Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ HBsAg (+)
6,7%, mặc dù không ghi nhận tình trạng kinh tế
của mẫu nghiên cứu, nhưng thực tế những sản
phụ đến sanh tại bệnh viện Đại học Y Dược đa
số có điều kiện kinh tế từ khá trở lên, có lẽ mức
sống càng cao thì tỉ lệ nhiễm HBV càng thấp.
Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu cho
thấy có xu hướng liên quan giữa nhiễm HBV và
điều kiện kinh tế, mức sống càng kém thì lệ
nhiễm HBV cao hơn nhiều so với nhóm có điều
kiện sống khá ‐ giàu theo nghiên cứu của Phan
Hùng Việt(15) và Nguyễn Minh Trung nhưng
không có ý nghĩa về mặt thống kê. Và hơn nữa,
ngày nay ý thức chăm sóc sức khỏe của những
phụ nữ trước khi làm mẹ rất tốt, họ có thể đã
tiêm phòng ngừa HBV trước khi mang thai, nên
tỉ lệ nhiễm HBV càng ngày cũng thấp hơn trước
đây. Trong nghiên cứu, chúng tôi còn ghi nhận tỉ
lệ nhiễm HBV cao nhất ở nhóm có nghề nghiệp
là CNV 36,7% có ý nghĩa thống kê với (p< 0,05),
với các nghiên cứu khác không có yếu tố này. Có
thể trong nhóm nghề nghiệp này họ đã tiếp xúc
nhiều đối tượng, nên cũng dễ lây nhiễm, cũng có
thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi với tỉ lệ là
CNV cao nên tỉ lệ này chiếm cao hơn so các đối
tượng khác.
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ thai phụ
với HBeAg(+) ở những trường hợp HBsAg(+) là
20,4% thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Minh Trung(15) là 39,5%, Phan Hùng Việt(15) 31,2%
và Đinh Văn Phương(6) là 42%.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sản phụ sanh tại bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 90
TÌNH HÌNH SẢN PHỤ SANH TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y DƯỢC CƠ SỞ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Kiều Oanh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nghiên cứu hồi cứu toàn bộ hồ sơ bệnh án của tất cả các sản phụ đến sanh tại Bệnh viện Đại
học Y Dược Cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, tìm ra tỉ lệ sanh mổ, thiếu máu, nhiễm HBV, các biến
chứng và các yếu tố liên quan xảy ra trong quá trình chuyển dạ ‐ sau sanh ảnh hưởng đến mẹ và con. Nhằm cải
tiến cách theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa, phát hiện được các yếu tố nguy cơ có thể đưa đến các tai biến, biến
chứng xảy ra và xử trí trong quá trình chuyển dạ, sau sanh đối với mẹ và con.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ sanh mổ. Xác định tỉ lệ thiếu máu, nhiễm HBV, các tai biến, biến chứng và các yếu
tố liên quan ảnh hưởng đến mẹ và con xảy ra trong quá trình chuyển dạ ‐ sau sanh
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu phân tích mô tả các biến số từ hồ sơ bệnh án của tất cả các
sản phụ đến sanh tại bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
Kết quả: Tỉ lệ sanh mổ 43%, tỉ lệ thiếu máu trong thai kỳ là 11,3% yếu tố liên quan là nghề nghiệp nội trợ
với p <0,05. Nhiễm HBV 6,7% có liên quan với nghề nghiệp là CNV với p < 0,05. Băng huyết sau sanh (BHSS)
0,56% có liên quan với yếu tố là con so p < 0,05. Bí tiểu sau sanh 0,96% có liên quan với con so và tuổi mẹ 18‐25
tuổi với p < 0,05. Vàng da sơ sinh 33,3% có liên quan sanh mổ và nghề nghiệp là CNV với p < 0,05.
Kết luận: Tỉ lệ mổ sanh 43%, biến chứng sau sanh ở mẹ không đáng kể với 0,56% BHSS và 0,96% bí tiểu
sau sanh; vàng da sơ sinh 33,3% và có liên quan đến mổ sanh.
