Tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á

Các hạn chế tự do (67,9%) đối tượng “không bao giờ” hoặc “hiếm khi” được “đi đến nơi họ muốn hoặc làm những việc họ muốn”, 58,7% đối tượng “không bao giờ” được tự do. Trong đó người bị buôn bán làm việc nhà (86,8%) và đánh bắt cá (80,4%) thường “không bao giờ” được tự do làm những việc mà họ muốn hoặc đi tới nơi họ muốn. Hoàn cảnh nghề nghiệp 44,6% “liên tục cúi gập người hoặc khuân đồ”, “nhấc đồ nặng” (39,8%), “dùng công cụ sắc nhọn” (20,1%). Hơn 90% người đánh bắt cá phải làm việc trong thời gian dài ngoài trời. Thiết bị bảo hộ cá nhân 37,8% không nhận được bất kì thiết bị bảo hộ cá nhân nào. (45,9%) được phát các thiết bị bảo hộ đơn giản ví dụ như găng tay hoặc mũ chống nắng (50,4%) khi làm công việc nặng nhọc ngoài trời, ví dụ như làm nông nghiệp hoặc đánh cá. Các chấn thương liên quan đến công việc 21,9% đối tượng bị thương nghiêm trọng ít nhất một lần trong khi làm việc, trong đó nạn nhân làm nghề đánh bắt cá chiếm 46,6%, 26% làm nghề xây dựng bị thương nghiêm trọng ít nhất một lần, 3,2% mất một bộ phận cơ thể. Điều kiện sống và làm việc 99,9% đều chịu một số điều kiện sống và làm việc kém. Các điều kiện bất cập thường được nhắc tới là: “không có hoặc hiếm khi được nghỉ” (56,1%); sống/ngủ trong phòng quá chật chội (44,6%); không có chỗ ngủ hoặc phải ngủ dưới sàn nhà (36,4%), 19,5% bị “ở trong phòng bị khóa”, nhiều nhất là các đối tượng bị buôn bán để làm mại dâm, làm việc nhà, và đánh cá. Giấy tờ cá nhân và thông hành 69% đối tượng không có giấy tờ cá nhân và thông hành, và trong số đối tượng có giấy tờ thì có tới 39,4% bị người khác giữ giấy tờ của mình.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI... VÀ TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NGUYỄN XUÂN HƯỞNG* Tội phạm mua bán người trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á đang diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vì vậy, bài viết phân tích và cung cấp một cách khái quát về diễn biến tình hình tội mua bán người trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á nhằm phục vụ các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này được kịp thời, hiệu quả. Từ khóa: Mua bán người, tội phạm, Đông Nam Á. Ngày nhận bài: 13/7/2020; Ngày biên tập xong: 15/7/2020; Ngày duyệt đăng: 15/7/2020 Human trafficking crimes in the world and ASEAN are taking place complicatedly with many sophisticated modus operandi. Therefore, the article analyzes and ganeralizes the situation of human trafficking in the world and ASEAN to support competent authorities in researching and proposing solutions to prevent and combat this type of crime timely and effectively. Keywords: Human trafficking, crime, ASEAN. Báo cáo hàng năm của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) được tổng hợp từ báo cáo của 142 quốc gia đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm mua bán người và các đường dây mua bán người trên toàn cầu, cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, hiện nay trên thế giới có khoảng 244 triệu người di cư và tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng của tình trạng khủng bố, xung đột, bạo lực Nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân của khoảng 510 đường dây mua bán người trên thế giới. Thống kê mỗi năm ước tính có từ 800.000 đến 1 triệu nạn nhân bị buôn bán trên toàn thế giới với mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động và các hình thức bóc lột khác. Lợi nhuận từ hoạt