Tình hình nhiễm khuẩn và sự đề kháng kháng sinh của Acinetobacterphân lập được ở những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm 2012 – 2013

Nhiễm trùng đường tiểu Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3, Acinetobacter đứng thứ 8 (2,28%) sau E. coli (41,37%), Klebsiella (16,05%), S. coagulase âm (13,71%), Streptococcus (9,08%), Proteus (6,31%), Enterobacter (3,31%), và S. aureus (2,46%). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bảo và Cao Minh Nga 2010(2) nhiễm khuẩn đường tiểu có tỉ lệ như sau: E. coli (41,37%), kế đến là Klebsiella (24,02%), S. coagulase âm (10,24%), Acinetobacter (7,87%), Enterococcus (5,90%), Pseudomonas (5,51%), Proteus (5,12%), các tác nhân ít gặp hơn gồm: S. aureus, Enterobacter, Streptococcus và Hafnia alvei. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga bệnh viện Chợ Rẫy (2010 – 2011)(4). E. coli (47,1%), E. faecalis (9,1%), P. aeruginosa (8,7%), Acinetobacter (7,9%) và Klebsiella (6,7%). Như vậy các tác nhân gây nhiễm trùng đường tiểu thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các nghiên cứu khác, tuy nhiên tỉ lệ Acinetobacter có thấp hơn. Nhiễm trùng vết mổ - mô mềm Bảng 4: Acinetobacter đứng thứ 7 (3,32%) sau E. coli (33,12%), Klebsiella (17,07%), S. coagulase âm (14,86%), S. aureus (10,12%), Streptococcus (6,17%), Proteus (5,61%). Nghiên cứu của Trần Thị Thủy Trinh(6) (10/2012 – 05/2013): E. coli (27,1%), S. aureus (20,6%), P. aeruginosa (14,8%), Klebsiella (7,2%), Enterobacter (7,5%), Pseudomonas spp. (6,14%), và Acinetobacter (5,05%). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bảo và Cao Minh Nga (2010)(2): S. aureus (17,7%), S. coagulase âm (15,22%), E. coli (15,53%), Klebsiella (13,66%), Pseudomonas (10,25%), Acinetobacter (9,63%), Proteus (5,59%), Citrobacter (3,10%), Enterococcus (2,48%), Enterobacter (1,86%). Như vậy Acinetobacter trong nhiễm khuẩn vết mổ - mô mềm của chúng tôi có tỉ lệ thấp hơn so với các nghiên cứu trên.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm khuẩn và sự đề kháng kháng sinh của Acinetobacterphân lập được ở những bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 36 TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA ACINETOBACTER PHÂN LẬP ĐƯỢC Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM TRONG 2 NĂM 2012 – 2013 Hoàng Tiến Mỹ* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Acinetobacter hiện đang nổi lên như là một tác nhân quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh viện, thêm vào đó là tình trạng đề kháng đa kháng sinh đang là mối lo ngại hàng đầu của các bác sĩ lâm sang trong việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn. Do đó việc xác định vai trò của Acinetobacter trong các loại nhiễm khuẩn cũng như tình trạng đề kháng kháng sinh của từng bệnh viện là rất cần thiết để có chiến lược điều trị thích hợp. Mục tiêu: Xác định (1) tỉ lệ Acinetobacter trong số các vi khuẩn phân lập được của các loại bệnh phẩm thường gặp; (2) tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter đối với các loại kháng sinh đang được sử dụng. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả với 5578 chủng vi khuẩn phân lập được từ các loại bệnh phẩm của bệnh nhân bệnh viện Đại học Y dược trong 2 năm 2012 – 2013. Kết quả: Với nhiễm khuẩn huyết, Acinetobacter đứng hàng đầu với tỉ lệ rất cao 56,35% trên các loại vi khuẩn thường gặp trước đây như E. coli, Klebsiella, Staphylococci Với nhiễm khuẩn đường hô hấp Acinetobacter đứng thứ 3 (15,82%) chỉ sau Streptococcus và Klebsiella. Với nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn vết mổ - mô mềm và nhiễm khuẩn các loại dịch, Acinetobacter ít gặp hơn và có các tỉ lệ tương ứng là: 2,28%, 3,32%, và 4,48%. Sự đề kháng kháng sinh của Acinetobacter được ghi nhận như sau: kháng cao khoảng 50 - 70% với Cefotaxime, Ceftriaxone, Ceftazidime, Meropenem, Amikacin, Tetracycline và Ticarcillin/clavulanic acid. Kháng vừa với Ciprolocaxin (35,25%) và Levofloxacin (32,8%). Còn nhạy cảm tốt với Cefoperazone/sulbactam với tỉ lệ kháng (5,01%). Kết luận: Acinetobacter có vai trò rất quan trọng trong nhiễm khuẩn máu và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong các loại nhiễm khuẩn khác Acinetobacter ít gặp hơn. Kháng sinh có hiệu quả nhất là Cefoperazone/sulbactam. Từ khóa: Acinetobacter, đề kháng kháng sinh ABSTRACT INFECTION AND ANTIBIOTIC RESISTANCE PROFILE OF ACINETOBACTER SPP. ISOLATED FROM PATIENTS HOSPITALIZED AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER FROM 2012 TO 2013 Hoang Tien My * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 2 - 2014: 36 - 42 Background: The emergence of Acinetobacter spp. as an important agent of hospital-acquired infections, in addition to multi-antibiotic resistance status, is among concerns of leading clinicians. Hence, determination of the role of Acinetobacter spp. infection and antibiotic resistance profile of each hospital is critical to have appropriate treatment strategies. Objectives (1) To determine the rate of Acinetobacter spp. isolated from common types of specimens; (2) to determine the rate of antibiotic resistance of Acinetobacter spp. isolated. Methods: This study was designed descriptively and retrospectively; there were 5578 microbiological culture results from patients hospitalized at Ho Chi Minh City University Medical Center in a period of 2 years * Bộ môn Vi sinh– Đại học Y dược TP.HCM Tác giả liên lạc: TS Hoàng Tiến Mỹ ĐT: 0903618618 Email: tienmy333@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 37 from 2012 to 2013. Results: Among blood stream infections, Acinetobacter spp. is the leading cause at a very high rate of 56.35%, in comparison to other common bacteria such as E. coli, Klebsiella, Staphylococci ... Among respiratory tract infections, this pathogen rank the third at 15.82%, after Streptococcus and Klebsiella. Regarding urinary tract infections, surgical wound infections, and soft tissue and fluid infections, Acinetobacter spp. rate is less at rates of 2.28%, 3.32%, and 4.48%, respectively. The antibiotic resistance profile of Acinetobacter spp. isolated were recorded as follows: high resistance at rate of about 50-70% to Cefotaxime, Ceftriaxone, Ceftazidime, Meropenem, Amikacin, Tetracycline and Ticarcillin/clavulanic acid. Moderate resistance to Ciprofloxacin (35.25%) and Levofloxacin (32.8%). Cefoperazone/sulbactam was well sensitive with resistance rate at 5.01%. Conclusions: Acinetobacter spp. has played a more and more important role in blood stream infection and respiratory tract infection. In other types of infection this pathogen is less common. The most effective antibiotic recorded in this study was cefoperazone/sulbactam. Key words: Acinetobacter spp., antibiotic resistance ĐẶT VẤN ĐỀ Acinetobacter là trực khuẩn gram âm hiếu khí được tìm thấy rộng rãi trong đất, nước và cũng được tìm thấy từ những phân lập ở da, màng niêm mạc, chất tiết và môi trường bệnh viện. Hiện nay Acinetobacter đặc biệt là A. baumanii liên quan đến viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn màng não đã được mô tả rõ ràng bởi nhiều y văn thế giới. Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến nhiễm khuẩn gồm nằm viện kéo dài, nằm ở đơn vị săn sóc đặc biệt, sử dụng các thủ thuật ngoại khoa, phơi nhiễm với kháng sinh, dùng ống thông tĩnh mạch, có thời gian nằm viện trước hoặc ở nhà hộ sinh Ngoài tầm quan trọng ngày càng tăng liên quan đến nhiễm khuẩn, Acinetobacter còn là vi khuẩn đa kháng thuốc, là thách thức đứng vị trí hàng đầu đối với bác sĩ lâm sang trong việc chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện. Nhiều cơ chế đề kháng của Acinetobacter được chỉ ra gồm sản xuất men phá hủy thuốc β-lactam, Aminolgycosides, thay đổi vị trí gắn đối với quinolone, cơ chế bơm thuốc ra khỏi tế bào, và những thay đổi protein ở màng ngoài. Nhiều cơ chế kháng thuốc được thành lập như vừa nói, làm cho kiểu mẫu nhạy cảm kháng sinh luôn khác thường và không tiên đoán được khiến cho việc quyết định điều trị theo kinh nghiệm trước khi có nuôi cấy và kháng sinh đồ là rất khó khăn(1). Vì tầm quan trọng của Acinetobacter đang ngày càng nổi lên nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu vai trò của Acinetobacter trong các loại bệnh phẩm thường gặp và tình hình đề kháng kháng sinh của chúng. Qua đó góp phần xây dựng phác đồ điều trị kháng sinh ban đầu phù hợp, hiệu quả. Tránh sử dụng kháng sinh không hợp lý trong bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ Acinetobacter trong số các vi khuẩn phân lập được của các loại bệnh phẩm thường gặp. Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter đối với các loại kháng sinh đang được sử dụng tại bệnh viện Đại Học Y dược Tp. HCM. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bệnh viện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 38 Đại học Y dược Tp. HCM, thực hiện tại bộ môn Vi sinh trong 2 năm 2012 – 2013. Phương pháp chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Không lấy các chủng vi khuẩn cùng loại phân lập trên cùng một vị trí nhiễm khuẩn ở cùng một bệnh nhân trong các lần phân lập sau. Không lấy các chủng vi khuẩn phân lập từ các bệnh phẩm nghi ngờ bị tạp nhiễm. Phương pháp nghiên cứu Phân lập vi khuẩn Máu Lấy 10 ml máu theo kỹ thuật vô trùng, cho vào chai cấy máu 2 phase của công ty Nam Khoa, ủ 370C, theo dõi trong vòng 1 tuần. Khi phát hiện có vi khuẩn mọc, sẽ phân lập trên các môi trường BA, CA, và EMB. Riêng CA, BA ủ trong bình nến. Nước tiểu Lấy nước tiểu giữa dòng, cấy định lượng trên BA, EMB. Đàm Mẫu đàm khi nhuộm gram có số lượng bạch cầu ≥ 25, tế bào biểu mô ≤ 10 dưới kính hiển vi quan trường X100 sẽ được chọn và cấy lên các môi trường CA, BA và EMB, ủ 370C qua đêm. Riêng CA, BA ủ trong bình nến. Mủ và các loại dịch Lấy bằng tăm bông hoặc hút bằng kim vô trùng. Cấy vào BA và EMB. Ủ qua đâm. BA ủ ở trong bình nến. Định danh vi khuẩn Định danh các loại vi khuẩn theo qui trình thường quy đang thực hiện tại bộ môn Vi sinh Đại Học Y dược Tp. HCM Khảo sát kháng sinh đồ của Acinetobacter Bằng phương pháp khếch tán trên thạch của Kirby-Bauer, theo tiêu chuẩn của CLSI 2012. Các kháng sinh được khảo sát gồm: Cefotaxime, Ceftriaxone, Ceftazidime, Meropenem, Amikacin, Tetracycline, Ciprolocaxin, Levofloxacin, Ticarcillin/clavulanic acid và Cefoperazone/sulbactam. KẾT QUẢ Tỉ lệ Acinetobacter phân lập được trong các loại nhiễm khuẩn năm 2012 – 2013 Nhiễm khuẩn máu Tỉ lệ cấy máu dương tính: có 637 mẫu máu dương tính trên tổng số 2984 mẫu máu nuôi cấy chiếm tỉ lệ 21,35%. Bảng 1: Tỉ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trong máu STT Vi khuẩn n % trên tổng số mẫu 2984 % trên tổng số vk 637 1 Acinetobacter 359 12,03 56,35 2 E. coli 66 2,21 10,36 3 Trực khuẩn gram (-) không lên men đường 49 1,64 7,69 4 Klebsiella 38 1,27 5,96 5 S. aureus 33 1,11 5,18 6 Streptococcus 33 1,11 5,18 7 S. coagulase (-) 26 0,87 4,08 8 Enterobacter 22 0,74 3,45 9 Pseudomonas 7 0,23 1,10 10 Hafnia alvei 4 0,13 0,63 11 Proteus 4 0,13 0,63 12 Providencia 2 0,07 0,31 13 Salmonella 1 0,03 0,16 14 Micrococcus 1 0,03 0,16 15 Pantoca 1 0,03 0,16 16 Trực khuẩn gram (+) 1 0,03 0,16 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 39 Nhiễm khuẩn đường hô hấp Bảng 2: Tỉ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trong đàm. STT Vi khuẩn n % trên tổng số mẫu 1744 % trên tổng số vk 1321 1 Streptococcus 456 26,15 34,52 2 Klebsiella 218 12,50 16,50 3 Acinetobacter 209 11,98 15,82 4 S. coagulase (-) 115 6,59 8,70 5 E. coli 83 4,76 6,28 6 Pseudomonas 70 4,01 5,3 7 Enterobacter 59 3,38 4,47 8 S. aureus 49 2,81 3,71 9 Trực khuẩn gram (-) không lên men đường 24 1,37 1,81 10 Pantoca 16 0,91 1,21 11 Micrococcus 13 0,74 0,98 12 Proteus 7 0,04 0,50 13 Hafnia alvei 2 0,11 0,15 Nhiễm khuẩn đường tiểu Bảng 3: Tỉ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trong nước tiểu. STT Vi khuẩn n % trên tổng số mẫu 3169 % trên tổng số vk 1663 1 E. coli 688 21,71 41,37 2 Klebsiella 267 8,42 16,05 3 S. coagulase (-) 228 7,19 13,71 4 Streptococcus 151 4,76 9,08 5 Proteus 105 3,31 6,31 6 Enterobacter 55 1,73 3,31 7 S. aureus 41 1,29 2,46 8 Acinetobacter 38 1,20 2,28 9 Hafnia alvei 27 0,85 1,62 10 Pseudomonas 21 0,66 1,26 11 Pantoca 21 0,66 1,26 12 Trực khuẩn gram (-) không lên men đường 10 0,31 0,66 13 Micrococcus 6 0,19 0,36 14 Morganella morganii 4 0,13 0,24 15 Providencia 1 0,33 0,06 Nhiễm khuẩn vết mổ - mô mềm Bảng 4: Tỉ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trong vết mổ - mô mềm. STT Vi khuẩn n % trên tổng số mẫu 1714 % trên tổng số vk 1265 1 E. coli 419 24,44 33,12 2 Klebsiella 216 12,60 17,07 3 S. coagulase (-) 188 10,97 14,86 STT Vi khuẩn n % trên tổng số mẫu 1714 % trên tổng số vk 1265 4 S. aureus 128 7,46 10,12 5 Streptococcus 78 5,55 6,17 6 Proteus 71 4,14 5,61 7 Acinetobacter 42 2,41 3,32 8 Pseudomonas 41 2,39 3,24 9 Enterobacter 32 1,87 2,53 10 Pantoca 20 1,17 1,58 11 Hafnia alvei 14 0,82 1,11 12 Trực khuẩn gram (-) không lên men đường 6 0,35 0,47 13 Citrobacter 3 0,14 0,24 14 Micrococcus 3 0,14 0,24 15 Morganella morganii 2 0,12 0,16 16 Providencia 1 0,06 0,08 17 Edwarsiella 1 0,06 0,08 Nhiễm khuẩn các loại là dịch Bảng 5: Tỉ lệ các loại vi khuẩn phân lập được trong các loại dịch. STT Vi khuẩn n % trên tổng số mẫu 1781 % trên tổng số vk 692 1 S. coagulase (-) 202 11,34 29,19 2 E. coli 109 6,12 15,75 3 Klebsiella 96 5,39 13,87 4 Streptococcus 91 5,11 13,15 5 S. aureus 54 3,03 7,80 6 Pseudomonas 37 2,08 5,35 7 Acinetobacter 31 1,74 4,48 8 Proteus 18 1,01 2,60 9 Enterobacter 17 0,95 2,45 10 Trực khuẩn gram (-) không lên men đường 17 0,95 2,45 11 Micrococcus 7 0,39 1,01 12 Morganella morganii 5 0,28 0,72 13 Pantoca 4 0,22 0,58 14 Hafnia alvei 3 0,17 0,43 15 Edwarsiella 1 0,06 0,14 Tỉ lệ kháng kháng sinh của Acinetobacter. Bảng 6: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter với các kháng sinh đang sử dụng tại bệnh viện Đại Học Y Dược. Kháng sinh Số ca kháng / số ca thực hiện Tỉ lệ kháng (%) Cefotaxime 156/321 48,59 Ceftazidime 159/315 50,47 Ceftriaxone 373/655 56,95 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 40 Kháng sinh Số ca kháng / số ca thực hiện Tỉ lệ kháng (%) Ticarcillin/clavulanic acid 331/659 50,23 Cefoperazone/sulbactam 33/659 5,01 Meropenem 323/658 49,09 Amikacin 398/659 60,39 Tetracycline 219/325 67,38 Ciproflocaxin 233/661 35,25 Levofloxacin 211/643 32,81 BÀN LUẬN Tỉ lệ Acinetobacter trong số các vi khuẩn phân lập được từ các loại nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn máu Kết quả ở bảng 1: với 637 mẫu cấy máu dương tính thì Acinetobacter chiếm đến 56,35%, kế tiếp là E. coli (10,36%), Trực khuẩn gram âm không lên men đường (7,69%), Klebsiella (5,96%), S. aureus (5,18%), S. coagulase âm (4,08%), Enterobacter (3,45%), Pseudomonas (1,10%). Các vi khuẩn có tỉ lệ dưới 1% gồm Hafnia alvei, Proteus, Providencia, Salmonella, Micrococcus, Pantoca, và Trực khuẩn gram (+). Kết quả này cho thấy Acinetobacter có vai trò rất quan trọng trong nhiễm khuẩn máu khi chiếm đến 56,35% tổng số các vi khuẩn phân lập được. Tỉ lệ này vượt xa một số nghiên cứu khác của Nguyễn Thanh Bảo và Cao Minh Nga 2010(2) tại 5 bệnh viện trong Tp. HCM ( bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Thống nhất và bệnh viện 175) thì 6 loại vi khuẩn chiếm hàng đầu trong nhiễm khuẩn máu là E. coli (21,49%), S. coagulase âm (19,63%), Klebsiella (15,89%), S. aureus (12,15%), Acinetobacter (8,41%), Pseudomonas. Nghiên cứu của Trần thị Thủy Trinh bệnh viện An Bình Tp. HCM(6) (10/2012 – 5/2013) với 27 mẫu cấy dương tính thì nhiều nhất là Klebsiella và Burkholderia cepacia có cùng tỉ lệ (25,93%), kế đến là Pseudomonas (14,82%), S. aureus (7,4%), E. coli (7,41%), và 5 loại vi khuẩn khác có cùng tỉ lệ 3,7% là Acinetobacter, S. pneumonia, P. aeruginosa, Enterobacter và Stenotrophomonas maltophilia. Nghiên cứu của Trần Xuân Chưởng, Nguyễn Thị Phương Thảo(7) tại bệnh viện Trung Ương Huế năm 2009 – 2010: E. coli (40%), S. pneumonia (16,7%), Streptococcus suis (18,3%), Acinetobacter (10%). Kết quả Acinetobacter chiếm tỉ lệ rất cao trong nhiễm khuẩn máu trong nghiên cứu của chúng tôi hiện nay, cho thấy kiểu mẫu vi khuẩn trong nhiễm khuẩn máu tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. HCM đã thay đổi, vượt xa các tác nhân thường gặp trước đây như E. coli, Klebsiella, S. coagulase âm Nhiễm trùng đường hô hấp Bảng 2: cho thấy Acinetobacter đứng thứ 3 với tỉ lệ (15,82%), sau Streptococcus (35,52%) và Klebsiella (16,5%). Tiếp theo sau Acinetobacter là S. coagulase âm (8,7%), E. coli (6,28%), Pseudomonas (5,3%), Enterobacter (4,47%), S. aureus (3,71%). Các vi khuẩn có tỉ lệ < 2% gồm Trực khuẩn gram âm không lên men đường, Pantoca, Proteus, Micrococcus,và Hafnia alvei. So sánh với các nghiên cứu khác Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bảo và Cao Minh Nga 2010(2) tại 5 bệnh viện Tp. HCM. Đứng đầu là Klebsiella (32,99%), Acinetobacter (25,99%), Pseudomonas (12,48%), E. coli (8,7%), S. aureus (4,97%), S. coagulase âm (4,33%), Citrobacter (2,80%), Enterobacter (2,29%). Các vi khuẩn có tỉ lệ < 2% gồm Enterococcus, Streptococcus, Proteus, Stenotrophomonas maltophola, Providencia và Hafnia alvei. Nghiên cứu của Trần Thị Thủy Trinh bệnh viện An Bình(6) (10/2012 – 05/2013): đứng đầu là Moraxalli catarrhalis (27,45%), kế tiếp là Klebsiella (22,35%), Acinetobacter (9,41%), Enterobacter (9,41%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 41 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình và Vũ Đức Thắng(3) ở bệnh nhân viêm phổi do thử máy điều trị tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện 115 trong năm 2012 thì tác nhân gây viêm phổi cao nhất là Acinetobacter baumanii 78,5% kế đến là Enterococcus (5,8%), Klebsiiella (4,7%), S. aureus (4,7%). Các kết quả vừa nêu cho thấy vai trò của Acinetobacter là khá quan trọng trong nhiễm trùng đường hô hấp và luôn nằm trong top 3 trong các nghiên cứu. Nhiễm trùng đường tiểu Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3, Acinetobacter đứng thứ 8 (2,28%) sau E. coli (41,37%), Klebsiella (16,05%), S. coagulase âm (13,71%), Streptococcus (9,08%), Proteus (6,31%), Enterobacter (3,31%), và S. aureus (2,46%). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bảo và Cao Minh Nga 2010(2) nhiễm khuẩn đường tiểu có tỉ lệ như sau: E. coli (41,37%), kế đến là Klebsiella (24,02%), S. coagulase âm (10,24%), Acinetobacter (7,87%), Enterococcus (5,90%), Pseudomonas (5,51%), Proteus (5,12%), các tác nhân ít gặp hơn gồm: S. aureus, Enterobacter, Streptococcus và Hafnia alvei. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga bệnh viện Chợ Rẫy (2010 – 2011)(4). E. coli (47,1%), E. faecalis (9,1%), P. aeruginosa (8,7%), Acinetobacter (7,9%) và Klebsiella (6,7%). Như vậy các tác nhân gây nhiễm trùng đường tiểu thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như các nghiên cứu khác, tuy nhiên tỉ lệ Acinetobacter có thấp hơn. Nhiễm trùng vết mổ - mô mềm Bảng 4: Acinetobacter đứng thứ 7 (3,32%) sau E. coli (33,12%), Klebsiella (17,07%), S. coagulase âm (14,86%), S. aureus (10,12%), Streptococcus (6,17%), Proteus (5,61%). Nghiên cứu của Trần Thị Thủy Trinh(6) (10/2012 – 05/2013): E. coli (27,1%), S. aureus (20,6%), P. aeruginosa (14,8%), Klebsiella (7,2%), Enterobacter (7,5%), Pseudomonas spp. (6,14%), và Acinetobacter (5,05%). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bảo và Cao Minh Nga (2010)(2): S. aureus (17,7%), S. coagulase âm (15,22%), E. coli (15,53%), Klebsiella (13,66%), Pseudomonas (10,25%), Acinetobacter (9,63%), Proteus (5,59%), Citrobacter (3,10%), Enterococcus (2,48%), Enterobacter (1,86%). Như vậy Acinetobacter trong nhiễm khuẩn vết mổ - mô mềm của chúng tôi có tỉ lệ thấp hơn so với các nghiên cứu trên. Nhiễm khác các loại dịch Ở bảng 5 cho thấy Acinetobacter ở vị trí thứ 7 với tỉ lệ (4,48%) sau S. coagulase âm (29,19%), E. coli (15,75%), Klebsiella (13,87%), Streptococcus(13,15%), S. aureus (7,8%), và Pseudomonas spp. (5,35%). Đề kháng kháng sinh của Acinetobacter Bảng 6 cho thấy: Các Cephalosporins thế hệ 3 thường được sử dụng trong điều trị trực khuẩn gram âm có tỉ lệ kháng khá cao khoảng 50%: Cefotaxime (48,59%), Ceftriaxone (56,95%), Ceftazidime (50,47%). Nhóm Carbapenems: Meropenem có tỉ lệ kháng gần 50% (49,09%). Nhóm Aminoglycoside: Amikacin có tỉ lệ kháng 60,39%. Nhóm Tetracycline: Tetracycline có tỉ lệ kháng 67,38%. Nhóm Fluoroquinolones: Ciproflocaxin kháng (35,25%), Levofloxacin kháng (32,81%). Nhóm β-lactam – inhibitor: Ticarcillin/clavulanic acid kháng (50,23%), Cefoperazone/sulbactam kháng (5,01%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 42 Nghiên cứu của Trần Thị Thủy Trinh (10/2012 – 05/2013) ở bệnh viện An Bình thì Acinetobacter kháng Cefotaxime (79,5%), Ceftriaxone (76,9%), Ceftazidime (76,9%), Amikacin (55,3%), Ticarcillin/clavulanic acid (66,7%), Meropenem (64,9%), Ciproflocaxin (66,7%), Levofloxacin (64,1%) và Cefoperazone/sulbactam (12,8%). Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga bệnh viện Chợ Rẫy 2009(5) có tỉ lệ kháng của Acinetobacter như sau: Ceftriaxone (90%), Ceftazidime (90%), Cefepime (89%), Meropenem (70%), Amikacin (77%), Ciproflocaxin (87%), Ticarcillin/clavulanic acid (84%), Cefoperazone/sulbactam (36%). Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi Acinetobacter có tính đề kháng kháng sinh thấp hơn so với nghiên cứu ở bệnh viện An Bình và bệnh viện Chợ Rẫy, tuy nhiên tỉ lệ đề kháng với các nhóm thuốc vẫn khá cao, chỉ có thuốc Cefoperazone/sulbactam là còn nhạy cảm tốt với tỉ lệ kháng chỉ (5,01%), kế đến là nhóm Fluoroquinolones với Ciproflocaxin và Levofloxacin có tỉ lệ kháng vừa phải có thể sử dụng trong điều trị. KẾT LUẬN Qua 2 năm nghiên cứu tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. HCM chúng tôi nhận thấy Acinetobacter có vai trò rất quan trọng trong nhiễm khuẩn máu chiếm tỉ lệ lên đến 56,35% tổng số vi khuẩn phân lập được, đứng trên các loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn máu trong các nghiên cứu trước đây như E. coli, Klebsiella, Staphylococci, Pseudomonas spp. Trong nhiễm khuẩn đường hô hấp Acinetobacter cũng khá quan trọng với tỉ lệ (15,82%) đứng thứ 3 chỉ sau Streptococcus và Klebsiella. Acinetobacter cũng gặp trong các nhiễm khuẩn khác với tỉ lệ thấp hơn như nhiễm khuẩn đường tiểu (2,28%), nhiễm khuẩn vết mổ - mô mềm (3,32%), nhiễm khuẩn các loại dịch (4,48%). Đối với các loại kháng sinh thường được sử dụng hiện nay thì Acinetobacter kháng cao với Cefotaxime, Ceftazidime, Ceftriaxone, Meropenem, Amikacin, Tetracycline, Ticarcillin/clavulanic acid. Kháng sinh còn hiệu quả tốt là Cefoperazone/sulbactam với mức kháng 5,01% và nhóm Fluoroquinolones với Ciproflocaxin và Levofloxacin có mức kháng tương ứng (35,25%), và (32,81%) là còn có thể sử dụng được trong điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fishbain J and Peleg AY “Treatment of Acinetobacter infection” Oxford Journals medicine chinnical infections diseases. Volume 51, Issne 1, pp. 79-84. 2. Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga (2011) “Lựa chọn kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Tp. HCM”. Báo cáo nghiệm thu đề tài thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM trang 57 – 59. 3. Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Đức Thắng (2014). “Khảo sát đặc điễm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân thớ máy tại khoa Hồi sức tích cựa – chống độc bệnh viện 115”. Tạp chí Y học Tp. HCM tập 18, phụ bản số 1 – 2014 trang 324 – 329. 4. Trần Thị Thanh Nga (2012). “Các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 – 2011. Tạp chí Y học thực hành số 831 năm 2012, trang 33 – 36. 5. Trần Thị Thanh Nga(2010). “Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008 – 2009. Tạp chí Y học Tp. HCM tập 14, phụ bản số 2 - 2010, trang 690 – 694. 6. Trần Thị Thủy Trinh (2013) “Tình hình đề kháng kháng sinh cảu các vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh viện an Bình từ 10/2012 – 5/2013”. Luận văn Thạc sĩ Y Học – Đại học Y Dược Tp. HCM 2013. 7. Trần Xuân Chưởng, Nguyễn Thị Phương Thảo (2010). “Nghiên cứu đặc điểm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị nhiễm trùng huyết tại bệnh viện Trung Ương Huế 2009 – 2010” Tạp chí Y học số 6, 2011, trang 53 – 57. Ngày nhận bài báo: 25/02/2014 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/03/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_nhiem_khuan_va_su_de_khang_khang_sinh_cua_acinetob.pdf
Tài liệu liên quan