Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của người cao tuổi tại huyện Cần Đước tỉnh Long An năm 2009

KẾT LUẬN NCT sử dụng phương pháp điều trị bằng Tây y chiếm tỷ lệ khá cao (81,3%), trong khi đó là đông y chiếm tỷ lệ là 9,1% và Đông- Tây kết hợp chiếm tỷ lệ là 9,6%. Loại dịch vụ mà NCT sử dụng khi đi khám nội trú là 25,1%, trong khi đó đi khám ngoại trú là 74,9%. Tỷ lệ NCT đi khám bệnh có kết quả điều trị khỏi là 65%, không khỏi là 20,8% và chuyển đi nơi khác là 13,7%, còn lại là 0,5%. Khi bị bệnh ở mức độ nhẹ, NCT chọn trạm y tế để khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ 35,4%, trong khi đó họ đến y tế tư nhân là 34,1%, tiếp theo là tuyến trên chiếm tỷ lệ 15,9% và đông y là 12,2%. NCT chọn tuyến trên để khám chữa bệnh khi có bệnh nặng chiếm tỷ lệ khá cao(66,2%), tiếp theo là y tế tư nhân chiếm tỷ lệ là 18%, kế đến là trạm y tế chiếm tỷ lệ là 14,3%, khác là 0,8%. KHUYẾN NGHỊ Về phía chính quyền các cấp xã Tăng cường công tác đầu tư nâng cấp cơ sở nhà trạm y tế xã chưa đáp ứng về điều kiện khám chữa bệnh. Bổ sung trang thiết bị y tế thiết yếu cho trạm y tế theo quy định của Bộ Y tế. Về phía Trung Tâm y tế huyện Cần Đước, tỉnh Long An 1. Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp đối với NCT và các thành viên khác trong gia đình, nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về nhận biết, phát hiện và dự phòng một số bệnh mạn tính thường gặp và nhiều tai biến ở NCT. 2. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hiểu và biết cách sử dụng thuốc (đặc biệt là thuốc đông y); đồng thời biết cách sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh hợp lý khi mắc bệnh, nhằm mục đích giảm bớt những lãng phí về thời gian và những chi phí không cần thiết. 3. Nên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho tất cả NCT trên địa bàn; đồng thời tuyên truyền vận động để các NCT hiểu rõ lợi ích của việc khám sức khoẻ định kỳ để các cụ tham gia đầy đủ.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ của người cao tuổi tại huyện Cần Đước tỉnh Long An năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 92 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN NĂM 2009 Dương Thị Minh Tâm1, Phùng Đức Nhật* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Theo qui ñịnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ñộ tuổi trên 60 ñược gọi là người cao tuổi. Chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, cùng với những thành tựu ñạt ñược của y học nên tuổi thọ của con người ngày càng ñược nâng cao. Chính vì thế số người cao tuổi trên thế giới ngày càng nhiều. Liên hợp quốc dự báo thế kỷ 21 là thế kỷ già hóa. Tính tới năm 2002 số người trên 60 tuổi trên thế giới trên 600 triệu. Hiện có khoảng 390 triệu người già ở các nước ñang phát triển. Theo dự báo, chưa ñầy 3 thập kỷ tới số lượng sẽ tăng lên trên 1 tỷ. Tình hình ñó ñặt ra nhiều vấn ñề về kinh tế xã hội và chăm sóc sức khỏe ñối với lớp người cao tuổi hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình hình và những yếu tố (mức sống, trình ñộ văn hóa, nhóm tuổi...) liên quan ñến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2009. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang có phân tích, phỏng vấn người cao tuổi bằng bộ câu hỏi, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu: Có 386 người cao tuổi tham gia phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Tuổi thọ trung bình của NCT tham gia nghiên cứu là 73,8 trong ñó tuổi thấp nhất là 60 và cao nhất là 99. Trong 386 ñối tượng tham gia nghiên cứu, chỉ có 21,2% người cao tuổi có ñi kiểm tra sức khỏe ñịnh kỳ, còn lại 78,8% NCT không ñi kiểm tra sức khỏe ñịnh kỳ, trong 183 NCT ñi khám bệnh tại các cơ sở y tế, NCT ñi khám bệnh ở tuyến trên chiếm tỷ lệ cao nhất (48,6%), trong khi ñó khám tại các trạm y tế là 19,7%, tư nhân là 17,5% và ñông y là 7,7%. Khi xem xét mối liên quan về ñặc trưng nhóm( giới, trình ñộ học vấn, mức sống và thu nhập) và cách sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Cần có nhiều dịch vụ y tế thuận tiện cho người già tại ñịa phương. Từ khóa: dịch vụ khám chữa bệnh cho người cao tuổi. ABSTRACT HEALTH CARE UTILITY AND RELATED FACTORS FOR OLD AGE PERSONS IN CAN DUOC DISTRICT, LONG AN PROVINCE, 2009 Duong Thi Minh Tam, Phung Duc Nhat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 92 - 98 Background: WHO defines people over 60 year old as old person. Quality of life is getting better and better, and achievement in medicine make people live longer and the number of old person in the owlrd increase dramatically. The United Nations predicted that the 21st century will be the century of aging. Until 2002, the number of old person in the world reach 600 millions and 390 millions were in developing coutnries. In the next three decades, this number will increase to 1 billion. This situation will cause many social economic problems and health care service for old age persons. Objective: Describe situation and related factors (living standard, educational level, age group, and so on) to health care utility of old persons in Can Duoc district, Long An province. Method: This is a analytic cross-sectional study by using questionaire to interview old persons in Can Duoc district, Long An province in 2009. Results: 386 old persons has been recruited to this study. The mean age of this group is 73.8 years with lowest age is 60 and highest age is 99. In 386 old persons only 21.2% have regular health check up. In 183 old persons who did use health care service, most of them choose to use central level health care service (48.6%), only 19.7% choose to have health exam at commune health posts, 17.5% use private service and 7.7% use traditional medicine. There is no relationship between gender, educational level, living standard, and income to health care utility. Conclusion: There should be more health care service accessible for old persons at commune level. Key word: health care utility and related factor for old age persons ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Viện Vệ sinh- Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ liên lạc: ThS.Phùng Đức Nhật ĐT: 0918 103 404 Email: phungducnhat@ihph.org.