Tình trạng thiếu iốt ở phụ nữ mang thai thành phố Hồ Chí Minh

Theo một số nghiên cứu trên thế giới(1,10,2), ngay cả những vùng đủ iốt để phòng bệnh bằng cách bổ sung MI cho cộng đồng thì quần thể chung ở cộng đồng nhận đủ iốt nhưng tình trạng thiếu iốt ở thai phụ vẫn rất cao. Mang thai được xem như “môi trường” thiếu iốt so với các trạng thái sinh lý khác(11). Điều này có thể do nhu cầu sử dụng iốt để tạo hormon tuyến giáp ở thai phụ tăng cao hơn so với các đối tượng khác, iốt lại tăng đào thải qua nước tiểu trong suốt thai kỳ, trong khi đó chế độ ăn của thai phụ lại cần hạn chế muối. Như vậy, với tỉ lệ sử dụng MI quá thấp ở thai phụ TP.HCM (chỉ 68,1% dùng MI & chỉ một nửa đạt hàm lượng đủ để phòng bệnh) thì tình trạng thiếu iốt ở thai phụ sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Thiếu iốt ở thai phụ sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormon tuyến giáp ở cả bà mẹ & thai nhi. Và sự thiếu này sẽ khác biệt trong các giai đoạn thai kỳ. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, sự phát triển của thai nhi dựa vào hormon do tuyến giáp của mẹ sản xuất là chủ yếu. Từ khoảng giữa thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi mới bắt đầu sản xuất hormon tuyến giáp & hoạt động này là tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi. Do vậy, khi sự thiếu iốt xảy ra từ trước, trong suốt nửa đầu thai kỳ sẽ dẫn đến thiếu hụt trầm trọng trong giai đoạn sau do nhu cầu tăng cao ở giai đoạn sau thai kỳ nhằm đáp ứng cho sự phát triển nhanh của thai nhi. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thai phụ ở những tháng sau thai kỳ có nguy cơ cao hơn bị thiếu iốt so với những tháng đầu có thể do sự thiếu iốt đã xảy ra từ trước khi mang thai, tương ứng với độ phủ MI các năm qua đều rất thấp tại TP. HCM(4).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng thiếu iốt ở phụ nữ mang thai thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 134 TÌNH TRẠNG THIẾU IỐT Ở PHỤ NỮ MANG THAI TP.HCM Trần Thị Minh Hạnh*, Phạm Ngọc Oanh*, Phan Nguyễn Thanh Bình*, Nguyễn Nhân Thành*, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh*, Nguyễn Hồng Vũ*, Phan Nguyễn Thụy Hoàng*, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn* & Lê Thị Kim Quí*. TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thiếu iốt là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Thiếu iốt ở thai phụ sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu về tình trạng này ở thai phụ TP.HCM. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thiếu iốt (iốt niệu < 10µg/dl) và các yếu tố liên quan ở thai phụ TP.HCM. Phương pháp: Điều tra cắt ngang trên 776 thai phụ tại TP.HCM. Đối tượng được lấy một mẫu nước tiểu & một mẫu muối đang dùng tại nhà để định lượng iốt, được phỏng vấn kiến thức & thực hành về phòng chống thiếu iốt. Kết quả: Iốt niệu trung vị của thai phụ là 6,3µg/dl, tỉ lệ thai phụ có iốt niệu <10µg/dl là 72,8%, với tỉ lệ thiếu iốt nhẹ (iốt niệu 5-9,9µg/dl) là 33,6%, thiếu vừa (2-4,9µg/dl) là 27,3%, & thiếu nặng (iốt niệu <2µg/dl)là 11,9%. Sống ở vùng ngoại thành hoặc ven có nguy cơ thiếu iốt cao gấp 1,4 lần so với sống ở vùng nội thành. Cứ thêm mỗi tháng tăng lên trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị thiếu iốt lên 