Thứ ba, hạn chế tiến tới xóa bỏ những thói
quen lạc hậu, tình trạng lái xe đi lại tự do, tùy
tiện, không theo quy tắc giao thông mà theo tác
phong đi lại trên đường làng, coi thường pháp
luật, coi rẻ tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác đối với những người lái xe ôtô và
môtô, xe gắn máy, bộc lộ rõ nét nhất ở đối
tượng đi bộ và người điều khiển xe thô sơ như:
nhiều người thường đi ngang rẽ tắt thoải mái,
ngang nhiên đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đi
vào đường dành cho xe cơ giới.
Thứ tư, tăng cường đầu tư mua sắm thêm
các phương tiện (xe ô tô và mô tô) và thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ cho công tác thanh
tra kiểm sát. Cụ thể, cần trang bị thêm máy đo
tốc độ có ghi hình cho các đơn vị cảnh sát giao
thông cấp Phòng đảm bảo đủ về số lượng và
chất lượng, đặc biệt là loại máy hoạt động được
vào ban đêm. Đối với đơn vị cảnh sát giao
thông cấp huyện lại cần phải trang bị thêm máy
kiểm tra nồng độ cồn bởi vì một thực tế hiện
nay đang xảy ra ở các tuyến đường tỉnh lộ,
đường huyện và đường xã của miền ĐNB đó là
hành vi người đăng ký phương tiện xe mô tô
sử dụng rượu bia vượt quá tiêu chuẩn cho phép
sau đó đăng ký phương tiện tham gia giao
thông gây tai nạn đang gia tăng trong thời gian
qua và đây là đối tượng chủ yếu gây ra các vụ
án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ. Ngoài ra, lực lượng cảnh
sát giao thông cần phải thay đổi chiến thuật
thanh tra kiểm sát, cần triệt để áp dụng hình
thức thanh tra kiểm sát công khai kết hợp hóa
trang nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các
phương tiện kỹ thuật như máy đo tốc độ có ghi
hình ảnh. Cần hạn chế sử dụng hình thức thanh
tra kiểm sát cắm chốt mà phải kết hợp thanh
tra kiểm sát lưu động để đảm bảo quán xuyến,
khép kín về thời gian được địa bàn. Cần phát
hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với
hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường
bộ. Đối với người điều khiển phương tiện có
hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì
các lực lượng chức năng phải chú ý phát hiện
để xử phạt thật nghiêm minh. Cần áp dụng
mức phạt tăng nặng đối với các đối tượng này
nhằm răn đe, phòng ngừa chung nhằm tránh
gây tâm lý “nhờn luật” đối với đội ngũ lái xe
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ và giải pháp phòng ngừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
74
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
Huỳnh Thị Hoa1
Tóm tắt: Khu vực miền Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế năng động nhất của cả nước, cũng
là khu vực có tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ cao nhất cả nước. Bài viết của tác giả đề cập tới một số nguyên nhân và điều kiện làm gia
tăng tình hình tội phạm này trên địa bàn, từ đó đề ra một số giải pháp phòng ngừa cơ bản.
Từ khóa: Miền Đông Nam Bộ, tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ, tai
nạn giao thông.
Nhận bài: 05/5/2017; Hoàn thành biên tập:28/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017
Abstrack: South-eastern is one of the most developing regions in economy in the country.
However, it has the highest percentage of crime violating the rules of vehicle traffic control. In
this article, the author mentions the reasons and conditions which increase the criminal situation
in the region and also suggests some preventive solutions for this type of crime.
Keywords: South-eastern, crime committing the rules of vehicle traffic control, traffic
accident.
