Tình hình ngưng tim ngưng thở trước nhập viện tại khoa cấp cứu lưu bệnh viện Nhi đồng 2 từ 2004 – 2007

Về đặc điểm dịch tễ học của người nuôi trẻ, số ca thu thập được các dữ liệu về đặc trưng của người nuôi trẻ là không nhiều (chỉ 15 ca) là do phần lớn các ca là hồi cứu, chỉ một số ít ca từ 10/2006 đến 6/2007 là tiền cứu, mới thu thập được thông tin về người nuôi trẻ. Tuy số ca chưa nhiều nhưng qua phân tích chúng ta có thể thấy: đa số người nuôi trẻ ở độ tuổi 30 – 40 tuổi (53,3%), đây là lứa tuổi mà các bậc phụ huynh đã rất ” chín chắn ” và cũng phần nào có hiểu biết về việc nuôi trẻ và bệnh tật của trẻ. Mặt khác cũng qua nghiên cứu này, thấy rằng số con trong gia đình có trẻ ngưng tim ngưng thở là không đông (53,3% có 1 con, 26,7% có 2 con), kinh tế gia đình cũng tạm đủ sống không phải là quá khó khăn (66,7% đủ sống), nhưng ngược lại số trẻ ngưng tim ngưng thở lại cao. Lý giải điều này có thể là do nghề nghiệp, trình độ học vấn của họ thấp (chủ yếu làm nghề nội trợ, buôn bán, thợ hồ), học vấn đa phần là cấp I, II (60%) nên không nhận biết được trẻ bệnh nặng, thiếu kiến thức chăm sóc trẻ hay sai lệch này là do số ca thu thập được còn quá ít, không đại diện cho mẫu, cần phải có nghiên cứu sâu rộng hơn, số ca lớn hơn mới rút ra được mối tương quan đặc trưng dịch tễ học người nuôi trẻ và tỷ lệ ngưng tim ngưng thở. 55% số ca ngưng tim ngưng thở nhập viện từ nhà, 42,9% nhập viện từ cơ sở y tế, trong đó 50% tới từ bệnh viện (tỷ lệ này tương đương tỷ lệ tác giả Bùi Quốc Thắng), 36,4% từ trung tâm y tế quận huyện (84,2% cuộc chuyển viện có điều dưỡng đi kèm, 10,5% có bác sĩ đi kèm). Như vậy là gần ½ số ca ngưng tim ngưng thở vào viện từ cơ sở y tế là bệnh viện và tất cả đều có nhân viên y tế đi kèm nhưng tỷ lệ ngưng tim ngưng thở vẫn cao, điều này cho thấy là hoặc quá trình chuyển viện không an toàn, hoặc không tiên lượng được bệnh trẻ nặng trước và trong khi chuyển viện. Về phương tiện hồi sức cấp cứu trong các ca ngưng tim ngưng thở chuyển viện từ cơ sở y tế, chúng tôi thấy rằng: trong số 19 ca ngưng tim ngưng thở chuyển viện từ cơ sở y tế, có tới 11 ca được giúp thở qua NKQ, phần lớn (15 ca) được thở oxy nhưng vẫn có 4 ca rất nặng nhưng lại không được thở oxy, đây là một điều khó hiểu, 11 ca đặt NKQ đều tử vong tại BVNĐ2; Có tới 36,8% ca chuyển từ cơ sở y tế nhưng lại không có truyền dịch, không có đường truyền cần thiết khi cấp cứu. Vì vậy vấn đề tiên lượng, theo dõi bệnh trong lúc chuyển viện cần được quan tâm sâu sắc để chuyển viện an toàn hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình ngưng tim ngưng thở trước nhập viện tại khoa cấp cứu lưu bệnh viện Nhi đồng 2 từ 2004 – 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Chuyên đề Nhi Khoa 74 TÌNH HÌNH NGƢNG TIM NGƢNG THỞ TRƢỚC NHẬP VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU LƢU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 2004 – 2007 Phan Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Thành Đạt* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả tình hình ngưng tim ngưng thở trước nhập viện tại khoa cấp cứu lưu BVNĐ2 từ 1/2004 – 6/200. Phương pháp: Hồi và tiền cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Hồi và tiền cứu 49 ca ngưng tim ngưng thở trước nhập viện nhập khoa cấp cứu lưu BVNĐ2 từ 1/2004 – 6/2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy:  1 