20%. Dùng muối iốt (MI) đủ tiêu chuẩn phòng bệnh giúp giảm 45% nguy cơ bị thiếu iốt. Tỉ lệ thai phụ có sử dụng MI là 68,1%, & dùng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là 56,8%. Kết luận: Bởi vì thiếu iốt gây nhiều hậu quả nặng nề, nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ thiếu iốt cao ở thai phụ & giai đoạn sau thai kỳ có nguy cơ thiếu iốt cao hơn so với giai đoạn đầu chứng tỏ tình trạng thiếu hụt iốt ở thai phụ TP.HCM là rất đáng lo ngại & cần được báo động. Nghiên cứu cũng cho thấy dùng MI có hàm lượng iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là yếu tố bảo vệ đối với tình trạng thiếu iốt ở thai phụ. ABSTRACT IODINE DEFICIENCY IN PREGNANT WOMEN IN HCMC Tran Thi Minh Hanh, Pham Ngoc Oanh, Phan Nguyen Thanh Binh, Nguyen Nhan Thanh, Nguyen Thi Tuyet Hanh, Nguyen Hong Vu, Phan Nguyen Thuy Hoang, Nguyen Nhu Loan, Le Nguyen Trung Duc Son and Le Thi Kim Qui. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 135 - 140 Background: Iodine deficiency is a public health problem in Vietnam. Iodine deficiency in pregnant women induce severe consequence. Up to now, there is no information on iodine status of pregnant women in HCMC. Objectives: To determine the prevalence of iodine deficiency (urinary iodine <10µg/dl) and relacted factors in pregnant women in HCMC. Methods: A cross-sectional survey was conducted in 776 pregnant women in HCMC. A casual spot urine in the morning of survey and a sample of using salt were collected from each subject to measure iodine. Iodine deficiency was classified into 3 groups as severe (urinary iodine < 2µg/dl), moderate (2-4.9µg/dl), and mild (5- 9.9µg/dl). A structured questionnaire was used to interview knowledge on iodine deficiency prevention of pregnant women. Results: Median of urinary iodine was 6.3µg/dl. The prevalence of iodine deficiency in pregnant women (urinary iodine <10µg/dl) was 72.8%, in which mild level was 33.6%, moderate was 27.3%, and severe was * Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 135 11.9%. Pregnant women living in rural or suburban areas was increased risk of iodine deficiency 1.4 times higher than to those living in urban area. Increasing 1 month during pregnancy raised the risk of iodine deficiency 20%. Using iodized salt (iodine between 15-50ppm) decreased 45% risk of iodine deficiency. The prevalence of pregnant women using iodized salt was 68.1%, iodized salt (with iodine between 15-50ppm) was 56.8%. The prevalence of pregnant women has knowledge on iodine deficiency prevention was very low. Conclusions: Since iodine deficiency causes severe consequences. Our findings indicated a high prevalence of iodine deficiency in pregnant women in HCMC and pregnancy in the later stage has higher risk of iodine deficiency compare to the early stage, thus requiring policy maker should pay more attention for this vulnerable population. We also found that using salt with sufficient iodine was a protective factor to iodine deficiency. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu iốt là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng của nhiều nước trên thế giới(5), kể cả Việt Nam(13). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây tổn thương não & hệ thần kinh mà chúng ta có thể phòng ngừa được(8). Thiếu iốt gây ra nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là ở thai phụ(7). Thiếu iốt trong quá trình mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, chết chu sinh ở trẻ, hoặc trẻ sanh ra sẽ bị thiểu năng tuyến giáp, bướu cổ, điếc, chậm phát triển cả trí não lẫn thể chất. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy trong vùng thiếu iốt có đến 55,0% thai phụ có tình trạng thiếu iốt ở mức độ vừa và 13,2% bị thiếu nặng(11). Ngay cả ở một số vùng đủ iốt thì tình trạng thiếu iốt ở thai phụ cũng cao hơn so với các đối tượng khác(9,1,10). Tại Việt Nam, mặc dù chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iốt (PCCRLTI) đã được triển khai từ năm 1995 trên toàn quốc nhưng đến năm 2005 thì tỉ lệ iốt niệu dưới mức đủ để phòng bệnh (<10µg/dl) ở phụ nữ tuổi sanh đẻ (15-49 tuổi) tại TP.HCM vẫn còn rất cao (59,9%). Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt (MI) đủ hàm lượng phòng bệnh là rất thấp (60,8%) (2). Như vậy, người dân thành phố không tránh khỏi nguy cơ bị thiếu iốt. Khi đó, tình trạng thiếu iốt ở thai phụ có lẽ sẽ nặng nề hơn do nhu cầu iốt tăng cao ở đối tượng này. Tuy nhiên, cho đến nay TP.HCM vẫn chưa có số liệu về tình trạng thiếu iốt ở thai phụ. Điều này hướng đến việc cần thiết phải khảo sát tình trạng thiếu hụt iốt & các yếu tố liên quan ở thai phụ TP.HCM nhằm định hướng can thiệp thích hợp. PHƯƠNG PHÁP Đối tượng Điều tra cắt ngang được thực hiện tại 30 phường/xã (PX) tại TP.HCM được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp PPS. Tổng số 776 thai phụ (25-30 thai phụ ở mỗi PX) tham gia điều tra được phỏng vấn kiến thức về tác hại khi bị thiếu iốt ở thai phụ, cách phòng chống thiếu iốt, & cách bảo quản MI. Mỗi đối tượng được yêu cầu lấy một mẫu nước tiểu trong buổi sáng điều tra để định lượng iốt bằng phương pháp động học xúc tác dựa vào phản ứng Sandell-Kolthoff (6). Mẫu muối đang sử dụng tại nhà (khoảng 20g) được thu thập để định lượng iốt bằng phương pháp chuẩn độ theo tiêu chuẩn (Standard titration method). Định lượng iốt trong nước tiểu & trong muối được phân tích tại labo của Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD), là labo được kiểm định định kỳ bởi Chương trình PCCRLTI quốc gia. Hệ số dao động (Coefficient of variation) của xét nghiệm định lượng iốt niệu & muối tại labo của TTDD là < 10%. Tiêu chuẩn chẩn đoán & phân loại Thiếu iốt trong cộng đồng: khi iốt niệu trung vị <10µg/dl(14). Nồng độ iốt trong nước tiểu được phân chia theo các mức độ sau: Thiếu nặng: < 2 µg/dl Thiếu vừa: 2 - 4,9 µg/dl Thiếu nhẹ: 5 - 9,9 µg/dl Đủ iốt: ≥ 10 µg/dl Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 136 Hàm lượng iốt trong muối được phân như sau(14) Muối thường (không có iốt) < 5 ppm Iốt trong muối không đủ để phòng bệnh: 5 - 14,9 ppm Iốt trong muối đủ để phòng bệnh: 15 - 50 ppm Iốt trong muối cao: >50ppm Vùng cư ngụ được phân thành nội thành (Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10, Q.11, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Phú) và ngoại thành & ven (Q.2, Q.9, Q.12, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức). Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm EPI- INFO 6.0 & xử lý bằng phần mềm SPSS 11.0. Test Chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỉ lệ. t-test được sử dụng để so sánh các số trung bình. OR, có được từ phân tích hồi qui đa biến, được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa thiếu iốt & các yếu tố liên quan. Giá trị p<0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng tham gia điều tra Tần số Tỉ lệ (%) 3 tháng đầu 29 3,7 3 tháng giữa 248 32,0 Tam cá nguyệt 3 tháng cuối 499 64,3 Nội thành 449 57,9 Nơi cư ngụ Ngoại thành & ven 327 42,1 < 20 47 6,1 20-29 420 54,1 30-39 299 38,5 ≥ 40 10 1,3 Nhóm tuổi (năm) Toàn bộ 776 100 Đặc điểm của thai phụ tham gia điều tra được mô tả trong Bảng 1. Thai phụ ở 3 tháng cuối & 3 tháng giữa thai kỳ chiếm đa số, lần lượt là 64% & 32%. Hơn 50% thai phụ tham gia điều tra ở nhóm 20-29 tuổi. Tình trạng iốt niệu của thai phụ được thể hiện trong Biểu đồ 1. Mức iốt niệu trung vị của thai phụ TP.HCM là 6,3µg/dl. Tỉ lệ thai phụ có iốt niệu thấp là 72,8%. Trong đó, 33,6% thiếu nhẹ, 27,3% thiếu vừa, & 11,9% thiếu nặng. Tỉ lệ thai phụ có lượng iốt niệu đủ để phòng bệnh chỉ khoảng ¼ đối tượng (27,3%). Thiếu nặng 11.9% Thiếu vừa 27.3% Thiếu nhẹ 33.6% Đủ iốt 27.3% Biểu đồ 1: Nồng độ iốt trong nước tiểu ở phụ nữ mang thai. Đủ iốt: iốt niệu ≥10µg/dl. Thiếu nhẹ: 5- 9,9µg/dl. Thiếu vừa: 2-4,9µg/dl. Thiếu nặng: <2µg/dl Bảng 2: Mối tương quan giữa nồng độ iốt niệu & các yếu tố liên quan Iốt niệu ≥ 10µg/dl Iốt niệu < 10µg/dl n % n % Giá trị p* Muối thường 44 18,3 196 81,7 MI không đủ phòng bệnh 5 15,2 28 84,8 MI đủ phòng bệnh 139 32,5 289 67,5 Loại muối đang dùng MI hàm lượng cao 19 36,5 33 63,5 0,000 Không dùng MI 17 15,0 96 85,0 Thỉnh thoảng dùng 12 19,7 49 80,3 Tần suất dùng MI Dùng MI mỗi ngày 178 30,3 409 69,7 0,001 Nội thành 135 30,1 313 69,9 Địa dư Ngoại thành & ven 76 23,3 250 76,7 0,035 3 tháng đầu 10 34,5 19 65,5 3 tháng giữa 89 35,9 159 64,1 Tam cá nguyệt thai kỳ 3 tháng cuối 112 22,5 385 77,5 0,000 < 5 điểm 179 26,6 494 73,4 Kiến thức phòng ngừa thiếu iốt ** ≥ 5 điểm 32 32,0 68 68,0 0,258 ≤ Cấp 2 146 29,1 355 70,9 Trình độ văn hóa > Cấp 2 65 24,1 205 75,9 0,132 * Sử dụng phép kiểm chi bình phương. * Có tất cả 7 câu hỏi về kiến thức phòng chống thiếu iốt (tác hại khi bị thiếu iốt ở thai phụ, biện pháp phòng chống thiếu iốt, cách bảo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 137 quản MI) được tính 1 điểm cho mỗi câu đúng. Bảng 2 cho thấy có mối liên quan giữa hàm lượng iốt trong muối đang sử dụng & iốt trong nước tiểu. Thai phụ sử dụng muối thường hoặc MI không đủ hàm lượng để phòng bệnh có tỉ lệ iốt niệu <10µg/dl cao hơn so với thai phụ dùng MI đủ hàm lượng phòng bệnh (81,7% & 84,8% so với 67,5%, p<0,01). Tỉ lệ iốt niệu <10µg/dl ở thai phụ sử dụng MI thường xuyên thấp hơn so với thai phụ không dùng MI hoặc dùng MI không thường xuyên (69,7% so với 85,0% & 80,3%, p<0,01). Thai phụ sống ở ngoại thành & vùng ven có tỉ lệ thiếu iốt cao hơn so với thai phụ ở nội thành (76,7% so với 69,9%, p<0,05). Thai phụ ở 3 tháng cuối thai kỳ có tỉ lệ thiếu iốt cao hơn so với thai phụ ở 3 tháng đầu & 3 tháng giữa (77,5% so với 65,5% & 64,1%, p<0,01). Không quan sát được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ iốt niệu thấp với kiến thức phòng chống thiếu iốt & trình độ văn hóa. Theo Bảng 3, sống ở