Date of receipt: 05/5/2017; Date of revision: 28/6/2017; Date of approval: 01/8/2017
1. Tình hình tội phạm vi phạm quy định
về phương tiện giao thông đường bộ trên địa
bàn miền Đông Nam Bộ
Miền Đông Nam Bộ (ĐNB) là khu vực
phát triển kinh tế năng động với mức tăng
trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh
tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa học
– kỹ thuật, đầu mối giao lưu các tỉnh phía Nam
với cả nước và quốc tế. Trong xu thế phát triển
nhiều mặt của xã hội, giao thông đường bộ
đóng vị trí, vai trò quan trọng, đáp ứng được
nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân, góp
phần ổn định trật tự an toàn xã hội, phục vụ
đắc lực và có hiệu quả cho công cuộc đổi mới
kinh tế - xã hội của toàn khu vực. Tuy nhiên,
với số dân tăng nhanh, cơ sở hạ tầng giao
thông không đáp ứng được số lượng tăng đột
biến, đa dạng của các loại phương tiện giao
thông đường bộ thì vấn đề tai nạn giao thông
đường bộ và tội phạm vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
có những chuyển biến phức tạp. Từ năm 2007
đến năm 2015, trên địa bàn miền Đông Nam
Bộ xảy ra 63.082 vụ tai nạn giao thông, làm
35.567 người chết, 23.917 người bị thương, số
vụ án xét xử sơ thẩm tội phạm vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ có 11.568 vụ với 11.152 bị cáo, gây
thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe
và tài sản của nhân dân, gây tâm lý hoang
mang cho con người, cản trở sự phát triển của
xã hội. Trước tình hình đó, trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều biện
pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đấu
tranh phòng chống tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trên phạm vi toàn quốc nói chung và miền
ĐNB nói riêng nhưng số vụ vi phạm vẫn xảy
ra ở mức cao.
Để phòng ngừa có hiệu quả tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn miền ĐNB cần phải loại
trừ các nguyên nhân và điều kiện (tức là các
yếu tố làm phát sinh) tình hình tội phạm. Muốn
làm được điều này, đòi hỏi phải nhận diện
chính xác nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn
1 Thạc sỹ, NCS Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, Bộ Công an.
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
75
miền ĐNB, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp
phòng ngừa có hiệu quả.
Tình hình tai nạn giao thông nói chung và
tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ nói riêng trên địa bàn
miền ĐNB trong thời gian qua gia tăng do
nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, vùng ĐNB có vị trí địa lý rất
thuận lợi: nằm ở vị trí địa lý kinh tế độc đáo,
trên các trục giao thông quan trọng của cả
nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ
vào - ra thuận lợi cả về đường sông, đường sắt,
đường biển, đường hàng không rất thuận lợi để
mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, phát
triển nền kinh tế mở, nhất là khi cơ sở hạ tầng
giao thông vận tải được nâng cấp, hiện đại hóa.
Với vị trí phát triển vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, giao thông đường bộ luôn là vấn đề
nóng, cấp bách cần giải quyết. Đó là: cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được
nhu cầu giao thông, còn bộc lộ nhiều thiếu sót,
bất cập, số lượng phương tiện tăng nhanh,
chủng loại đa dạng; không ít những phương
tiện không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường; tiềm ẩn những nguy cơ
gây mất an toàn giao thông đường bộ. Từ năm
2007 đến năm 2015 số lượng phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ được đăng ký mới trên
địa bàn miền ĐNB là: 6.052.453 xe mô tô;
485.394 xe ô tô. Sự gia tăng đột biến của các
loại phương tiện xe ô tô và mô tô gây sức ép
không nhỏ đến việc quản lý và kiểm soát
phương tiện tham gia giao thông, đồng thời cơ
sở hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh chóng,
không kịp đáp ứng với sự gia tăng số lượng
phương tiện đó.
Thứ hai, khu vực ĐNB bao gồm 101 khu
công nghiệp, khu chế xuất, cùng những cảng
sông, cảng biển, cảng cạn, nhà ga, bến bãi
với mật độ dày đặc tại thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước... cần một
lượng phương tiện vận tải tập trung tại khu vực
này để vận chuyển hàng hoá, trong đó, xe
container, xe tải ben chiếm một số lượng tương
đối lớn. Ngoài ra, khu vực còn thu hút số lượng
lao động không nhỏ là những người nhập cư.