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 93 Là một nước ñang phát triển, Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng NCT ngày càng tăng. Trước năm 1945 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam rất thấp là 32 và số NCT rất thấp. Sau năm 1945 tuổi thọ của chúng ta ñược nâng lên rất nhanh. Năm 1979 tuổi thọ trung bình là 66 tuổi (Nam 63,5 tuổi; Nữ 67,8 tuổi), số người trên 100 tuổi là 2731. Năm 1989 tuổi thọ trung bình là 68 tuổi, số người trên 100 tuổi là 2432. Theo tổng ñiều tra dân số, số NCT chiếm 7,2% (năm 1989), sau 10 năm tăng lên 8,2% (năm 1999). Mặc dù hiện tại cấu trúc dân số của Việt Nam vẫn thuộc loại trẻ, song tỷ lệ NCT ñang có xu hướng tăng nhanh. Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là trên 72 tuổi, tuổi của phụ nữ cao hơn nam giới 4 – 5 tuổi. NCT chiếm khoảng 9,45% so với tổng dân số. Theo dự báo ñến năm 2019, dân số Việt Nam mới trở thành nước có dân số già khi tỷ lệ NCT ñạt trên 10%. Theo ñiều tra y tế quốc gia 2001-2002 thì số người cao tuổi bị bệnh trên 1 ngày trong vòng 4 tuần là 55,5%. Trong ñó bệnh ảnh hưởng tới hoạt ñộng chiếm 16,4%; nằm tại chỗ là 10,3%; cần có người khác chăm sóc là 3,5%(1). Do ñó người cao tuổi cũng có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế cao hơn các lứa tuổi khác. Hiện nay chi phí y tế ngày càng cao, nhưng do tính phụ thuộc nên khả nǎng tự chi trả của người cao tuổi rất hạn chế, chỉ 30% người cao tuổi ở khu vực thành thị và 15% ở khu vực nông thôn có thẻ bảo hiểm y tế (người về hưu, mất sức, người nghèo). Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mô tả tình hình và những yếu tố (mức sống, trình ñộ văn hóa, nhóm tuổi...) liên quan ñến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2009. Mục tiêu cụ thể - Xác ñịnh tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế tại huyện Cần Đước Tỉnh Long An năm 2009 - Mô tả tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2009 - Xác ñịnh những yếu tố (mức sống, trình ñộ văn hóa, nhóm tuổi...) liên quan ñến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi huyện Cần Đước, tỉnh Long An năm 2009. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) không phân biệt giới tính, hiện ñang sinh sống tại huyện Cần Đước tại thời ñiểm ñiều tra, có 386 NCT tham gia vào nghiên cứu này vào thời ñiểm ñiều tra. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Từ tháng 2 ñến tháng 12 năm 2009. Địa ñiểm nghiên cứu Huyện Cần Đước Tỉnh Long An. Phương pháp nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 94 Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, lấy số liệu bằng cách phỏng vấn qua bảng câu hỏi. Số liệu ñược kiểm tra, làm sạch, mã hóa và nhập thông tin vào máy tính bằng phần mềm Epi-data, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc ñiểm dân số học của ñối tượng nghiên cứu: Điều tra ñược triển khai tại 3 xã: Phước Vân, Mỹ Lệ và Thị trấn Cần Đước thuộc huyện Cần Đước tỉnh Long An. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 ñến tháng 12 năm 2009. Có 386 phiếu ñưa vào nghiên cứu này dư 2 phiếu so với mẫu ban ñầu là 384. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu này phân bố không ñều nhau, nam chiểm tỷ lệ là 65% trong khi ñó tỷ lệ nữ là 35%. Tuổi của ñối tượng nghiên cứu từ 60 ñến 99, tuổi trung bình là 73,8. Nhóm tuổi từ 60-69 chiểm tỷ lệ là 35%, 70-79 chiếm tỷ lệ là 38,9%, từ 80-89 chiếm tỷ lệ là 23,1% và lớn hơn 89 chiếm tỷ lệ là 31%. Trong khi ñó trình ñộ học vấn ñạt ở mức tiểu học là 51,8%, trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 4,1% và ñại học chiểm tỷ lệ rất thấp là 2,8% Nghề nghiệp chính của người cao tuổi vẫn là già yếu chiếm tỷ lệ cao nhất(57,5%), kế ñến là làm ruộng (15,8%), nội trợ là 15,3%. Người cao tuổi sống từ nguồn thu nhập chính từ lương hưư chiếm tỷ lệ là 10,4%, từ con cháu chiếm tỷ lệ khá cao 54,7%, và tự bản thân họ vẫn phải tự kiếm sống chiếm tỷ lệ là 30,6% và nhờ lương người cao tuổi là 3,1%. Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi 78.8% 21.2% Có Không Biểu ñồ 1: Phân bố tình hình kiểm tra sức khỏe của người cao tuổi. Nhận xét: Trong 386 ñối tượng tham gia nghiên cứu, chỉ có 21,2% người cao tuổi có ñi kiểm tra sức khỏe ñịnh kỳ, còn lại 78,8% NCT không ñi kiểm tra sức khỏe ñịnh kỳ. Bảng 1: Phân bố tình trạng bệnh tật người cao tuổi trong bốn tuần qua Tần số (N) Tỷ lệ (%) Có 242 62,7 Không 144 37,3 Bệnh trong 4 tuần qua Tổng 386 100 Làm việc 162 66,9 Nằm một chỗ 47 19,4 Nghỉ việc 26 10,7 Có người chăm sóc 7 2,9 Tình trạng sức khỏe người cao tuổi khi bị bệnh Tổng 242 100 Đi khám bệnh 183 75,6 Tự ñiều trị 36 14,9 Không làm gì cả 15 6,2 Cách lựa chọn khám chữa bệnh Mời bác sĩ ñến nhà 8 3,3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 95 Tổng 242 100 Nhận xét: Trong 386 người cao tuổi tham gia phỏng vấn, có ñến 242 người cao tuổi mắc bệnh trong 4 tuần qua chiếm tỷ lệ là 62,7%, và 144 người cao tuổi không mắc bệnh gì chiếm tỷ lệ là 37,3%. Tuy nhiên, trong 242 người mắc bệnh thì có 66,9% trong số họ phải làm việc, 19,4% trong số họ phải nằm một chỗ, nghỉ việc chiếm tỷ lệ là 10,7% và phải có người chăm sóc chiếm tỷ lệ là 2,9%. Về việc lựa chọn cách khám chữa bệnh, trong 242 NCT bị bệnh, tỷ lệ NCT ñi khám bệnh là 76,5%, trong khi ñó tự ñiều trị là 14,9%, không làm gì cả chiếm tỷ lệ là 6,2% và mời bác sĩ về nhà là 3,3%. Bảng 2: Phân bố nơi thường ñi khám chữa bệnh của người cao tuổi 6.6 19.7 48.6 17.5 7.7 Trạm y tế Đông y Tư nhân Tuyến trên Khác Series1 Nhận xét: Trong 183 NCT ñi khám bệnh tại các cơ sở y tế, NCT ñi khám bệnh ở tuyến trên chiếm tỷ lệ cao nhất (48,6%), trong khi ñó khám tại các trạm y tế là 19,7%, tư nhân là 17,5% và ñông y là 7,7%. Bảng 3: Phân bố phương pháp ñiều trị của NCT Phương pháp ñiều trị Tần số (N) Tỷ lệ Đông Y 35 9,1 Tây Y 314 81,3 Đông- Tây 37 9,6 Tổng 386 100 Nhận xét:NCT sử dụng phương pháp ñiều trị bằng Tây y chiếm tỷ lệ khá cao(81,3%), trong khi ñó là ñông y chiếm tỷ lệ là 9,1% và Đông- Tây kết hợp chiếm tỷ lệ là 9,6%. Bảng 4: Phân bố loại dịch vụ người cao tuổi sử dụng Loại dịch vụ Tần số (N) Tỷ lệ Nội trú 46 25,1 Ngoại trú 137 74,9 Tổng 183 100 Nhận xét: Loại dịch vụ mà NCT sử dụng khi ñi khám nội trú là 25,1%, trong khi ñó ñi khám ngoại trú là 74,9%. Bảng 5: Phân bố kết quả ñiều trị của người cao tuổi Kết quả ñiều trị Tần số( N) Tỷ lệ Khỏi 119 65,0 Không khỏi 38 20,8 Chuyển ñi nơi khác 25 13,7 Khác 1 ,5 Tổng 183 100 Nhận xét: Tỷ lệ NCT ñi khám bệnh có kết quả