vùng ngoại thành & ven có nguy cơ thiếu iốt là 1,4 lần so với thai phụ sống ở vùng nội thành. Trong suốt 9 tháng của thai kỳ, cứ thêm 1 tháng mang thai sẽ tăng thêm 21% nguy cơ bị thiếu iốt. Ngược lại, dùng MI với hàm lượng iốt trong muối đủ tiêu chuẩn phòng bệnh giúp giảm 53% nguy cơ thiếu iốt, cũng như dùng MI thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp giảm 59% nguy cơ bị thiếu iốt. Sau khi đưa các yếu tố trên vào phân tích đa biến, chỉ còn 1 yếu tố bảo vệ đối với tình trạng thiếu iốt là dùng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh. Trong khi đó, mối tương quan giữa vùng cư ngụ và tháng mang thai với nguy cơ thiếu iốt vẫn còn ý nghĩa thống kê (Bảng 3). Bảng 3: Yếu tố tương quan với tình trạng thiếu iốt của thai phụ TP.HCM OR p OR hiệu chỉnh p (95% CI) (95% CI) Loại muối đang dùng Muối thường 1 1 MI không đủ phòng bệnh 1,26 (0,52- 3,02) 0,595 1,46 (0,64-3,33) 0,346 MI đủ phòng bệnh 0,47 (0,30-0,73) 0,002 0,55 (0,33-0,91) 0,021 Muối hàm lượng iốt cao 0,39 (0,21- 0,74) 0,006 0,45 (0,21-0,97) 0,043 Tần suất dùng MI Không dùng MI 1 1 Thỉnh thoảng dùng MI 0,72 (0,29- 1,78) 0,463 0,91 (0,36-2,32) 0,835 Dùng MI mỗi ngày 0,41 (0,24-0,69) 0,002 0,63 (0,35-1,13) 0,118 Địa dư Nội thành 1 1 Ngoại thành & ven 1,42 (1,03-1,95) 0,032 1,41 (1,05-1,89) 0,024 Tháng thai 1,21 (1,11-1,32) 0,000 1,20 (1,09-1,31) 0,000 Bảng 4 cho thấy tỉ lệ thai phụ biết ít nhất 1 tác hại của thiếu iốt trong thai kỳ là 58,5%, biết từ 2 tác hại trở lên là 17,5%, & biết đầy đủ 3 tác hại trở lên chỉ có 1,4%. Tỉ lệ thai phụ biết dùng MI để phòng ngừa thiếu iốt là 70,5% nhưng thực tế chỉ có 68,1% thai phụ có sử dụng MI. Trong đó, tỉ lệ sử dụng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ là 56,8%. Lý do không sử dụng MI chủ yếu là do thói quen dùng muối thường, khoảng ¼ đối tượng cho là do mùi vị MI khó chịu. Bảng 4: Kiến thức của thai phụ về phòng chống thiếu iốt Tần số Tỉ lệ (%) Biết ít nhất 1 tác hại 454 58,5 Biết ít nhất 2 tác hại 136 17,5 Biết tác hại của thiếu iốt đối với thai kỳ (n chung =775) Biết từ 3 tác hại trở lên 11 1,4 Biết cách dùng MI phòng ngừa thiếu iốt (n chung =775) 546 70,5 Hiện đang dùng MI (hàm lượng iốt ≥5ppm) (n chung=754) 513 68,1 Hiện đang dùng MI 15-50ppm (n chung=754) 428 56,8 Biết cách bảo quản MI (đậy kín, để nơi mát) (n chung=775) 213 27,5 Lý do không dùng MI hoặc dùng không thường xuyên (n chung=170) Thói quen dùng muối thường 76 44,7 Mùi vị khó chịu 43 25,3 Không cần thiết phải dùng MI 14 8,2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 138 Tần số Tỉ lệ (%) Dùng muối thường tiện cho bán thức ăn 8 4,7 Nhà có người bị bướu cổ 6 3,5 Đắt tiền 2 1,2 MI không sạch 1 0,6 BÀN LUẬN Iốt niệu từ mẫu nước tiểu bất kỳ có thể được dùng để đánh giá tình trạng thiếu hụt iốt trên cộng đồng & được thể hiện bằng giá trị trung vị(14). Mức iốt niệu <10µg/dl được đánh giá là thiếu hụt iốt(14). Iốt niệu trung vị của thai phụ TP.HCM là 6,3µg/dl, dưới mức an toàn để phòng bệnh (iốt niệu ≥10µg/dl) (Biểu đồ 1), thấp hơn so với iốt niệu trung vị của quần thể chung ngoài cộng đồng tại TP.HCM năm 2007 (7,2µg/dl)(4), và chỉ bằng một nửa so với iốt niệu trung vị toàn quốc năm 2005 (12,2µg/dl)(3). Tỉ lệ thai phụ có iốt niệu <10µg/dl là khá cao (72,8%). Trong đó, mức độ thiếu nhẹ chiếm gần một nửa (33,6%), tỉ lệ thiếu vừa là 27,3%, & thiếu nặng là 11,9% (Biểu đồ 1). Kết quả này cho thấy tình trạng thiếu hụt iốt ở thai phụ TP.HCM là phổ biến & rất đáng lo ngại cần được giám sát thường xuyên & có biện pháp phòng ngừa do hậu quả thiếu iốt ở đối tượng này là gánh nặng đối với gia đình & xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bổ sung iốt vào muối là cách hiệu quả nhất để PCCRLTI. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng MI tại TP.HCM nói chung rất thấp, tỉ lệ sử dụng MI (hàm lượng iốt trong muối ≥15ppm) của người dân thành phố năm 2007 chỉ là 53,8%, rất thấp so với mục tiêu PCCRLTI mà Chương trình đã đề ra (≥90%)(12). Do iốt là một chất dễ bay hơi nên việc bảo quản trong quá trình sử dụng cũng rất quan trọng. Dùng MI nói chung không đủ để bảo vệ khỏi thiếu hụt iốt mà cần quan tâm đến nồng độ iốt đủ phòng bệnh (Bảng 3). Tỉ lệ dùng MI với hàm lượng iốt trong muối đủ để phòng bệnh ở thai phụ cũng chỉ ở mức 56,8%. Theo một số nghiên cứu trên thế giới(1,10,2), ngay cả những vùng đủ iốt để phòng bệnh bằng cách bổ sung MI cho cộng đồng thì quần thể chung ở cộng đồng nhận đủ iốt nhưng tình trạng thiếu iốt ở thai phụ vẫn rất cao. Mang thai được xem như “môi trường” thiếu iốt so với các trạng thái sinh lý khác(11). Điều này có thể do nhu cầu sử dụng iốt để tạo hormon tuyến giáp ở thai phụ tăng cao hơn so với các đối tượng khác, iốt lại tăng đào thải qua nước tiểu trong suốt thai kỳ, trong khi đó chế độ ăn của thai phụ lại cần hạn chế muối. Như vậy, với tỉ lệ sử dụng MI quá thấp ở thai phụ TP.HCM (chỉ 68,1% dùng MI & chỉ một nửa đạt hàm lượng đủ để phòng bệnh) thì tình trạng thiếu iốt ở thai phụ sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Thiếu iốt ở thai phụ sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormon tuyến giáp ở cả bà mẹ & thai nhi. Và sự thiếu này sẽ khác biệt trong các giai đoạn thai kỳ. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, sự phát triển của thai nhi dựa vào hormon do tuyến giáp của mẹ sản xuất là chủ yếu. Từ khoảng giữa thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi mới bắt đầu sản xuất hormon tuyến giáp & hoạt động này là tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi. Do vậy, khi sự thiếu iốt xảy ra từ trước, trong suốt nửa đầu thai kỳ sẽ dẫn đến thiếu hụt trầm trọng trong giai đoạn sau do nhu cầu tăng cao ở giai đoạn sau thai kỳ nhằm đáp ứng cho sự phát triển nhanh của thai nhi. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thai phụ ở những tháng sau thai kỳ có nguy cơ cao hơn bị thiếu iốt so với những tháng đầu có thể do sự thiếu iốt đã xảy ra từ trước khi mang thai, tương ứng với độ phủ MI các năm qua đều rất thấp tại TP. HCM(4). Sự thiếu iốt ở thai phụ TP.HCM cũng không đồng đều giữa các vùng cư ngụ. Thai phụ sống ở vùng ngoại thành & ven có nguy cơ cao hơn bị thiếu iốt so với thai phụ ở vùng nội thành (Bảng 3) dù sự khác biệt về tỉ lệ dùng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh tại hộ gia đình của thai phụ cả hai vùng là không đáng kể (số liệu không trình bày trong bài này). Điều này có thể do việc tiêu thụ MI có khác nhau giữa từng cá thể hoặc do việc sử dụng iốt để tạo hormon giáp của các bà mẹ (hoặc thai nhi) bị thiếu iốt