tuổi chiếm 57,1% (sơ sinh 36,7%), nam/nữ = 2,3/1. Có 42,9% ca chuyển đến từ cơ sơ y tế trong đó 50% là từ bệnh viện, hầu hết các ca chuyển viện đều có nhân viên y tế đi kèm nhưng chỉ có 10,5% là bác sĩ. Chỉ có 31,6% được hồi sức trong vòng 15 phút kể từ lúc được phát hiện. Hầu hết các ca nhập BVNĐ2 đều trong thời gian > 15 phút, thậm chí có vài ca > 60 phút. Nhóm bệnh tim bẩm sinh và sặc thức ăn là nguyên nhân hàng đầu gây ngưng tim ngưng thở ở trẻ em. Phần lớn các ca đều tử vong (87,8%), chỉ có 2% bệnh nhân sống khi xuất viện. Kết luận: Trẻ < 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao ngưng tim ngưng thở trước nhập viện trong lô nghiên cứu. Đa số các bậc cha mẹ là nội trợ, buôn bán và trình độ học vấn là cấp I-II. Nhóm bệnh tim bẩm sinh tím và nhất là nhóm sặc sữa là những lý do chính gây ngưng tim ngưng thở trước nhập viện trong lô nghiên cứu. ABSTRACT THE SITUATION OF CARDIO RESPIRATORY ARREST CASES WERE ADMITTED TO EMERGENCY DEPARTMENT IN THE CHILDREN, HOSPITAL N02 FROM 2004 TO 2007. Phan Thi Thanh Huyen, Nguyen Thanh Dat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 74 – 78 Objective: Describing the situation cardio respiratory arrest cases were admitted to emergency department in the Children, hospital N02 from 1/2004 to 6/2007. Methods: Cross-sectional studies. Results: This study included 49 cardio respiratory arrest cases who were admitted to emergency department in the Children, hospital N02 from 1/2004 to 6/2007. The result showed that children under 1 year-old were getting 57,1% (newborn: 36,7%), male/female = 2,3/1. 42,9% of cases were transferred from other medical centers, 50% of them were from hospitals. In most of these cases, the patients were transferred to the hospital by medical staffs, however, only 10,5% of them were doctors. Most of cases were admitted to the emergency department in the Children,2 hospital N02 (directly from house or medical center) within more 15 minutes, there were even some cases within 60 minutes. Congenital cardiovascular diseases and choking of food were the top cause of cardio respiratory arrest. 87,8% of cases were died, there were only 2% survival. Conclusion: Chidren < 1 year-old were getting the most. The most of parents were housewife, business and education level were the first and second grade. Congenital cardiovascular diseases and reek of milk group were main reasons for causing cardio respiratory arrest in this study. * Bệnh viện Nhi Đồng II - TPHCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Nhi Khoa 75 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngưng tim ngưng thở trước nhập viện chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tử vong chung của trẻ em. Tại Mỹ 5% cuộc chuyển viện trẻ em là có nguy hiểm tới tính mạng(1,2,8), tại Anh 90% cuộc chuyển viện là có nhân viên y tế đi kèm(9), tại BVNĐ1 (1998-2001) sơ sinh là nhóm trẻ được chuyển nhiều nhất do quá khả năng điều trị(2,5) 22,75%, 34,8% bệnh nhi không ổn định về sinh hiệu trước chuyển viện(3,6) và chỉ có 19% cuộc chuyển viện có nhân viên y tế đi kèm(4,6,7). Theo tác giả Bùi Quốc Thắng, 74 ca tử vong trước nhập viện trong năm 2001-2003; thường gặp nhất là < 12 tháng tuổi, không ổn định sinh hiệu và có nhân viên y tế đi kèm(3). Đứng trước một trường hợp ngưng tim ngưng thở trước nhập viện, người bác sĩ cấp cứu gặp rất nhiều khó khăn, bối rối. Một mặt phải nhanh chóng hồi sức cấp cứu cho trẻ, mặt khác phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân ngưng tim ngưng thở, có như vậy việc xử trí mới nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm rút ra một số kinh nghiệm để hạn chế nguy cơ tử vong trước nhập viện. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Mô tả tình hình ngưng tim ngưng thở trước nhập viện tại khoa cấp cứu lưu BVNĐ2 từ 1/2004 – 6/2007. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỷ lệ ngưng tim ngưng thở trước nhập viện theo đặc trưng dịch tễ học của bệnh nhi. Xác định tỷ lệ ngưng tim ngưng thở trước nhập viện theo đặc trưng dịch tễ học của người nuôi bệnh. Xác định nguyên nhân gây ngưng tim ngưng thở trước nhập viện. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tất cả các ca ngưng tim ngưng thở trước nhập viện từ 1/2004 - 6/2007 nhập khoa Cấp cứu-Lưu BVNĐ2. Phƣơng pháp Hồi và tiền cứu, cắt ngang mô tả Xử lý số liệu Phần mềm SPSS 10.0. KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ bệnh nhi Tần số Phần trăm (%) Tuổi  1 tháng 18 36,7 >1-12 tháng 10 20,4 > 1-5 tuổi 17 34,7 > 5-10 tuổi 2 4,1 > 10 tuổi 2 4,1 Giới Nam 34 69,4 Nữ 15 30,6 Nơi cư ngụ TP.HCM 28 57,1 Nơi khác 21 42,9 Tổng cộng 49 100 Đặc điểm dịch tễ ngƣời nuôi trẻ Tần số Phần trăm (%) Tuổi 20 - < 30 tuổi 7 46,7 30 - < 40 tuổi 8 53,3 Nghề nghiệp Buôn bán 2 13,3 CN giày da 1 6,6 Công chức 1 6,6 Làm rẫy 1 6,6 Nội trợ 6 40 Phụ bếp 1 6,6 Phụ hồ 1 6,6 Thợ may 2 13,3 TĐHV Cấp I-II 9 60 Cấp III 5 33,3 > Cấp III 1 6,7 Kinh tế Thiếu thốn 5 33,3 Đủ sống 10 66,7 Số con 1 con 8 53,3 2 con 4 26,7 3 con 1 6,7 4 con 2 13,3 Tổng cộng 15 100 Vào viện từ Tần số Phần trăm (%) Vào viện từ Nhà 27 55,1 CSYT 21 42,9 Trường học 1 2 Tổng cộng 49 100 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Chuyên đề Nhi Khoa 76 Thời gian di chuyển từ nhà đến BVNĐ2 Tần số Phần trăm (%) Thời gian được hồi sức kể từ lúc được phát hiện < 15 phút 1 3,7 15 - <20 phút 4 14,8 20 - <30 phút 2 7,4 30 - <60 phút 1 3,7 > 60 phút 2 7,4 Không rõ 17 62,9 Tổng cộng 27 100 Cơ sở y tế chuyển bệnh Tần số Phần trăm (%) CSYT chuyển bệnh Bệnh viện 11 50 TTYT 8 36,4 Trạm y tế 1 4,5 PM tư 1 4,5 Y tế trường học 1 4,5 Tổng cộng 22 100 Đặc điểm cuộc chuyển viện từ CSYT đến BVNĐ2 Tần số Phần trăm (%) Thời gian được hồi sức kể từ lúc được phát hiện < 15 phút 6 31,6 15 - <20 phút 4 21,1 20 - <30 phút 7 36,8 30 - <60 phút 1 5,2 > 60 phút 1 5,2 Thời gian chuyển từ CSYT đến BVNĐ2 < 15 phút 2 9 15 - <20 phút 2 9 20 - <30 phút 4 18,1 30 - <60 phút 7 31,8 > 60 phút 2 9 Không rõ 5 22,7 Nhân viên y tế đi kèm Bác sĩ 2 10,5 Điều dưỡng 16 84,2 Y sĩ 1 5,3 Thở oxy khi chuyển viện Bóp bóng NKQ 11 57,9 Bóp bóng qua mask 1 5,3 Thở oxy qua canula 3 15,8 Không thở oxy 4 21,1 Truyền dịch khi chuyển viện Có 11 63,2 Không 7 36,8 Tổng cộng 19 100 Lý do nhập viện Tần số Phần trăm (%) Ho, thở mệt 13 26,5 Tiêu chảy 3 6,1 Co giật 1 2 Tai nạn 3 6,1 Tím (TBS) 4 8,2 Sặc thức ăn 9 18,4 Tần số Phần trăm (%) Ngộ độc 1 2 Ngất 2 4,1 Khác 13 26,5 Tổng cộng 49 100 Chẩn đoán Tần số Phần trăm (%) Bệnh phổi 5 10,2 Bệnh tiêu hóa 3 6,1 Bệnh thần kinh 2 4,1 Bệnh tai nạn 3 6,1 Bệnh TBS 8 16,3 Sặc sữa cháo 9 18,4 Khác 13 26,5 CRNN 6 12,2 Tổng cộng 49 100 Tình trạng lúc xuất viện 2 87.8 10.