Những hoạt ñộng tĩnh thường bắt buộc trẻ phải ngồi nhiều, ít vận ñộng, ít tốn hao năng lượng.
Những yếu tố này làm tăng nguy cơ TCBP ở trẻ. Qua bảng 7 ta thấy thời gian hoạt ñộng trung bình
tĩnh hơn thời gian hoạt ñộng trung bình ñộng ñến 122 phút (hơn 2 giờ) và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,00). Kể cả thời gian học ở trường, thời gian học ở nhà, thời gian ngủ và các hoạt ñộng
tĩnh như chơi game, xem TV thì thời gian tĩnh một ngày của trẻ là rất lớn, trong khi thời gian ñộng
cho trẻ vui chơi, tập thể dục theo khảo sát rất ít. Đây cũng là thực trạng ñáng báo ñộng ở trẻ em hiện
nay. Vì vậy các bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo cần khuyến khích và tạo ñiều kiện cho các em
ñược vui chơi, rèn luyện thể lực bên cạnh việc học tập ở nhà trường, nên tạo cho các em niềm yêu
thích hoạt ñộng hơn là tập thể dục vì thành tích và tính ñiểm.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ lứa tuổi từ 6-11 tại trường tiểu học Kim Đồng, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 306
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA TRẺ LỨA TUỔI TỪ 6-11 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG,
THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH NĂM 2009.
Vương Thuận An*, Mai Thùy Linh*, Nguyễn Thị Bích Hồng*, Cao Thị Kim Hoa*
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề. Ở lứa tuổi 6-11 trẻ có những chuyển biến về mức tăng trưởng thể chất cũng như tinh thần và là
một giai ñoạn phát triển quan trọng cho những giai ñoạn phát triển tiếp theo. Tuy nhiên tình trạng dinh dưỡng
cũng như một số yếu tố liên quan chưa ñược phụ huynh học sinh của trẻ quan tâm có thể gây ảnh hưởng xấu ñến
sức khỏe của trẻ trong và sau giai ñoạn này. Vì vậy, những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ lứa tuổi tiểu
học cần ñược quan tâm nhằm góp phần giúp cho phụ huynh biết rõ tầm quan trọng về tình trạng dinh dưỡng cho
trẻ em trong lứa tuổi này.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 6 - 11 tuổi tại trường tiểu học
Kim Đồng, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang mô tả 408 học sinh và phụ huynh có con theo học tại trường
tiểu học Kim Đồng. Phụ huynh và học sinh và ñược cân, ño cân nặng, chiều cao và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi.
Kết quả: Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Kim Đồng qua khảo sát là suy dinh dưỡng
chiếm 9,3%, bình thường là 56,7%, thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tình trạng thừa cân béo phì của trẻ với tình trạng thừa cân béo phì của bố (p = 0,03, OR = 3,7), với việc trẻ
không bú sữa mẹ hoàn toàn (p = 0,034, OR = 1,56). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa
cân béo phì của trẻ với việc cân nặng sơ sinh của trẻ ≥ 4Kg (p = 0,006, OR = 4,1). Trung bình thời gian hoạt
ñộng và trung bình thời gian tĩnh: thời gian hoạt ñộng tĩnh (học bài, xem TVi, chơi game..) nhiều hơn thời gian
ñộng (chạy nhảy, vui chơi, tập thể dục).
Kết luận: Mô hình dinh dưỡng của trẻ tiểu học ở thị xã ñang dần chuyển biến giống mô hình của các thành
phố lớn (tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp, tỷ lệ béo phì ngày càng tăng). Một số yếu tố liên quan ñến thừa cân béo phì
của trẻ cần phải ñược chú ý là: tình trạng TCBP của cha mẹ, cân nặng sơ sinh, giới. Thời gian dành cho các hoạt
ñộng như vui chơi, tập thể dục.. ít hơn rất nhiều lần so với thời gian tĩnh dành cho các hoạt ñộng như học bài,
chơi game, học thêm của trẻ.
Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ, trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
ABSTRACT
NUTRITION STATUS AND ITS RELATED FACTORS IN PRIMARY CHILDREN FROM 6 TO 11 YEARS OLD
AT KIM DONG PRIMARY SCHOOL, TAY NINH PROVINCE, 2009
Vuong Thuan An, Mai Thuy Linh, Nguyen Thi Bich Hong, Cao Thi Kim Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 306 - 311
Background: Children from 6-11 years old have many changes in physical development as well as in mental
and this stage is very important for the next step in their whole lives. Therefore, it needs to have more research so
that we can improve the nutrition status for children in this ages.