động buôn bán người của các tổ chức phạm tội được ước tính lên tới 150 tỷ đô la Mỹ mỗi năm1. Trong đó, số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên hợp quốc cho thấy, kể từ khi cuộc khủng hoảng di cư 1  Nguồn: newsroom/news/wcms_243201/lang-en/index-htm. tại châu Âu bùng nổ vào năm 2014, đã có trên 25.000 người đã thiệt mạng trên đường tha hương, phần lớn nằm lại dưới đáy biển hoặc bị chết khi tìm cách vượt biên trong các thùng xe trên đường vận chuyển.2 Trên toàn thế giới hiện nay ghi nhận có khoảng 30 tuyến buôn bán người di cư lớn nhất3. Tình hình di cư ngày càng gia tăng nhanh chóng là do hoàn cảnh kinh tế của những người muốn di cư ngày càng gặp nhiều khó khăn, cuộc sống khổ cực hoặc bị mắc lừa, lầm tưởng sẽ có một cuộc sống tốt hơn ở các nước phát triển. Trong những năm qua, số vụ việc và số nạn nhân của các vụ buôn bán người ngày càng tăng nhanh. Theo đó, số nạn nhân của các vụ việc đã được phát hiện, xử lý trên toàn thế giới từ năm 2008 đến năm 2017 đã tăng gấp ba lần, từ 30.961 người lên đến 100.409 người. Cụ thể được phân bố ở các khu vực như sau: *  Tiến sĩ, Trưởng khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. 2 Nguồn: Số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên hợp quốc tại địa chỉ 3  Nguồn: UNODC tại địa chỉ 20 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI... Bảng 1.1. Số liệu nạn nhân của tội phạm mua bán người trên thế giới Năm Châu Phi Châu Á - TBD Châu Âu Trung Đông Trung và Nam Á Châu Mỹ 2012 10043 8521 11905 4047 4415 7639 2013 10096 7886 10374 1460 7124 7818 2014 9523 6349 11910 3338 4878 8414 2015 12125 13990 11112 6068 24867 9661 2016 18296 9989 13349 3292 14706 8821 2017 26517 4915 12750 1834 40875 10011 2018 24407 5466 16838 2675 24544 11683 (Nguồn: Số liệu của báo cáo tháng 6/2019 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) Trong số các nạn nhân của tội phạm buôn bán người, có 18% nạn nhân bị buôn bán quốc tế là công dân của các nước Đông Á và Thái Bình Dương, Nam Á và Trung Á, phần lớn việc bóc lột được các tổ chức buôn người khai thác trong lục địa.431 Về cơ cấu giới tính của nạn nhân tội phạm mua bán người trên thế giới cho thấy, có 49% là phụ nữ, 21% là nam giới (chủ yếu bị sử dụng vào mục đích cưỡng bức lao động), 23% là trẻ em gái và 7% là trẻ em nam.542 Đặc biệt, có những khu vực tỷ lệ nạn nhân chủ yếu là trẻ em, được tội phạm sử dụng cho cả mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động như Trung Mỹ và Caribbean với 66%. Về thủ đoạn: Hiện nay, Chính phủ nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách nhập cư cứng rắn. Bên cạnh việc tuyển mộ, vận chuyển bằng các hình thức truyền thống, các băng nhóm buôn người phải tìm nhiều biện pháp tinh vi hơn để qua mặt nhà chức trách. Ví dụ, sau khi Pháp đóng cửa các trại tị nạn trong các năm 2016-2017, số người vượt biên vào Anh theo cách riêng lẻ giảm đi nhiều, thay vào đó là những vụ vượt biên quy mô do các băng đảng tội phạm tổ chức lại tăng vọt.63 Trong đó, nhiều đường dây buôn người ngày càng sử dụng 4 Phòng nghiên cứu (Công ty cung cấp dữ liệu) Statista tại địa chỉ https://www.statista.com. 5  Số liệu của UNODC được công bố tại Hội thảo mạng lưới Kiểm sát viên chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tội phạm mua bán người, Thanh Hóa, 2020 6 Nguồn: Cơ quan Tội phạm quốc gia Anh (NCA) nhiều biện pháp mạo hiểm hơn, bất chấp tính mạng của người di cư, trong đó có việc nhồi nhét hàng chục người trong thùng xe đông lạnh để vô hiệu hóa các