Tính đến cuối năm 2015, tổng số lao động
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế cụm miền Đông Nam Bộ là 892.559 lao
động, đơn vị có số lao động nhiều nhất là Đồng
Nai (447.419 lao động). Đa số họ là lao động
phổ thông, thu nhập thấp, chịu nhiều áp lực
công việc, trình độ học vấn thấp, kiến thức về
pháp luật giao thông hạn hẹp và ý thức chấp
hành pháp luật chưa cao đã có hành vi vi phạm
quy định khi điều khiển phương tiện dẫn tới
các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây
thiệt hại về người và tài sản của người dân. Mặt
khác, nhiều người chỉ biết được một số quy
định về pháp luật giao thông, song một số quy
định cụ thể của các văn bản dưới luật thì không
nắm được. Có thể dẫn chứng ra một số trường
hợp như: mặc dù biết mua xe là phải làm thủ
tục đăng ký và cấp biển số ở cơ quan Công an,
nhưng vì không nắm được các quy định cụ thể
nên một số người mua xe đã qua sử dụng
nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ xe
theo quy định của pháp luật Hoặc cố tình
không chấp hành pháp luật giao thông, biểu
hiện bằng các hành vi như: coi thường các quy
định của pháp luật; chủ quan, quá tự tin vào tay
lái, khả năng xử lý tình huống của bản thân,
chủ quan cho rằng có thể ngăn ngừa các hậu
quả; thực hiện các quy định một cách đối phó;
thể hiện mình bằng các hành vi vi phạm trật tự
an toàn giao thông. Theo thống kê trong số
1.191 vụ án vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ xảy ra từ
năm 2007 đến năm 2015 cho thấy, có đến 658
bị cáo cố tình không chấp hành pháp luật giao
thông (chiếm tỷ lệ 54,6%).
Thứ ba, tai nạn giao thông do phương tiện
“siêu xe” và mô tô phân khối lớn gia tăng trong
điều kiện kinh tế phát triển, đó cũng là nguồn
nguy hiểm báo động tai nạn giao thông nghiêm
trọng gia tăng. Những điều kiện quy định về
đối tượng điều khiển xe mô tô được nới lỏng,
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
76
giá nhập xe mô tô giảm, khiến cho một bộ phận
lớn thanh niên, giới trẻ có cơ hội được tiếp cận
với những chiếc siêu xe, mô tô phân khối lớn
ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, Luật giao thông
đường bộ chưa điều chỉnh và chưa có làn
đường riêng dành cho xe mô tô phân khối lớn.
Trình độ nhận thức và kỹ năng điều khiển xe
của lái xe chưa được trang bị một cách đầy đủ,
ý thức chấp hành pháp luật kém, những chiếc
siêu xe và mô tô phân khối lớn tiềm ẩn nguy cơ
tiếp tục gia tăng số vụ tai nạn giao thông
nghiêm trọng. Điển hình như vụ một thành
viên đoàn bảo vệ cuộc đua xe đạp nữ quốc tế
Bình Dương bị những người điều khiển mô tô
phân khối lớn chạy tốc độ cao đâm tử vong
ngày 01/ 3/ 2015; vụ tai nạn giao thông do mô
tô phân khối lớn gây ra tại giao lộ Đinh Tiên
Hoàng - Điện Biên Phủ (quận 1, TP. Hồ Chí
Minh) vào tháng 9/2014, khiến 1 người chết và
2 người bị thương...