ñiều trị khỏi là 65%, không khỏi là 20,8% và chuyển ñi nơi khác là 13,7%, còn lại là 0,5%. Nhận xét của người bệnh về chất lượng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế Bảng 6: NCT khi có bệnh nhẹ và cách chọn nơi khám chữa bệnh Tần số (N) Tỷ lệ Trạm y tế 29 35,4 Đông y 10 12,2 Bệnh nhẹ Tư nhân 28 34,1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 96 Tuyến trến 13 15,9 Khác 2 2,4 Tổng 82 100 Nhận xét: Khi bị bệnh ở mức ñộ nhẹ, NCT chọn trạm y tế ñể khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ 35,4%, trong khi ñó họ ñến y tế tư nhân là 34,1%, tiếp theo là tuyến trên chiếm tỷ lệ 15,9% và ñông y là 12,2%. Bảng 7: NCT khi có bệnh nặng và cách chọn nơi KCB Tần số Tỷ lệ(%) Trạm y tế 19 14,3 Đông y 1 0,8 Tư nhân 24 18,0 Tuyến trến 88 66,2 Bệnh nặng Khác 1 0,8 Tổng 133 100 Nhận xét: NCT chọn tuyến trên ñể khám chữa bệnh khi có bệnh nặng chiếm tỷ lệ khá cao (66,2%), tiếp theo là y tế tư nhân chiếm tỷ lệ là 18%, kế ñến là trạm y tế chiếm tỷ lệ là 14,3%, khác là 0,8%. Bảng 8: Phân bố về chất lượng phục vụ và cách chọn nơi khám chữa bệnh Tần số Tỷ lệ(%) Trạm y tế 20 16,5 Đông y 5 4,1 Tư nhân 29 24,0 Tuyến trến 66 54,5 Chất lượng phục vụ tốt Khác 1 0,8 Tổng 121 100 Nhận xét: Ý kiến của NCT nhận xét về chất lượng phục vụ tại trạm y tế tốt là 16,5%, trong khi ñó ở ñông y chất lượng phục vụ tốt là 4,1% và tư nhân chất lượng phục vụ tốt là 24%, tuyến trên là 54,5%. Tìm hiểu mối liên quan Bảng 9: Mối liên quan giữa ñặc trưng cá nhân và việc sử dụng dịch vụ KCB KCB tại trạm y tế KCB tại nơi khác Tổng Nơi KCB B Số Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Nam 10 27,8 49 33,3 59 Nữ 26 72,2 98 66,7 124 Tổng 36 100 147 100 183 Giới tính χ2=0,4 P=0,52 Làm ruộng 12 33,3 20 32 Buôn bán 1 2,8 15 10,2 16 Nội trợ 3 8,3 22 15 25 Già yếu 19 52,8 88 59,9 107 Khác 1 2,8 2 1,4 3 Tổng 36 100 147 100 183 Nghề nghiệp χ2=9,79 P=0,04 THCS trở xuống 35 97,2 136 92,5 171 Trung sơ cấp trở lên 1 2,8 11 7,5 12 Tổng 36 100 147 100 183 Học vấn χ2=1,04 P=0,3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 97 Giàu 0 0 3 2,0 3 Khá 3 8,3 27 18,4 30 Trung bình 14 38,9 67 45,6 81 Nghèo 7 19,4 21 14,3 28 Cận nghèo 12 33,3 29 19,7 41 Tổng 36 100 147 100 183 Mức sống χ2=5,69 P=0,223 Lương hưu 4 11,1 15 10,2 19 Con cháu 22 61,1 78 53,1 100 Kiếm sống 9 25 47 32,0 56 Lương người cao tuổi 1 2,8 4 2,7 5 Khác 0 0 3 2,0 3 Tổng 36 100 147 100 183 Thu nhập χ2=1,56 P=0,816 Nhận xét: Khi xem xét mối liên quan về ñặc trưng nhóm (giới, trình ñộ học vấn, mức sống và thu nhập) và cách sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý giữa giới tính, trình ñộ học vấn cũng như mức sống và thu nhập của ñối tượng nghiên cứu với việc khám chữa bệnh tại các trạm y tế (p>0,05). Tuy nhiên khi tìm hiểu mối liên quan giữa việc ñi khám ở Trạm y tế và nghề nghiệp, chúng tôi thấy sự khác biệt có y nghĩa thống kê. Bảng 10: Mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế KCB tại trạm y tế KCB tại nơi khác Tổng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số (n=183) Có 32 88,9 108 73,5 140 Không 4 11,1 39 26,5 43 Tổng 36 100 147 100 183 BHYT χ2=3,82 P=0,05 Nhận xét: Đối với tất cả người NCT có thẻ bảo hiểm y tế và không có thẻ bảo hiểm y tế, tỷ lệ NCT ñi khám tại trạm y tế cao hơn so với việc NCT ñi khám tại nơi khác.Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Khám sức khoẻ ñịnh kỳ là hết sức quan trọng ñối với mỗi người, ñặc biệt ñối với NCT, vì NCT thường có sức khoẻ kém và nhiều bệnh tật. Việc NCT khám sức khoẻ ñịnh kỳ cho phép phát hiện sớm một số bệnh tiềm ẩn, giúp cho NCT phòng tránh những nguy cơ bệnh tật mà bản thân có thể gặp phải. Kết quả ñiều tra cho thấy có 21,2% có ñi khám sức khoẻ ñịnh kỳ hàng năm. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với NCT d trong NC của Triệu Văn Chinh (17,1%); của Trần Ngọc Tụ (35,5%). Điều này dẫn ñến việc CSSK NCT sẽ càng khó khăn hơn khi trong bối cảnh ngày nay, cùng với vấn ñề kinh tế phát triển và ñô thị hoá là sự thay ñổi về hoạt ñộng thể lực; sự thay ñổi về cấu trúc khẩu phần ăn, nhiều loại bệnh mạn tính của thời kì mới ñang tăng lên rõ rệt trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Qua thực tế trên ñây, ñể công tác CSSK cho NCT ñạt hiệu quả cao; một mặt cần phải ñẩy mạnh công tác truyền thông GDSK giúp cho NCT hiểu và tự nâng cao ý thức theo dõi và quản lý sức khoẻ của bản thân thông qua việc chủ ñộng ñi khám sức khoẻ ñịnh kỳ. Mặt khác, phải gắn trách nhiệm quản lý sức khoẻ cho NCT tại cộng ñồng cho TYT cơ sở một cách chính thức và rõ ràng. Trước mắt cả y tế công và y tế tư ở ñịa phương ñều phải có trách nhiệm trong việc tư vấn cho NCT nhận thức ñược sự cần thiết và lợi ích của việc khám sức khoẻ ñịnh kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ NCT bị bệnh trong 4 tuần qua chiếm tỷ lệ khá cao, NCT bị ốm ñau trong 4 tuần chiếm tỷ lệ là 62,7%, ñiều này cũng phù hợp với thực tế. Về phương pháp ñiều trị, kết quả nghiên cứu cho thấy người dân huyện Cần Đước Tỉnh Long An sử dụng phương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 98 pháp tây y là chủ yếu (81,3%), trong khi ñó sử dụng tây y và ñông – tây kết hợp chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau. Kết quả này phù hợp với thực trạng chung của người Việt Nam, có thể là ở nông thôn người dân chưa có thói quen sư dụng thuốc y học dân tộc, mộc mạc, cơ sở KCB bằng tây y quá nhiều so với cơ sở ñông y, mặt khác, tại NCT thường mắc các bệnh mãn tính nên việc lựa chọn KCB tại ñông y không ñáp ứng ñược nhu cầu KCB cho NCT, việc ñiều trị tai Tây y ñưa kết quả nhanh chóng và ít phiền phức hơn. Vì vậy, cần triển khai cho NCT biết ñược lợi ích của thuốc Đông y, triển khai nguồn thuốc Nam tại YTCS và tăng cường công tác tuyên truyền cho NCT biết và sử dụng thuốc y học dân tộc bằng phương pháp Đông Y tại các tuyến YTCS, ñặc biệt là tại các trạm y tế nhằm giảm bớt chi phí trong ñiều trị và lạm dụng thuốc ñiều trị là tây y. Kết quả ñiều trị nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả ñiều trị khỏi là 65%, Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hòa Bình ( 1994-2001) là 81,4%, như vậy tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác, có thể là trình ñộ chuyên môn khác nhau tại các ñịa phương dẫn ñến kết quả ñiều trị khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa tìm thấy ñược