Tình hình hoạt đồng tại Công ty bánh kẹo Hải Châu

Ngày 2 - 9 - 1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc) Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy Bánh Kẹp Hải Châu. Nhà máy có trụ sở tại đường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng Hà Nội trên tổng diện tích 50.000m2. Khi thành lập nhà máy có ba phân xưởng: - Phân xưởng mì sợi với sáu dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 - 3,0 tấn/ ca sản phẩm chính là mì sợi lương thực, mì thanh, mì hoa. - Phân xưởng sản xuất kẹo với hai dây chuyền có công suất 1,5 tấn/ca sản phẩm chủ yếu là kẹo cứng, kẹo mềm (Cam, Chanh, Cafộ). - Phân xưởng bánh với một dây chuyền sản xuất có công suất 2,5 tấn/ca sản phẩm bánh quy và lương khô phục vụ Bộ Quốc Phòng.

doc16 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt đồng tại Công ty bánh kẹo Hải Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học quản lý & kinh doanh Hà Nội Khoa tài chính kế toán ---o0o--- báo cáo thực tập Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Vũ thị thanh thuỷ Chuyên ngành : tài chính kế toán Lớp : TC 3A07 Hà Nội- 8/2003 Lời nói đầu Trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh, ra sức tìm chỗ đứng vững trên thị trường bằng các sản phẩm và hàng hoá của mình. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, các doanh nghiệp liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng có như vậy mới tồn tại và phát triển được. - Công ty bánh kẹo Hải Châu là một trong những doanh nghiệp có truyền thống, uy tín, là một Công ty lớn của miền Bắc. Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt của một số Công ty cùng ngành nên nền sản xuất kinh doanh của Công ty, nhất là hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Để có được chỗ đứng trên thị trường Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là điều quan trọng nhất đối với Công ty bánh kẹo Hải Châu. Chương I: Tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở Công ty bánh kẹo Hải Châu và các biện pháp tài chính đang áp dụng I. Khái quát chung về Công ty bánh kẹo hải châu. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Ngày 2 - 9 - 1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc) Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy Bánh Kẹp Hải Châu. Nhà máy có trụ sở tại đường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng Hà Nội trên tổng diện tích 50.000m2. Khi thành lập nhà máy có ba phân xưởng: - Phân xưởng mì sợi với sáu dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 - 3,0 tấn/ ca sản phẩm chính là mì sợi lương thực, mì thanh, mì hoa. - Phân xưởng sản xuất kẹo với hai dây chuyền có công suất 1,5 tấn/ca sản phẩm chủ yếu là kẹo cứng, kẹo mềm (Cam, Chanh, Cafộ). - Phân xưởng bánh với một dây chuyền sản xuất có công suất 2,5 tấn/ca sản phẩm bánh quy và lương khô phục vụ Bộ Quốc Phòng. Ngày 29/9/1994, để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn mới, nhà máy có quyết định đổi tên thành Công ty Bánh Kẹo Hải Châu, là doanh nghiệp Nhà nước, là thành viên Tổng Công ty Mía Đường I, thuộc Bộ nông nghiệp và Công ty thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Với chiến lược phát triển đung đắn, với lực lượng lao động hiện nay là 750 người trong đó đội ngũ cán bộ quản l‎ý giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao (80% có bằng đại học) và một lớp công nhân lành nghề, có trách nhiệm, Công ty đã dần vượt qua cơn khủng hoảng, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không chỉ trong phạm vi cả nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty được xác định là: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo. - Sản xuất và kinh doanh bột canh. - Sản xuất kinh doanh mì ăn liền. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không cồn. Mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm: - Bánh các loại: Bánh hương thảo, hương cam, quy kem, bánh kem xốp, bánh lương khôi… - Kẹo các loại: Kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo sôcôla lạc, kẹo Candi, kẹo vừng, kẹo me… - Mì ăn liền và bột canh các loại. 2. Tổ chức bộ máy quản l‎ý của Công ty. Hiện nay, bộ máy quản l‎ý của Công ty bánh kẹo Hải Châu gồm 80 người được tổ chức theo một cấp đứng đầu, chịu trách nhiệm điều hành toàn Công ty là Ban Giám đốc. Sơ đồ: Cơ cấu quản l‎ý của Công ty bánh kẹo hải châu Giám đốc P.Giám đốc KD P.Giám đốc KT Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phòng tổ chức Phân xưởng bánh I Phân xưởng bánh II Phân xưởng kẹo Phân xưởng bột canh Phân xưởng cơ điện * Ban giám đôc gồm có: Một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. * Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo, chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình trước pháp luật. * Phó Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm giúp việc cho ban giám đốc và chỉ đạo các công việc được giám đốc ủy quyền. * Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm, mua nguyên vật liệu, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. * Phòng thị trường: Phụ trách tìm nguồn hàng và nơi tiêu thụ, tìm hiểu giá cả, sự biến động cung cầu vật tư hàng hoá, tổ chức quảng cáo. * Phòng tài vụ - Kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác quản l‎ý tài chính và kế toán theo quy định của luật pháp. * Phòng tổ chức: Quản l‎ý lao động, tổ chức đời sống của cán bộ công nhân viên … * Phòng hành chính tổng hợp: Chuyên trách về đối nội, đối ngoại * Phòng kỹ thuật: Kết hợp với phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn, xác định hệ thống định mức kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm. 3. Tổ chức bộ máy kế toán. Phòng tài chính - kế toán của Công ty gồm: Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Kế toán trưởng Kế toán nguyện vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán tài sản và tiền lương Kế toán thành tổng hợp Kế toán tiêu thụ sản phẩm - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về công tác quản l‎ý tài chính và kế toán của Công ty. - Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, các khoản thuê ngoài gia công. - Kế toán thanh toán: Theo dõi phần thanh toán với khách hàng, với ngân hàng… - Kế toán tài sản và tiền lương: Theo dõi tình hình tăng, giảm về tài sản cố định của doanh nghiệp, về nguyên giá và khấu hao, các khoản lương, phụ cấp… - Kế toán giá thành tổng hợp: Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, theo dõi nguồn vốn của doanh nghiệp và trích lập các quỹ đầu tư phát triển, theo dõi tổng hợp các khoản chi phí sản xuất… II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu trong những năm gần đây. 1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty Bánh Kẹo Hải Châu. Giống như bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào, Công ty bánh kẹo Hải Châu luôn xác định rằng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là mấu chốt quyết định sự "Thành - bại" của doanh nghiệp mình. Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp sản xuất theo kế hoạch cấp trên giao, sản phẩm làm ra tiêu thụ theo kế hoạch, nhưng từ khi chuyển đổi nên kinh tế quản l‎ý theo cơ chế thị trường, với sự ra đời của nhiều thành phần kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất cùng loại mặt hàng. Trong hoàn cảnh đó, Công ty không ngừng nghiên cứu, tìm tòi hướng đi bằng cách tìm "thị trường đầu vào" và "thị trường đầu ra" cho sản phẩm của mình. 1.1. Nguồn cung cấp đầu vào của Công ty. "Đầu vào" luôn luôn là mối quan tâm đối với doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, đảm bảo chất lượng và năng suất sản phẩm là các nguyên liệu như: hương liệu, đường, nha, sữa… Đầu vào của Công ty được đảm bảo theo hai nguồn: - Nhập khẩu từ nước ngoài: Công ty nhập thiết bị sản xuất ở Đức, Hà Lan, cùng với các loại hương liệu, sữa bột… - Mua trong nước: Công ty mua nguyên vật liệu, phụ liệu của một số nhà cung cấp trong nước như: Đường của thực phẩm miền Bắc, Nha của Minh Dương… và một số cơ sở cá nhân trong nước có nguồn hàng có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất. - Hiện nay, nguyên vật liệu đang trở thành vấn đề bức xúc, nếu nhập ngoài vật liệu sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, vì vậy Công ty đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn hàng trong nước có chất lượng không kém hàng ngoại nhập để làm giảm giá thành sản phẩm cho phù hợp với khả năng tiêu dùng trong nước. 1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty bánh kẹo Hải Châu trong 2 năm trở lại đây. Trong thời gian qua, do nắm bắt được nhu cầu của thị trường với sự năng động của Công ty, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tìm kếim mở rộng thị trường, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2002 (%) Tổng doanh thu thuần 28.922 31.377 8,4 Giá vốn hàng bán 25.278 26.890 6,3 Tổng chi phí 2.594 3.434 32 Lợi nhuận (sau thuế) 714 716 0,3 Xem xét số liệu ở bảng 1 ta thấy doanh thu bán hàng năm 2001 là 28.922 triệu đồng, năm 2002 là 31.377 triệu đồng tăng 8,4% so với năm 2001. Ta thấy doanh thu bán hàng của Công ty tăng như vậy là do: Năm 2002 Công ty đã có sự đầu tư về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại (máy gói nhập ở Hà Lan, dây chuyền sản xuất kẹo của Tây Đức v.v…). Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản xuất sản phẩm hỏng giảm, đa dạng hoá và đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhưng để tiêu thụ hàng hoá trên thị trường còn phải kể đến việc trong năm nay Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thông qua hệ thống đại lý. Hiện nay, Công ty đã có hơn 70 đại lý trong đó có hơn 50 đại lý ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và có hơn 20 đại lý ở miền Nam, miền Trung. Bảng 2: Mức tiêu thụ trên thời gian các khu vực Khu vực Năm 2001 Năm 2002 % 2002 so với 2001 Tiêu thụ (tấn) Tỷ trọng (%) Tiêu thụ (tấn) Tỷ trọng (%) Hà Nội 656 32,6 745 33,4 13,6 Miền Bắc 723,2 40,0 775,5 34,7 7,2 Miền Trung 362 19,0 480 21,5 3,26 Miền Nam 181 9,4 232 10,4 16 Cộng 1922,2 100 2232,5 100 16 Nhìn vào biểu trên ta thấy, sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty ở miền Bắc có mức tiêu thụ cao hơn so với miền Trung và miền Nam, năm 2002 so với năm 2001 của 3 miền ta thấy: mức tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội tăng 13,6%, miền Bắc là 7,2% trong khi đó miền trung là 3,26% và miền Nam là 2,8%. Nhưng tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ ở miền Bắc lại giảm từ 40% năm 2001 xuống 34,7% năm 2002 trong khi tỷ trọng ở miền Trung năm 2001 là 19% tăng lên 21,5% năm 2002, miền Nam từ 9,4% năm 2001 tăng lên 10,4% năm 2002. Trong lúc tỷ trọng này ở Hà Nội là 32,6% năm 2001 tăng lên 33,4% năm 2002. Ví dụ: Tiêu thụ một số loại kẹo của công ty. Đơn vị tính: Tấn. Khu vực Năm 2001 Năm 2002 Kẹo cốm Sôcôla lạc Kẹo vừng Kẹo cốm Sôcôla lạc Kẹo vừng Miền Bắc 107 112 21 110 125 29 Miền Nam 152 77 19 175 81 25 Miền Trung 61 65 69 65 70 81 Nhìn vào