thiết bị quét tầm nhiệt của an ninh biên giới. Bên cạnh đó, các băng nhóm phạm tội còn thực hiện các thủ đoạn hoàn toàn mới khác, đặt ra rất nhiều thách thức cho công cuộc phòng chống loại tội phạm này ở các quốc gia như xin thị thực và nhập cảnh hợp pháp vào nước khác, sau đó tìm cách trốn ở lại. Trong thời gian đó, các nạn nhân phải tìm kiếm công việc để có thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt, trả nợ mặc dù thu nhập rất thấp và bấp bênh do không có giấy tờ hợp pháp. Vì vậy, các nạn nhân phải chấp nhận làm các công việc nặng nhọc, bất hợp pháp và bị chủ sử dụng lao động bóc lột, trả công một cách rẻ mạt, không ít người còn bị đưa đẩy đến những khu vực trồng “cỏ” (cần sa) trái phép, hay tham gia vào những băng đảng tội phạm và đối mặt với nhiều nguy hiểm đến thân thể, tính mạng cũng như rủi ro pháp lý nếu bị bắt. Thậm chí, ngay cả số ít người may mắn hơn khi tìm được việc làm và thu nhập ổn định thì vẫn phải thường trực đối mặt nguy cơ bị bắt giữ và trục xuất. Mặt khác, số người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ sẽ không thể tiếp cận với các dịch vụ cơ bản trong đời sống, từ chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội cho tới nhà ở Về hình thức và mục đích khai thác: Trên thế giới hiện nay, phổ biến hơn cả vẫn là hai hình thức khai thác chính: buôn bán người để cưỡng bức lao động và bóc lột 21Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát NGUYỄN XUÂN HƯỞNG Biểu đồ 1.1. Xu hướng nạn nhân buôn bán người được phát hiện và xét xử tại các khu vực (Nguồn: UNODC) tình dục. Tuy có sự khác biệt trong khu vực theo tỷ lệ của mỗi loại, trong đó mặc dù bóc lột tình dục vẫn là chủ yếu nhưng tỷ lệ nạn nhân bị cưỡng bức lao động ngày càng tăng. Theo số liệu của UNODC, tính đến năm 2019, tỷ trọng cụ thể trong mục đích bóc lột đối với các nạn nhân của nạn buôn bán người là bóc lột tình dục chiếm 59%, cưỡng bức lao động chiếm 34% và các hình thức bóc lột khác là 7%. Trong đó, tại những quốc gia mà nạn buôn bán người diễn ra phổ biến, các hình thức bóc lột nạn nhân rất đa dạng như: Tại Brazil, nhiều đối tượng buôn người núp dưới vỏ bọc của các tổ chức tôn giáo để tuyển mộ, sau đó đưa vào trong các trang trại, nhà máy để bóc lột. Tại Campuchia, lợi dụng tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ, đa số các tổ chức tội phạm đã mua chuộc, lừa phỉnh khiến một số phụ nữ và trẻ em gái rời nơi ở tại nông thôn với lời hứa hẹn tìm việc làm ở các thành phố du lịch rồi sau đó đưa họ vào và thực hiện việc bóc lột tình dục trong các tiệm massage, quán karaoke và quán bia. Tại Ethiopia, thủ đoạn phổ biến của những kẻ buôn người là thường lừa dối cha mẹ của những đứa trẻ sống ở nông thôn bằng cách lừa phỉnh cho đi học hành, đồng thời làm công nhân để có tiền gửi về nhà. Tại Ấn Độ, các đối tượng chuyển giao người cho các chủ mỏ thông qua việc tạm ứng hoặc cho vay với lãi suất cắt cổ nhằm bẫy người lao động nghèo. Tại Vương quốc Anh, nhiều băng đảng buộc trẻ em phải tham gia vào các mạng lưới buôn bán ma túy. Tại Yemen, tồn tại tình trạng bắt cóc, sử dụng trẻ em vào các cuộc xung đột (theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện đã phát hiện có 842 trường hợp tuyển dụng và sử dụng trẻ em nam làm lính). Tại Nigeria, những kẻ buôn người gian lận để tuyển mộ phụ nữ và trẻ em gái làm việc, đưa đến châu Âu và ép họ bán dâm. Để ràng buộc nạn nhân, khi đến nơi, chúng bắt nạn nhân phải thực hiện lời thề juju để đảm bảo tuân thủ và đe dọa sẽ giết các nạn nhân nếu vi