Cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn
khi học sinh uống rượu bia, đặc biệt khi tới
trường nếu phát hiện học sinh có uống rượu bia
phải có những biện pháp hiệu quả (như: phạt lao
động, trừ điểm, hạ hạnh kiểm đạo đức, nặng
nhất là đuổi học)
Cần tổ chức nhiều hoạt động, chương trình
truyền thông về tác hại, những hình ảnh liên
quan về hậu quả của rượu bia, chú ý tới những
đối tượng học sinh có khả năng uống nhiều
rượu bia.
Cần tìm hiểu những áp lực bên trong cũng
như bên ngoài của học sinh, nhằm có những
hoạt động tích giúp các em giải tỏa áp lực.
Đối với gia đình
Nên hạn chế uống rượu, bia ảnh hưởng
không tốt đến con cái.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình và các yếu tố dẫn đến việc uống rượu bia trong học sinh THPT tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
TÌNH HÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN VIỆC UỐNG RƯỢU BIA
TRONG HỌC SINH THPT TẠI HUYỆN BẾN LỨC,
TỈNH LONG AN, NĂM 2008
Bùi Thị Hy Hân*, Dương Thị Minh Tâm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Uống rượu bia là vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam, đặc biệt với đối tượng học sinh
THPT, do hậu quả gây ra từ vấn đề này ngày càng nghiêm trọng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình hình uống rượu bia của học sinh THPT huyện Bến Lức vào năm 2008,
và mối liên quan giữa uống rượu bia với các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Thu thập số liệu theo bộ câu hỏi soạn sẵn tại trường THPT
Bán Công Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ uống rượu bia là 32,8%. Lý do uống rượu bia lần đầu cũng như lần sau là vì
muốn giao tiếp. Học sinh thường uống rượu bia với bạn bè, uống với bạn bè học chung trong lớp học chiếm
41,6%, và bạn bè ngoài lớp học chiếm 44,9%, và thường uống vào các dịp lễ tết lớn (49,4%). Phần lớn học sinh
đều cho rằng uống rượu bia thì không tốt (79,43%) và đều nhận thức uống rượu bia sẽ gây tai nạn giao thông và
gây nhiều bệnh tật về sau (61,6% và 54,0%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, nghề nghiệp cha,
thái độ về hành vi uống rượu bia của người khác với uống rượu bia
Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp Ban giám hiệu cũng như các cấp chính quyền có những giải
pháp thích hợp nhằm nâng cao ý thức về uống rượu bia của học sinh trong lứa tuổi học đường.
ABSTRACT
THE SITUATION AND THE FACTORS RESULTS IN DRINKING ALCOHOL
IN STUDENTS’ THE BEN LUC PRIVATE HIGH SCHOOL, 2008.
Bui Thi Hy Han, Duong Thi Minh Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 83 - 88
Background: Drinking alcohol is the important problem which is paid more attention to in Viet Nam,
especially in high school students, as its consequence is more and more serious.
Objectives: To investigate the prevalence and the factors results in drinking alcohol in students’ the Ben
Luc private high school, and the relationship between drinking alcohol and its related factors.
Method: cross-sectional study. Collecting data by structured questionnaire, of the Ben Luc private high
school’s 384 students, Ben Luc district, Long An province.
Results: drinking alcohol proportion is 32.8%. Either reason of first-drinking alcohol or of second one is to
communicate. Study population usually drinks with friends, such as: with their classmates (41.6%) and with
outdoor ones (44.9%). They usually drink at Tet or the special dates of our country (49.4%). The majority of
students say that drinking alcohol is not good (79.43%), and will cause traffic accidents and many diseases
afterward (61.6% và 54.0%). There are the differences between sex, the students’ father’s job, attitude about
drinking alcohol behavior of someone and drinking alcohol.
Conclusion: The results will help either the board of managers of the private high school Ben Luc or the local
*Viện Vệ Sinh – Y tế Công Cộng TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
officials in Ben Luc district to give appropriate solutions in order to raise the students’ awareness of drinking
alcohol.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh thiếu niên là lực lượng lao động trí
thức cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Sự
giàu có và phồn vinh của quốc gia được cấu
thành từ nhiều yếu tố- trong đó có yếu tố con
người, và có sự góp sức của lứa tuổi thanh thiếu
niên. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
công nghệ tiên tiến, toàn cầu hóa đang diễn ra
mọi nơi trên thế giới, thanh niên Việt Nam cũng
có cơ hội hòa vào dòng thác công nghệ, nhiều cơ
hội để phát hiện và phát triển bản thân. Tuy
nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, thì thanh niên
Việt Nam phải đối đầu với những thách thức
mới: đó là sư xâm nhập lối sống tự do, tệ nạn xã
hội, những thước phim quảng cáo rượu, bia
mang tính toàn cầu. Lối sống được du nhập từ
phương Tây: hút thuốc lá, uống rượu, ma túy và
tình dục không an toàn đang là vấn đề lớn của
thanh thiếu niên. Bên cạnh vấn đề ma túy, vấn
đề lạm dụng rượu bia cũng đang diễn ra trầm
trọng. Hiện nay, tình hình sử dụng rượu, bia tại
Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt
là với thanh niên. “Điều tra quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam” (SAVY) năm 2003,
kết luận: tỷ lệ thanh niên đã có uống rượu, bia
rất cao, chủ yếu là nam, trong đó có một nhóm
nhỏ say bia rượu thường xuyên(2).
Bến Lức là một trong những vùng nổi tiếng
với những loại rượu, lò rượu như: Gò Đen.
Chính vì thế việc mua, bán và sử dụng rượu tại
địa phương khá dễ dàng. Đặc biệt với đối tượng
học sinh, thành phần lao động trí thức quan
trọng cho xã hội, cũng có thể dễ dàng mua và sử
dụng rượu, bia?
Vậy tình hình sử dụng rượu, bia trong học
sinh huyện Bến Lức hiện nay như thế nào? Tại
sao họ uống rượu, bia? Nhận thức của học sinh
về vấn đề này như thế nào? Đó là những câu
hỏi thúc đẩy chúng tôi tiến hành cuộc nghiên
cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tình hình uống rượu bia của học
sinh THPT huyện Bến Lức vào năm 2008, và
mối liên quan giữa uống rượu bia với các yếu
tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ uống rượu bia, lý do, thời
điểm, đối tượng uống rượu bia chung của học
sinh THPT Bán Công Bến Lức năm 2008.
Xác định số lượng rượu bia trung bình học
sinh THPT Bán Công Bến Lức uống.
Xác định sự khác biệt giữa uống rượu bia với
các yếu tố liên quan (tuổi, giới, hoàn cảnh gia
đình, nghề nghiệp cha, nghề nghiệp mẹ, thái độ,
yếu tố thúc đẩy)
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Dân số nghiên cứu
Học sinh lứa tuổi 15-18 tại trường THPT BC
Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm
2008.
Cỡ mẫu
Ước lượng cỡ mẫu theo tỷ lệ với p=0,5. Vậy n
= 384
Cách chọn mẫu
Trường THPT BC Bến Lức có 3 khối lớp (10,
11 và 12). Khối 10 có 11 lớp, khối 11 có 8 lớp,
khối 12 có 9 lớp. Trung bình một lớp có 40 học
sinh.
Lập danh sách các lớp, tại mỗi khối lớp chọn
3 lớp bằng cách bốc 3 thăm ngẫu nhiên, tổng
cộng có 9 lớp được khảo sát và khảo sát hết tất cả
học sinh trong lớp ấy.
Trong trường hợp nếu khảo sát hết tất cả 9
lớp, mà không đủ mẫu thì ta tiếp tục chọn ngẫu
nhiên 1 lớp, sau đó khảo sát cho đủ cỡ mẫu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Trong trường hợp nếu khảo sát hết tất cả 9
lớp, tổng cộng có nhiều hơn 384 học sinh, thì ta
chỉ lấy sao cho đến 384 phiếu điều tra.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu thu thập bằng cách hướng dẫn
đầy đủ, sau đó phát cho học sinh bộ câu hỏi soạn
sẵn và học sinh tự điền ngay tại lớp dưới sự
giám sát các cán bộ tham gia nghiên cứu.