bảng trên ta thấy được sở thích của người tiêu dùng ở các miền có sự khác nhau: ở miền Nam tiêu thụ chủ yếu là kẹo cốm hoặc các loại kẹo có độ ngọt đậm: ở miền Trung thì chủ yếu là các loại kẹo cứng gói gối như kẹo vùng; trong khi đó ở Hà Nội thường thích các loại kẹo mềm, độ ngọt vừa phải như kẹo Sôcôla. * Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thành phần kinh tế cùng kinh doanh một mặt hàng trên thị trường, Công ty đã đạt được kết quả trên là do Công ty đã: a. áp dụng các hình thức bán hàng linh hoạt. - Hình thức bán buồn: Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước có uy tín lâu năm trên thị trường, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu bán thẳng cho đại lý. Doanh thu từ hình thức bán hàng này chiếm tới 85% tổng doanh thu của Công ty. Công ty xác định hình thức bán hàng này giảm nhiều chi phí (chi phí bán hàng, chi phí thuê cửa hàng…) nên sẽ tăng cường trong những năm tới. - Hình thức bán lẻ: Trong sự cạnh tranh gay gắt vốn có của ngành sản xuất bánh kẹo, ngoài hình thức bán buôn, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã không ngừng mở rộng mạng lưới bán lẻ: Với 5 cửa hàng bán lẻ phân bố trên địa bàn Hà Nội để chiếm lĩnh thị trường, bán hàng và giời thiệu sản phẩm. Mặc dù hình thức bán hàng này mang lại doanh thu đều đặn cho Công ty nhưng do chi phí lớn nên giá cả tương đối cao hơn so với giá cả thị trường, vì vậy lượng tiêu thụ không cao. b. Để hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được nhiều và thu tiền bán hàng nhanh Công ty áp dụng một số biện pháp tài chính sau: - Chiết khấu bán hàng: Để phù hợp với sự năng động trong kinh doanh hiện nay nhằm tạo điều kiện cho khách hàng, Công ty đã vận dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng séc hoặc bằng chuyển khoản. Về thời gian thanh toán tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng cụ thể mà Công ty yêu cầu khách hàng trả tiền ngay hoặc trả chậm. + Với khách hàng trả tiền ngay, khi nhận hàng được hưởng chiết khấu 0,2% trên doanh thu của lô hàng. + Với các khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán ngay, doanh nghiệp sẽ chiết khấu 0,2% - 0,4%. - Giảm giá hàng bán: Công ty áp dụng giảm giá từ 10 đến 20 nghìn đ/tấn cho những khách hàng truyền thống mua hàng với số lượng lớn. * Sở dĩ Công ty có thể áp dụng được giá bán linh hoạt như vậy là do Công ty có những biện pháp sau: - Công ty sử dụng kết hợp giữa nguyên liệu trong nước và nước ngoài để hạ thấp chi phí về nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. - Công ty khai thác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước, tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. - Công ty duy trì và phát huy hình thức khoán sản phẩm, kết hợp khoán sản phẩm với khoán định mức tiêu hao vật tư trong sản xuất có thưởng và ngược lại. Biện pháp này vừa khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu vừa động viên tinh thần làm việc của công nhân viên. * Bên cạnh những thành tích đạt được còn một số khó khăn mà Công ty gặp phải: - Giá bán của sản phẩm là giá bán cạnh tranh nên không cao, làm cho doanh thu chỉ đạt được ở mức trên trung bình. - Sức mua trên thị trường giảm vì nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất chung một chủng loại mặt hàng, làm cho sản phẩm của Công ty tiêu thụ chậm (đặc biệt là mặt hàng kẹp cam còn bị lỗ). - Do bánh kẹp ngoại nhập tràn lan với mẫu mã đẹp, giá rẻ, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. 2. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2002/2001 Trị giá % Trị giá % +/- % 1. Tổng số vốn KD 23.907 100 31.360 100 7.453 31,12 2. Vốn chủ sở hữu 15.828 66,2 16.758 53,4 930 5,8 - Ngân sách cấp 12.072 76,3 11.938 71,2 -134 -9 - Tự bổ sung 3.756 23,7 4.820 28,8 1.064 28,3 3. Nợ phải trả Trong đó: - Nợ ngắn hạn 5.320 65,8 7.195 49,3 1.875 35,2 - Nợ dài hạn 2.732 33,8 7.406 50,7 4.674 2,7 4. Hệ số nợ (2/3) 0,34 0,47 0,13 38,2 Xem xét số liệu ở bảng 4 ta thấy trong số vốn kinh doanh của Công ty nói trên thì vốn đi vay là chủ yếu. Năm 2001 nợ phải trả chiếm 33,8% vốn kinh doanh, năm 2002 tăng lên tới 46,6%. Trong đó, nợ dài hạn năm 2001 chiếm tỷ trọng 33,8% tăng lên 50,7% năm 2002. Như đã phân tích, doanh thu bán hàng tăng chậm và nhỏ trong khi vẫn phải vay nợ trên thanh toán một lượng lãi vay lớn làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty. Từ tình hình trên ta thấy: a. Hệ số nợ. Hệ số nợ thể hiện tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Hệ số nợ = Tổng số nợ phải trả của Doanh nghiệp ắắắắắắắắắắắắắắắắ Tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp Hệ số năm 2001: = 0,34 Năm 2002: = 0,47. Năm 2002 hệ số nợ là 0,4 tăng 38,2% so với năm 2001 dẫn đến chi phí tài chính sẽ tăng theo làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nếu vốn vay không được sử dụng có hiệu quả sẽ gây rủi ro cho Doanh nghiệp. Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2002/2001 Trị giá % Trị giá % +/- % Vốn kinh doanh 23.907 100 31.360 100 7.453 45,2 Vốn cố định 10.971 45,9 12.651 40,3 1.680 17,3 Vốn lưu động 12.936 54,1 18.709 59,7 5.773 37,5 Trong đó: Tiền 647 4,2 2.212 6,5 1.646 9,6 Phải thu KH 3.127 16,4 3.261 12,1 1.134 8,7 Hàng tồn kho 8.799 31,5 12.306 38,8 826 4,7 TSLĐ khác 363 2,0 930 2,3 2.167 14,5 Qua bảng trên ta thấy, năm 2002 tổng vốn kinh doanh là 31.360 triệu đồng tăng 45,2% so với năm 2001. Trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn: năm 2001 là 54,1%, tăng lên 59,7% năm 2001. Với số vốn lưu động như trên ta thấy: - Vốn bằng tiền, tăng lên cả về tỷ lệ và tỷ trọng năm 2002 là 2.212 triệu tăng lên 9,6% so với năm 2001, tỷ trọng tăng từ 4,2% năm 2001 lên 6,5% năm 2002. Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động tuy có thuận lợi trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng vốn bằng tiền không luân chuyển không sinh lời và có thể gặp rủi ro tài chính, trong lúc Công ty còn nợ ngắn hạn chịu lãi suất cao, giảm lợi nhuận. Để hiểu rõ ta hãy xem xét tình hình sử dụng vốn của Công ty bánh kẹo Hải Châu thông qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Bảng 6: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả 2002/2001 2001 2002 +/- % 1. Doanh thu thuần Triệu 28.922 31.377 2.455 8,4 2. Vốn lưu động bình quân Triệu 1.078 1.559 481 44,6 3. Số vòng quay vốn lưu động (1/2) Vòng 27 20 -6 -76,9 4. Thời gian một vòng luân chuyển (360/3) Ngày 13 18 5 8,4 b. Vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần ắắắắắắắắắắắ Vốn lưu động bình quân Hệ số năm 2001: = 2,7 Năm 2002: = 20. Vòng quay vốn lưu động năm 2002 giảm 6 vòng so với năm 2001 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao. c. Kỳ luân chuyển vốn lưu động bình quân. Theo công thức: Kỳ luân chuyển lưu động bình quân = Số ngày phântích ắắắắắắắắắắắ Số vòng quay vốn lưu động Năm 2001 chỉ tiêu này là: Thời gian một vòng luân chuyển (2001) = = 13 Năm 2002 chỉ tiêu này là: Thời gian một vòng luân chuyển (2002) = = 18 Năm 2002 tăng 5 ngày thời gian cần thiết để quay một vòng vốn lưu động là 18 ngày làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. d. Chi phí lưu thông hàng hoá. Bảng 7: Tình hình chi phí của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2002/2001 Số tiền (triệu) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu) Tỷ trọng (%) +/- % 1. Chi phí bán hàng 1.768 68,2 2.639 76,8 871 49 2. Chi phí quản l‎ý 826 31,8 795 23,2 -31 -3.8 Tổng chi phí 2.594 100 3.434 100 840 32 Qua bảng chi phí ta thấy, năm 2001 tổng chi phí là 2.594 triệu, năm 2002 tổng chi phí là 3.434 triệu, tăng 32% so với năm 2001. Trong đó: - Chi phí bán hàng năm 2001 là 1.768 triệu, chiếm tỷ trọng 68,2%, năm 2001 là 2.639 triệu, chiếm tỷ trọng 76,8%, tăng 49% so với năm 2001. Sở dĩ chi phí bán hàng năm 2001 tăng lên vì Công ty đã mở rộng quy mô đại lý, chi phí cửa hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, chi phí trả lương nhân viên… tăng lên. - Chi phí quản l‎ý năm 2001 là 826 triệu, chiếm tỷ trọng 31,6%, năm 2002 là 795 triệu, chiếm tỷ trọng 23,2%, giảm 3,8% so với năm 2001, có được kết quả tốt như vậy là do Công ty đã nhập thiết bị máy móc hiện đại, tự đọng hoá cao, giảm số lượng lao động dư thừa, cùng với việc quản l‎ý chặt chẽ và hạn chế các chi phí không cần thiết như: chi phí tiếp khách, chi phí mua đồ dùng văn phòng… * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân 2001 28.922 2.594 1.05 1.551 510đ/người 2002 31.377 3.434 1.053 1.738 550đ/người 2002/2001 (%) 8,4 32 10 12 7,8 Qua bảng trên: Doanh thu năm 2002 là 31.377 triệu, tăng 8,4% so với năm 2001 là 2.455 triệu. Chi phí năm 2002 là 2.594 triệu, tăng 32% so với năm 2001 Lợi nhuận năm 2002 là 1.053 triệu, tăng 10% so với năm 2001. Nộp ngân sách năm 2002 là 1.738 triệu, tăng 187 triệu, tỷ lệ tăng là 12% so với năm 2001. Như vậy Công ty có doanh thu năm sau cao hơn năm trước, chi phí cũng tăng với tỷ lệ cân đối. Nhưng tỷ lệ tăng của lợi nhuận cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí. Kết quả tăng như vậy là khả quan. Nhận xét đánh giá I. Những thu hoạch chung qua đợt thực tập. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu em đã học hỏi được một số kinh nghiệm đáng qúy nhất là được áp dụng những kiến thức đã được học ở trường vào những công việc thực tế. Qua đó em có thể khái quát chung được những công việc trong phòng tài chính kế toán và bên cạnh đó giúp em tự đánh giá kiến thức của bản thân đã thu nhận được trong thời gian học tập tại trường. Thời gian thực tập giữa em ít nhiều làm quen với các loại sổ sách và sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý. So sánh với những kiến thức được học cùng với sự hiểu biết của bản thân. Em nhận thấy Công ty đã áp dụng đúng và đầy đủ chế độ của Bộ Tài chính và thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. II. Nhận xét và đánh giá. 1. Ưu điểm: Trải qua gần 40 năm hình thành, xây dựng và phát triển từ những phân xưởng sản xuất nhỏ đến nay Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã trở thành 1 doanh nghiệp lớn mạnh (cả về cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, vốn…), nhờ sự cố gắng sáng tạo, quyết tâm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hệ thống quản l‎ý của Công ty tương đối thống nhất và đồng bộ, có sự phối hợp chặt chữ giữa các phòng ban chức năng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên với tay nghề, trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hệ thống các kênh phân phối được mở rộng, có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Do đó lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng giúp Công ty có điều kiện phát triển cơ sở hoạt động và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. 2. Nhược điểm: Trong những năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao, xây dựng một cơ cấu tài chính tối ưu hiệu quả nhất chưa được Công ty phát huy đúng mực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1478.doc
Tài liệu liên quan