Từ khóa: Mổ sanh, Băng huyết sau sanh, bí tiểu sau sanh, vàng da sơ sinh
ABSTRACT
DELIVERY OF WOMEN SITUATION
AT HOSPITAL OF MEDICAL UNIVERSITY BRANCH 2 IN HCM CITY
Nguyen Thi Kieu Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 90 ‐ 96
The retrospective study to consider all documents from delivery of women at hospital of Medical
University Branch 2 in HoChiMinh city in 2011. From the results was found to be prevalence of normal
delivery, cesarean birth, anemia, HBV infection, complications and involved factors had happened When
labor process and postpartum women influence on mothers and their newborns. In order improve method of
follow, care for, prevent and discover risk factors Whose can conduct accidents and complications occur.
From the achieved results, we withdraw some experiences to treat the labor process and postpartum towards
mothers and their newborns.
Objective: To determine the percentage of cesarean birth. To determine the percentage of anemia, HBV
infection, accidents, complications and involved factors had happened when labor process and postpartum
women influence on mothers and their newborns.
Methods: Research uses retrospective‐ descriptive and analytical study that’s variable to consider all
documents from delivery of women at hospital of Medical University Branch 2 in Ho Chi Minh City in
2011.
* Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, ** BV ĐHYD CS2 TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Thị Kiều Oanh ĐT: 0903151520 Email: oanhkieung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 91
Results: The percentage of women who cesarean birth was found to be 43 percent. The percentage of
anemia during pregnancy is 11.3 percent and percent that related factor to housewife and it has statistical
meaning with P value < 0.05. The percentage of HBV infection is 6.7 percent that related factor to employee
and it has statistical meaning with P value <0.05. There are 0.56 percent bleeding after delivery that related
factor to first‐born child and it has statistical meaning with P value <0.05. Women postpartum have
retention of urine accounting for 0.96 percentage that related factor to first‐born child, the age of mother
between 18 and 25 and it has statistical meaning with P value <0.05. Neonatal jaundice is 33.3 percentage
who related factor to cesarean birth and employee that it has statistical meaning with P value <0.05.
Conclusions: The percentage of women who cesarean birth was 43 percent. The complication of
postpartum with the little rate was counted for 0.56 percent of bleeding after delivery and 0.96 percent of
retention of urine. The neonatal jaundice was 33.3 percent whose factor related to cesarean birth.
Keywords: Cesarean birth, postpartum hemorrhage, retention of urine, Neonatal jaundice
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ ‐ trẻ em là một
trong những mục tiêu trọng điểm trong chương
trình chăm sóc sức khỏe của ngành Y tế hiện
nay, nhằm hạ thấp tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong
trẻ sơ sinh. Việc chuẩn hóa các hoạt động chuyên
môn cần được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS và hạn chế tối
đa những sai sót có thể xảy ra.
Thực tế ý thức của người dân, đặc biệt là chị
em phụ nữ ngày nay đã thay đổi rất nhiều, họ
luôn quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, quan
trọng nhất là họ được tư vấn cách theo dõi, chăm
sóc trước sanh, được quản lý thai nghén đều đặn
theo lịch khám, được cung cấp đủ những vi
lượng cần thiết trong quá trình mang thai,
nhưng vẫn còn tỉ lệ thiếu máu đáng lưu ý hay tỉ
lệ nhiễm virus viêm gan B còn cao hay những tai
biến, biến chứng như băng huyết sau sanh
(BHSS), nhiễm trùng thường gặp ở mẹ; những
nguy hiểm cho con như ngạt sau sanh, nhiễm
trùng sơ sinh, tỉ lệ đáng kể tình trạng vàng da
sinh lý cũng như bệnh lýđều ảnh hưởng đến
tâm lý của người mẹ, nguy hiểm tính mạng của
mẹ ‐ con, ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho người
thân và gia đình, gánh nặng cho ngành sản khoa
cũng như ngành nhi khoa của chúng ta. Có
nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và ghi nhận
tỉ lệ thiếu máu tại các quốc gia ở một số khu vực
Đông Nam Á 48,2 %, Châu Phi 57,1%(3), một
nghiên cứu báo cáo năm 2009 của Đoàn Thị
Nga(Error! Reference source not found.) cho thấy tỉ lệ thiếu
máu trong thai kỳ là 25,3%. Việt Nam nằm trong
vùng lưu hành cao với 8‐15% dân số đang nhiễm
HBV(12), nghiên cứu báo cáo năm 2008(Error! Reference
source not found.) tại An Giang, cho thấy tỉ lệ thai phụ
có HBsAg (+) là 9,93%. Các tai biến, biến chứng
thường gặp trong chuyên ngành sản khoa như
BHSS thường gặp nhất, một thống kê năm 2011,
tại bệnh viện Từ Dũ(11)cho thấy tỉ lệ BHSS là
0,5%, biến chứng không gây nguy hiểm nhưng
làm cho sản phụ khó chịu về vận động, ảnh
hưởng sinh hoạt là rối loạn đi tiểu, theo nghiên
cứu của Nguyễn Thị Quý Khoa(Error! Reference source not
found.) năm 2002 cho thấy tỉ lệ bí tiểu sau sanh là
13,5%, còn có thể có nhiều biến chứng khác xảy
ra trong quá trình chuyển dạ hay sau sanh.