Công cụ thu thập dữ liệu
Bộ câu hỏi soạn sẵn.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu: Epidata 3.02. Phân tích số liệu
bằng phần mềm Stata 8.0.
Làm sạch số liệu: kiểm tra lại phiếu điều tra
hợp lệ
Thống kê mô tả: tần số và tỉ lệ
Thống kê phân tích: kiểm định chi bình
phương nhằm xác định mối quan hệ.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nhóm tuổi: tỷ lệ nhóm từ 16-17 tuổi chiếm
nhiều nhất (54,7%). Việc phân nhóm tuổi như
trên vì hầu hết thanh thiếu niên đã trải qua quá
trình dậy thì ở độ tuổi 14-17, (theo Điều tra Liên
trường SAVY)(2) là lứa tuổi đã có thể làm quen
với môi trường xã hội. Và nhóm tuổi từ 18 trở
lên là nhóm tuổi đủ trưởng thành để có thể uống
rượu bia theo quy định của Pháp luật. Tuy
nhiên, nếu đúng theo độ tuổi đi học trường
THPT thì chỉ nằm trong độ tuổi từ 16-18 thôi.
Như vậy, nhà trường vẫn còn một số đối tượng
ở lại lớp, những đối tượng này cần được quan
tâm chú ý, vì họ dễ dàng có thể bắt chước theo
những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khối lớp: tỷ lệ phân bố đều giữa 3 khối lớp,
tuy nhiên số lượng học sinh giảm một ít, có thể
do học sinh nghỉ học hoặc ở lại lớp.(lớp 10:
35,7%, lớp 11: 33,3%, lớp 12: 31%)
Giới tính: tỷ lệ học sinh nam nhiều hơn học
sinh nữ. (57,6% so với 42,4%)
Hoàn cảnh gia đình: tỷ lệ học sinh sống
chung với cha và mẹ chiếm nhiều nhất (89,6%),
kết quả này cũng tương tự với báo cáo kết quả
của Điều tra Quốc gia (90,9%) (theo Điều tra Liên
trường SAVY)(2).
Nghề nghiệp cha, nghề nghiệp mẹ: đa số học
sinh có cha hoặc mẹ làm nghề nông dân, công
nhân và buôn bán. Mô hình kinh tế chủ yếu của
Long An, đặc biệt là Bến Lức chủ yếu là nông
nghiệp. Vì thế kết quả của nghiên cứu được xem
là hợp lý.
Dựa vào những kết quả về đặc tính của mẫu
nghiên cứu, hầu hết đều tương tự với đặc điểm
của trường. Vì thế có thể nói mẫu của nghiên
cứu (n=384) đại diện cho học sinh khối 10,11 và
12 của trường
Tỷ lệ uống rượu bia ở học sinh THPT
67.2%32.8% không
có
Hình 1: Tỷ lệ uống rượu, bia ở học sinh THPT Bán
Công Bến Lức
Theo kết quả của SAVY, cho biết có 34,9%(2)
đối tượng trong độ tuổi 14-17 có uống rượu bia,
đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này
cũng nằm trong độ tuổi trên, và kết quả tương
ứng của nghiên cứu: tỷ lệ uống rượu bia ở học
sinh THPT là 32,8%. Ngoài ra, trong kết quả
Đánh giá tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt
Nam cho biết tỷ lệ uống rượu bia tại các địa bàn
nghiên cứu là 33,5%(5).
Lý do uống rượu bia lần đầu tiên và lần sau
0
10
20
30
40
50
60
giao tiếp buồn,
giải sầu
giải trí ép uống bạn rủ rê chứng tỏ
lần đầu
lần sau
Hình 2: So sánh lý do giữa 2 lần uống rượu, bia: lần
đầu và lần sau
Cả 2 lý do chính của việc uống rượu, bia lần
đầu cũng như lần sau đều là để giao tiếp. Kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
quả này khác với Đánh giá tình hình lạm dụng
rượu, bia tại Việt Nam cho rằng: Lý do của việc
sử dụng rượu, bia chủ yếu là do sự tác động của
bạn bè và trạng thái hưng phấn của cá nhân
người sử dụng(5). Có thể sự khác biệt này là do
trong nghiên cứu này chỉ điều tra khảo sát đối
tượng học sinh. Hơn thế nữa, theo Điều tra y tế
quốc gia 2001-2002 cho biết: trình độ càng cao,
vai trò của gia đình càng ít và vai trò của nơi làm
việc càng nhiều(3). Điều này cho biết rằng ở
những lớp cao hơn thì ảnh hưởng từ gia đình
không lớn bằng từ bạn bè từ những giao tiếp xã
hội bên ngoài.
So sánh tỷ lệ uống rượu, bia lần đầu tiên và
lần sau, do bị ép uống giảm 10,3% còn 6,3% so
với lần sau. Còn giao tiếp, giải sầu, giải trí tăng
lên. Điều này chứng tỏ rằng: lần đầu uống
thường do tác động bên ngoài, còn lần sau uống
do tự nguyện, tự lựa chọn của chính bản thân
đối tượng.
Đối tượng cùng uống và thời điểm uống
rượu bia
Đa số học sinh đều uống rượu bia với bạn
bè (trong lớp cũng như ngoài lớp: 41,6% và
44,9%). Theo kết quả của SAVY cho biết: nam
thanh niên chịu, áp lực bạn bè là yếu tố tác
động lớn nhất đến việc họ uống rượu bia, cao
hơn cả so với việc hút thuốc lá, sử dụng ma
túy, quan hệ tình dục và xem phim ảnh khiêu
dâm(2). Có thể học sinh uống rượu bia để cùng
nhập cuộc với những người khác, để được bạn
bè công nhận và để thể hiện các hành vi người
lớn như họ mong muốn. Chính vì thế cần phải
chú ý đến cả áp lực bên ngoài cũng như bên
trong khi muốn thực hiện các biện pháp
truyền thông nhằm thay đổi hành vi(7).
Dịp lễ tết (49,4%) là dịp mà đối tượng
nghiên cứu thường uống rượu bia. Tập quán
phổ biến ở Việt Nam là thường dùng rượu bia
để ăn mừng các sự kiện hoặc các ngày lễ lớn
trong năm. Vì vậy, phong tục tập quán và bối
cảnh xã hội cũng góp phần tạo ra thói quen
uống rượu bia trong thanh thiếu niên. Trong
dịp hè, học sinh ở nhà với bố mẹ, bị bố mẹ
quản lý nên không được đi chơi nhiều, không
tiếp xúc với bạn bè nhiều nên không uống
rượu bia nhiều, chính vì thế, vào những dịp
nghỉ hè, tỷ lệ uống rượu bia rất thấp (5,6%).
Mức độ sử dụng rượu bia
Tỷ lệ học sinh uống rượu bia không thường
xuyên < 1 lần / tháng là 75,7%. Tỷ lệ này cao hơn
so với Các yếu tố nguy cơ của các bệnh không
lây do Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TPHCM
thực hiện, với tỷ lệ là 33,3%(6). Sự khác biệt này là
do đối tượng nghiên cứu của đề tài Các yếu tố
nguy cơ của các bệnh không lây là những người
>30 tuổi, ở lứa tuổi này có đủ nhận thức về việc
làm của mình về việc uống rượu bia.
Mỗi lần uống trung bình từ 4,48 ly chuẩn,
và lần uống nhiều nhất trung bình 7,72 ly
chuẩn. Theo tiêu chuẩn nhận biết nghiện
rượu(4), với số lượng trên, học sinh ở Bến Lức
uống nhiều rượu, bia.
Thái độ và nhận thức của học sinh về uống
rượu bia
Đa số học sinh đều có thái độ đúng về hành
vi uống rượu bia, họ cho rằng uống rượu bia là
không tốt, và nếu uống rượu bia sẽ gây TNGT,
và nhiều bệnh tật về sau (61,6% và 54%). Điều
này có thể đánh giá tốt các hoạt động giáo dục
và truyền thông của y tế địa phương và nhà
trường. Đồng thời, cũng có thể do các học sinh
đa số đều sống chung với cha và mẹ nên việc
giáo dục, quản lý cũng nghiêm ngặt hơn.
