 20 NĂM QUA TẠI VIỆT NAM Huỳnh Văn Mẫn*, Huỳnh Đức Vĩnh Phú*, Nguyễn Hạnh Thư*, Nguyễn Phương Liên*, Phan Nguyễn Thanh Vân*, Phan Thị Xinh*, Hoàng Thị Tuệ Ngọc*, Trần Trung Dũng*, Lê Thanh Chang*, Huỳnh Nghĩa*, Trần Quốc Tuấn*, Bao Minh Hiền*, Trần Văn Bình* , Trần Văn Bé*, Phù Chí Dũng*, Nguyễn Tấn Bỉnh* ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất, là cơ hội duy nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, những trở ngại của phương pháp này là khó tìm người cho phù hợp HLA để ghép, điều kiện để thực hiện cuộc ghép phức tạp, tình trạng nhiễm trùng và bệnh mảnh ghép chống ký chủ (GVHD) làm cho việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu bị hạn chế(1,14,7). Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng ghép Tế bào gốc xuất hiện sớm nhất là trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu. Ngay từ năm 1995, dưới sự chủ trì của PGS. Trần Văn Bé ở Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công ghép tế bào gốc tủy xương đầu tiên tại Việt Nam cho một bệnh nhân 26 tuổi bị bạch cầu mãn dòng tủy(14), . Từ kết quả này đã đặt nền móng cho việc phát triển hoạt động ghép tế bào gốc máu ngoại vi, tế bào gốc máu cuống rốn trên phạm vi cả nước như hiện nay.Nhân dịp kỷ niệm 20 năm kể từ trường hợp ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên tại bệnh viện truyền máu huyết học, chúng tôi tổng kết hoạt động ghép tế bào gốc tạo máu tại Việt Nam 20 năm qua. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Ngày 15/07/1995, với sự hổ trợ của Đại học quốc gia Đài Loan (NUTH), PGS. Trần Văn Bé và cộng sự của Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học đã thực hiện thành công trường hợp ghép tế bào gốc từ tủy xương cho một bệnh nhân nam, 26 tuổi được chẩn đoán bạch cầu mạn dòng tủy, người cho là anh ruột phù hợp hoàn toàn HLA, cho đến nay bệnh nhân vẫn còn sống khỏe mạnh và đã lập gia đình, có 2 người con(14). Tiếp theo thành công đó vào năm 1996, hai trường hợp bệnh nhân Beta Thalassemia thể nặng cũng được tiến hành ghép tủy xương của anh em ruột phù hợp HLA hoàn toàn. Cho đến nay những bệnh nhân này vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Đến năm 8/1996, nhóm nghiên cứu của PGS. Trần Văn Bé, PGS. Trần Văn Bình, Nguyễn Tấn Bỉnh, Trần Quốc Tuấn, Huỳnh Nghĩa và cộng sự đã thực hiện thành công phương pháp tự ghép tế bào gốc máu ngoại vi không giữ đông lạnh cho 27 bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy. Kết quả ban đầu rất khích lệ, tất cả bệnh nhân đều mọc mảnh ghép, thời gian sống toàn bộ sau 3 năm khoảng 68%, kỹ thuật này về sau được áp dụng rộng rãi cho các trung tâm khác. Công trình này đã được nghiệm thu đề tài cấp Bộ(1,8,14). Năm 2002, với sự hổ trợ của Đại học Tokyo Nhật Bản, bệnh viện Truyền máu Huyết học đã thực hiện thành công ca ghép máu cuống rốn đầu tiên tại Việt Nam. Từ đó đến nay, chúng tôi thực hiện được 10 trường hợp ghép tế bào gốc máu cuống rốn cho các bệnh nhân nhi được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp và Thalassemia. Kết quả bước đầu có 6 bệnh nhân còn sống, mở ra triển vọng tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc máu cuống rốn. Đặc biệt là nghiên cứu ghép nhiều mẫu tế bào gốc phù hợp trên cùng một bệnh nhân(16). * Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP HCM Tác