Tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ khuyết tật từ 3-14 tuổi tại cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ khuyết tật Thiên Phước, Củ Chi

Tình trạng viêm nướu có chảy máu chiếm tỉ lệ 16,92%, tỉ lệ có mảng bám rất cao, rất cần được quan tâm đến tình trạng vệ sinh răng miệng cho trẻ. Tỉ lệ trẻ có khớp cắn xấu cũng chiếm tỉ lệ cao 52,30%. Điều này cho thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa có hoặc không đáp ứng được yêu cầu điều trị cho trẻ khuyết tật, những trẻ cần được chăm sóc đặc biệt. Mảng bám lâu ngày sẽ làm tăng tỉ lệ vôi răng, với 78,6% số trẻ bị bại não có đời sống thực vật thì việc chăm sóc răng miệng cũng gặp rất nhiều khó khăn nếu không có đủ thông tin hướng dẫn cũng như điều kiện vật chất. Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng nổi bật là trám răng một mặt và nhổ răng. Tuy nhiên, việc khám và điều trị cho trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn: trẻ không thể hợp tác để việc điều trị đạt kết quả tốt, bên cạnh đó bệnh toàn thân của trẻ cần được kiểm tra và kiểm soát tốt trong suốt quá trình điều trị. Hiện tại, chúng ta chưa có thiết bị điều trị chuyên biệt cho trẻ khuyết tật, nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, mất nhiều công sức thời gian và nhân lực.

pdf4 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ khuyết tật từ 3-14 tuổi tại cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ khuyết tật Thiên Phước, Củ Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 116 TÌNH HÌNH SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TỪ 3-14 TUỔI TẠI CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG VÀ BẢO TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT THIÊN PHƯỚC, CỦ CHI Phan Ái Hùng*, Nguyễn Thị Thúy Lan* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị của trẻ khuyết tật từ 3- 14 tuổi tại cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ khuyết tật Thiên Phước, Củ Chi. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 65 trẻ (40 nam, 25 nữ), trong số đó có 51 trẻ bị bại não, 14 trẻ mắc các khuyết tật khác. Số trẻ có khả năng nhai được thức ăn chiếm tỉ lệ 47,7%, số trẻ còn lại không có khả năng nhai thức ăn. Các trẻ được khám tình trạng sâu răng và nha chu, sử dụng các chỉ số theo phương pháp điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới. Kết quả: Tỉ lệ sâu răng 73,84%; chỉ số smtr 4,58 và SMTR 5,11; tỉ lệ viêm nướu có chảy máu 16,92%; nhu cầu điều trị trám 1 mặt răng/trẻ: 4,57; trám từ 2 mặt răng trở lên/trẻ: 1,6; nhu cầu điều trị tủy/trẻ: 1,5; nhu cầu nhổ/trẻ: 2,71. Kết luận: Kết quả cho thấy cần phải tiến hành điều trị sớm cho trẻ đồng thời kết hợp hướng dẫn các cô giáo chăm sóc vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám cho trẻ. Từ khóa: Sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị, trẻ khuyết tật. ABSTRACT ORAL HEALTH OF DISABLED CHILDREN IN THIEN PHUOC HOME FOR CHILDREN WITH DISABILITY, CU CHI Nguyen Thi Thuy Lan, Phan Ai Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 115 - 118 Objective: To evaluate oral health status and treatment needs of disabled children (3-14 year-old) in Thien Phuoc Home for Children with Disability, Cu Chi, Viet Nam. Methods: The survey included 65 children (40 male, 25 female). Children was examined for caries and periodontal status using the examination form recommended in the manual “Who basis oral health survey method” (1997). Results: The prevalence of caries was found as 73.84%, and the gingivitis was found as 16.9%. Therefore, one surface filling was needed for 4.57, while two surface fillings needed 1.6. Pulp treatment was needed 1.5 and extraction was needed 2.71. The results of our study demonstrate a high caries prevalence, poor oral hygiene and extensive unmet needs for dental treatment in Thien Phuoc Homes for Children with Disability, Cu Chi, Viet Nam. Conclusion: Effort must be made to encourage the teachers