phạm lời nguyền. Tại Pakistan, tội phạm mua bán người thực hiện thủ đoạn lừa phỉnh người lao động bằng cách cho chính nạn nhân hoặc người nhà vay tiền để tạo sự ràng buộc trong quá trình bóc lột. Ở Ghana, đa số lao động trẻ em bị ép buộc lao động khổ sai trong ngành đánh bắt cá trên hồ Volta Về xu hướng phát triển của tội phạm: Trong khoảng 10 năm gần đây, đa số tại các khu vực, nạn buôn bán người đều gia tăng, trong đó tăng mạnh nhất là khu vực Nam Á, Đông Á - Thái Bình Dương, khu vực Châu Âu và Trung Á. Trong hoạt động xét xử tội phạm, tăng nhanh nhất là khu vực Châu Âu và Châu Mỹ, điều này cũng thể hiện phần nào hiệu quả ngăn chặn tội phạm ở các quốc gia thuộc vùng này. 22 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI... Tại khu vực Đông Nam Á, theo tài liệu công bố tại Hội thảo “Chiến lược phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em: Tăng cường tiếp cận thông tin và hệ thống bảo vệ cộng đồng” trong khuôn khổ Chương trình ưu tiên năm 2018 của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), thực trạng phát triển kinh tế không đồng đều và nhu cầu về lao động kỹ năng thấp, giá rẻ ở Đông Nam Á là yếu tố chính để thúc đẩy nạn buôn bán người trong khu vực và từ khu vực này đến vùng khác trên thế giới. Nhiều nạn nhân của tội phạm buôn người ở Đông Nam Á ban đầu di cư qua biên giới để tìm kiếm cơ hội việc làm với thu nhập tốt hơn nhưng đã bị lừa dối hoặc bị buộc phải làm việc trong các thuyền đánh cá, các cơ sở nông nghiệp, xây dựng hoặc dịch vụ. Họ phải chịu nhiều hình thức bóc lột quản thúc, không cho liên lạc với bên ngoài. Ngoài ra, thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em gái để khai thác tình dục vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng ở hầu hết các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong khu vực còn tồn tại nhiều nạn nhân bị sử dụng để hành nghề ăn xin, thực hiện hôn nhân ép buộc hoặc giả mạo, đi lừa đảo, đóng phim khiêu dâm, hoặc bị lấy nội tạng hay phục vụ cho thị trường lao động giá rẻ. Đông Nam Á hiện nay đã trở thành một trung tâm của nạn buôn bán người. Khu vực này vừa là một quốc gia nguồn và là đích đến cho nam giới, phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức lao động và buôn bán tình dục, đồng thời vừa là điểm trung chuyển cho những kẻ buôn người từ các nơi khác trên thế giới. Tại Đông Nam Á, hiện tồn tại tình trạng “nô lệ hiện đại” với khoảng gần 40 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị mắc kẹt trong một mạng lưới rộng khắp và bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục và thực hiện hôn nhân ép buộc761. Đa số các nạn nhân của nạn buôn người ở đây ban đầu đã đồng thuận đi di cư để tìm kiếm việc làm nhưng chỉ sau khi được đưa tới tận nơi, họ mới nhận 7  ILO và Walk Free Foundation 2017 ra mình đã bị lừa và trở thành đối tượng bị bóc lột. Về quốc tịch của các nạn nhân: Đa số nạn nhân bị buôn bán đến từ các nước kém phát triển hơn trong khu vực như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Nạn nhân bị đưa đến các nước có trình độ phát triển cao hơn như Thái Lan, Malaysia và Singapore cũng như các điểm đến bên ngoài khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và Châu Úc. Trong đó, Thái Lan là điểm đến hàng đầu cho nạn nhân buôn người từ Campuchia, Lào và Myanmar, còn Malaysia là điểm đến chủ yếu của các nạn nhân từ Indonesia, Philippines và Việt Nam.872 Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho thấy, tổng cộng đã có công dân của 12 nước bị