giả liên lạc: TS.BS. Huỳnh Văn Mẫn; ĐT: 0975 449 818; Email: huynhvanman@yahoo.com Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 2 Năm 2003, bệnh viện Truyền máu Huyết học đã chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện trung ương Huế thực hiện ghép tế bào gốc máu ngoại vi cho bệnh nhân bị bạch cầu cấp dòng tủy. Bệnh nhân này hiện vẫn còn sống khỏe mạnh sau 12 năm. Năm 2004 cơ sở ghép tế bào gốc được thành lập tại Bệnh viện TW Quân đội 108 từ sự chuyên giao kỹ thuật của bệnh viện Truyền máu Huyết học. Đến năm 2005, với nhu cầu điều trị ghép tế bào gốc ngày càng nhiều, mà nguồn cho còn hạn chế và phương pháp ghép tế bào gốc máu ngoại vi không giữ đông lạnh có điểm không thuận lợi là làm cho kế hoạch ghép không chủ động được, PGS.TS. Nguyễn Tấn Bỉnh và cộng sự đã tổ chức và hoàn thiện quy trình “Ghép tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh”. Kết quả đã có 135 bệnh nhân bệnh về máu được thực hiện cấy ghép bằng phương pháp này(8,15,10,16,17,18,19). Viện Huyết học – Truyền máu TW và Bệnh viện Nhi TW đã xây dựng trung tâm ghép thực hiện ghép tế bào gốc điều trị bệnh lý huyết học từ năm 2006(3,1,2). Trung tâm Huyết học-Truyền máu Bệnh viện 198-Bộ Công an được sự hổ trợ của Viện Huyết học – Truyền máu TW đã thực hiện tự ghép tế bào gốc tạo máu từ 2010. Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai ghép tế bào gốc máu ngoại vi cả tự thân và đồng loại từ năm 2012. Năm 2013 bệnh viện Truyền máu Huyết học đã hỗ trợ cho bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Ung Bướu Nghệ An thành lập đơn vị ghép và tiến hành ghép tự thân. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Cho đến nay đã có 9 trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu trên cả nước. Số lượng các ca bệnh được tiến hành ghép tại các trung tâm không ngừng được tăng lên, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay. Cập nhật đến tháng 07/2015, trên phạm vi cả nước, số lượng các ca bệnh nhân bị bệnh máu đã được tiến hành ghép như sau: Bảng 1: STT Cơ sở thực hiện Năm bắt đầu Tự ghép Dị ghép Haplo Tổng số 1 BV. Truyền máu - Huyết học TP. HCM 1995 100 81 04 185 2 Bệnh viện TW Huế 2003 07 00 07 3 Bệnh viện TW Quân đội 108 2004 17 01 18 4 Viện Huyết học - Truyền máu TW 2006 92 72 164 5 Bệnh viện Nhi TW 2006 02 21 23 6 Bệnh viện 19-8 2010 02 00 02 7 Bệnh viện Bạch Mai 2012 20 6 26 8 Bệnh viện Chợ Rẫy 2013 16 0 16 9 BV Ung Bướu Nghệ An 2013 04 00 04 TỔNG 260 185 445 Về kết quả nhìn chung là tốt và đầy triển vọng: Đối với bệnh máu, tự ghép tỷ lệ thành công dao động từ 80-90%,dị ghép tỷ lệ thành công dao động từ 70-75%(4,12,2). Đã có những cải tiến sáng tạo để thực hiện ghép tế bào gốc được tốt hơn như: ghép tế bào gốc từ nhiều mẫu máu tế bào gốc cuống rốn phù hợp cho một bệnh nhân, ghép tế bào gốc từ máu ngoại vi đông lạnh, ghép tế bào gốc diệt tủy tối thiểu, ghép tế bào gốc trên bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi, ghép tế bào gốc trên bệnh nhân không có sự hòa hợp HLA đủ 6/6 hoặc 10/10. Nhờ việc tiến hành ghép tế bào gốc tại cơ sở Huyết học – Truyền máu trong nước nên đã hạn chế đến mức tối đa chi phí của người bệnh, trung bình mỗi ca tự ghép tế bào gốc chi phí khoảng 200-300 triệu đồng, dị ghép tế bào gốc khoảng 300-500 triệu đồng. So với việc ghép ở nước ngoài thì chi phí giảm rất nhiều, từ đó giảm chảy máu ngoại tệ. Vì vậy nên rất nhiều bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 3 nhân đã không ra nước ngoài điều trị, thậm chí có bệnh nhân đang điều trị ở nước ngoài đã trở về Việt Nam điều trị. Trong gần 20 năm vừa qua công tác đào tạo nhân lực đã được khởi động và duy trì đều đặn, đặc biệt trong vài năm trở lại đây thì tất cả các cơ sở đều hết sức chú trọng công tác đào tạo. Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật – có thể là giữa các cơ sở trong nước, có thể là với các cơ sở nước ngoài (Nhật, Bỉ, Pháp, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan ) và từ đó đã tạo nên những hợp tác quốc tế rất hiệu quả. KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC Số ca ghép mỗi năm Tuổi (3-62), tổng cộng 185 ca được ghép. Trong những bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi, lớn nhất là 62 tuổi, trung bình 35. Cho đến nay đã có tổng cộng 185 ca được ghép. Số ca ghép trung bình mỗi năm khoảng 3-10 ca trước năm 2011, từ năm 2012 số ca ghép mỗi năm từ 20- 30 ca. 0 5 10 15 20 25 30 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 20 14 20 15 Tự ghép Dị ghép Biểu đồ 1: Qui trình ghép Bảng 2: Quy trình ghép Số ca Tỉ lệ (%) Dị ghép TBG tạo máu 85 45.9 - Tủy xương 4 2.1 - Máu cuống rốn 10 5.4 - TBG máu ngoại vi 71 38.4 Tự ghép TBG tạo máu 100 54 - Không qua dự trữ đông lạnh 33 17,8 - dự trữ đông lạnh (-196 o C) 67 36.2 Tổng cộng 185 Những năm đầu chủ yếu là ghép tủy xương: 4 ca, nhưng vì kỷ thuật thu thập tế bào gốc tủy xương khó khăn phức tạp, thực hiện ở phòng mổ và gây mê, hơn nữa thời gian mọc mảnh ghép chậm nên những năm sau và hiện tại chủ yếu là ghép tế bào gốc máu ngoại vi. Hiện tại, máu cuống rốn đã ghép 10 ca. Trong tương lai, số ca ghép máu cuống rốn sẽ ngày càng tăng. Ghép tế bào gốc theo bệnh lý Bệnh lý được chỉ định ghép nhiều nhất là bạch cầu cấp dòng tủy. Số lượng bệnh nhân đa u tủy và lymphoma tự ghép không nhiều vì thuốc dùng để điều kiện hóa không có thường xuyên. Trong tương lai, khi ngân hàng tế bào gốc lớn mạnh thì số ca ghép máu cuống rốn sẽ tăng lên. Số ca ghép Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 4 Bảng 3: Bệnh lý Số ca Ghép MCR Ghép tự thân Dị ghép Ghép Haplo BCC dòng tủy 85 4 35 43 3 BCC dòng lymphô 11 1 3 6 1 BCM dòng tủy 21 1 11 9 NonHogkin Lymphoma 7 7 Đa u tủy 43 43 Loạn sinh tủy 2 2 Suy tủy 8 8 Thalassemia 7 4 3 U nguyên bào TK 1 1 Tổng 185 10 100 75 Số lượng tế bào gốc Số lượng tế bào gốc phù hợp với y văn thế giới và đủ khả năng mọc mảnh ghép(4). Bảng 4: SL tế bào Nguồn TBG tạo máu Tủy xương Máu ngoại vi Máu CR Tế bào đơn nhân (10 8 /kg) 2,8 ± 0,6 ( n=4) 8,2 ± 1,2 (n=171 ) 0,26 ± 0,03 (n=10) Tế bào CD34+ (10 6 /kg) 2,4 ± 0,9 (n=4) 7,3 ± 0,8 ( n=144) 0,09 ± 0,02 ( n=10) Thời gian mọc mảnh ghép Bảng 5: Mọc mảnh ghép Quy trình ghép tế bào gốc(ngày) Tủy xương Máu ngoại vi Máu cuống rốn Neut.