Tình trạng nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh

Tỷ lệ nhiễm fluor trên các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất là cao hơn đáng kể ở trẻ 8 tuổi sống trong vùng có fluor hoá nước máy so với vùng không có chương trình này tại thành phố Hồ Chí Minh. Có một tỷ lệ nhỏ (2%) trẻ 8 tuổi ở vùng fluor hoá nước của thành phố có tình trạng nhiễm fluor răng ở mức trung bình trên các răng cửa và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn, điều này gợi ý cần phải xác định các yếu tố nguy cơ tiềm năng. Có những sự nhất trí cao về tỷ lệ cũng như các mức độ nhiễm fluor răng giữa các răng cửa vĩnh viễn và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn ở các trẻ 8 tuổi

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc 163 TÌNH TRẠNG NHIỄM FLUOR RĂNG Ở CÁC RĂNG CỬA VÀ RĂNG CỐI LỚN VĨNH VIỄN THỨ NHẤT CỦA TRẺ 8 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Thị Quỳnh Lan* TÓM TẮT Fluor hoá nước máy được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 1990 với nồng độ 0,7±0,1 ppmF. Nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1 ppmF vào tháng 6 năm 2000. Tuy nhiên, không phải tất cả các quận/huyện trong thành phố đều được fluor hoá nước. Mục tiêu:So sánh tình trạng nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, của trẻ 8 tuổi sống giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chi Minh năm 2011, và đánh giá sự nhất trí về tình trạng này giữa các nhóm răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất. Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 3 năm 2011. 2805 trẻ 8 tuổi sinh năm 2003, trong đó bao gồm 1926 trẻ ở vùng có fluor hoá nước và 879 trẻ ở vùng không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh, được chọn vào mẫu nghiên cứu theo kỹ thuật chọn mẫu xác suất phân tầng ngẫu nhiên nhiều bậc. Tình trạng nhiễm fluor răng được khám theo chỉ số Dean và Dean biến đổi (1942), bởi 3 điều tra viên đã được huấn luyện định và chuẩn hoá. Tỷ lệ % nhiễm fluor được ghi nhận dựa trên tỷ lệ % cá thể hay răng có điểm số nhiễm fluor từ rất nhẹ trở lên (điểm số Dean >=1). Kiểm định 2 và thống kê Kappa đã được áp dụng. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm fluor ở các răng cửa vĩnh viễn hàm trên và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất khoảng 10% đến 13% ở trẻ 8 tuổi sống trong vùng có fluor hoá nước máy của thành phố, và tỷ lệ này khoảng 1% đến 3% ở trẻ cùng trang lứa sống ở vùng không có fluor hoá nước máy (p<0,001). Có một sự cách biệt nhỏ về tình trạng nhiễm fluor răng giữa các răng cửa giữa và các răng cửa bên vĩnh viễn ở những trẻ nghiên cứu. Hầu hết tình trạng nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất của trẻ 8 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước ở dạng rất nhẹ và nhẹ, không quá 2% ở mức trung bình. Chỉ số Kappa về sự nhất về các mức độ nhiễm fluor răng giữa các răng cửa vĩnh viễn và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn dao động từ 0,72-0,76. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm fluor trên các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất là cao hơn đáng kể ở trẻ 8 tuổi sống trong vùng có fluor hoá nước máy so với vùng không có chương trình nàytại thành phố Hồ Chí Minh. Có những sự nhất trí cao về tình trạng nhiễm fluor răng giữa các răng cửa và răng cối lớn thứnhất vĩnh viễn ở trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khoá: Fluor hoá nước, tình trạng nhiễm fluor răng, trẻ 8 tuổi, răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất. ABSTRACT DENTAL FLUOROSIS IN PERMANENT INCISORS AND FIRST MOLARS AMONG 8-YEAR-OLD CHILDREN IN HOCHIMINH