Một thực trạng báo động hiện nay là tỉ lệ mổ
sanh ngày càng gia tăng, theo nghiên cứu của
Đặng Thị Hà(5) năm 2009 ghi nhận tỉ lệ mổ sanh
là 43,2%. Năm 2011, một báo cáo thực hiện tại
bệnh viện Từ Dũ(11) tỉ lệ mổ sanh là 46,3%, tại
bệnh viện Hùng Vương(10) 42,8%, tại các bệnh
viện tư thì tỉ lệ này còn cao hơn nữa.
Để khảo sát tình hình thực tế về phương
pháp sanh, tỉ lệ thiếu máu, nhiễm HBV, các biến
chứng, tai biến xảy ra trong cuộc sanh, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu vấn đề trên qua đề tài
“Tình hình sản phụ sanh tại bệnh viện Đại học Y
Dược – Cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh năm
2011”. Nhằm cải tiến cách theo dõi, chăm sóc,
phòng ngừa, phát hiện được các yếu tố nguy cơ
có thể đưa đến các tai biến, biến chứng xảy ra và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 92
xử trí trong quá trình chuyển dạ, sau sanh đối
với mẹ và con tại đơn vị.
Mục tiêu
‐ Xác định tỉ lệ sanh mổ.
‐ Xác định tỉ lệ thiếu máu, nhiễm HBV, các
tai biến và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến
mẹ và con xảy ra trong quá trình chuyển dạ ‐
sau sanh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các sản phụ đến sanh tại bệnh viện
Đại học Y Dược Cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh
năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu phân tích mô tả các biến
số từ hồ sơ bệnh án của tất cả các sản phụ đến
sanh tại bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 2
thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Trong năm
2011, chúng tôi thu thập tổng số 883 hồ sơ sản
phụ đến sanh có đủ các dữ liệu cần thiết để
nghiên cứu.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng thống kê
mô tả như tần suất, phần trăm biểu thị sự phân
bố các đặc tính. Xác định yếu tố có liên quan đến
thiếu máu, nhiễm HBV ở thai phụ; BHSS; bí tiểu
sau sanh; vàng da trẻ sơ sinh bằng phép kiểm 2
với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Dịch tễ N (%)
Tuổi
< 18 0 (0%)
18 - 34 789 (89,3%)
≥ 35 44 (10,7%)
Địa chỉ
Thành phố 491 (55,6%)
Tỉnh 387 (43,8%)
Nước ngoài 5 (0,6%)
Nghề nghiệp
CNV 392 (44,4%)
Nội trợ 297 (33,6%)
Buôn bán 120 (13,6%)
Tự do 74 (8,4%)
Số lần sanh Lần 1 448 (50,7%)
Lần 2 378 (42,8%)
Đặc điểm Dịch tễ N (%)
>2 57 (6,5%)
Tiền sử bỏ thai
Không 584 (66,1)
1 -2 lần 274 (31%)
>2 lần 25 (2,9%)
Tuổi thai
< 38 tuần 109 (12,4%)
38-40 tuần 709 (80,3%)
>40 tuần 65 (7,3%)
Phương pháp sanh
Sanh thường 476 (53,9%)
Sanh giúp 27 ( 3,1%)
Sanh mổ 380 (43 %)
Cân nặng thai nhi
< 2500 gr 19 (2,2%)
2500 – 3500 gr 684 (77,5%)
>3500 - <4000 gr 140 (15,8 %)
≥ 4000 gr 40 (4,5 %)
Apgar
<4 3 (0,3%)
4-6 26 (3%)
≥7 854 (96,7%)
Tổng 883
Nhận xét
‐ Đối tượng CNV chiếm đa số 44,4%.
‐ Sanh mổ chiếm tỉ lệ khá cao 43%, có vết mổ
lấy thai cũ chiếm tỉ lệ cao nhất 35,1%.
‐ Tỉ lệ sanh con to khá cao 20,3% (> 3500 gr),
trong đó CN (≥ 4000 gram) chiếm 4,5% (chiếm
28,6% trong tỉ lệ sanh con to).
‐ Chỉ số Apgar (<4) ảnh hưởng sức khỏe bé
chiếm 0,3%.
Bảng 2‐ Các yếu tố nguy cơ đến sức khỏe mẹ và trẻ
sơ sinh
Yếu tố N (%)
Hb < 11 g/dl 100 (11,3%)
HbsAg (+) 59 (6,7%)
Hbe (+) 10 (20,4%)
Băng huyết sau sanh 5 (0,56%)
Bí tiểu sau sanh 8 ( 0,96%)
Vàng da sơ sinh 294 ( 33,3%)
Nhận xét: trong bảng trên, nguy cơ đáng
quan tâm nhất là tỉ lệ vàng da sơ sinh khá cao
chiếm 33,3 %.
Bảng 3: Các yếu tố liên quan bệnh lý và tai biến, biến
chứng sau sanh của mẹ
Đặc điểm Dịch tễ N (%) P
Yếu tố liên quan thiếu máu thai kỳ
Nghề nghiệp
CNV 31 (30,5 %)
0,03 Nội trợ 38 (37,8%)
Buôn bán 21 (20,7 %)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 93
Đặc điểm Dịch tễ N (%) P
Tự do 11 (11%)
Yếu tố liên quan HbSAg (+)
Nghề nghiệp
CNV 22 (36,7 %)
0,02 Nội trợ 16 (26,5 %)
Buôn bán 11 (18,4 %)
Tự do 11 (18,4%)
Yếu tố liên quan bí tiểu sau sanh
Tuổi
< 18 0 (0%)
0,03 18 - 34 8 (100%)
≥ 35 0 (0 %)
Số lần sanh
Lần 1 6 (71,4%)
0,03 Lần 2 1 (14,3 %)
>2 1 (14,3 %)
Yếu tố liên quan băng huyết sau sanh
Số lần sanh
Lần 1 5 (100 %) 00,03
Lần 2 0 (0 %)
>2 0 (0 %)
Nhận xét
‐ Nghề nghiệp nội trợ chiếm cao nhất (37,8%)
liên quan thiếu máu có ý nghĩa với p < 0,05.