có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 139 khác nhau ảnh hưởng đến việc đào thải iốt ra nước tiểu có khác biệt(12). KẾT LUẬN Iốt niệu trung vị của thai phụ TP.HCM là 6,3µg/dl. Tỉ lệ thai phụ bị thiếu iốt là 72,8% với các mức độ thiếu nhẹ, vừa, & nặng lần lượt là 33,6%, 27,3%, & 11,9%. Tình trạng thiếu hụt iốt ở thai phụ tại TP.HCM hiện nay rất đáng lo ngại & cần được báo động. Dùng MI đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là yếu tố bảo vệ đối với tình trạng thiếu iốt ở thai phụ. Mang thai ở giai đoạn sau thai kỳ có nguy cơ thiếu iốt cao hơn so với giai đoạn đầu. Thai phụ ở vùng ngoại thành & ven có nguy cơ thiếu iốt cao hơn so với thai phụ ở vùng nội thành. TAI LIỆU THAM KHẢO 1. Azizi F, Aminorroya A, Hedayati M, Rezvanian H, Amini M, Mirmiran P (2003). Urinary iodine excretion in pregnant women residing in areas with adequate iodine intake.Public Health Nutr. Feb; 6(1):95-8. 2. Ban chủ nhiệm chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu iốt tại TP.HCM. Báo cáo kết quả điều tra KAP sử dụng muối iốt năm 2005. 3. Bệnh viện nội tiết Trung ương (2007). Báo cáo tiến trình hoạt động phòng chống bướu cổ tại Việt Nam, thực trạng thiếu hụt iốt năm. 4. Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iốt tại TP.HCM (2008). Báo cáo kết quả giám sát độ phủ MI tại 96 phường/xã thuộc 24 quận/huyện TP.HCM năm 2007. Trung tâm Dinh dưỡng. 5. de Benoist B et al., (2004) eds. Iodine status worldwild. WHO Global Database on Iodine Deficiency. Geneva, World Health Organization, 6. Dunn JT, Crutchfield HE, Gutekunst R, Dunn AD (1993). Methods for measuring iodine in urine. ICCIDD/ UNICEF/ WHO, Netherlands; 11-27. 7. Glinoer D (2001). Pregnancy and iodine. Thyroid. May; 11(5):471-81. 8. International Council for the Control of Iodine Deficiency Disorder. Available from: URL: 9. Kung AW (2007 Dec). Iodine nutrition of pregnant and lactating women in Hong Kong, where intake is of borderline sufficiency. Public Health Nutr.; 10(12A):1600-1. 10. Marchioni E, Fumarola A, Calvanese A, Piccirilli F, Tommasi V, Cugini P, Ulisse S, Rossi Fanelli F, D'Armiento M (2008 May). Iodine deficiency in pregnant women residing in an area with adequate iodine intake. Nutrition.; 24(5):458-61. Epub 2008 Mar 12. 11. Nina S Dodd and Jagmeet Madan (1993). Iodine status in pregnancy. Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition Volume 2, Number 3:119-123. 12. Nohr SB, Laurberg P, Borlum K-G, Pedersen KM, Johanesen PL, Damm P, Fuglsang E, Johansen A (1993). Iodine deficiency in pregnancy in Denmark: Regional variations and frequency of individual iodine supplementation. Acta Obstet Gynecol Scand. 72:350-353. 13. Van Binh, T., Kim Uoc, H., Quang Toan, L. (2000) Evaluation report: 2000VTN: Report on IDD control activities. UNICEF – Evaluation report. Available from: URL: 14. WHO, UNICEF, ICCIDD (2007). Assessment of iodine deficiency disordersand monitoring their elimination. A guide for programme managers. 3rd edition. World Health Organization. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 140 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 141

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_thieu_iot_o_phu_nu_mang_thai_thanh_pho_ho_chi_min.pdf