CITY, VIETNAM Hoang Trong Hung, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 163 - 170 Water fluoridation (WF) in HoChiMinh City (HCMC), Vietnam, started in January 1990 at 0.70.1 ppmF and adjusted to 0.50.1 ppmF in June, 2000. Not all HCMC is fluoridated. Objectives: To compare the prevalence of dental fluorosis in permanent incisors and first molars among 8- year-old children living in fluoridated and non-fluoridated areas in HCMC and to assess agreement between incisors and molars. * Khoa Răng Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Hoàng Trọng Hùng ĐT: 0903 883343 Email: hoangtronghung@hotmail.com NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 164 Methods: Cross-sectional study implemented in March 2011 on a multi-stratified probability sample of 2805 eight-year-old children born in 2003 (1926 in fluoridated and 879 in non-fluoridated areas). Dental fluorosis was measured using a modified Dean’s index on by 3 trained and standardized examiners. Prevalence figures include scores “very mild” or higher. Chi-square tests were used to test for statistical differences. The study used Kappa coefficient to assess agreement between scores for incisors and molars. Results: The prevalence of children with fluorosis on the maxillary incisors and molars ranged from 10% to 13% among children living in fluoridated areas and between 1% and 3% among children living in non- fluoridated areas (p<0.05). There were small variation between central and lateral incisors. Most fluorosis in fluoridated areas were very mild and mild, but we reported a small prevalence of moderate fluorosis (<2%). Kappa values for agreement in fluorosis prevalence between incisors and molars were ranged from 0.72 to 0.76 Conclusions: The prevalence of dental fluorosis was higher among children living in fluoridated areas. The small proportion of moderate fluorosis should be further investigated to determine potential risk factors. There was good agreements in dental fluorosis between permanent incisors and first molars. Key words: water fluoridation, dental fluorosis, 8-year-old chidren, incisors, first molars. MỞ ĐẦU Tình trạng nhiễm fluor răng là do sự hấp thu fluor quá mức trong suốt thời kỳ hình thành men răng trong giai đoạn đầu của đời người. Ở Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác, hiện đang có một sự đối nghịch về sự giảm đáng kể tình trạng sâu răng và gia tăng rõ ràng tình trạng nhiễm fluor răng do sử dụng rộng rãi fluor(2). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những răng vĩnh viễn mọc sớm như các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất có nguy cơ nhiễm fluor cao nhất nếu hấp thu fluor quá mức trong 2 đến 4 năm đầu đời(7). Nhiều dữ liệu dịch tễ học cũng đã chứng minh, sự hình thành của tình trạng nhiễm fluor răng không chỉ liên quan đến thời kỳ hấp thu fluor trong các giai đoạn hình thành men răng, mà còn liên quan đến khoảng thời gian tích luỹ của lượng fluor hấp thu này(7,8). Tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình fluor hoá nước máy được thực hiện từ năm 1990 với nồng độ fluor ban đầu được đưa vào trong nước là 0,7 0,1 ppm F. Tuy nhiên, không phải tất cả các quận/huyện trong thành phố đều được fluor hoá nước do hệ thống nước máy của thành phố không đủ cung cấp cho tất cả các quận huyện(17). Các nghiên cứu tại thành phố đã chứng minh có một sự giảm đáng kể tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng cho trẻ em sống ở vùng có fluor hoá nước của thành phố, theo sau chương trình fluor hoá nước(3,16). Bên cạnh có sự giảm đáng kể tình trạng sâu răng, có một sự gia tăng đáng kể cả về tỷ lệ cũng