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Phần trăm (%) Sống Chết Bệnh nặng xin về BÀN LUẬN Hồi cứu và tiền cứu 49 ca, ghi nhận lứa tuổi thường gặp nhất là trẻ < 5 tuổi (sơ sinh 36,7%); điều này phù hợp với y văn(7,8), Nhóm trẻ < 5 tuổi và nhất là sơ sinh là nhóm tuổi hay bị bệnh và tần suất tử vong cũng cao hơn các nhóm tuổi khác. Tuổi nhỏ nhất trong lô nghiên cứu là 4 giờ tuổi, lớn nhất là 13 tuổi. Tần suất mắc bệnh nam/nữ là 2,3/1, tỷ lệ này cao vượt trội so với tác giả Bùi Quốc Thắng(2), có thể do số ca còn ít nên có sự phân bố ngẫu nhiên vượt trội của bệnh nhi nam. Tỷ lệ ngưng tim ngưng thở ở thành phố là 57,1% so với tỉnh là 42,9%, sự khác biệt này có thể là do sự phân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Nhi Khoa 77 tuyến từ trước kia tới nay, BVNĐ2 nhận bệnh nhi đến từ các quận huyện trong thành phố là chính; Các quận 2, 9, Thủ Đức, Bình Thạnh, có tỷ lệ ngưng tim ngưng thở cao hơn hẳn (>10%) so với các quận huyện trong nội và ngoại thành. Trong khi hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai chiếm tỷ lệ cao về ngưng tim ngưng thở so với các tỉnh khác. Về đặc điểm dịch tễ học của người nuôi trẻ, số ca thu thập được các dữ liệu về đặc trưng của người nuôi trẻ là không nhiều (chỉ 15 ca) là do phần lớn các ca là hồi cứu, chỉ một số ít ca từ 10/2006 đến 6/2007 là tiền cứu, mới thu thập được thông tin về người nuôi trẻ. Tuy số ca chưa nhiều nhưng qua phân tích chúng ta có thể thấy: đa số người nuôi trẻ ở độ tuổi 30 – 40 tuổi (53,3%), đây là lứa tuổi mà các bậc phụ huynh đã rất ” chín chắn ” và cũng phần nào có hiểu biết về việc nuôi trẻ và bệnh tật của trẻ. Mặt khác cũng qua nghiên cứu này, thấy rằng số con trong gia đình có trẻ ngưng tim ngưng thở là không đông (53,3% có 1 con, 26,7% có 2 con), kinh tế gia đình cũng tạm đủ sống không phải là quá khó khăn (66,7% đủ sống), nhưng ngược lại số trẻ ngưng tim ngưng thở lại cao. Lý giải điều này có thể là do nghề nghiệp, trình độ học vấn của họ thấp (chủ yếu làm nghề nội trợ, buôn bán, thợ hồ), học vấn đa phần là cấp I, II (60%) nên không nhận biết được trẻ bệnh nặng, thiếu kiến thức chăm sóc trẻ hay sai lệch này là do số ca thu thập được còn quá ít, không đại diện cho mẫu, cần phải có nghiên cứu sâu rộng hơn, số ca lớn hơn mới rút ra được mối tương quan đặc trưng dịch tễ học người nuôi trẻ và tỷ lệ ngưng tim ngưng thở. 55% số ca ngưng tim ngưng thở nhập viện từ nhà, 42,9% nhập viện từ cơ sở y tế, trong đó 50% tới từ bệnh viện (tỷ lệ này tương đương tỷ lệ tác giả Bùi Quốc Thắng), 36,4% từ trung tâm y tế quận huyện (84,2% cuộc chuyển viện có điều dưỡng đi kèm, 10,5% có bác sĩ đi kèm). Như vậy là gần ½ số ca ngưng tim ngưng thở vào viện từ cơ sở y tế là bệnh viện và tất cả đều có nhân viên y tế đi kèm nhưng tỷ lệ ngưng tim ngưng thở vẫn cao, điều này cho thấy là hoặc quá trình chuyển viện không an toàn, hoặc không tiên lượng được bệnh trẻ nặng trước và trong khi chuyển viện. Về phương tiện hồi sức cấp cứu trong các ca ngưng tim ngưng thở chuyển viện từ cơ sở y tế, chúng tôi thấy rằng: trong số 19 ca ngưng tim ngưng thở chuyển viện từ cơ sở y tế, có tới 11 ca được giúp thở qua NKQ, phần lớn (15 ca) được thở oxy nhưng vẫn có 4 ca rất nặng nhưng lại không được thở oxy, đây là một điều khó hiểu, 11 ca đặt NKQ đều tử vong tại BVNĐ2; Có tới 36,8% ca chuyển từ cơ sở y tế nhưng lại không có truyền dịch, không có đường truyền cần thiết khi cấp cứu. Vì vậy vấn đề tiên lượng, theo dõi bệnh trong lúc chuyển viện cần được quan tâm sâu sắc để chuyển viện an toàn hơn. Thời gian chuyển viện từ nhà hoặc từ cơ sở y tế tới BVNĐ2 phần lớn đều > 15 phút, thậm chí có 2 ca chuyển tới BVNĐ2 trên một giờ đồng hồ. Đây là thời gian vàng trong hồi sức cấp cứu, thời gian ngưng tim ngưng thở càng kéo dài, tiên lượng tử vong càng cao. Lý do ngưng tim ngưng thở nhiều nhất ở đây là nguyên nhân sặc thức ăn (9 ca, 18,4%), tỷ lệ này cao hơn hẳn tác giả Bùi Quốc Thắng (1 ca, 2,7%), đây là điều đáng báo động cần hướng dẫn kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ, nhất là trẻ nhỏ khi cho ăn uống và cách xử trí khi trẻ sặc để hạn chế tối đa những ca tử vong không đáng xảy ra. Nhóm ngưng tim ngưng thở do nguyên nhân tim bẩm sinh cũng chiếm tỷ lệ cao (16,3%) điều này là phù hợp vì các ca tim bâm sinh nhất là tim bẩm sinh tím phức tạp thường là ngưng tim ngưng thở đột ngột, cấp cứu thường không kịp thời. KẾT LUẬN Trẻ < 1 tuổi nhất là sơ sinh, chiếm tỷ lệ cao ngưng tim ngưng thở trước nhập viện trong lô nghiên cứu. Đa số các bậc cha mẹ là nội trợ, buôn bán và trình độ học vấn là cấp I-II. Nhóm bệnh tim bẩm sinh tím và nhất là nhóm sặc sữa là những lý do chính gây ngưng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007 Chuyên đề Nhi Khoa 78 tim ngưng thở trước nhập viện trong lô nghiên cứu. ĐỀ XUẤT Phương tiện, trang thiết bị và kiến thức của người chuyển viện là những yếu tố cần thiết của việc chuyển viện an toàn. Nâng cao hiểu biết của các bậc phụ huynh về chăm sóc trẻ và biết xử trí những tình huống cấp cứu xảy ra tại nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Barkin RM (1999), A guide to combulatory care, Emergency pediatrics, 5th edition, Mosby, Baltimore, pp 18- 19. 2 Britto J, Nardel S, Maconochil I, Levin M, Habibi P (1995), Morbidity and reverity of illness during interhospital transfer: Impact of a specialised pediatric retieval team – BMJ, 311 (7009), pp 836-839. 3 Bùi Quang Vinh (2000), Xác định điều trị trước chuyển viện gấp, Sổ tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, Tài liệu dành cho nhân viên y khoa, Bộ môn nhi ĐH Y Dược TPHCM, trang 140-143. 4 Forjan JO (1998), Dermography, vital statistics and the pattern of disease in childhood, Textbook of pediatrics, Edited by AGM Campell, Neil MC Intorh, 5th edition, pp 1-5. 5 Huỳnh Thị Duy Hương (2000), Đánh giá và phân loại trẻ nhỏ bị bệnh, Sổ tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, Tài liệu dành cho sinh viên y khoa, Bộ môn nhi ĐH Y Dược TPHCM, trang 110-119. 6 Nguyễn Phú Lộc (2004), Đặc điểm dịch tễ học và tính an toàn của những trường hợp chuyển viện đến khoa cấp cứu BVNĐ1 năm 2003, Luận văn chuyên khoa 2, ĐH Y Dược TP HCM 2004. 7 Orr RA, Venkataraman SJ, Mc Clokey KA (2001), Measurement of pediatric illness reverity using simple pretransport variables, Prehosp Emerg Care 5 (2), pp 127-133. 8 Phạm Lê An (2006), Chuyển viện an toàn cho bệnh nhi, Nhi khoa, Bộ môn nhi ĐH Y Dược TPHCM, trang 477-482. 9 Phan Hữu Nguyệt Diễm (2000), Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, Sổ tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, Tài liệu dành cho sinh viên y khoa, Bộ môn nhi ĐH Y Dược TPHCM, trang 31-35.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_ngung_tim_ngung_tho_truoc_nhap_vien_tai_khoa_cap_c.pdf
Tài liệu liên quan