‐ Tỉ lệ CNV nhiễm HbSAg (+) chiếm cao nhất
36,7% có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
‐ Bí tiểu sau sanh con so chiếm tỉ lệ cao nhất
và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 4: Các yếu tố liên quan vàng da sơ sinh
Đặc điểm Dịch tễ N (%) P
Phương pháp sanh
Sanh thường 130 (44,2%)
0,001
Sanh giúp 7 ( 2,5 %)
Sanh mổ 157
(53,3 %)
Nghề nghiệp
CNV 152
(51,7 %)
0,04Nội trợ 85
(28,9 %)
Buôn bán 34
(11,5 %)
Khác 23 (7,9 %)
Nhận xét:
‐ Sanh mổ liên quan với vàng da sơ sinh
chiếm tỉ lệ cao nhất 53,3% và có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
‐ Nghề nghiệp CNV có liên quan với vàng da
sơ sinh chiếm tỉ lệ cao nhất 51,7% và có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
BÀN LUẬN
Tình hình sanh mổ
Hiện nay, nền kinh tế nước ta có những bước
phát triển mạnh, mức thu nhập, đời sống người
dân từng bước được nâng cao đã ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng của người dân nói chung
và đối với với phụ nữ mang thai nói riêng, dẫn
đến tình trạng mang thai to khá cao làm ảnh
hưởng tiến trình sanh ngã âm đạo. Trong số các
nước đang phát triển, Brazil có tỉ lệ sanh mổ cao
nhất, trong hệ thống y tế công tỉ lệ sanh mổ
khoảng 35% nhưng ở các bệnh viện tư thì tỉ lệ
này lên đến 80%(10). Theo nghiên cứu của Đặng
Thị Hà(5) năm 2009 trên 3018 thai phụ tại bệnh
viện Đại học Y Dược Cơ sở 2 cho thấy tỉ lệ mổ
sanh là 43,2%. Năm 2011, Theo Huỳnh Nguyễn
Khánh Trang tại bệnh viện Hùng Vương(9) tỉ lệ
sanh mổ chiếm 42,8%, với Lê Quang Thanh thì tỉ
lệ mổ sanh tại bệnh viện Từ Dũ(11) là 46,3%
Nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sanh mổ là
43% và lý do mổ với tỉ lệ cao nhất là sanh mổ
trên vết mổ lấy thai cũ chiếm 35,1%. Như vậy so
với các bệnh viện khác tại thành phố Hồ Chí
Minh trong cùng thời gian nghiên cứu thì tỉ lệ
sanh mổ của chúng tôi tương đương hoặc thấp
hơn. Hiện nay phụ nữ thường sanh 1 đến 2 con,
nên họ rất ngại cố gắng sanh ngã âm đạo sợ sang
chấn ảnh hưởng đối với con và mẹ. Bên cạnh đó,
ngày càng nhiều phụ nữ yêu cầu mổ lấy thai vì
sợ đau đẻ, muốn giữ sự rắn chắc của tầng sinh
môn và đặc biệt là cho con chào đời theo tử vi,
cũng như những áp lực nặng nề về các việc kiện
tụng thường xảy ra đối với thầy thuốc do tai
biến trong ngành sản khoa. Chính vì vậy, tỉ lệ
mổ sanh càng ngày càng cao, đặc biệt tại những
dịch vụ y tế tư nhân.
Tình hình thiếu máu trong thai kỳ
Thiếu máu trong thai kỳ là một trong những
vấn đề cần phải quan tâm rất nhiều vì nếu xảy ra
sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai
nhi cũng như giảm khả năng làm việc và tai biến
có thể xuất hiện ở thai phụ như BHSS, nhiễm
trùng hậu sản(2) và còn nhiều tai biến khác nữa.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 94
Một nghiên cứu tại TP. Hố Chí Minh năm 2007(19)
tỉ lệ thiếu máu là 17%. Năm 2009, Đoàn Thị Nga
cho thấy tỉ lệ thiếu máu chiếm 25,3% và tìm thấy
các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt với
nghề nghiệp là công nhân, không khám thai đều
và xuất hiện ở tuổi thai tam cá nguyệt thứ 2.
Nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thiếu máu ở
thai phụ là 11,3%, tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với
các nghiên cứu trước đây, có lẽ do mẫu nghiên
cứu của chúng tôi thực hiện tại một cơ sở Y tế
mà đối tượng đến sanh đa số là những người có
điều kiện kinh tế tương đối khá hơn. Nhưng
những kết quả của các tác giả cũng nói lên tình
trạng thiếu máu ở thai phụ càng ngày càng được
cải thiện, điều này cho thấy rằng chương trình
chăm sóc sức khỏe bà mẹ đã được quan tâm
đáng kể. Trong nghiên cứu chúng tôi còn cho
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê p < 0,05
với yếu tố nghề nghiệp là nội trợ 37,8%, có thể
đối tượng này thiếu kiến thức chăm sóc thai kỳ
cũng như chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.
Tình hình băng huyết sau sanh
Băng huyết sau sanh là một trong năm tai
biến sản khoa và là một trong những nguyên
nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không
phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Năm 2006, theo
nghiên cứu của WHO(1) về BHSS cho thấy tỉ lệ
thấp nhất ở Quatar 0,55% và cao nhất ở
Hunduras 17,5%. Tại bệnh viện Hùng Vương
năm 2005(17), theo nghiên cứu của một số tác giả
cho giả cho thấy tỉ lệ BHSS là 1,5 %.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ
BHSS chiếm 0,56% và toàn bộ những trường hợp
này đều xảy ra ở sản phụ sanh con so, ngoài ra
chúng tôi không tìm thấy yếu tố liên quan như
giúp sanh hay sanh con to hay sử dụng oxytocin
tăng co, là một tỉ lệ tương đương với nghiên cứu
tại bệnh viện Từ Dũ năm 2011 (0,5%)(11), nhưng
theo nghiên cứu của Phạm Thanh Hải năm
2008(17), cho thấy yếu tố sanh giúp bằng giác hút
có nguy cơ BHSS gấp 7,6 lần so với sanh thường,
sanh con có cân nặng từ > 4000g có BHSS gấp 9,7
lần so với cân nặng 3000g – 3500g.
Nhiễm trùng hậu sản, hậu phẫu(3) cũng là
một trong năm tai biến sản khoa xảy ra trong
giai đoạn hậu sản, nhưng ngày nay với trình độ
dân trí cao hơn cùng với sự chăm sóc hậu sản,
hậu phẫu tốt với kháng sinh đa dạng nên tỉ lệ
này xảy ra rất thấp. Thực tế, trong nghiên cứu
của chúng tôi không ghi nhận có trường hợp nào
nhiễm trùng ở vết mổ sanh hay vết may tầng
sinh môn, có thể có con số rất thấp trong giai
đoạn sản phụ đã xuất viện, nên chúng tôi không
ghi nhận được.
Bí tiểu sau sanh
Bí tiểu sau sanh là một trong những biến
chứng thường gặp nhất, đặc biệt là sanh ngả
âm đạo. Tình trạng bí tiểu sau sanh không
nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận
động và cảm giác cho sản phụ. Tác giả Saultz
JW(16) nhận thấy tần suất bí tiểu sau sanh ngã
âm đạo từ 1,7 – 17,9%. Theo một nghiên cứu
tại bệnh viện Từ Dũ 6/2001 – 9/2002 cho thấy tỉ
lệ bí tiểu sau sanh chiếm 13,5% và có liên quan
đến số lần sanh, cách sanh và thời gian chuyển
dạ sanh ngả âm đạo.
Nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bí tiểu sau
sanh 0,6%, tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với các
nghiên cứu khác, có lẽ do trong quá trình
chuyển dạ có sự theo dõi, chăm sóc tốt, không để
bàng quang đầy, không để xảy ra chuyển dạ kéo
dài, can thiệp kịp thời những trường hợp bất
tương xứng giữa thai nhi và khung chậu mẹ.
Chúng tôi ghi nhận những trường hợp bí tiểu
sau sanh đều xảy ra ở con so và tuổi sanh đẻ lý
tưởng là từ 18 ‐ 34 tuổi có ý nghĩa thống kê với p
< 0,05, có thể là do con so tầng sinh môn rắn chắc
hơn, ngoài ra chúng tôi không tìm thấy mối liên
quan nào khác ảnh hưởng đến tình trạng bí tiểu
sau sanh. Điều này phù hợp nhiều nghiên cứu
khác nhận định rằng sản phụ sanh con so nguy
cơ bí tiểu sau sanh cao hơn con rạ do tầng sinh
môn rắn chắc hơn, thời gian chuyển dạ kéo dài
hơn đưa đến cuộc chuyển dạ sẽ khó khăn hơn(18)‐.
Tình hình nhiễm HBsAg
Virus viêm gan B gây hậu quả nặng nề cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 95
nhân loại, ngoài tỉ lệ lưu hành HBV trong dân số
khá cao, diễn tiến mạn tính 10‐20% thường lây
truyền qua đường chu sinh ở các nước có tỉ lệ
bệnh lưu hành cao là đường lây cơ bản, hơn 90
% trẻ nhiễm trong giai đoạn chu sinh sẽ diễn
tính mạn tính do hệ thống miễn dịch chưa hoàn
thiện(8,12). Phụ nữ mang thai vừa có HBsAg(+) và
HBeAg(+) tỉ lệ lây mẹ ‐ con trên 90%(4).