như mức độ trầm trọng nhiễm fluor răng của trẻ em ở thành phố như là một hiệu quả không mong muốn của chương trình(15). Chính phát hiện dịch tễ học này đã dẫn đến quyết định của thành phố về việc giảm nồng độ fluor trong nước máy xuống còn 0,5 ppm F vào tháng 6 năm 2000(18). Thực tế cho đến nay, hầu như không có nghiên cứu nào khảo sát tình trạng nhiễm fluor trên răng vĩnh viễn của trẻ em thành phố theo sau sự điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy của chương trình. Đặc biệt là những khảo sát tình trạng nhiễm fluor răng trên những nhóm răng có thời gian hình thành men răng khác nhau. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tình trạng nhiễm fluor răng của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, sau điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy với các mục tiêu cụ thể là: (1) so sánh tình trạng nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất; (2) và đánh giá sự nhất trí về tình trạng nhiễm fluor răng giữa các nhóm răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất,của trẻ 8 tuổi sống giữa 2 YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số vùng có và không có fluor hoá nư phố Hồ Chí Minh năm 2011. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Đối tượng nghiên cứu Trẻ 8 tuổi sinh ra và lớn l Chí Minh Cở mẫu và kỹ thuật chọn m 2805 trẻ 8 tuổi sinh năm 2003 (879 ở v không fluor hoá nước và 1926 nước). Kỹ thuật chọn mẫu: Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng xác suất ngẫu nhiên nhiều bậc Bước 1: Liệt kê danh sách các qu các vùng có và không có fluor hoá nư theo bảng đồ fluor hoá của Trung tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Liệt kê danh sách các trư trong địa bàn của quận Bước 3: Chọn ngẫu nhi thuộc vùng có fluor hoá nư Quận Tân Phú/Tân Bình, Qu vùng không có fluor hoá nư Hóc Môn). Bước 4: Mỗi quận chọn ngẫu nhi tiểu học. Bước 5: Mỗi trường, chọn to lớp 3 (Học kỳ II của năm học) Tổng số: 12 trường tiểu học đ mẫu nghiên cứu. Tiêu chí chọn mẫu Trẻ sinh ra và lớn lên tại quận nghi Trẻ có phụ huynh đồng ý cho tham gia v nghiên cứu Trẻ đồng ý khám răng miệng tại tr Trẻ đã mọc các răng cửa v viễn thứ nhất Tiêu chí loại trừ Trẻ bệnh hoặc không hợp tác trong quá 3*2013 ớc tại thành ỨU ên tại thành phố Hồ ẫu nghiên cứu ùng ở vùng fluor hoá ận huyện ở ớc, dựa ờng tiểu học ên 6 quận (4 quận ớc: Quận 1, Quận 3, ận 10; 2 quận thuộc ớc: Bình Chánh và ên 2 trường àn thể học sinh ược chọn vào ên cứu ào ường à răng cối lớn vĩnh trình khám. Trẻ đang mang khí cụ chỉnh nha Trẻ chưa m viễn thứ nhất v Đặc điểm nghiên c Khám lâm sàng tình Tình trạng nhiễm fluor răng đ theo chỉ số Dean (1942) để ghi nhận nhiễm fluor tr vĩnh viễn thứ nhất v nhận như sau: Hình 1: Các tiêu chí (đi nhiễm fluor răng theo chỉ số Dean (1942) Mỗi trẻ đ tình trạng răng nhiễm fluor tại tr ánh sáng tự nhi Sử dụng các ti kết hợp với các ti phân biệt giữa t fluor và không do nhi Ghi nhận t cửa và các răng c diện trên mi này trên các răng sau khi răng đ bám bằng gòn cu quá trình khám b Kiểm soát sai lệ Ba điều tra vi định chuẩn t tiêu chí của chỉ số Dean n luyện định chuẩn đ chuyên viên d (CDC, Hoa K Kappa gi NghiêncứuYhọc 165 ọc đầy đủ các răng cối lớn vĩnh à răng cửa vĩnh viễn. ứu trạng nhiễm fluor răng ược đánh giá (4) và chỉ số Dean biến đổi ên từng răng cối lớn à các răng cửa. Tiêu chí ghi ểm số) ghi nhận tình trạng (4) ược khám lâm sàng và ghi nhận ường học, dưới ên. êu chuẩn của Russell (1963)(13) êu chí của Pendry (1999)(12) để ình trạng đục men do nhiễm ễm fluor. ình trạng nhiễm fluor của các răng ối lớn thứ nhất vĩnh viễnhiện ệng của trẻ. Chỉ ghi nhận tình trạng ã làm sạch bựa ộn và răng được