Objectives: To evaluate the nutrition situation of children from 6-11 ages at Kim Dong primary school and
find out some factors that may affect to this status.
Method: Collect figures through a cross sectional research in 408 pupils and their parents. Pupils and their
parents was measured weight and height, then they was interviewed with the same questionnaires.
Results: The rate of children in malnutrionssss: 9.3%, normal: 56.7%; overweight: 20.3%; obesity: 13.7%.
There is the different significant between the overweight of children with the overweight of their father (p = 0.03,
OR = 3.7), and the lact of breast fed from mothers (p = 0.034, OR = 1.56). Moreover, there is the different
*
Khoa Dinh dưỡng VSATTP-Viện Vệ sinh - Y tế Công Cộng Tp.HCM
Địa chỉ liên lạc: CN.Vương Thuận An ĐT: 0946 260 107 Email: vuongthuanan@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 307
significant between the overweight of children with the over 4 kg of infant weight (p = 0.006, OR = 4.1). The
differences of the estimated time for the heavy activities and the estimated time for rest and weak activities: The
estimated time used for rest and weak activities (such as study, watching TV, playing games) are much more
than the estimated time used for heavy activities (such as excercises, have a good merry).
Conclusion: The nutrition status of children in Kim Dong primary school shows that the nutrition clay model
at township is change and become likely with the model of big cities (the malnutrition rate is down, beside the
percentage of children who have overweight and obesity is; rising more and more). Some related factors of the
obestity percentage of children are the obesity status of children’s parents, the infant weight and the gender. All of
the factors must to be care and check so that we can control. Via the research, we can see that time for children
can play many physical games such as: run around, physical exercise,.. are less than the time children use for
study at school, study out of school, play computer games.
Keywords: nutrition status of children, malnutrition of children, overweight, obesity.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ luôn là mối quan
tâm và ñược chú trọng, không chỉ ở các bậc phụ
huynh mà còn là mối quan tâm của các cấp ngành của
xã hội. Ở trẻ nhỏ, giai ñoạn tiểu học bắt ñầu từ 6 tuổi
ñến 11 tuổi là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em thành trẻ
vị thành niên. Trong giai ñoạn này, trẻ thường có
những chuyển biến về mức tăng trưởng thể chất cũng
như tinh thần và là một giai ñoạn phát triển quan trọng
cho giai ñoạn phát triển tiếp theo.
Cùng với sự thay ñổi trong các hoạt ñộng từ trong
chính gia ñình (ăn uống. vui chơi giải trí) cũng như
những hoạt ñộng học tập trong nhà trường (học chính
quy, học phụ ñạo, học năng khiếu) ñã tác ñộng một
phần không nhỏ ñến tình trạng dinh dưỡng cũng như
về tâm lý của trẻ nhỏ ở lứa tuổi tiểu học. Do ñó,
khuynh hướng mắc các bệnh mãn tính (suy dinh
dưỡng, thừa cân, béo phì,) ñang ngày càng gia tăng
và khó kiểm soát trong lứa tuổi tiểu học. Nếu không
có sự quan tâm ñúng mức và kịp thời về tình trạng
dinh dưỡng của trẻ nhất là ñối với những trẻ bị thừa
cân béo phì sẽ dẫn ñến những hậu quả không tốt cho
trẻ về sau khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ lứa tuổi tiểu
học vẫn chưa ñược quan tâm ñúng mức về sự tăng
trưởng về thể chất. Chỉ số về cơ thể (BMI), cân nặng,
chiều cao của trẻ tiểu học vẫn còn khiếm khuyết và
chưa chuẩn xác.
Thị xã Tây Ninh hiện nay là một thị xã ñược hình
thành từ một thị xã nông nghiệp. phát triển lên thị xã
công nghiệp. Nền kinh tế của thị xã Tây Ninh ngày
càng phát triển tỷ lệ bệnh mãn tính tăng lên nhưng
chưa ñược người dân hiểu rõ và quan tâm chú ý trong
ñó có tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi tiểu học
từ 6-11 tuổi ở thị xã Tây Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố
liên quan ở trẻ em 6 - 11 tuổi tại trường tiểu học Kim
Đồng, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Dân số nghiên cứu
Dân số mục tiêu
- Học sinh từ 6 -11 tuổi tại thị xã Tây Ninh năm
2009.
- PHHS có con từ 6 -11 tuổi tại thị xã Tây Ninh
năm 2009.
Dân số nghiên cứu
- Học sinh từ 6 -11 tuổi ñang theo học ở trường
Kim Đồng thị xã Tây Ninh và cha, mẹ của các học
sinh này ñược chọn vào mẫu nghiên cứu.
Địa ñiểm nghiên cứu
Trường tiểu học Kim Đồng thị xã Tây Ninh.
Cỡ mẫu
Z2(1- ∝ /2) x P (1-P)
n = -------------------------------= 384
d2
Trong ñó: Z2(1-α/2) = 1.96 với α =0.05; d: sai số cho
phép (d = 0.05), n = số trẻ cần ñiều tra.
Phương pháp lấy mẫu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 308
Theo phương pháp phân tầng dựa trên số lượng
học sinh của 5 khối lớp toàn trường.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Tình trạng dinh dưỡng chung của học sinh
N = 408
Trạng thái
n Tỷ lệ (%)
Suy dinh dưỡng 38 9,3
Bình thường 231 56,7
Thừa cân 83 20,3
Béo phì 56 13,7
Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của toàn
trường là 9,3%, tỷ lệ TCBP toàn trường 34,1%. Qua
các tỷ lệ này cho thấy mô hình tình trạng dinh dưỡng
của trẻ lứa tuổi học ñường ñang có chiều hướng phát
triển tương tự mô hình dinh dưỡng của trẻ ở các
thành phố lớn, tỷ lệ suy dinh dưỡng ngày càng giảm
trong khi tỷ lệ thừa cân béo phì ngày càng tăng và
ñáng báo ñộng.
Bảng 2. Cân nặng và chiều cao trung bình của học
sinh theo khối lớp
Khối lớp
Cân nặng trung bình
(Kg)
Chiều cao trung
bình (m)
Khối 1 n = 89 21,9 ± 4,2 1,158 ± 0,063
Khối 2 n = 77 25,6 ± 5,8 1,231 ± 0,055
Khối 3 n = 76 29,9 ± 6,3 1,296 ± 0,047
Khối 4 n = 85 32,7 ± 7,3 1,355 ± 0,061
Khối 5 n = 81 36,8 ± 7,9 1,410 ± 0,060
Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy cân nặng và chiều cao trung
bình của học sinh tăng theo từng khối lớp. Trong ñó
khối lớp 1 có cân nặng trung bình là 21,9 ± 4,2 Kg,
khối lớp 5 có cân nặng trung bình là 36,8 ± 7,9 Kg.
Trong ñó khối lớp 1 có chiều cao trung bình là
1,158 ± 0,063 m, khối lớp 5 có chiều cao trung bình là
1,410 ± 0,060 m.
Bảng 3. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP của trẻ
với một số yếu tố
Tính chất Tình trạng DD của trẻ P OR (KTC 95%)
TCBP
(n=139)
Không TCBP
(n=269)
* Bú sữa 6 tháng sau sinh
Không bú sữa
mẹ hoàn toàn 55 (13,5%) 79 (19,4%)
Bú sữa mẹ
hoàn toàn 84 (20,6%) 190 (46,5%)
0,034 1,56 (1,01 - 2,47)
* Giới tính
Nam 137 (33,6%) 56 (13,7%)
Nữ 83 (20,3%) 132 (32,4%) 0,04
1,53
(1,09 - 2,38)
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tình trạng thừa cân béo phì của trẻ với việc trẻ
không bú sữa mẹ hoàn toàn với p = 0,034 và OR =
1,56; KTC 95% (1,01-2,47). Điều này cho thấy nếu
trẻ không ñược bú mẹ hoàn toàn vào 6 tháng ñầu sau
sinh thì trẻ dễ có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ khác
1,56 lần.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình
trạng thừa cân béo phì và giới tính của trẻ với p = 0,04
và OR = 1,53, KTC 95% (1,09-2,38). Qua kết quả cho
thấy trẻ nam có nguy cơ TCBP cao hơn trẻ nữ gấp
1,53 lần.
Bảng 4. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP của trẻ
và TCBP của bố
Tình trạng dinh dưỡng của
trẻ p
OR
(KTC 95%) Tính chất
TCBP
(n=138)
Không TCBP
(n=259)
* Tình trạng DD của bố
Bố TCBP 38 (9,6%) 47 (11,8%)
Bố không
TCBP 100 (25,2%) 212 (53,4%)
0,03 1,7 (1,02-2,87)
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tình trạng thừa cân béo phì của trẻ với tình trạng
thừa cân béo phì của bố với p = 0,03 và OR = 1,7;
KTC 95% (1,02-2,87). Điều này cho thấy nếu người
bố thừa cân béo phì thì nguy cơ con của họ bị thừa
cân béo phì cao gấp 1,7 lần so với trẻ có bố không bị
TCBP.
Bảng 5. Mối liên quan giữa tình trạng SDD của trẻ và
sở thích hoạt ñộng
Tính chất Tình trạng dinh dưỡng của trẻ p
OR
(KTC 95%)
Không SDD
(n = 370)
SDD
(n = 38)
* Sở thích hoạt ñộng
Thích 327 (80,1%) 29 (7,2%)
Không 43 (10,5%) 9 (2,2%) 0,03
2,36
(1,92-5,52)
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tình trạng SDD của trẻ và sở thích hoạt ñộng với
p = 0,03 và OR = 2,36; KTC 95% (1,92- 5,52). Điều
này cho thấy trẻ thích hoạt ñộng thì khả năng trẻ tránh
ñược suy dinh dưỡng cao gấp 2,36 lần.
Bảng 6. Sự khác nhau về cân nặng trung bình của trẻ
và một số yếu tố
Đặc ñiểm Cân nặng trung bình của trẻ
Sự khác
nhau (p)
TCBP 32,4 (0,9) 3,7 (1,0) Tình trạng
DD bố
Không TCBP 28,7 (0,5) p = 0,0002
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 309
Đặc ñiểm Cân nặng trung bình của trẻ
Sự khác
nhau (p)
TCBP 30,8 (0,9) 1,9 (1,0) Tình trạng
DD mẹ Không TCBP 28,9 (0,5) p = 0,028
Nam 30,0 (0,5) 1,5 (0,8) Giới
Nữ 28,5 (0,6) p = 0,03
Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p = 0,0002) giữa cân nặng trung bình của trẻ trong 2
nhóm: nhóm có bố TCBP và nhóm có bố không bị
TCBP. Ta nhận thấy nhóm trẻ có bố bị TCBP có
trọng lượng trung bình là 32,4 Kg nặng hơn nhóm trẻ
có bố không bị TCBP là 3,7 Kg,
Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,028)
giữa cân nặng trung bình của trẻ trong 2 nhóm: nhóm
có mẹ TCBP và nhóm có mẹ không bị TCBP. Ta
nhận thấy nhóm trẻ có mẹ bị TCBP có trọng lượng
trung bình là 30,8 Kg trong khi nhóm có mẹ không bị
TCBP có trọng lượng trung bình là 28,9 Kg.
Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,03)
giữa cân nặng trung bình của trẻ và giới tính của trẻ.
Ta thấy trẻ nam có trọng lượng trung bình cao hơn trẻ
nữ là 1,5Kg.
Bảng 7: Sự khác nhau giữa thời gian tĩnh và thời gian
ñộng của trẻ
Đặc ñiểm Thời gian hoạt ñộng trung bình (phút/ngày)
Sự khác nhau
(p)
Tĩnh 199,8 (3,5) 129,2 (2,9) Thời gian
hoạt ñộng
Động 70,6 (2,7) p = 0,00
Nhận xét: Thời gian hoạt ñộng tĩnh của trẻ (học
bài, xem TV, chơi game) của trẻ chiếm nhiều hơn
thời gian hoạt ñộng ñộng của trẻ (vui chơi, chạy nhảy,
tập thể dục,.) là 129,2 phút. Sự khác nhau này có ý
nghĩa thống kê (p = 0,00).
Thời gian trung bình trẻ dành cho các hoạt ñộng
tĩnh: 199 phút (>3 giờ) trong khi các hoạt ñộng ñộng
(thể lực) chỉ có khoảng thời gian trung bình là 70,6
phút.
BÀN LUẬN
Tình trạng dinh dưỡng chung của học sinh
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở trường Kim
Đồng có sự phân hóa rõ rệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
là 9,3%, bình thường là 56,6% và TCBP là 34,1%.
Mô hình tình trạng dinh dưỡng này gần giống với mô
hình ở các thành phố lớn là tỷ lệ suy dinh dưỡng ngày
càng giảm và tỷ lệ trẻ em TCBP ngày càng tăng cao.