Thứ tư, cảnh sát giao thông là lực lượng
chủ công, trọng yếu thực hiện công tác giữ gìn
trật tự an toàn giao thông. Lực lượng cảnh sát
giao thông phối hợp với các lực lượng khác
như thanh tra giao thông, cảnh sát trật
tự,nhằm phát hiện và xử lý rất nhiều người
có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát giao thông làm
nhiệm vụ vừa mỏng lại vừa thiếu cả về quân
số và trang thiết bị cần thiết như: máy thử nồng
độ cồn, máy đo tốc độ Trên 6 tỉnh và thành
phố miền ĐNB có 3346 cán bộ, chiến sĩ lực
lượng cảnh sát giao thông công tác trên địa bàn
rộng lớn 23590 km2 và có số dân 15.790.400
người, lực lượng mỏng không thể hoạt động
liên tục và khó có thể khép kín địa bàn công
tác vừa hỗ trợ các địa bàn lân cận khi cần thiết.
Bên cạnh đó, vấn đề phân công, phân cấp
cảnh sát giao thông cấp tỉnh với cảnh sát giao
thông cấp huyện thành phố vẫn còn nhiều bất
cập, chưa mạnh dạn phân công cho cơ sở dẫn
đến nhiều nơi, nhiều điểm bỏ trống địa bàn
hoặc có tình trạng chồng chéo, cùng trên một
địa bàn lại có nhiều lực lượng cảnh sát giao
thông, đặc biệt là tuyến quốc lộ, vai trò của lực
lượng cảnh sát giao thông Công an cấp huyện
chưa được phát huy. Hơn nữa, phương thức
tuần tra nặng về cắm chốt, kế hoạch thực hiện
chưa khép kín thời gian và địa bàn. Do đó
những đối tượng vi phạm, nhất là người điều
khiển xe đường dài nắm được quy luật tuần tra
của cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông
nên lái xe dễ dàng tránh né, đối phó với lực
lượng chức năng.
Thứ năm, những biểu hiện tiêu cực của lực
lượng làm nhiệm vụ cảnh sát giao thông đã làm
cho người tham gia giao thông mất niềm tin vào
lực lượng chức năng, coi thường pháp luật. Vấn
đề nhạy cảm, tế nhị đó là hiện tượng “làm luật”,
“mãi lộ’ cũng đang là mối quan tâm của công
luận và cơ quan quản lý các cấp. Việc bỏ qua
các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông
của cảnh sát giao thông vẫn còn xảy ra, có
những loại hành vi vi phạm như: không có giấy
phép lái xe theo quy định; điều khiển phương
tiện chạy quá tốc độ; thiết bị an toàn không đảm
bảo; không đội mũ bảo hiểm; xe mô tô chở quá
số người quy định; xe không gắn biển số; điều
khiển xe chạy lạng lách, đánh võng, chở hàng
quá tải trọng,... vẫn chưa được phát hiện kịp
thời và xử lý nghiêm minh. Từ đó tạo ra dư luận
không tốt đối với lực lượng cảnh sát giao thông
nên một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân
dân không có thiện cảm, không sẵn sàng ủng
hộ, giúp đỡ lực lượng cảnh sát giao thông hoàn
thành nhiệm vụ của mình, cá biệt có một số
quần chúng không phải là đối tượng xấu nhưng
cũng có những hành động quậy phá, gây cản trở
lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ.
2. Giải pháp phòng ngừa
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn các tỉnh và thành phố
miền ĐNB dưới góc độ tội phạm học, làm rõ
những nguyên nhân của tình hình đó, tác giả
đưa ra những giải pháp cụ thể hiệu quả nhằm
loại trừ và ngăn chặn tình hình tội phạm này
trên địa bàn miền ĐNB như sau:
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
77
Thứ nhất, giải pháp về kinh tế - xã hội thời
gian tới đòi hỏi giải quyết tốt giữa việc phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao đi với phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đô thị, môi trường; đảm bảo nơi ở,
nơi làm việc, học hành, khám chữa bệnh, vui
chơi giải trí cho người dân; xây dựng môi
trường văn hóa giao thông lành mạnh, với mục
tiêu “Tính mạng con người là trên hết”. Từng
bước giảm thiểu những yếu tố tiêu cực phát
sinh từ nền kinh tế thị trường trên địa bàn miền
ĐNB là một trong những nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Thứ hai, phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền pháp
luật giao thông trong cộng đồng dân cư, đặc
biệt là đối với những người từ nông thôn ra
thành phố làm việc: chấp hành nghiêm túc hệ
thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường,
làn đường quy định; thay đổi thói quen cố hữu
của con người miền đông, đó là không sử dụng
rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện
tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy
quá tốc độ quy định; có thái độ hợp tác, hành
vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn
giao thông; có trách nhiệm phản ánh và lên án
các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng
kiến trong lĩnh vực giao thông; có trách nhiệm
tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia
đình tự giác chấp hành pháp luật giao thông...
Thứ ba, hạn chế tiến tới xóa bỏ những thói
quen lạc hậu, tình trạng lái xe đi lại tự do, tùy
tiện, không theo quy tắc giao thông mà theo tác
phong đi lại trên đường làng, coi thường pháp
luật, coi rẻ tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác đối với những người lái xe ôtô và
môtô, xe gắn máy, bộc lộ rõ nét nhất ở đối
tượng đi bộ và người điều khiển xe thô sơ như:
nhiều người thường đi ngang rẽ tắt thoải mái,
ngang nhiên đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ, đi
vào đường dành cho xe cơ giới.
Thứ tư, tăng cường đầu tư mua sắm thêm
các phương tiện (xe ô tô và mô tô) và thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ cho công tác thanh
tra kiểm sát. Cụ thể, cần trang bị thêm máy đo
tốc độ có ghi hình cho các đơn vị cảnh sát giao
thông cấp Phòng đảm bảo đủ về số lượng và
chất lượng, đặc biệt là loại máy hoạt động được
vào ban đêm. Đối với đơn vị cảnh sát giao
thông cấp huyện lại cần phải trang bị thêm máy
kiểm tra nồng độ cồn bởi vì một thực tế hiện
nay đang xảy ra ở các tuyến đường tỉnh lộ,
đường huyện và đường xã của miền ĐNB đó là
hành vi người đăng ký phương tiện xe mô tô
sử dụng rượu bia vượt quá tiêu chuẩn cho phép
sau đó đăng ký phương tiện tham gia giao
thông gây tai nạn đang gia tăng trong thời gian
qua và đây là đối tượng chủ yếu gây ra các vụ
án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ. Ngoài ra, lực lượng cảnh
sát giao thông cần phải thay đổi chiến thuật
thanh tra kiểm sát, cần triệt để áp dụng hình
thức thanh tra kiểm sát công khai kết hợp hóa
trang nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các
phương tiện kỹ thuật như máy đo tốc độ có ghi
hình ảnh. Cần hạn chế sử dụng hình thức thanh
tra kiểm sát cắm chốt mà phải kết hợp thanh
tra kiểm sát lưu động để đảm bảo quán xuyến,
khép kín về thời gian được địa bàn. Cần phát
hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với
hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường
bộ. Đối với người điều khiển phương tiện có
hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì
các lực lượng chức năng phải chú ý phát hiện
để xử phạt thật nghiêm minh. Cần áp dụng
mức phạt tăng nặng đối với các đối tượng này
nhằm răn đe, phòng ngừa chung nhằm tránh
gây tâm lý “nhờn luật” đối với đội ngũ lái xe.