kết án tội phạm buôn bán người ở Nhật Bản từ năm 2014 đến năm 2016, trong đó có khoảng 16% tổng số người bị kết án (74 người) là công dân Đông Nam Á, chủ yếu là người Thái Lan và Philippines (những người khác đến từ Trung Quốc, Brazil và Đài Loan). Những năm gần đây, Nhật Bản xác định tổng cộng có 129 nạn nhân bị buôn bán, trong đó có 50 người từ Nhật Bản (39%), 48 người từ Philippines (37%), 20 người từ Thái Lan (15,5%) và 07 người từ Campuchia (5%)983. Về tỷ lệ giới tính: Theo báo cáo của UNODC, 51% nạn nhân ở Đông Nam Á là phụ nữ và trẻ em chiếm gần một phần ba,1094 trong đó tại Malaysia có 86% nạn nhân là nữ, 14% là nam giới; Thái Lan: nữ giới chiếm 60%, nam giới chiếm 40%; tại Myanmar: nữ giới chiếm 43%, nam giới chiếm 57%.115 Riêng khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng 7.800 8  Chỉ số nô lệ toàn cầu Walk Free Foundation 2016 9  UNODC, Questionnaire for the Global Report on Trafficking in Persons 2018, Japan Ministry of Foreign Affairs, 2017 10 Nguồn: UNODC 11  Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Sức khỏe và nạn Buôn bán người tại Tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng, trang 68 23Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát NGUYỄN XUÂN HƯỞNG Bảng 1.2. Nghiên cứu các đặc điểm của nạn nhân tội phạm mua bán người tại các nước vùng sông Mê Kông1 Nơi bị bóc lột Thái Lan (40,3%, 444 người), sau đó là Việt Nam (35,3%, 389 người), và Campuchia (24,4%, 269 người). Quốc tịch nạn nhân Việt Nam (388 người, 35,2%), Campuchia (312 người, 28,3%), Thái Lan (156 người, 14,2%), Myanma (128 người, 11,6%), Lào (116 người, 11,6%), và Trung Quốc (1 người, 0,1%). Trình độ học vấn nạn nhân 30,8% người lớn và 43,7% trẻ em đã hoàn thành trung học cơ sở (lớp 6-8). Một số lượng nhỏ người lớn (59 người, 8,2%) đã học xong lớp 10-11. Gần một phần năm số người lớn (19%) và 8,8% chưa qua trường lớp đào tạo chính quy nào. Nghề nghiệp trước khi đi 9,7% chưa từng đi làm trước khi đi, 42,7% làm nông nghiệp, 20,4% đối tượng dưới 18 tuổi là học sinh trước khi đi. Tình trạng hôn nhân 21,6% đối tượng (trên 15 tuổi) đã kết hôn và đang sống cùng vợ/chồng trước khi đi, 80,8% đã có con. Nhận thức về buôn bán người của nạn nhân 44,1% đã từng nghe nói đến nạn “buôn bán người”. Người Thái Lan có tỷ lệ số người đã từng nghe nói về “buôn bán người” cao nhất (65,4%), sau đó là người Campuchia (46,2%), người Lào (39,7%), người Việt Nam (38,9%) và người Myanmar (32,8%). Hoàn cảnh bị lừa bán 34,2% nạn nhân cho rằng thủ đoạn hoàn toàn thuộc về người môi giới, 26,5% cho rằng bị buôn bán do tin tưởng người nhà. Bạo hành trước di cư 15,1% đã từng chịu bạo hành về thể chất hoặc tình dục ít nhất một lần trước khi đi khỏi nhà. 22,0% số trẻ em đã từng chịu bạo hành về thể chất hoặc tình dục. Số lượng phụ nữ (20.6%) chịu bạo hành về thể chất hoặc tình dục trước khi đi ở mức độ cao hơn so với nam giới (14,6%). Các thông tin đối tượng buôn người đưa ra về nghề nghiệp của nạn nhân khi đến nước đích 44,8% nhận được thông tin trước khi đi “hoàn toàn không đúng sự thực”. Thông tin về nước đến 7,9% người không tới được nước định đến. 12  Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Sức khỏe và nạn Buôn bán người tại Tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng nạn nhân được xác định đã bị buôn bán để bóc lột tình dục và ngày càng phổ biến với những cuộc hôn nhân cưỡng bức của phụ nữ và trẻ em gái Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam. Tại Đông Nam Á, những năm gần đây còn có sự gia tăng nạn buôn bán trẻ em để thực hiện các nội dung khiêu dâm trẻ em trực tuyến, bao gồm cả phát trực tiếp qua mạng internet. Đây là một hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận, ước tính sinh lợi khoảng từ 3 tỷ đến 20 tỷ đô la mỗi năm, trong đó điển hình là các quốc gia như Campuchia và Thái Lan. Để hiểu rõ hơn về quá trình của các nạn nhân từ khi bị buôn bán đến giai đoạn bị bóc lột12, có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) với 1.102 nam giới, phụ nữ, và trẻ em từ 10 tuổi trở lên, đang sử dụng dịch vụ hỗ trợ sau khi bị buôn bán tại Campuchia, Thái Lan, và Việt Nam như sau: 24 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI... Giai đoạn bị bóc lột khi đến 67,2% bị bán vào 3 lĩnh vực: mại dâm (29,9%), đánh bắt cá (25%) và làm việc trong nhà máy (12,3%). Hơn một nửa các đối tượng dưới 18 tuổi bị bán để làm mại dâm (51,9%). Hình thức bạo hành tại nước đến 36,2% trẻ em từ 10-14 tuổi và 35,3% thiếu niên từ 15-17 tuổi phải chịu bạo hành. Bạo hành theo ngành nghề. Những ngành nghề chịu nhiều bạo hành về thể chất hoặc tình dục theo khảo sát là làm cô dâu/làm vợ (88,5%), đánh bắt cá (68,4%,), mại dâm (50,8%), hầu hạ trong nhà (60,5%) và ăn xin (36%). Bạo hành tình dục: 20,2% bị cưỡng bức quan hệ tình dục trong khi bị buôn bán. Trong đó 97,1% là nữ và 2,9% là nam. 6.1% đối tượng bị ép dùng ma túy hoặc thuốc điều trị trong thời gian bị buôn bán. Tỉ lệ bị ép sử dụng ở đối tượng trẻ em (8,4%) là cao hơn ở người lớn (4,9%), một số lượng nhỏ (3,2%) bị ép uống rượu bia hàng ngày. Ngày/giờ làm việc 67,5% phải làm việc 7 ngày một tuần và thời gian làm việc trung bình một ngày là 13,8 giờ. Người làm nghề đánh bắt cá phải làm việc nhiều giờ nhất (18,8 giờ/ngày), sau đó là làm việc nhà (15,2 giờ). Các hạn chế tự do (67,9%) đối tượng “không bao giờ” hoặc “hiếm khi” được “đi đến nơi họ muốn hoặc làm những việc họ muốn”, 58,7% đối tượng “không bao giờ” được tự do. Trong đó người bị buôn bán làm việc nhà (86,8%) và đánh bắt cá (80,4%) thường “không bao giờ” được tự do làm những việc mà họ muốn hoặc đi tới nơi họ muốn. Hoàn cảnh nghề nghiệp 44,6% “liên tục cúi gập người hoặc khuân đồ”, “nhấc đồ nặng” (39,8%), “dùng công cụ sắc nhọn” (20,1%). Hơn 90% người đánh bắt cá phải làm việc trong thời gian dài ngoài trời. Thiết bị bảo hộ cá nhân 37,8% không nhận được bất kì thiết bị bảo hộ cá nhân nào. (45,9%) được phát các thiết bị bảo hộ đơn giản ví dụ như găng tay hoặc mũ chống nắng (50,4%) khi làm công việc nặng nhọc ngoài trời, ví dụ như làm nông nghiệp hoặc đánh cá. Các chấn thương liên quan đến công việc 21,9% đối tượng bị thương nghiêm trọng ít nhất một lần trong khi làm việc, trong đó nạn nhân làm nghề đánh bắt cá chiếm 46,6%, 26% làm nghề xây dựng bị thương nghiêm trọng ít nhất một lần, 3,2% mất một bộ phận cơ thể. Điều kiện sống và làm việc 99,9% đều chịu một số điều kiện sống và làm việc kém. Các điều kiện bất cập thường được nhắc tới là: “không có hoặc hiếm khi được nghỉ” (56,1%); sống/ngủ trong phòng quá chật chội (44,6%); không có chỗ ngủ hoặc phải ngủ dưới sàn nhà (36,4%), 19,5% bị “ở trong phòng bị khóa”, nhiều nhất là các đối tượng bị buôn bán để làm mại dâm, làm việc nhà, và đánh cá. Giấy tờ cá nhân và thông hành 69% đối tượng không có giấy tờ cá nhân và thông hành, và trong số đối tượng có giấy tờ thì có tới 39,4% bị người khác giữ giấy tờ của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_toi_pham_mua_ban_nguoi_tren_the_gioi_va_trong_khu.pdf
Tài liệu liên quan