mối liên quan giữa các yếu tố giới, cũng như trình ñộ học vân của người cao tuổi khi ñi khám chữa bệnh tại các trạm y tế so với các nơi khác có thể do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ nên mối liên quan giữa các yếu tố trên chưa tìm thấy trong nghiên cứu này. Tuy nhiên khi tìm hiểu mối liên quan giữa việc ñi khám ở Trạm y tế và nghề nghiệp, chúng tôi thấy sự khác biệt có y nghĩa thống kê. Đối với tất cả người NCT có thẻ bảo hiểm y tế và không có thẻ bảo hiểm y tế, tỷ lệ NCT ñi khám tại trạm y tế cao hơn so với việc NCT ñi khám tại nơi khác. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. KẾT LUẬN NCT sử dụng phương pháp ñiều trị bằng Tây y chiếm tỷ lệ khá cao (81,3%), trong khi ñó là ñông y chiếm tỷ lệ là 9,1% và Đông- Tây kết hợp chiếm tỷ lệ là 9,6%. Loại dịch vụ mà NCT sử dụng khi ñi khám nội trú là 25,1%, trong khi ñó ñi khám ngoại trú là 74,9%. Tỷ lệ NCT ñi khám bệnh có kết quả ñiều trị khỏi là 65%, không khỏi là 20,8% và chuyển ñi nơi khác là 13,7%, còn lại là 0,5%. Khi bị bệnh ở mức ñộ nhẹ, NCT chọn trạm y tế ñể khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ 35,4%, trong khi ñó họ ñến y tế tư nhân là 34,1%, tiếp theo là tuyến trên chiếm tỷ lệ 15,9% và ñông y là 12,2%. NCT chọn tuyến trên ñể khám chữa bệnh khi có bệnh nặng chiếm tỷ lệ khá cao(66,2%), tiếp theo là y tế tư nhân chiếm tỷ lệ là 18%, kế ñến là trạm y tế chiếm tỷ lệ là 14,3%, khác là 0,8%. KHUYẾN NGHỊ Về phía chính quyền các cấp xã Tăng cường công tác ñầu tư nâng cấp cơ sở nhà trạm y tế xã chưa ñáp ứng về ñiều kiện khám chữa bệnh. Bổ sung trang thiết bị y tế thiết yếu cho trạm y tế theo quy ñịnh của Bộ Y tế. Về phía Trung Tâm y tế huyện Cần Đước, tỉnh Long An 1. Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp ñối với NCT và các thành viên khác trong gia ñình, nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về nhận biết, phát hiện và dự phòng một số bệnh mạn tính thường gặp và nhiều tai biến ở NCT. 2. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hiểu và biết cách sử dụng thuốc (ñặc biệt là thuốc ñông y); ñồng thời biết cách sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh hợp lý khi mắc bệnh, nhằm mục ñích giảm bớt những lãng phí về thời gian và những chi phí không cần thiết. 3. Nên tổ chức khám sức khoẻ ñịnh kỳ hàng năm cho tất cả NCT trên ñịa bàn; ñồng thời tuyên truyền vận ñộng ñể các NCT hiểu rõ lợi ích của việc khám sức khoẻ ñịnh kỳ ñể các cụ tham gia ñầy ñủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế - Tổng Cục Thống kê (2003), Báo cáo kết quả Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002, NXB Y học, Hà Nội 2. Bộ Y tế - Tổng Cục Thống kê (2003),"Báo cáo chuyên ñề - Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế", Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002, NXB Y học, Hà Nội. 3. Lương Sơn Bá, Nguyễn Duy Thăng, Cảnh Lâm, Văn Công Trọng (2000), “Nghiên cứu khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của các HGĐ tại tuyến cơ sở”, Tạp chí Y học thực hành, số12 (392), tr.7-10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_su_dung_dich_vu_kham_chua_benh_va_mot_so_yeu_to_li.pdf
Tài liệu liên quan