Thứ năm, trong thời gian tới các cơ quan
chức năng cần phải làm tốt công tác thanh tra,
kiểm tra xử lý nghiêm minh những cán bộ làm
nhiệm vụ thanh tra kiểm sát có những biểu hiện
sai phạm, tiêu cực trong công tác đã làm cho
người tham gia giao thông mất niềm tin vào lực
lượng chức năng, coi thường pháp luật. Bởi vì
có một thực tế là do hiện tượng tiêu cực của
lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
78
thông miền ĐNB trong thời gian qua đang còn
tồn tại nên những hành vi vi phạm trật tự an
toàn giao thông như hành vi chạy quá tốc độ,
sử dụng nồng độ cồn vượt quá mức cho phép,
xe chở quá tải, quá số người quy định, đưa xe
hết niên hạn sử dụng vào lưu thông, không có
giấy phép lái xe, tất cả những yếu tố này là
nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao
thông nói chung và tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian qua
nhưng không được ngăn chặn, xử lý kịp thời
dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gây ra các thiệt hại
cho người và phương tiện khác./.
4. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn
thiện các quy định pháp luật về tội trộm cắp
tài sản
Từ vấn đề lý luận và thực tiễn đã nêu trên,
để góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật
về tội trộm cắp tài sản, thiết nghĩ cần phải tiến
hành đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, bổ sung thêm các quy định về
các hành vi phạm tội mới phát sinh từ thực tiễn
xử lý tôi trộm cắp tài sản như đã phân tích ở
mục 3. Cũng cần phải lưu ý rằng việc xác định
chủ sở hữu tài sản bị trộm cắp là vô cùng quan
trọng, nếu không, hành vi lén lút trộm cắp
chiếm đoạt tài sản sẽ chỉ là hành vi chưa đủ
điều kiện để chứng minh người có hành vi lén
lút đã đủ cấu thành tội trộm cắp.
Thứ hai, trong thực tiễn xử lý tội trộm cắp,
nhiều khi để lại nhiều quan điểm khác nhau do
mức độ phức tạp của vụ án. Chẳng hạn, lén lút
đột nhập nhà hàng xóm để trộm đồ nhưng bị
chủ nhà phát hiện khi đã lấy được tài sản, chủ
nhà và kẻ trộm giằng co nhưng kẻ trộm đã lấy
được tài sản và bỏ chạy. Vậy liệu hành vi lén
lút và đã lấy được tài sản đã đủ cấu thành tội
trộm cắp hay là hành vi cố tình cướp giật tài
sản, có nghĩa là dùng bạo lực nhằm chiếm đoạt
tài sản được xử lý theo tội cướp. Vì vậy cần có
những quy định cụ thể hướng dẫn xử lý các vụ
án có sự phức tạp do có sự chuyển hóa về hành
vi trong quá trình thực hiện tội phạm.
Thứ ba, là loại tội cấu thành vật chất nhưng
trong thực tiễn xét xử, đối tượng tội phạm bị
xử lý hình sự, truy tố bị can theo quy định của
tội trộm cắp mặc dù đã bị bắt ngay trong khi
đột nhập. Vấn đề này xét về mặt lý luận chưa
đủ yếu tố để cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Vì vậy, cần thiết phải có quy định cụ thể và chi
tiết hơn nữa hướng dẫn các cơ quan tố tụng
trong công tác xử lý loại tội này nhằm đảm bảo
xét xử đúng người đúng tội.
Tóm lại, tội trộm cắp tài sản là loại hình
tội phạm xảy ra rất phổ biến trong xã hội hiện
nay. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật thời
gian qua, về cơ bản những bản án đã tuyên là
đúng người đúng tội, phù hợp với mức độ,
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội. Tuy vậy, trong quá trình xét xử vẫn
còn một số điểm mà theo chúng tôi Tòa án đã
áp dụng pháp luật chưa thực sự chính xác.
Thiết nghĩ, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cần có điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn
cụ thể để các cơ quan chức năng áp dụng đảm
bảo đúng người, đúng tội, phù hợp với tính
chất mức độ nguy hiểm của hành vi, góp phần
đấu tranh một cách có hiệu quả với loại hình
tội phạm này./.
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
(Tiếp theo trang 73)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_toi_pham_vi_pham_quy_dinh_ve_dieu_khien_phuong_tie.pdf