KẾT LUẬN
Thiếu kẽm ở PNMT là vấn đề sức khỏe cộng
đồng tại TP.HCM rất đáng được báo động, tỷ lệ
thiếu máu ở PNMT năm 2007 là 39,6%, tỉ lệ thiếu
kẽm ở nội thành và ở ngoại thành cũng như tỷ lệ
thiếu kẽm của PNMT ở 3 tam cá nguyệt cao
ngang nhau.
Mức tiêu thụ năng lượng và protein trong 3
tháng đầu và 3 tháng giữa của PNMT thấp so
với nhu cầu khuyến nghị và tình trạng giảm tiêu
thụ năng lượng và protein do nghén và thiếu
kiến thức về thực phẩm giàu kẽm của PNMT có
thể là những yếu tố góp phần gây ra tình trạng
thiếu kẽm ở đối tượng này.
KHUYẾN NGHỊ
Đây là kết quả bước đều đáng quan tâm về
tình trạng thiếu kẽm ở bà mẹ mang thai tại TP.
HCM. Rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để
có cơ sở đề suất các giải pháp phòng chóng thích
hợp. Trước mắt, ngành y tế thành phố cần có
những giải pháp như truyền thông giáo dục
dinh dưỡng về cánh phòng chống thiếu kẽm
bằng cách cho người dân biết lựa chọn và sử
dụng các thức ăn giàu kẽm và nghiên cứu bổ
sung kẽm vào các thực phẩm phổ biến trong
cộng đồng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 555
TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ
MANG THAI TẠI TP.HCM
Nguyễn Thanh Danh*, Trần Thị Minh Hạnh*, Phan Nguyễn Thanh Bình*,
Nguyễn Nhân Thành*, Lê Thị Kim Quí*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thiếu kẽm và các mối liên quan ở PNMT tại TP.HCM.
Đối tượng và phương pháp: Một điều tra cắt ngang được thực hiện trên 700 PNMT tại TP.HCM năm
2007. Đối tượng được cân, lấy máu xét nghiệm kẽm. Thiếu kẽm ở PNMT được chẩn đoán khi kẽm huyết thanh <
56 μg/dl ở tam cá nguyệt thứ 1 và < 50 μg/dl ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3. 700 PNMT được phỏng vấn thông tin
về kiến thức phòng ngừa thiếu kẽm, tình trạng nghén và nhóm nhỏ 341 PNMT được chọn ngẫu nhiên để phỏng
vấn chế độ ăn 24h.
Kết quả: 39,6% PNMT có hàm lượng Zn huyết thanh thấp, tỉ lệ thiếu kẽm ở nội thành và ở ngoại thành
ngang nhau (39,4 & 39,8%); tỷ lệ thiếu kẽm của PNMT ở cả 3 tam cá nguyệt cao ngang nhau (40,0% ở tam cá
nguyệt đầu, 37,6% ở tam cá nguyệt thứ 2 và 40,5% ở tam cá nguyệt thứ 3). Khẩu phần PNMT có giá trị sinh
năng lượng thấp, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 1 và 2, chỉ đạt 78,6% và 80,6% so với nhu cầu khuyến nghị của
Bộ Y tế. Nghén xuất hiện chủ yếu vào tam cá nguyệt đầu (63,0%), tháng thứ nhất là 38,1%, tháng thứ hai là
21,0%, tháng thứ 3 là 3,4%. Mức tiêu thụ năng lượng và protein của những người có nghén thấp hơn những
người không nghén (31,8 ± 11,3 so với 39,2 ± 14,1 Kcal/kg/24giờ, P<0,01 và 1,3 ± 0,6 so với 1,7 ± 0,8 g
protein/kg/24giờ, P = 0,04). Có 88,3% PNMT không có kiến thức về thức ăn giàu kẽm, chỉ có 6% biết thức ăn
giàu kẽm từ thức ăn động vật.
Kết luận: Thiếu kẽm ở PNMT tại TPHCM cao, 39,6%. Tình trạng giảm năng lượng và protein ăn vào
trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của PNMT thấp so với nhu cầu khuyến nghị và tình trạng giảm tiêu thụ
năng lượng và protein do nghén và thiếu kiến thức về thực phẩm giàu kẽm của PNMT có thể là những yếu tố
góp phần gây ra tình trạng thiếu kẽm ở đối tượng này.
Từ khóa: Thiếu kẽm, nghén, phụ nữ mang thai.
SUMMARY
ZINC DEFICIENCY AND RELATED FACTORS IN PREGNANT WOMEN IN HO CHI MINH CITY
Nguyen Thanh Danh, Tran Thi Minh Haïnh, Phan Nguyen Thanh Binh, Nguyen Nhan Thanh,
Le Thi Kim Qui* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 555 - 560
Objective: To identify the rate of zinc deficiency and related factors in pregnant women in Ho Chi Minh
City.
Methods: Across sectional survey was conducted among 700 pregnant women in NCM city in 2007. The
subjects were weighted and their blood was taken for zinc analysis. Zinc deficiency in pregnant women was
identify when serum zinc < 56μg/dl in the 1st trimester and < 50μg/dl in the 2nd and 3rd trimester. Interviews were
taken to collect data on knowledge on zinc deficiency control, and morning sickness. A sub-group of 341 pregnant
women was randomly selected to collect 24-hour dietary recall.
* Trung tâm dinh dưỡng
Tác giả liên lạc: TS. BS.Nguyễn Thanh Danh ĐT: 0939798090 Email: thanhdanhbs@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 556
Results: 39.6% of the pregnant women had zinc deficiency, this rate was the same in urban and sub-urban
area (39.4 and 39.8%); zinc deficiency were at the same rate in 3 trimesters (40.0% in the 1st, 37.6% in the 2nd
and 40,5% in the 3rd trimester). Pregnant women had low energy intake, particularly in the 1st and 2nd trimester,
meeting only 78, 6% and 80.6% of the Vietnam RDA. Morning sickness mostly appeared in the 1st trimester
(60.0%), of which 38.1% in the 1st month, 21.0% in the 2nd month and 3.4% in the 3rd month. Energy and
protein intake of those women was lower than that of those without morning sickness (31.8 ± 11.3 vs. 39.2 ± 14.1
Kcal/kg/24hours, P<0,01 and 1.3 ± 0.6 vs. 1.7 ± 0.8 g protein/kg/24 hours, P = 0.04). 88.3% of pregnant women
did not have knowledge on zinc rich foods, only 6% knew that animal source foods were rich in zinc.
Conclusion: Zinc deficiency in HCM city is 39.6%. Low energy and protein intake in pregnant women in
the 1st and 2nd trimester due to morning sickness and lack of knowledge about zinc rich foods of those women were
possible contributing factors to zinc deficiency in this group.
Key words: zinc deficiency, morning sickness, pregnant women.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bà
mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
bào thai, đặc biệt là sự phát triển thể chất trong
thời kỳ này sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển sức
khỏe tầm vóc của đứa trẻ sau khi sinh ra đời.
Bên cạnh thiếu dinh dưỡng trường diễn, các
nghiên cứu trên các phụ nữ mang thai cho thấy
tình trạng thiếu các vi chất quan trọng như thiếu
máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, iod, vitamin A là
rất phổ biến ở các nước đang phát triển, trong
đó, tình trạng thiếu vi chất kẽm ở phụ nữ mang
thai là vấn đề sức khoẻ cộng đồng phổ biến ở
nhiều nước đang phát triển . Phụ nữ mang
thai bị thiếu kẽm có thể sẽ dẫn đến dị dạng bào
thai, giảm cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh,
chậm phát triển tầm vóc và trí tuệ của trẻ sau
này, làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch và
tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng . Các
kết quả khảo sát ở phụ nữ mang thai tại một số
vùng nông thôn Bắc Ninh và Hà Tây cho thấy tỉ
lệ kẽm huyết thanh thấp chiếm 30-60%(5-6). Mặt
khác, thiếu kẽm ở các bà mẹ mang thai có thể
gây nghén(7) là một yếu tố làm hạn chế cung cấp
năng lượng và các chất dinh dưỡng cho PNMT.