Các sự khác biệt giữa các yếu tố sau với
uống rượu bia
Bảng 1: Sự khác biệt giữa các yếu tố (giới tính, nghề
nghiệp cha, thái độ với hành vi uống rượu, bia của
người khác) với uống rượu bia
Các đặc tính Tần số (n) % χ2 p
Nam 98 44,3 Giới tính
Nữ 28 17,2
31,4 <0,05
Nghề nghiệp cha
Nông nhân, công nhân,
buôn bán 73 28,9
Nhân viên văn phòng 12 48,0
Khác 41 38,7
6,1 0,048
Thái độ đối với hành vi uống rượu, bia *
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các đặc tính Tần số (n) % χ2 p
Tốt, có lợi cho sức khỏe 1 50,0
Không tốt, có hại cho sức
khỏe 87 28,5
Vừa có lợi vừa có hại 34 50,8
Không lợi không hại 4 40,0
0,002
Test chính xác Fisher
Giới tính: Nam uống rượu bia nhiều hơn nữ,
đó là kết quả trong nghiên cứu này (44,3% so với
17,2%) và nó cũng giống như nhiều kết quả của
các cuộc điều tra, nghiên cứu khác. Điển hình
trong SAVY, nam uống rượu bia nhiều hơn nữ
(69% so với 28,1%)(2). Tuy nhiên, tỷ lệ này trong
SAVY cao hơn trong nghiên cứu. Vì trong
SAVY, đối tượng điều tra nằm trong độ tuổi từ
14-25.
Nghề nghiệp cha: Theo nguồn Điều tra y tế
quốc gia năm 2001-2002, nhóm nghề nhân viên
văn phòng, lãnh đạo có tỷ lệ uống rượu bia cao
nhất (> 60%)(3). Kết quả trong nghiên cứu cũng
đưa ra nhận xét tương tự, với tỷ lệ uống rượu
bia ở nhóm nghề nhân viên văn phòng là 48%.
Có thể do nhân viên văn phòng (nhà nước cũng
như tư nhân) là những đối tượng có nhiều mối
quan hệ nên việc giao tiếp qua những bữa tiệc có
rượu bia phải chăng là chuyện bình thường, đặc
biệt Bến Lức là nơi có thể dễ dàng mua rượu bia
ở bất cứ đâu. Hơn thế nữa, xét về khía cạnh văn
hóa, nữ uống rượu, bia ít hơn nam là do rào cản
về văn hóa, xã hội. Xã hội có khuynh hướng
chấp nhận hình ảnh nam giới uống rượu hơn nữ
giới, và đánh giá thấp những phụ nữ uống rượu,
bia. Điều này giải thích cho tỷ lệ uống rượu, bia
ở nữ giới thấp
Thái độ đối với hành vi uống rượu bia của
người khác: người có thái độ đối với hành vi
uống rượu bia của người khác là vừa có lợi vừa
có hại thì uống rượu bia nhiều nhất (chiếm
50,8%), tiếp đến là đối tượng cho rằng uống
rượu bia sẽ tốt. Có thể quan điểm của họ cho
rằng: uống rượu bia là tốt. Nhưng khi được hỏi
tiếp đến lợi ích của rượu bia, thì chỉ có 2 người
trả lời rằng chỉ có ích khi uống ít, với số lượng
vừa phải. Chính vì thế, tỷ lệ uống rượu bia ở đối
tượng này cao cũng có thể lý giải được.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang mô tả về tình hình sử
dụng rượu, bia ở học sinh THPT huyện Bến Lức,
tỉnh Long An. Nghiên cứu thực hiện với 384 học
sinh trường THPT Bán Công Bến Lức tham gia
trả lời bộ câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu đã thu
được kết quả như sau:
Đối tượng nghiên cứu thuộc 3 khối lớp 10,
11 và 12 với tỷ lệ tương đối đồng đều nhau, và
đa số nằm trong độ tuổi từ 16-17, tuy nhiên
cũng có 1 phần từ 18-20 tuổi. Về giới tính, nam
chiếm nhiều hơn nữ trong nghiên cứu (57,6%
so với 42,4%). Đa số học sinh đều sống chung
với cha và mẹ. Bến Lức với mô hình kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp, nên đa số các học sinh
đều có cha và mẹ làm nghề nông dân, công
nhân và buôn bán.
Tỷ lệ uống rượu, bia là 32,8%. Và bắt đầu
uống từ khi học cấp 3 (chiếm cao nhất 42,8%). Đa
số học sinh đều trả lời lý do uống rượu, bia lần
đầu cũng như lần sau là vì muốn giao tiếp. Họ
thường xuyên uống với bạn bè (trong lớp cũng
như ngoài lớp) vào những dịp như lễ tết. Tuy
nhiên, họ vẫn còn là học sinh, vẫn còn được giáo
dục và kiểm soát của nhà trường, nên đa số
uống rượu, bia không thường xuyên (< 1 lần /
tháng chiếm 75,7%). Nhưng mỗi lần uống trung
bình từ 4,48 ly chuẩn, và lần uống nhiều nhất
trung bình 7,72 ly chuẩn. Với số lượng này, học
sinh hiện vẫn còn uống trong 12 tháng vừa qua
được xếp vào loại uống nhiều rượu, bia.
Đa số học sinh đều cho rằng uống rượu, bia
là không tốt. Và hậu quả của việc uống rượu, bia
là sẽ gây TNGT và gây nhiều bệnh tật về sau.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới
tính, nghề nghiệp cha, thái độ về hành vi uống
rượu, bia của người khác với uống rượu, bia. Cụ
thể như sau: nam uống nhiều hơn nữ (44,3% so
với 17,2%), học sinh có cha làm nhân viên văn
phòng uống nhiều hơn các ngành nghề khác, và
học sinh nào cho rằng uống rượu, bia là không
tốt (28,5%) thì sẽ ít uống rượu, bia hơn những
thái độ còn lại.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả của nghiên cứu cũng như dựa
vào đặc điểm của trường THPT Bán Công Bến
Lức, Long An, chúng tôi có những đề xuất nhằm
giảm tỷ lệ uống rượu bia trong môi trường học
đường, như sau:
Đối với nhà trường
Cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn
khi học sinh uống rượu bia, đặc biệt khi tới
trường nếu phát hiện học sinh có uống rượu bia
phải có những biện pháp hiệu quả (như: phạt lao
động, trừ điểm, hạ hạnh kiểm đạo đức, nặng
nhất là đuổi học)
Cần tổ chức nhiều hoạt động, chương trình
truyền thông về tác hại, những hình ảnh liên
quan về hậu quả của rượu bia, chú ý tới những
đối tượng học sinh có khả năng uống nhiều
rượu bia.
Cần tìm hiểu những áp lực bên trong cũng
như bên ngoài của học sinh, nhằm có những
hoạt động tích giúp các em giải tỏa áp lực.
Đối với gia đình
Nên hạn chế uống rượu, bia ảnh hưởng
không tốt đến con cái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blum R và Peggy Mann (2001), Giảm thiểu nguy cơ: các
mối liên hệ tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của thanh
thiếu niên, Đại học Minnesota.
2. Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê – UNICEF – WHO. Điều tra
quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam _ SAVY,
p.16, p.25, p.66, p.68, p.67.
3. Bộ Y tế. Điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002.
4. Tiêu chuẩn nhận biết uống nhiều rượu bia và nghiện rượu
1d24-45ed-ba28-dd8f938a475a
5. Viện chiến lược và chính sách y tế. Tình hình lạm dụng
rượu bia tại Việt Nam..
&cat=67&ID=951
6. Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TPHCM (2008). Các yếu tố
nguy cơ của các bệnh không lây (tăng huyết áp, đái tháo
đường týp 2) ở người lớn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Bình Dương, năm 2006.
7. Wyn J, (1996), Hãy nghĩ về thanh thiếu niên theo cách
khác, Allen và Unwin Sydney.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_va_cac_yeu_to_dan_den_viec_uong_ruou_bia_trong_hoc.pdf