Kết quả của nghiên cứu gần tương ñương với kết quả
của Đặng Văn Chính và cộng sự nghiên cứu về lứa
tuổi này tại thành phố Hồ Chí Minh và một số thị trấn
(tỷ lệ suy dinh dưỡng là 4,8%, TCBP là 46%). Hình
thái phân hóa tình trạng dinh dưỡng này càng cho
thấy “gánh nặng kép”(1) trong mô hình bệnh tật. Trẻ
em có khuynh hướng TCBP sẽ dẫn ñến TCBP cho
ñến khi trưởng thành và kéo theo ñó là những chi phí
chữa trị cho các bệnh tật có liên quan như: tiểu ñường,
cao huyết áp, ung thưtăng gánh nặng chi trả chi phí
chữa bệnh cho xã hội. Chính vì vậy, ñây là những
nguy cơ lớn cho xã hội và cho cả chính sức khỏe của
trẻ em sau này.
Qua kết quả nghiên cứu của ñề tài này cũng
như của các ñề tài khác, chúng ta càng thấy rõ trách
nhiệm của các bậc cha mẹ phải quan tâm ñến vấn
ñề dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ ñể tránh cho
trẻ các vấn ñề bất thường trong cân nặng bảo ñảm
ñiều kiện cho trẻ phát trển tốt nhất.
Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo khối
lớp
Qua bảng 2 ta thấy cân nặng và chiều cao trung
bình của học sinh tăng theo từng khối lớp. Tuy nhiên
kết quả này cao hơn của Phạm Ngọc Oanh và cộng sự
nghiên cứu về cân nặng trung bình của trẻ vào năm
2001 và năm 2003(3). Cho thấy cân nặng, chiều cao
trung bình của trẻ lớp 3, lớp 4 và lớp 5 ñã và ñang có
chiều hướng tăng lên kéo theo tình trạng thừa cân béo
phì của trẻ ngày càng tăng theo.
Bảng 8: ñiều tra về cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớp 3,4,5 năm 2001 và 2003
Năm 2001 2003
Lớp Số lượng ñiều tra (n)
Cân nặng trung
bình (Kg)
Chiều cao trung bình
(cm)
Số lượng ñiều tra
(n)
Cân nặng trung bình
(Kg)
Chiều cao trung
bình (cm)
3 554 25,7 ± 0,7 126,2 ± 0,7 683 26,8 ± 0,8 126,4 ± 0,6
4 458 28,0 ± 0,8 131,1 ± 0,8 569 29,1± 0,8 130,5 ± 0,7
5 404 30,9 ± 1,1 134,6 ± 1,0 427 31,4 ± 1,2 134,8 ± 0,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 310
Mối liên quan giữa tình trạng TCBP của trẻ và TCBP của bố
Dựa vào kết quả bảng 4 ta thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TCBP của trẻ và tình
trạng TCBP của bố với p = 0,03 và OR = 1,7; KTC 95% (1,02-2,87). Kết quả này phù hợp với kết quả
khảo sát của Trần Hồng Loan(4) và cộng sự cho thấy trẻ có cha TCBP có nguy cơ bị TCBP cao gấp
3,36 lần so với trẻ có bố bình thường.
Bên cạnh ñó theo bảng 6 cho thấy trẻ có bố hoặc mẹ bị thừa cân béo phì thì có cân nặng trung
bình cao hơn trẻ có bố mẹ không TCBP. Đặc biệt nhóm trẻ có bố bị TCBP có trọng lượng trung bình
là 32,4 Kg nặng hơn nhóm trẻ có bố không TCBP là 3,7 Kg.
Điều này giúp ta ñặt ra giả thuyết có thể TCBP là một yếu tố di truyền, bên cạnh ñó, cha mẹ
và con có cùng chế ñộ ăn trong gia ñình nên có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Từ những kết quả trên
cho thấy trong gia ñình có bố mẹ TCBP thì nên chú ý ñến tình trạng dinh dưỡng của con và chế
ñộ ăn ñể giúp trẻ có những chế ñộ ăn hợp lý.
Mối liên quan giữa tình trạng TCBP của trẻ và việc trẻ ñược cho bú sữa 6 tháng sau sinh
Kết quả từ bảng 3 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ với việc trẻ không bú sữa mẹ hoàn toàn với p = 0,034. Những trẻ bú sữa bột hoặc có uống sữa
bột trong lúc bú sữa mẹ có nguy cơ béo phì cao hơn 1,56 lần so với những trẻ ñược bú mẹ hoàn toàn.