Tình trạng nghén và giảm ăn ở các bà mẹ mang
thai trong 4 tháng đầu chiếm tỉ lệ rất cao. Có
khoảng 75-80% bà mẹ mang thai bị nghén, biểu
hiện bởi triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa(8-9),
nếu nặng và kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của bào thai, thể hiện qua
sự chậm tăng cân ở thai phụ trong quý đầu
mang thai. Mặt khác, tình trạng này còn làm
giảm sự tích lũy năng lượng, có thể gây ra tình
trạng giảm tiết sữa mẹ sau sanh và mất sữa sớm
ở các bà mẹ.
Do tầm quan trọng của vấn đề nêu trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này ở
PNMT tại TP. HCM nhằm xác định tình trạng
thiếu kẽm và các mối liên quan ở đối tượng này.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Thai phụ sinh sống tại 30 phường xã thuộc
nội thành và ngoại thành TP. HCM năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ đang mang thai cư ngụ tại TP.HCM
từ lúc mang thai đến thời điểm khảo sát, biết rõ
ngày kinh cuối, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không biết ngày kinh cuối, từ chối tham gia
nghiên cứu, bị bệnh nhiễm trùng cấp hoặc mãn
tính như bệnh tim, suy thận, bệnh ác tính; bệnh
của hệ tạo máu: rối loạn đông máu, suy tuỷ,
leucemia. Mẫu huyết thanh xét nghiệm kẽm bị
lẫn hồng cầu. Buồn nôn và nôn do các bệnh khác
như bệnh viêm túi mật, bệnh viêm tụy cấp
Kỹ thuật chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu
(2,4)
(1-3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 557
nhiên PPS (Probability proportional to size).
Công thức tính cỡ mẫu để ước lượng tỉ lệ thiếu
kẽm được tính như sau:
n = Z2p(1-p)/d2 với Z=1,96;
Độ chính xác tuyệt đối: d =0,05; n = 323,
P=0,30(6). Ước tính tỉ lệ bỏ cuộc là 10% nên tổng
số đối tượng cần được khảo sát tình trạng thiếu
kẽm là 718 thai phụ.
Đánh giá năng lượng khẩu phần
n = (Zσ)2/Δ2 với Z = 1,96, Δ = 250, σ = 2234
(Năng lượng tiêu thụ trung bình ở thai phụ tuần 16-
22)(10).Ước tính tỉ lệ bỏ cuộc là 10% nên tổng số
đối tượng cần được khảo sát khẩu phần ăn là
341 thai phụ.
Phương pháp thu thập số liệu
Khẩu phần được điều tra bằng Phương
pháp nhớ lại 24 giờ và phỏng vấn tần suất thực
phẩm. Phỏng vấn một số yếu tố liên quan dựa
vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Sử dụng cân điện tử
TANITA sai số 200g để cân thai phụ. Kẽm huyết
thanh được phân tích bằng Phương pháp cực
phổ (Polarography) tại labo của trường Đại học
khoa học tự nhiên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá
Nghén được định nghĩa là tình trạng buồn
nôn và nôn hoặc không nôn xảy ra khi mang
thai, đặc biệt là tam cá nguyệt đầu, xảy ra bất kỳ
thời gian nào trong ngày hay đêm(11-12).
Thiếu kẽm được chẩn đoán khi kẽm huyết
thanh < 56 μg/dl ở tam cá nguyệt thứ 1 và <
50μg/dl ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3(13).
Năng lượng thiếu so với nhu cầu khuyến
nghị cho PNMT khi < 2450 kcal/ngày(14).
Y Đức
Đối tượng được đưa vào nghiên cứu là đối
tượng tự nguyện chấp thuận sau khi hiểu được
mục đích, ý nghