Tình trạng doanh nghiệp Việt Nam

Cùng với sự gia tăng chi phí nhân công, chi phí về vốn của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng đang là vấn đề lớn. Doanh nghiệp Việt Nam đang dựa quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng và lãi suất thực của vốn vay quá cao trong tương quan so sánh với các nền kinh tế khác đang hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh trái phiếu chính phủ phát hành ngày càng lớn về lượng, thì lãi suất vay khó mà giảm xuống, càng làm cho khu vực doanh nghiệp tư nhân không thoát khỏi rào cản này. Những khó khăn trên là rất lớn cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, đó là chưa nói đến nạn phân biệt đối xử, nạn tham nhũng, các rào cản thủ tục hành chính, và đặc biệt là phong trào “doanh nghiệp sân sau” đang bủa vây những doanh nghiệp tư nhân làm ăn ngay ngắn. Trong việc chống tham nhũng ở khu vực tư nhân vai trò của Nhà nước là rất lớn, Nhà nước cần tạo một môi trường kinh doanh và các qui định của pháp luật đảm bảo tính minh bạch và khả thi để các chủ thể kinh tế có thể cạnh tranh lành mạnh. Như vậy rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp tư nhân là tham nhũng vặt, lợi ích nhóm và quan hệ thân hữu, những điều này tạo ra một nền kinh tế ngầm khổng lồ. Tiếp đến là luật bảo hiểm, tiếp cận vốn Những điều này góp phần khiến doanh nghiệp tư nhân không thể lớn.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 12 Nguyễn Quang Thái* Tóm tắt: Trong giai đoạn 2010-2018, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đạt mức tăng trưởng tương đối cao. Doanh nghiệp Việt Nam hiện là khu vực kinh tế đóng góp quan trọng nhất vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua nhiều chính sách, Nghị quyết được ban hành và đi vào cuộc sống, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế. Bài viết nêu lên tình trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 1. Tình trạng số lượng doanh nghiệp Nhìn vào cấu trúc số doanh nghiệp hiện có đến ngày 31/12/2018, doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh nghiệp, tỷ trọng này ngày càng tăng, từ 63,3 bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng lên 66,6% năm 2018, trong đó hơn một nửa số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thương mại (54% năm 2017 và 55% năm 2018). Điều này phần nào cho thấy những sản phẩm tuy được làm tăng giá đối với người mua của sản phẩm qua khâu lưu thông (phí thương mại) nhưng không thực sự có nhiều ý nghĩa với nền kinh tế. Tuy nhiên có tín hiệu đáng mừng là số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực “hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ” chiếm tỷ lệ khá cao (11%) trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, điều này phù hợp với xu hướng của nền kinh tế số hiện nay và tương lai. Bảng 1: Tỷ trọng về tình trạng số lượng doanh nghiệp theo 3 nhóm ngành Đơn vị tính: Lần Bình quân giai đoạn 2011-2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số doanh nghiệp đang hoạt động đến 31/12 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,4 1,5 1,5 1,5 Công nghiệp và xây dựng 35,3 33,8 32,4 31,9 Dịch vụ 63,3 64,7 66,1 66,6 Số doanh nghiệp mới thành lập 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,1 1,7 1,5 1,4 Công nghiệp và xây dựng 27,8 27,9 26,8 26,5 * Tiến sỹ, Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam  13 Bình quân giai đoạn 2011-2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số doanh nghiệp đang hoạt động đến 31/12 100,0 100,0 100,0 100,0 Dịch vụ 70,1 70,4 71,7 72,1 Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,4 2,1 2,4 2,3 Công nghiệp và xây dựng 31,4 31,0 29,6 30,1 Dịch vụ 66,2 66,9 68,0 67,5 Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,6 1,8 1,9 1,5 Công nghiệp và xây dựng 29,1 28,8 28,8 28,3 Dịch vụ 69,4 69,4 69,3 70,2 Nguồn: Sách trắng Doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê Bảng 2 cho thấy một vấn đề nữa cần đặt ra từ số liệu công bố trong “Sách trắng doanh nghiệp”của Tổng cục Thống kê, cho thấy số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh đến năm 2018 chỉ khoảng 85,6% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký. Như vậy đặt ra chỉ tiêu một triệu doanh nghiệp dường như chưa đủ mà cái quan trọng là các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất để tạo ra GDP ra sao? Bảng 2: Tỷ trọng doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh so với số doanh nghiệp đang hoạt động Đơn vị tính: % Bình quân giai đoạn 2011-2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh so với Số doanh nghiệp đang hoạt động đến 31/12 93,0 96,6 85,61 85,60 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 63,9 57,2 54,90 54,43 Công nghiệp và xây dựng 81,5 82,9 77,39 77,32 Dịch vụ 92,0 91,3 90,35 90,27 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhưng nếu xét về các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số doanh nghiệp đã đăng ký thì tỷ lệ này thấp một cách đáng quan ngại và đang có xu hướng ngày càng thấp đi. Đáng chú ý là khu vực ngoài Nhà nước là thấp nhất trong 3 loại hình doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước và FDI. Đáng ngạc nhiện là khu vực FDI được  14 hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tiếp cận đất đai và đối xử của cơ quan quản lý nhưng chỉ có 51% doanh nghiệp làm ăn có lãi; đây phải chăng là một trong những dấu hiệu cho thấy có hiện tượng chuyển giá nhằm biến lãi thành lỗ, trong khi doanh nghiệp ngoài Nhà nước đang thực sự gặp khó khăn (Bảng 3)? Bảng 3: Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kinh doanh có lãi theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: % Bình quân giai đoạn 2011-2015 2016 2017 Cả nước 46,5 47,3 45,6 Khu vực doanh nghiệp nhà nước 80,2 83,5 81,1 - Trong đó: Khu vực DN 100% vốn nhà nước 80,6 83,4 78,7 Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 46,1 47,0 45,2 Khu vực doanh nghiệp FDI 51,3 51,4 51,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Mới đây, Tổng cục Thống kê phát hiện bỏ sót 76.000 doanh nghiệp, nhưng cũng cần công bố trong 76.000 doanh nghiệp này bao nhiêu phần trăm là những doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh và trong số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu phần trăm số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi? 2. Hiệu quả sử dụng vốn Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm cho thấy, hệ số vốn-sản lượng ngày càng tăng, năm 2011 bình quân cả nước cần 1,44 đồng vốn tạo ra một đồng doanh thu thuần thì đến năm 2017 phải cần 1,65 đồng vốn mới tạo ra một đồng doanh thu thuần, hiệu quả giảm khoảng 13%; đặc biệt khu vực sản xuất trong nước là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng sụt giảm, doanh nghiệp Nhà nước từ 1,8 đồng vốn tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2011, đến năm 2017 tỷ lệ này tăng lên 3,05 đồng vốn mới tạo được một đồng doanh thu thuần. Trong 3 loại hình sở hữu chỉ có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có hiệu quả sử dụng vốn tăng mạnh, khu vực này năm 2011 cần 1,17 đồng vốn tạo ra một đồng doanh thu, đến năm 2017 tỷ lệ này của khu vực đầu tư nước ngoài chỉ cần 1,03 đồng vốn đã tạo ra một đồng doanh thu thuần. Xét giai đoạn 2011-2017, để tăng lên một đơn vị doanh thu thuần các doanh nghiệp Nhà nước cần một lượng vốn tăng lên 12,6 đồng, đây là một con số đáng báo động về hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, điều này do thất thoát, lãng phí, đầu tư vào những công trình mà không để làm gì, không làm tăng giá trị tài sản của những chu kỳ sản xuất sau, xây những công trình phúc lợi, công cộng chưa cần thiết như đào đường lấp đường đôi khi cũng làm hiệu quả đồng vốn sụt giảm; trong 3 thành phần kinh tế khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất, tỷ lệ này gần như là 1 - 1 (một đồng vốn tăng lên tạo ra một đồng doanh thu tăng lên).  