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ HBsAg (+)
6,7%, mặc dù không ghi nhận tình trạng kinh tế
của mẫu nghiên cứu, nhưng thực tế những sản
phụ đến sanh tại bệnh viện Đại học Y Dược đa
số có điều kiện kinh tế từ khá trở lên, có lẽ mức
sống càng cao thì tỉ lệ nhiễm HBV càng thấp.
Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu cho
thấy có xu hướng liên quan giữa nhiễm HBV và
điều kiện kinh tế, mức sống càng kém thì lệ
nhiễm HBV cao hơn nhiều so với nhóm có điều
kiện sống khá ‐ giàu theo nghiên cứu của Phan
Hùng Việt(15) và Nguyễn Minh Trung nhưng
không có ý nghĩa về mặt thống kê. Và hơn nữa,
ngày nay ý thức chăm sóc sức khỏe của những
phụ nữ trước khi làm mẹ rất tốt, họ có thể đã
tiêm phòng ngừa HBV trước khi mang thai, nên
tỉ lệ nhiễm HBV càng ngày cũng thấp hơn trước
đây. Trong nghiên cứu, chúng tôi còn ghi nhận tỉ
lệ nhiễm HBV cao nhất ở nhóm có nghề nghiệp
là CNV 36,7% có ý nghĩa thống kê với (p< 0,05),
với các nghiên cứu khác không có yếu tố này. Có
thể trong nhóm nghề nghiệp này họ đã tiếp xúc
nhiều đối tượng, nên cũng dễ lây nhiễm, cũng có
thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi với tỉ lệ là
CNV cao nên tỉ lệ này chiếm cao hơn so các đối
tượng khác.
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ thai phụ
với HBeAg(+) ở những trường hợp HBsAg(+) là
20,4% thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Minh Trung(15) là 39,5%, Phan Hùng Việt(15) 31,2%
và Đinh Văn Phương(6) là 42%.
Tình hình vàng da sơ sinh
Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp rất hay
gặp ở trẻ sơ sinh, bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ
sinh non tháng và gặp khoảng 25 – 30% trẻ sơ
sinh đủ tháng(7,13), nếu không được phát hiện và
xử trí kịp thời có thể đưa đến biến chứng “vàng
da nhân” mà hậu quả của nó sẽ rất nặng nề hoặc
trẻ tử vong trong bệnh cảnh nhiễm độc thần
kinh hoặc nếu sống sót cũng để lại di chứng bại
não suốt đời.
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có
33,3% trẻ sơ sinh vàng da phải chiếu đèn, thời
gian chiếu đèn trung bình là 28,96 ± 13,84 giờ,
thời gian ngắn nhất là 5 giờ và dài nhất là 80 giờ.
Đa số trường hợp chiếu đèn này các thầy thuốc
nhi khoa thường dựa vào mức độ phân vùng
vàng da cho y lệnh chiếu đèn và cho kết quả tốt,
không ghi nhận trường hợp nào phải chuyển
viện vì vàng da nặng. Và trong nghiên cứu này,
chúng tôi ghi nhận yếu tố liên quan vàng da sơ
sinh có ý nghĩa thống kê p < 0,05 với sanh mổ, có
lẽ trẻ sinh mổ giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ
sinh thường.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ sanh mổ 43%, tỉ lệ thiếu máu trong thai
kỳ là 11,3% yếu tố liên quan là nghề nghiệp nội
trợ với p <0,05. Nhiễm HBV 6,7% có liên quan
với nghề nghiệp là CNV với p < 0,05. BHSS
0,56% có liên quan với yếu tố là con so p < 0,05.