làm ẩm trong ằng chính nước bọt của trẻ. ch thông tin ên được huấn luyện và khám ình trạng răng nhiễm fluor theo các êu trên. Việc huấn ược thực hiện bởi một ịch tễ học răng miệng quốc tế ỳ). ữa các điều tra viên so với điều tra NghiêncứuYhọc 166 viên chuẩn nằm trong khoảng từ 0,87 Độ kiên định của các đi 90% trở lên. 10% mẫu khám được khám lập lại lần thứ 2 trong suốt quá trình điều tra. Thống kê Dữ liệu nghiên cứu đư mềm SPSS 10.05. Thống kê mô tả: tỷ lệ % nhiễm fluor răng (tính từ mức rất nhẹ trở lên); t nhiễm fluor. Thông kê suy lý: Kiểm định Kappa KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên c Vùng NamN (%) Fluor hóa 1013(52,6) Không fluor hóa 430(48,9) Tổng 1443(51,4) 1362(48,6) Kiểm định 2, p=0,071 2805 trẻ 8 tuổi sinh năm 2003 đ vào điều tra năm 2011. Trong đó có 1926 trẻ ở (***): p <0,001; Kiểm định 2. Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ % trẻ 8 tuổi có nhiễm fluor răng ở các răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất v vĩnh viễn, giữa vùng có và không có fluor hoá nư Tương tự, tỷ lệ này ở 2 răng cửa giữa h trên là 12,5%-12,6% và 2,5% cửa bên hàm trên là 11,4% YHọcTP.HồChíMinh*Tập - 0,92. ều tra viên đạt từ ợc xử lý bằng phần ỷ lệ % các mức độ 2, thống kê ứu NữN( %) TổngN (%) 913(47,4) 1926(100) 449(51,1) 879(100) 2805(100) ã tham gia vùng fluor hoá nư 879 trẻ ở vùng không có fluor hoá nư nam và 51,1% n nghĩa thống k nữ, giữa hai v của thành ph (p>0,05) (bảng 1). Tình trạng nhi và răng cối l thành phồ H độ fluor trong nư Biểu đồ 1 tr trạng nhiễm fluor răng (từ mức độ lên) trên các răng c hàm trên và dư thứ nhất vĩnh viễn. Tỷ lệ trẻ có nhiễm fluor răng tr lớn vĩnh viễn thứ nhất khá t lệ này dao đ vùng có fluor hoá nư không fluor hoá nư ớc àm - 2,6%; ở các răng - 11,7% và 2,4% - 2,5%, tương hoá nước. Ở các răng cửa h 17*Số3*2013 ớc (52,% nam và 47,4% nữ) và ớc (48,9% ữ). Không có sự khác biệt có ý ê về sự phân bố tỷ lệ % trẻ nam và ùng có và không có fluor hoá nước ố Hồ Chí Minh trong điều tra này ễm fluor răng trên các răng cửa ớn thứ nhất vĩnh ở trẻ 8 tuổi tại ồ Chí Minh sau điều chỉnh nồng ớc máy ình bày tỷ lệ % trẻ 8 tuổi có tình rất nhẹ trở ửa giữa/cửa bên vĩnh viễn ới, cũng như trên 4 răng cối lớn ên 4 răng cối ương đồng nhau, tỷ ộng trong khoảng 12,8% - 13,0% ở ớc và 1,4% -1,5% ở vùng ớc. à các răng cửa ứng với vùng có và không có fluor àm dưới, tỷ lệ này là khoảng YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc 167 10,4% - 11,1% ở vùng có fluor hoá nước và 1,9% - 2,0% ở vùng không fluor hoá nước. Có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001), về tất cả tỷ lệ % nhiễm fluor răng trên các răng cửa vĩnh viễn hàm trên/hàm dưới và 4 răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, giữa trẻ 8tuổi sống ở vùng có và không có fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Bức tranh tổng thể về tỷ lệ nhiễm fluor răng trên các răng của trẻ nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ % khá tương tự nhau giữa các răng cửa giữa hàm trên và các răng cối vĩnh viễn thứ nhất. Tỷ lệ nhiễm fluor có vẽ thấp hơn ở các răng cửa bên hàm trên và các răng cửa hàm dưới so với các răng cửa giữa và răng cối lớn thứ nhất. Sự cách biệt này được tìm thấy ở cả vùng có và không có fluor hoá nước. Hong và cộng sự (2006)(7) đã chứng minh rằng, nếu trẻ hấp thu fluor trung bình mỗi ngày 0,04 mg/kg cân nặng và được tích lủy liên tục từ khi sinh đến 3 tuổi, tỷ lệ nhiễm fluor trên răng cửa giữa hàm trên là 12,9% và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất là 6,8%. Nếu hàm lượng fluor hấp thu này từ 0,04-0,06 mg/kg cân nặng, tỷ lệ này là 23,0% ở các răng cửa giữa hàm trên và 14,5% ở các răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, tỷ lệ răng nhiễm fluor trên các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất có liên quan mật thiết với hàm lượng fluor hấp thu, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời của trẻ. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ nhiễm fluor trên các răng cửa giữa hàm trên của trẻ 8 tuổi, sống ở vùng có fluor hoá nước máy như đã trình bày ở trên là 12,5-12,6%, khá tương đồng với chứng minh của Hong ở liều lượng fluor hấp thu là 0,04 mg/kg cân nặng/ngày và cũng khá phù hợp với nồng độ fluor trong nước máy mà trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh đã hấp thu trong 3 năm đầu đời (0,5 ppm F) (18). Tuy nhiên, kết qủa ghi nhận trên các răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên của trẻ trong nghiên cứu này lại thấp hơn nhiều so với chứng minh của Hong và cộng sự. Ngoài ra, nghiên cứu còn thấy một tỷ lệ % nhỏ trẻ 8 tuổi sống ở vùng không có fluor hoá nước có tình trạng nhiễm fluor răng trên các răng cửa vĩnh viễn và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn (1,4-2,6%). Điều này được giải thích dựa trên hiện tượng “khuyếch tán” hay “Halo” của chương trình fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chí Minh, có nghĩa là trẻ sống ở vùng không fluor hoá nước đã sử dụng những thức ăn/uống được sản xuất bằng nước uống từ vùng fluor hoá trong suốt 3 năm đầu đời của mình. Hiện tượng “Halo” này đã được Griffin và cộng sự (2001) đề cập trong các nghiên cứu về lợi ích của fluor hoá nước máy tại Hoa Kỳ(5). Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy, khoảng gần 2% trẻ 8 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh có tình trạng nhiễm fluor răng ở mức trung bình (toàn bộ bề mặt răng gần như trắng đục), trên các răng cửa vĩnh viễn và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn. Điều này gợi ý có thêm những nguồn fluor khác, ngoài fluor trong nước, đã góp phần làm trầm trọng tình trạng nhiễm fluor trên răng của trẻ 8 tuổi sống tại vùng có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế, Tabari và cộng sự (2000)(14)đã chứng minh rằng tỷ lệ % nhiễm fluor răng của trẻ 7-9 tuổi sống ở vùng có fluor hoá nước máy tại Newcastleở mức trung bình là 3%. Tác giả cũng kết luận rằng, sử dụng kem đánh răng có fluor sớm đã góp phần làm gia tăng sự trầm trọng của tình trạng nhiễm fluor trên các răng cửa giữa hàm trên của trẻ sống ở vùng có fluor hoá nướcnày(14). Quay trở lại với kết quả nghiên cứu trên trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trẻ ở vùng fluor hoá nước của thành phố có tỷ lệ nhiễm fluor răng ở mức trung bình trên các răng cửa và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn cũng khá tương tự với kết quả ghi nhận của Tabari(14). Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chưa phân tích được các yếu tố nguy cơ tiềm năng làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm fluor răng của trẻ sống ở vùng có fluor nước của thành phố Hồ Chí Minh, ngoài fluor trong nước. NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 168 Bảng 2:Phân bố tỷ lệ % trẻ 8 tuổi theo các mức độ nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất Các mức độ nhiễm fluor răng theo chỉ số Dean, N(%) Răng/Vùng Bình thường Nghi ngờ Rất nhẹ Nhẹ Trung bình Giá trị p* R16 F+ F- 1438 (74,7) 840 (95,6) 242 (12,6) 27 (3,1) 154 (8,0) 11 (1,3) 69 (3,6) 1 (0,1) 23 (1,2) 0 (0,0) <0,001 R12 F+ F- 1490(77,4) 808(91,9) 217(11,3) 50(5,7) 152(7,9) 20(2,3) 42(2,2) 1(0,1) 25(1,3) 0(0) <0,001 R11 F+ F- 1446(75,1) 804(91,5) 239(12,4) 52(5,9) 163(8,5) 21(2,4) 48(2,5) 1(0,1) 30(1,6) 1(0,1) <0,001 R21 F+ F- 1444(75,0) 805(91,6) 240(12,5) 52(5,9) 165(8,6) 21(2,4) 47(2,4) 1(0,1) 30(1,6) 0 (0,0) <0,001 R22 F+ F- 1482(76,9) 807(91,8) 219(11,4) 50(5,7) 158(8,2) 20(2,3) 40(2,1) 2(0,2) 27(1,4) 0 (0,0) <0,001 R26 F+ F- 1451(75,3) 837 (95,2) 228 (11,8) 30 (3,4) 151(7,8) 11(1,3) 70 (3,6) 1 (0,1) 26 (1,3) 0 (0,0) <0,001 R36 F+ F- 1441(74,8) 839 (95,4) 235 (12,2) 28 (3,2) 151 (7,8) 11 (1,3) 78 (4,0) 1 (0,1) 21 (1,1) 0 (0,0) <0,001 R32 F+ F- 1490 (77,4) 819 (93,2) 231 (12,0) 43 (4,9) 146 (7,6) 16 (1,8) 41 (2,1) 1 (0,1) 18 (0,9) 0 (0,0) <0,001 R31 F+ F- 1482 (76,9) 816 (92,8) 231 (12,0) 45 (5,1) 152 (7,9) 17 (1,9) 38 (2,0) 1 (0,1) 23 (1,2) 0 (0,0) <0,001 R41 F+ F- 1478 (76,7) 817(92,9) 235 (12,2) 44 (5,0) 149 (7,7) 17 (1,9) 40 (2,1) 1 (0,1) 24 (1,2) 0 (0,0) <0,001 R42 F+ F- 1493 (77,5) 820 (93,3) 232 (12,0) 42 (4,8) 145 (7,5) 16 (1,8) 37 (1,9) 1 (0,1) 19 (1,0) 0 (0,0) <0,001 R46 F+ F- 1449 (75,2) 838 (95,3) 230 (11,9) 28 (3,2) 154 (8,0) 12 (1,4) 70 (3,6) 1 (0,1) 23 (1,2) 0 (0,0) <0,001 (*): Kiểm định 2,- F+: Vùng Fluor hoá nước; F-: Vùng không có fluor hoá nước. Sự nhất trí về tình trạng nhiễm fluor răng trên các răng cửa và răng cối lớ thứ nhất vĩnh viễn của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả về sự nhất trí trong chẩn đoán tình trạng nhiễm fluor răng giữa các răng cửa và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn được trình bày trong bảng 3. Hệ số Kappa đo lường sự nhất trí về tình trạng răng nhiễm fluor giữa các răng cửa giữa/bên hàm trên với các răng cối lớn thứ nhất hàm trên, cũng như giữa các răng cửa hàm dưới với các cối lớn thứ nhất vĩnh viễn hàm dưới, nằm trong phạm vi từ 0,72 đến 0,75. Không có hệ số nào dưới 0,70. Điều này có nghĩa là có một sự nhất trí cao về các mức độ/tình trạng nhiễm fluor răng trên các răng cửa vĩnh viễn và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn trên cùng một hàm, của trẻ 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Đứng về khía cạnh mô học răng, có một sự cách biệt nhỏ về khoảng thời gian bắt đầu hình thành men răng giữa các răng cửa vĩnh viển và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất(6). Các răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất bắt đầu hình thành men răng từ lúc sinh và hoàn thành thân răng vào độ 2,5-3,0 tuổi. Trong khi các răng cửa vĩnh viễn hàm trên và dưới bắt đầu hình thành men răng từ 3-4 tháng tuổi hoặc lớn hơn, và hình thành hoàn toàn thân răng từ 4-5 tuổi. Nếu sự tích luỷ hấp thu fluor không thay đổi và các pha chế tiết men răng diễn ra bình thường thì sẽ có một sự các biệt nhỏ về tình trạng nhiễm fluor răng giữa các nhóm răng cối lớn thứ nhất và răng cửa, đặc biệt là răng cửa giữa hàm trên. Thế nhưng, Pendry và cộng sự cho rằng sự cách biệt này thường là không đáng kể(12). Kết quả này cho thấy, có một sự tương đồng trong hàm lượng hấp thu fluor của trẻ 8 tuổi YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc 169 giữa giai đoạn từ khi sinh đến 3-4 tuổi và từ 3 tháng đầu đời cho đến trẻ được 4-5 tuổi. Nhận định này vẫn còn chưa rõ ràng, cần thêm nhiều nghiên cứu liên quan đến tổng liều lượng fluor hấp thu và tổng liều lượng fluor hấp thu tích lủy để chứng minh mối liên quan này ở tình trạng nhiễm fluor trên các nhóm răng vĩnh viễn khác nhau ở trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh, theo sau chương trình fluor hoá nước của thành phố. Bảng 3: Hệ số Kappa về tình trạng nhiễm fluor răng từ mức độ rất nhẹ trở lên giữa các răng cửa và răng cối vĩnh viễn thứ nhất ở trẻ 8 tuổi Răng cửa – Răng cối lớn I Hệ số Kappa Mức độ nhất trí R12 - R16 0,74 Cao R12 -R26 0,73 Cao R11 -R16 0,75 Cao R21 -R16 0,74 Cao R21 -R26 0,74 Cao R22 -R16 0,73 Cao R22 -R26 0,73 Cao R31 -R36 0,73 Cao R31 -R46 0,72 Cao R32 -R36 0,76 Cao R32 -R46 0,73 Cao R41 -R36 0,74 Cao R41 -R46 0,73 Cao R42 -R46 0,75 Cao R42 -R46 0,73 Cao Tuy nhiên, Hong và cộng sự (2006)(8)trong một nghiên cứu về thời gian fluor hấp thu và mối liên quan với sự hình thành tình trạng nhiễm fluor răng trên các răng cửa giữa hàm trên, đã chứng minh rằng hai năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian quan trọng nhất liên quan đến sự hình thành nhiễm fluor răng trên các răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên. Nghiên cứu này đã góp phần khẳng định kết quả nhất trí cao về tình trạng nhiễm fluor răng trên các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất ở trẻ 8 tuổi trong nghiên cứu này. KẾT LUẬN Khảo sát tình trạng nhiễm fluor răng trên các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất của 2805 trẻ 8 tuổi sống tại 2 vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, có thể rút ra một số kết luận như sau: Tỷ lệ nhiễm fluor trên các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất là cao hơn đáng kể ở trẻ 8 tuổi sống trong vùng có fluor hoá nước máy so với vùng không có chương trình này tại thành phố Hồ Chí Minh. Có một tỷ lệ nhỏ (2%) trẻ 8 tuổi ở vùng fluor hoá nước của thành phố có tình trạng nhiễm fluor răng ở mức trung bình trên các răng cửa và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn, điều này gợi ý cần phải xác định các yếu tố nguy cơ tiềm năng. Có những sự nhất trí cao về tỷ lệ cũng như các mức độ nhiễm fluor răng giữa các răng cửa vĩnh viễn và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn ở các trẻ 8 tuổi. Lời cám ơn:Xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc và Quý đồng nghiệp của phòng chỉ đạo tuyến của BV.RHM Tp.HCM đã hỗ trợ tích cực cho chúng tôi trong việc thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beltrán-Aguilar ED, Griffin SO, Lockwood SA (2002), Prevalence and trends in enamel fluorosis in the United States from the 1930s and 1980s. Journal of the American Dental Association; 133:157-66. 2. CDC (Centers for Disease Control and Prevention) (1999), Ten great public health achieve- ments—United States, 1900-1999. MMWR 48(12):241-243. 3. Đào Thị Hồng Quân, Hoàng Trọng Hùng, Trần Đức Thành (2004), Tình hình sâu răng của trẻ 12 và 15 tuổi sau 12 năm fluor hóa nước tại thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, Nhà Xuất Bản Y Học, tr.72-76. 4. Dean HT (1942). The investigation of physiological effects by the epidemiological method. In: Moulton FR, editor. Fluoride and Dental Health. Washington, DC: American Association for the Advancement of Science,1942:23-31. 5. Griffin SO, Gooch BF, Lockwood SA, Tomar SL (2001), Quantifying the diffused benefit from water fluoridation in the United States. Community Dentisry and Oral Epidemiology; 29(2):120-9. 6. Hoàng Tử Hùng và cộng sự (2001), Mô phôi Răng Miệng, Nhà Xuất Bản Y Học Tp.HCM, Tr 26-72. 7. Hong L, Levy SM,
 Broffitt B, Warren JJ, Kanellis MJ, Wefel JS and Dawson DV (2006). Fluoride Intake Levels in Relation to Fluorosis Development in Permanent Maxillary Central Incisors and First Molars. Caries Res 2006;40:494–500. 8. Hong L, Levy SM,
 Broffitt B, Warren JJ, Kanellis MJ, Wefel JS and Dawson DV (2006), Timing of fluoride intake in relation to development of fluorosis on maxillary central incisors, Community Dent Oral Epidemiol 2006; 34: 299–309 9. Levy SM (2003), An update on fluorides and fluorosis. Journal of the Canadian Dental Association:69(5):286-91.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_nhiem_fluor_rang_o_cac_rang_cua_va_rang_coi_lon_v.pdf
Tài liệu liên quan