>500 /ul 19,5 ± 2,3 (n=4) 13,2 ± 2,5 (n=171) 46,9 ± 13,4 (n=10) Tiểu cầu >20K/ul 65 ± 7,8 (n=4) 21,6 ± 4,5 (n=171 ) 72 ± 12,3 (n=10) Thời gian mọc mảnh ghép dài nhất là máu cuống rốn, rồi đến tủy xương. Máu ngoại vi có thời gian mọc mảnh ghép nhanh nhất, tương tự các y văn thế giới(4). Biến chứng và độc tính thuốc Bảng 6: Dị ghép TBG Tủy xương (n=4) Máu ngoại vi (n=71) máu CR (n=10) Tổng cộng (n=85) GVHD Cấp 2 25 2 29 (34%) GVHD mạn 1 28 0 29 (34%) Loét miệng 4 45 6 55 (65%) Sốt 4 67 10 81 (95%) NT huyết 3 21 3 30 (35%) Nhiễm nấm 0 9 1 10 (12%) VOD 0 9 0 9 (11%) Tử vong trong ghép 0 1 2 3 (3,5%) Bảng 7: Tự ghép TBG Không trữ đông lạnh (n=26) Trữ đông lạnh (n=74) Tổng (n=100) Loét miệng 22 52 74 (74%) Sốt 26 46 72 (72%) NT huyết 7 22 29 (29%) Nhiễm nấm 0 4 4(4%) VOD 4 4 8 (8%) Tử vong trong ghép 0 2 2 (2%) Các biến chứng cũng tương tự như các nghiên cứu nước ngoài và y văn(20). Thời gian sống Tất cả các nhóm bệnh Thời gian sống không biến cố trung bình 4,3 năm. Thời gian sống không biến cố 20 năm là 42,6%. Biểu đồ 2: Thời gian sống toàn bộ trung bình 5,25 năm Thời gian sống toàn bộ 20 năm là 44,3% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 5 Biểu đồ 3: Biểu đồ 4: Biểu đồ 5: Vì tổng này gộp chung tất cả các nhóm bệnh, tất cả phương pháp ghép và nguồn tế bào ghép nên không có so sánh với các nghiên cứu khác và y văn(20). Tuy nhiên khi so sánh riêng từng nhóm bệnh và từng phương pháp ghép thì thời gian sống cũng không có sự khác biệt so với các báo cáo khác(20). Nhóm bệnh bạch cầu cấp dòng tủy Biểu đồ 6: Biểu đồ 7: Nhóm bệnh bạch cầu mãn dòng tủy Biểu đồ 8: Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 6 Biểu đồ 9: Nhóm bệnh đa u tủy Biểu đồ 10: Các kết quả về thời gian sống cảu từng nhóm bệnh cũng tương đương với các báo cáo khác trên thế giới (20). KẾT LUẬN Tóm lại, trong 20 năm qua, với sự nổ lực của ngành Truyền Máu Huyết Học đã xây dựng được nhiều ngân hàng tế bào gốc và thực hiện 445 trường hợp ghép tế bào gốc để trị liệu các bệnh lý về máu với nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau bao gồm tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi, tế bào gốc từ máu cuống rốn với kết quả rất khả quan đem lại niềm hy vọng cho bệnh nhân, nhất là nhóm bệnh lý máu ác tính. Ý nghĩa xã hội lớn nhất của phương pháp điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu là đã giúp cho nhiều gia đình có người thân mắc bệnh máu nan y trở thành người thật sự khỏe mạnh, có đời sống sinh hoạt bình thường, vẫn có thể tham gia lao động, cống hiến cho xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bạch quốc Khánh, Trần Ngọc Quế, Nguyễn Bá Khánh, Nguyễn Anh Trí (2015) Báo cáo hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc tại viện Huyết Học Truyền máu Trung ương 2006-2014. Y học Việt Nam, Tập 429, số đặc biệt, 2015, trang 10-13. 2. Bạch quốc Khánh, Võ Thị Thanh Bình, Trần Ngọc Quế, Nguyễn Bá Khánh, Nguyễn Anh Trí và CS (2015) Kết quả ghép tế bào gốc tạo máu tại viện Huyết Học Truyền máu Trung ương 06/2006-12/2014. Y học Việt Nam, Tập 429, số đặc biệt, 2015, trang 81-87. 3. Bạch Quốc Khánh, Võ Thanh Bình, Nguyễn Anh Trí (2010) Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu ác tính tại viện Huyết học và Truyền máu TW. Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong y học, trang 40-46. 4. Huỳnh Văn Mẫn, Huỳnh Nghĩa, Trần Quốc Tuấn, Phù Chí Dũng, Nguyễn Tấn Bỉnh, (2013) Tình hình ghép tế bào gốc tạo máu tại Bệnh viện Truyền Máu-Huyết Học TP.HCM: theo dõi 18 năm. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 405, số đặc biệt/2013, trang 61-69. 5. Huỳnh Đức Vĩnh Phú, Huỳnh Văn Mẫn, Huỳnh Nghĩa, Trần Quốc Tuấn, Phù Chí Dũng,Nguyễn Tấn Bỉnh, (2013) Bước đầu đánh giá hiệu quả phương pháp tự ghép tế bào gốc máu ngoại vi ở bệnh nhân Đa u tủy xương tại Bệnh viện Truyền Máu-Huyết Học TP.HCM, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 405, số đặc biệt/2013, trang 118-125. 6. Huỳnh Đức Vĩnh Phú, Nguyễn Tấn Bỉnh(2015) Kết quả ghép đồng loại tế bào gốc tạo máu trên bệnh nhân bạch cầu mãn dòng tủy kháng imatinib. Y học Việt Nam, Tập 429, số đặc biệt, 2015, trang 122-127. 7. Apperley J, Carreras E, Gluckman E, Masszi T (2012) Haematopoietic stem cell transplantation. The EBMT handbook 6th edition. 8. Nguyễn Tấn Bỉnh (2002) Bước đầu nghiên cứu phương pháp ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi không giữ đông lạnh để điều trị trong bệnh máu ác tính. Luận án tiến sĩ y học Đại học Y dược TP HCM. 9. Nguyễn Thị Hồng Hoa, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Tấn Bỉnh (2008) Báo cáo 7 trường hợp dị ghép tế bào gốc máu ngoại vi tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM trong năm 2007. Y học Việt Nam, Tập 344, số 2, 262-267. 10. Nguyễn Tấn Bỉnh và CS (2006) Dị ghép và ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Báo cáo khoa học tại hội nghị ung bướu TP HCM. 11. Nguyễn Hạnh Thư, Huỳnh Văn Mẫn, Ngô Ngọc Ngân Linh, Nguyễn Tấn Bỉnh (2012) Bước đầu đánh giá hiệu quả dị ghép tế bào gốc máu ngoại vi ở bệnh nhân suy tủy xương. Y học Việt Nam, Tập 396, số đặc biệt, 76-81. 12. Nguyễn Tấn Bỉnh, Huỳnh Nghĩa, Trần Quốc Tuấn , Huỳnh Văn Mẫn, Bao Minh Hiền, Phù Chí Dũng, Trần Văn Bình , Trần Văn Bé (2012) Stem cell transplantation activity in Vietnam. 17thCongress of the Asia Pacific Blood and Marrow Transplantation (APBMT), trang 43-46. 13. Trần Văn Bé, Nguyễn Tấn Bỉnh (2000). Huy động TBGMNVđể ghép tự thân bằng hóa trị liệu và thuốc tăng trưởng tế bào tạo máu. Y học Việt Nam, Tập 254, số 12, trang 24-35. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 7 14. Trần Văn Bé (2004). Tình hình ghép tế bào gốc tạo máu tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Y học Việt Nam, Tập 302, số đặc biệt, 21-24. 15. Trần Quốc Tuấn, Huỳnh Nghĩa, Nguyễn Tấn Bỉnh (2006). Ghép TBG MNV giữ đông lạnh -196OC tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Y học thực hành, Tập 545, 230-233. 16. Trần Văn Bình (2008) Tế bào gốc và máu cuống rốn. Y học Việt Nam, Tập 344, số 2, 8-12. 17. Trần Quốc Tuấn, Huỳnh Nghĩa, Nguyễn Tấn Bỉnh (2008) Báo cáo các trường hợp ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Y học Việt Nam, Tập 344, số 2, 230-235. 18. Trần Quốc Tuấn, Huỳnh Nghĩa, Nguyễn Tấn Bỉnh (2010). Ghép tế bào gốc máu ngoại vi trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong y học, trang 16-26. 19. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Tấn Bỉnh (2011) Nghiên cứu ứng dụng ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh - 196OC trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 15, số 4, 174-180. 20. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Tấn Bỉnh (2011) Nghiên cứu ứng dụng dị ghép tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh -196OC trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tại bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM. Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 15, số 4, 166- 173.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_ghep_te_bao_goc_tao_mau_20_nam_qua_tai_viet_nam.pdf