of these children to promote and improve their oral health. Keywords: Oral health, treatment need, disabled children. * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thúy Lan ĐT: 0916740209 Email: thuylandent@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 117 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ khuyết tật là những trẻ có khiếm khuyết cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng, hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và lao động. Nguyên nhân của khuyết tật do: Thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bệnh di truyền gây dị tật bẩm sinh. Mẹ đẻ khó, bị ngạt phải can thiệp dụng cụ. Nuôi dưỡng và chăm sóc: suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, loét giác mạc, thiếu iốt. Tai nạn, bệnh tật để lại di chứng: viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại liệt, lao, viêm tai chảy mủ. Tại Việt Nam, từ 1991-1995, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam điều tra tại 13 tỉnh, 13 huyện với tổng số 313 xã, trên dọc địa bàn Bắc-Trung-Nam trên các đối tượng trẻ có tật từ 0-16 tuổi. Kết quả cụ thể: Tỉ lệ trẻ khuyết tật / tổng dân số: 1%. Tỉ lệ trẻ có tật / tổng số trẻ cùng độ tuổi: 2%. Tỉ lệ có tật nặng / tổng số trẻ có tật: 30%. Tỉ lệ trẻ có tật trí tuệ: 27%. Tỉ lệ trẻ có tật vận động: 19%. Tỉ lệ trẻ có tật ngôn ngữ: 17%. Tỉ lệ trẻ có tật thị giác: 15%. Tỉ lệ trẻ có tật thính giác: 12%. Tỉ lệ trẻ đa tật: 4,2%. Tỉ lệ trẻ có hành vi xa lạ: 1,7%. Còn lại là các tật khác. Từ kết quả điều tra trên, ta thấy trẻ có tật ở Việt Nam giai đoạn đó là tương đương 1 triệu em, thực trạng đời sống vật chất và tinh thần ở trẻ khuyết tật Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi. Định kiến xã hội mang tính áp đặt, có ảnh hưởng vô cùng xấu tới giáo dục trẻ đặc biệt nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng. Điều trị cho trẻ tật nguyền ít được gia đình quan tâm, cũng như các tổ chức xã hội khác nói chung và chuyên ngành răng hàm mặt nói riêng chưa có chiến lược chăm sóc sức khỏe răng miệng ưu tiên cho đối tượng này. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tình trạng sâu răng, tỉ lệ mắc, số trung bình smtr, SMTR. Xác định tình trạng nha chu gồm tỉ lệ viêm nướu. Xác định nhu cầu điều trị bệnh sâu răng và nha chu. Đề xuất hướng giải quyết vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ khuyết tật tại cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ khuyết tật Thiên Phước, Củ Chi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Gồm 65 trẻ khuyết tật từ 3 - 14 tuổi được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ khuyết tật Thiên Phước, Củ Chi. Phương pháp nghiên cứu Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Việc khám tình trạng sức khỏe răng miệng được thực hiện bởi 2 người đã được huấn luyện định chuẩn. Phương tiện nghiên cứu: Phiếu khám (theo mẫu phiếu điều tra sức khỏe răng miệng của WHO). Bộ đồ khám. Ghế nha lưu động. Máy tính. Hóa chất kiểm soát lây nhiễm. Thu thập và sử lý số liệu qua khám lâm sàng, sử dụng các phần mềm Excel và SPSS 11.5 để phân tích. Sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy lý. KẾT QUẢ Tỉ lệ sâu răng cao 73,84%. Tỉ lệ viêm nướu có chảy máu 16,92%. Tỉ lệ trẻ có khớp cắn xấu 52,30%. Bảng 1. Tỉ lệ nam nữ theo phân loại khuyết tật. Giới tính Nam Nữ n % n % Khuyết tật Bại não 30 46,2 21 32,3 Khác 10 15,4 4 6,2 Bảng 2. Tỉ lệ trẻ nhai được và không nhai được theo độ tuổi. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 118 Nhóm tuổi 3 -5tuoi 6-12 tuoi >13 tuoi N % N % N % Nhai thức ăn Nhai được 3 4,6 22 33,8 6 9,2 Không nhai được 9 13,8 22 33,8 3 4,6 Bảng 3. Số trung bình sâu, mất, trám /răng theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi N Răng sâu (SD) Trám sâu lại (SD) Trám tốt (SD) Răng mất do sâu (SD) 1-5 tuổi 12 4,58 (3,96) 0 0 0 6-12 tuổi 44 4,45 (4,41) 0,02 (0,15) 0,05 (0,3) 0 > 13 tuổi 9 4,89 (3,62) 0,11 (0,33) 0,33 (1) 0 p>0,05. Bảng 4. Số trung bình sâu mất trám theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi N smtr (SD) SMTR (SD) 1-5 tuổi 12 4,58 (3,96) 0 6-12 tuổi 44 2,43 (3,68) 2,09 (2,63) 13-18 tuổi 9 0 5,11 (3,62) p>0,05. Bảng 5. Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng. Nhu cầu điều trị Số răng Số răng trung bình Trám 1 mặt 215 4,57 Trám > 2 mặt 16 1,6 Chữa tủy 12 1,5 Nhổ 57 2,75 BÀN LUẬN Tỉ lệ toàn bộ bệnh sâu răng của trẻ khuyết tật tại trung tâm Thiên Phước ở mức độ cao (73,84%). Tỉ lệ bệnh sâu răng cao so với trẻ bình thường, cho thấy tình trạng sức khỏe răng miệng không được quan tâm đúng mức do đa số trẻ khuyết tật bị bỏ rơi hoặc thuộc gia đình khó khăn, cùng với số lượng nhân viên chăm sóc cho trẻ tại trung tâm Thiên Phước ít. Mức độ trầm trọng của bệnh sâu răng được phản ánh qua chỉ số smtr và SMTR (Bảng 4) cho thấy tình trạng sâu là chủ yếu, còn mất và trám không đáng kể. Kết quả smtr và SMTR được xếp ở mức cao theo phân loại của WHO. SMT = 0 – 1,1 : rất thấp SMT = 1,2 – 2,6 : thấp SMT = 2,7 – 4,4: trung bình SMT ≥ 4,5 : cao Theo nghiên cứu của UK (1986) trên những trẻ tật nguyền từ 5-15 tuổi có tỉ lệ SMTR 1,76 cho thấy tình trạng vệ sinh răng miệng của trẻ kém do thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ(1). Năm 2001, Shyama cùng cộng sự cũng điều tra tỉ lệ sâu răng cao ở trẻ tật nguyền từ 3 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ rất cao 86%, chỉ số SMTR 2,61 có mối liện hệ với kiến thức giữ gìn vệ sinh răng miệng kém, không có thông tin đầy đủ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho những đối tượng đặc biệt(2). Tình trạng viêm nướu có chảy máu chiếm tỉ lệ 16,92%, tỉ lệ có mảng bám rất cao, rất cần được quan tâm đến tình trạng vệ sinh răng miệng cho trẻ. Tỉ lệ trẻ có khớp cắn xấu cũng chiếm tỉ lệ cao 52,30%. Điều này cho thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa có hoặc không đáp ứng được yêu cầu điều trị cho trẻ khuyết tật, những trẻ cần được chăm sóc đặc biệt. Mảng bám lâu ngày sẽ làm tăng tỉ lệ vôi răng, với 78,6% số trẻ bị bại não có đời sống thực vật thì việc chăm sóc răng miệng cũng gặp rất nhiều khó khăn nếu không có đủ thông tin hướng dẫn cũng như điều kiện vật chất. Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng nổi bật là trám răng một mặt và nhổ răng. Tuy nhiên, việc khám và điều trị cho trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn: trẻ không thể hợp tác để việc điều trị đạt kết quả tốt, bên cạnh đó bệnh toàn thân của trẻ cần được kiểm tra và kiểm soát tốt trong suốt quá trình điều trị. Hiện tại, chúng ta chưa có thiết bị điều trị chuyên biệt cho trẻ khuyết tật, nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, mất nhiều công sức thời gian và nhân lực. KẾT LUẬN Khảo sát tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ khuyết tật tại trung tâm Thiên Phước cho thấy tình trạng răng miệng kém, tỉ lệ sâu răng cao, điều kiện chăm sóc răng miệng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần có kế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 119 hoạch điều trị cho trẻ: phối hợp với bác sĩ nhi khoa để kiểm soát bệnh toàn thân cho trẻ, cần có những phương pháp trấn an, gây mê (khi cần thiết) để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Chúng ta cần hướng dẫn, cung cấp thông tin chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các cô giáo, người chăm sóc trẻ (cách đánh răng, sử dụng Toothmouse,). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Shaw L (1986). Dental study of handicapped children attending special schools in Birmingham, UK. Community Dent Oral Epedemiol, 14: 24-27. 2. Shyama M (2001). Dental caries experience of disable children and young adult in Kuwait. Community Dental Health, 18: 181-186. 3. WHO (1997). Oral health survey. Basic methods – 4th edition, Geneva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_suc_khoe_rang_mieng_cua_tre_khuyet_tat_tu_3_14_tuo.pdf
Tài liệu liên quan