Điều này cho thấy sữa mẹ có vai trò hết sức quan trọng ñối với sức khỏe của trẻ(5).Sữa mẹ không chỉ
ñầy ñủ chất dinh dưỡng hay cung cấp kháng thể cho trẻ mà còn giúp cho trẻ có thể lực tốt và phòng
tránh ñược một số bệnh như nhiễm khuẩn, TCBP.. sau này. Qua ñó, cần phải khuyến khích các bà mẹ
cho con bú hoàn toàn ngay trong 6 tháng ñầu và tạo ñiều kiện cho các bà mẹ thực hiện cho trẻ bú hoàn
toàn trong 6 tháng ñầu.
Mối liên quan giữa tình trạng TCBP của trẻ và giới tính của trẻ
Dựa vào bảng 3 về cân nặng của trẻ nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,04) giữa
trẻ nam và trẻ nữ. Trẻ có giới tính là nam có nguy cơ TCBP cao gấp 1,53 lần so với trẻ nữ. Điều này
tương ñương với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Chính và cộng sự về tình trạng BMI của trẻ ở
nông thôn và thành thị (tỷ lệ nữ TCBP thấp hơn nam 43%). Bên cạnh ñó theo bảng 6 cho thấy có sự
khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa cân nặng trung bình của trẻ nam và trẻ nữ, trẻ nam có trọng lượng
trung bình nhiều hơn trẻ nữ là 1,5Kg. Trẻ nam thường hiếu ñộng hơn và ham thích các trò chơi ñiện tử
hơn nên thời gian vận ñộng sẽ ít hơn, vì vậy cần chú ý ñối với trẻ trai giúp trẻ ñiều tiết ăn uống và gia
tăng hoạt ñộng thể lực.
Sự khác nhau giữa trung bình thời gian ñộng và trung bình thời gian tĩnh
Những hoạt ñộng tĩnh thường bắt buộc trẻ phải ngồi nhiều, ít vận ñộng, ít tốn hao năng lượng.
Những yếu tố này làm tăng nguy cơ TCBP ở trẻ. Qua bảng 7 ta thấy thời gian hoạt ñộng trung bình
tĩnh hơn thời gian hoạt ñộng trung bình ñộng ñến 122 phút (hơn 2 giờ) và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,00). Kể cả thời gian học ở trường, thời gian học ở nhà, thời gian ngủ và các hoạt ñộng
tĩnh như chơi game, xem TV thì thời gian tĩnh một ngày của trẻ là rất lớn, trong khi thời gian ñộng
cho trẻ vui chơi, tập thể dục theo khảo sát rất ít. Đây cũng là thực trạng ñáng báo ñộng ở trẻ em hiện
nay. Vì vậy các bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo cần khuyến khích và tạo ñiều kiện cho các em
ñược vui chơi, rèn luyện thể lực bên cạnh việc học tập ở nhà trường, nên tạo cho các em niềm yêu
thích hoạt ñộng hơn là tập thể dục vì thành tích và tính ñiểm.
KẾT LUẬN
Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Kim Đồng qua khảo sát là suy dinh dưỡng
chiếm 9,3%, bình thường là 56,7%, thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7%
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa cân béo phì của trẻ với tình trạng thừa
cân béo phì của bố vì vậy cần ñược chính minh rõ hơn(2). Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình
trạng thừa cân béo phì của trẻ với việc trẻ không bú sữa mẹ hoàn toàn cho thấy thêm tầm quan trọng
của việc bú mẹ hoàn toàn của trẻ.
Trung bình thời gian hoạt ñộng và trung bình thời gian tĩnh: thời gian hoạt ñộng tĩnh (học bài,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 311
xem Tv, chơi game..) nhiều hơn thời gian ñộng (chạy nhảy, vui chơi, tập thể dục).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (2002), Thừa cân và béo phì, một vấn ñề sức khỏe cộng ñồng mới ở nước ta, Y học thực hành số
418, Tr. 5-9.
2. Newnham JP et al (2001). Nutrition and the early origins of adult disease, Asian P.J.Clin. Nutr. (2001): 11 (Supll) S537 – 59.
3. Phạm Ngọc Oanh, Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Nhản, Trần Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Kim Hưng (2002), Tình trạng dinh
dưỡng và thói quen ăn uống của học sinh cấp 1 Tp. Hồ Chí Minh.
4. Trần Hồng Loan (1998), Tình trạng thừa cân và các yếu tố nguy cơ ở học sinh 6-11 tuổi tại một quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sỹ Dinh Dưỡng Cộng ñồng – Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Viện Dinh dưỡng (2007), Tình hình dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 376-390.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_dinh_duong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_cua_tre_lua.pdf