Bí tiểu sau sanh 0,96% có liên quan với con so và
tuổi mẹ 18‐25 tuổi với p < 0,05. Vàng da sơ sinh
33,3% có liên quan sanh mổ và nghề nghiệp là
CNV với p < 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lanlonde AB, Daviss BA & Acosta A. (2006). Postpartum
hemorrhage today: living in the shadow of the TajMahal. A
textbook of Postpartum hemorrhage, Sapiens Publishing, 2‐10.
2. Allen HL, Casterline‐Sabel J (2000). Prevalence and causes of
nutritional anemia. In Ramakrishnan U, ed, Nutritional
Anemias. Boca Raton, FL: CRC Press, 7–22.
3. de Benoist B, McLean E, Egli I, Cogswell M (2008). Worldwide
prevalence of anaemia 1993–2005, WHO Global Database on
Anaemia, ISBN, 18‐20.
4. Châu Hữu Hầu (1995) Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tể
học nhiễm vi rút viêm gan trong cộng đồng dân cư tại huyện
Tân Châu, tỉnh An Giang. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y
Dược, Học Viện Quân Y, Hà Nội, trang 31‐67.
5. Đặng Thị Hà (2009), Tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Đại
học Y Dược, Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số
4*2010, trang 153‐158.
6. Đinh Văn Phương (2009), Tỉ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang
con tại bệnh viện Long Thành Đồng Nai từ tháng 6/2008 đến
04/2009. Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái
Bình Dương lần thứ 10, trang 13‐20.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 96
7. Garg AK (1999): A controlled trial of High ‐ Intensity Double
surface phototherapy on a fluid bed versus conventional
phototherapy in neonatal jaundice Pediatric vol 95 No. 6 June,
914‐6.
8. Gust ID (1996), Epidemiology of Hepatitis in Wertern Pacific
and the South East Asia; Gut, pp18‐23.
9. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2012), Nhau cài răng lược trên
nhau tiền đạo có vết mổ lấy thai, Hội nghị sản ‐ phụ khoa Việt
– Pháp‐ châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 12, trang 17 – 22
10. Kennare, Robyn Obstetrics and Gynecology, February 2007, vol.
109; pp. 270‐276.
11. Lê Quang Thanh (2012).Tai biến sản khoa tại bệnh viện Từ Dũ
năm 2011 – 2012 chương trình đào tạo Y khoa liên tục lần thứ
3 Tai biến sản khoa: Thực trạng – Giải pháp tại thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 15/9/2012.
12. Nguyễn Hữu Chí (2003), Bệnh viêm gan siêu vi, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh, tr 16‐22.
13. Ngô Minh Xuân: Sử dụng dàn nèn Compact TD 8.9w/71 để
điều trị vàng da do tăng bilirubin gián tiếp trẻ sơ sinh. Y học
thành phố Hồ Chí Minh tập 3 số 3*1999 trang 169 ‐173
14. Phạm Thanh Hải (2010) Yếu tố nguy cơ băng huyết sau sanh
– Y học TP.Hồ Chí Minh, Hội nghị Việt – Pháp Châu Á Thái
Bình Dương lần X Tập 14, Số 2, trang 36‐42
15. Phan Hùng Việt (2004), Khảo sát tình hình thai phụ nhiễm
HBV đến sanh tại khoa sản BVĐK Trà Vinh, Luận án thạc sĩ
sản phụ khoa, trang 36‐77.
16. Saultz JW, Toffler WL, Shackles JY. (1991) Postpartum urinary
retention in J Am Board Fam Pract 4(5):341‐4.
17. Trần Sơn Thạch, Tạ Thị Thanh Thủy & Nguyễn Vạn Thông
(2005). Mũi may B‐Lynch cải tiến điều trị băng huyết sau sanh
nặng do đờ tử cung. Hội nghị Việt – Pháp Châu Á Thái Bình
Dương lần thứ V
18. Yip SK, Hin LY, Chung TK. (1998) Effect of the duration of
labor on postpartum postvoid residual bladder volume in
Gynecol Obstet Invest 45(3):177‐80.
19. Võ Thị Thu Nguyệt (2007). Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt trong 3
tháng giữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Đại
học Y Dược. Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược.
Ngày nhận bài báo: 24/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_san_phu_sanh_tai_benh_vien_dai_hoc_y_duoc_co_so_2.pdf