15 Bảng 4: Quan hệ vốn và doanh thu thuần Đơn vị tính: Lần Năm Hệ số vốn - doanh thu thuần Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Doanh nghiệp FDI Cả nước 2011 1,80 1,37 1,17 1,44 2012 1,85 1,37 1,12 1,44 2013 2,07 1,46 1,19 1,54 2014 2,23 1,44 1,14 1,54 2015 2,72 1,46 1,07 1,58 2016 2,79 1,54 1,06 1,61 2017 3,05 1,49 1,03 1,65 Hệ số tăng vốn - doanh thu thuần giai đoạn 2011-2017 12,60 1,50 0,91 1,70 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Doanh nghiệp ngoài NN ở đây là doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp Ngược lại với hệ số vốn - doanh thu thuần là chỉ số quay vòng vốn, hệ số vốn - doanh thu càng cao càng không hiệu quả, trong khi hệ số quay vòng vốn càng thấp càng không hiệu quả. Bảng dưới cho thấy doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả nhất và càng ngày càng kém hiệu quả trong sử dụng vốn, trong khi doanh nghiệp FDI sử dụng vốn ngày càng hiệu quả. Bảng 5: Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Lần Bình quân giai đoạn 2011-2015 Năm 2016 Năm 2017 Cả nước 0,66 0,67 0,67 Khu vực doanh nghiệp Nhà nước 0,47 0,38 0,34 - Trong đó: Khu vực DN 100% vốn Nhà nước 0,45 0,47 0,42 Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 0,70 0,71 0,73 Khu vực doanh nghiệp FDI 0,88 1,02 1,06 Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 6 và 7 cho thấy các doanh nghiệp trong nước đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn không hiệu quả nhưng nguy hiểm là nguồn vốn cơ bản là vốn vay. Bình quân giai đoạn 2011-2015, doanh nghiệp Nhà nước có 100 đồng vốn thì chỉ có 25 đồng là vốn chủ sở hữu còn 75 đồng là nợ phải trả, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn này là 3,02:1, đến 2017 tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu là 4,2:1. Nhớ rằng năm 2011 tỷ lệ này mới chỉ là 3:1 đã được các chuyên gia báo động về việc nợ  16 nần ở mức không an toàn. Khu vực doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng rất cao (năm 2017 tỷ lệ này là 3,12:1) nhưng nợ phải trả của toàn khối doanh nghiệp Nhà nước năm 2017 lên đến 4,2:1 tức là các doanh nghiệp không có 100% vốn nhà nước nợ còn cao hơn, đa phần trong đó là các doanh nghiệp Nhà nước không được Nhà nước bảo lãnh, không được xem như nợ công với nợ phải trả của khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng đang có xu hướng cao lên. Như vậy rất có thể đưa đến tình trạng vỡ nợ nếu không nhanh chóng khác phục. Đây mới là một trong những vấn đề sống còn chứ không phải việc quy mô GDP là bao nhiêu? Tăng trưởng GDP thế nào? Việc đặt ra mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp cần phải đưa thêm các mục tiêu khác như tỷ lệ doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh và khống chế việc vay nợ. Bảng 6: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: % Bình quân giai đoạn 2011-2015 Năm 2016 Năm 2017 Cả nước Khu vực doanh nghiệp Nhà nước 24,9 23,1 19,1 - Trong đó: Khu vực DN 100% vốn Nhà nước 26,7 30,0 24,3 Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 33,4 30,7 30,3 Khu vực doanh nghiệp FDI 38,0 39,6 37,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 7: Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Lần Bình quân giai đoạn 2011-2015 Năm 2016 Năm 2017 Cả nước Khu vực doanh nghiệp Nhà nước 3,02 3,33 4,24 - Trong đó: Khu vực DN 100% vốn Nhà nước 2,75 2,33 3,12 Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1,99 2,26 2,30 Khu vực doanh nghiệp FDI 1,63 1,53 1,64 Nguồn: Tổng cục Thống kê 3. Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 8 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân chung cả nước là rất thấp, thấp nhất là khu vực ngoài Nhà nước mặc dù có xu hướng tăng lên nhưng chưa được 2%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp hơn lãi suất tiền gửi khá nhiều, trong khi đến năm 2017 cứ có 100 đồng vốn thì 72% là nợ phải trả, riêng doanh nghiệp Nhà nước có 1 trăm đồng vốn đến hơn 80% là nợ phải trả. Tình trạng này kéo dài nguy cơ vỡ nợ không phải là không có. Doanh nghiệp thuộc khối FDI có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao nhất, thực tế có thể còn cao hơn. Như vậy trong 3 loại hình doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước và FDI chỉ có khu vực FDI là có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất (thực tế cao hơn nữa), nhưng trớ trêu là hầu  17 như phía Việt Nam không được gì từ khu vực này (năm 2018 số liệu ước tính cho thấy chi trả sở hữu ra nước ngoài khoảng 18 tỷ đô la Mỹ). Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Đơn vị tính: Lần Bình quân giai đoạn 2011-2015 Năm 2016 Năm 2017 Cả nước 2,43 2,53 2,66 Khu vực doanh nghiệp nhà nước 2,83 2,47 2,11 - Trong đó: Khu vực DN 100% vốn nhà nước 2,54 2,82 2,53 Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 1,08 1,25 1,67 Khu vực doanh nghiệp FDI 5,40 6,44 6,43 Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 9 và Bảng 10 cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và giá trị tăng thêm17 của khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tuy có xu hướng tăng lên nhưng luôn thấp nhất trong các loại hình sở hữu, trong khi khu vực FDI có tỷ suất lợi nhuận trên vốn, trên doanh thu thuần và tỷ trong giá trị tăng thêm trên doanh thu thuần cao nhất. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần là quá thấp, điều này có nghĩa tỷ lệ chi phí trung gian so với doanh thu thuần sấp xỉ 90%, nếu tính theo giá trị sản xuất tỷ lệ chi phí trung gian còn cao hơn nữa28, đồng nghĩa với tỷ trong giá trị tăng thêm nhỏ nữa. Với tỷ lệ này có thể thấy nền kinh tế cơ bản là gia công hoặc hiệu quả sản xuất rất kém. Khi nền kinh tế hầu như là gia công thì bàn đến năng suất làm gì? Bảng 9: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần của doanh nghiệp Đơn vị tính: % Bình quân giai đoạn 2011-2015 2016 2017 Cả nước 3,7 4,1 4,2 Khu vực doanh nghiệp nhà nước 6,0 6,9 6,4 - Trong đó: Khu vực DN 100% vốn nhà nước 5,6 6,3 6,1 Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 1,5 1,9 2,5 Khu vực doanh nghiệp FDI 6,1 6,8 6,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1 Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản tính từ số liệu điều tra doanh nghiệp bao gồm thu nhập của người lao động và thu nhập trước thuế 2 Giá trị sản xuất = doanh thu thuần + chênh lệch sản phẩm dở dang và tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ báo cáo  18 Bảng 10: Giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần Đơn vị tính: % Bình quân giai đoạn 2011-2015 2016 2017 Cả nước 10,30 11,30 11,21 Khu vực doanh nghiệp nhà nước 11,63 13,03 11,92 - Trong đó: Khu vực DN 100% vốn nhà nước 11,43 11,82 10,84 Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 7,90 8,63 9,12 Khu vực doanh nghiệp FDI 14,17 15,60 15,05 Nguồn: Tổng cục Thống kê 4. Kết luận Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước, đây là bước tiến trong nhận thức, và phù hợp với đòi hỏi thực tiễn khi khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang dần co hẹp lại, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang lớn mạnh, và nền kinh tế phải đối diện cạnh tranh ngày càng gay gắt khi hội nhập toàn diện đang đến. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực là thách thức không nhỏ. Thực tế cho thấy số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh và số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi chiếm khá thấp, như vậy về bản chất số doanh nghiệp có đóng góp vào GDP là không cao. Theo tính toán giá trị tăng thêm theo giá cơ bản chỉ chiếm trong GDP năm 2016 khoảng 44%, năm 2017 khoảng 46%. Từ số liệu trong “Sách trắng doanh nghiệp” được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy trong 3 loại hình doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước và FDI chỉ có doanh nghiệp FDI sử dụng đồng vốn và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Thực ra khu vực này có thể còn hiệu quả hơn nữa nếu khai báo lợi nhuận đúng với thực trạng. Trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tốt hơn các doanh nghiệp Nhà nước không có 100% vốn Nhà nước. Nợ phải trả của các doanh nghiệp Nhà nước không phải 100% vốn Nhà nước cũng cao nhất. Các doanh nghiệp loại này hầu hết là các doanh nghiệp không được Nhà nước bảo lãnh vay nợ, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu thấp như trên thì các doanh nghiệp loại này trả nợ thế nào? Nếu không trả được nợ thì Nhà nước có trả hộ không? Hay đất nước sẽ bị hạ bậc tín nhiệm và nếu Chính phủ tiếp tục vay sẽ bị lãi suất cao? Với việc chỉ khu vực FDI làm ăn hiệu quả có thể làm tăng một chỉ tiêu ít ý nghĩa là GDP nhưng về bản chất không có ý nghĩa. Nguồn lực thực sự của nền kinh tế là tiết kiệm (saving), tiết kiệm bắt đầu hình thành từ GDP cộng phần thu được từ sở hữu trừ phần chi trả sở hữu cộng chuyển nhượng thuần túy trừ tiêu dùng cuối cùng; nếu “thu được từ sở hữu trừ đi chi trả sở hữu thuần” là một số âm và số âm này ngày càng lớn dẫn đến tiết kiệm ngày càng nhỏ lại. Số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy đến năm 2018, Tổng thu nhập quốc gia chỉ bằng 93% GDP trong khi 10 năm trước tỷ lệ này là 97,2%, chi trả sở hữu năm 2018 khoảng 17 tỷ đô la Mỹ. Tiết kiệm là nguồn cơ bản để đầu tư, nếu tiết kiệm luôn nhỏ hơn khoản cần đầu tư thì nhu cầu vay sẽ càng lớn. Đấy phải chăng là lý do tại sao GDP tăng cao mà nợ phải trả ngày một nhiều.  19 Bảng 11: Tổng thu nhập quốc gia, Tổng sản phẩm trong nước và chi trả sở hữu thuần Năm Tổng thu nhập quốc gia - GNI (Tỷ đồng) Tổng sản phẩm trong nước - GDP (Tỷ đồng) Chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài (Tỷ đồng) Tỷ lệ GNI so với GDP (%) 2007 1.211.806 1.246.769 -34.963 97,20 2008 1.567.964 1.616.047 -48.083 97,02 2009 1.731.221 1.809.149 -77.928 95,69 2010 2.075.578 2.157.828 -82.250 96,19 2011 2.660.076 2.779.880 -119.804 95,69 2012 3.115.227 3.245.419 -130.192 95,99 2013 3.430.668 3.584.262 -153.594 95,71 2014 3.750.823 3.937.856 -187.033 95,25 2015 3.977.609 4.192.862 -215.253 94,87 2016 4.314.321 4.502.733 -188.412 95,82 2017 4.764.958 5.005.975 -241.017 95,19 Sơ bộ 2018 5.154.552 5.542.331 -387.779 93,00 Bình quân 2007- 2017 (%) 14,07 14,53 24,45 Nguồn: Tổng cục Thống kê Cùng với sự gia tăng chi phí nhân công, chi phí về vốn của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng đang là vấn đề lớn. Doanh nghiệp Việt Nam đang dựa quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng và lãi suất thực của vốn vay quá cao trong tương quan so sánh với các nền kinh tế khác đang hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh trái phiếu chính phủ phát hành ngày càng lớn về lượng, thì lãi suất vay khó mà giảm xuống, càng làm cho khu vực doanh nghiệp tư nhân không thoát khỏi rào cản này. Những khó khăn trên là rất lớn cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, đó là chưa nói đến nạn phân biệt đối xử, nạn tham nhũng, các rào cản thủ tục hành chính, và đặc biệt là phong trào “doanh nghiệp sân sau” đang bủa vây những doanh nghiệp tư nhân làm ăn ngay ngắn. Trong việc chống tham nhũng ở khu vực tư nhân vai trò của Nhà nước là rất lớn, Nhà nước cần tạo một môi trường kinh doanh và các qui định của pháp luật đảm bảo tính minh bạch và khả thi để các chủ thể kinh tế có thể cạnh tranh lành mạnh. Như vậy rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp tư nhân là tham nhũng vặt, lợi ích nhóm và quan hệ thân hữu, những điều này tạo ra một nền kinh tế ngầm khổng lồ. Tiếp đến là luật bảo hiểm, tiếp cận vốnNhững điều này góp phần khiến doanh nghiệp tư nhân không thể lớn. Tài liệu tham khảo: 1. Bùi Trinh (2019), ‘Liệu GDP càng tăng, luồng tiền chảy ra nước ngoài càng nhiều’, Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 17/03; 2. Quang Thai Nguyen, Bui, Trinh, and Vu, Tuan Anh (2019), ‘Structure and Greenhouse Gas Emission Based on Input Output Analysis’, Journal of Economics and Business, Vol.2 No 3, 941- 950; 3. Tổng cục Thống kê (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê; 4. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê qua các năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_doanh_nghiep_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan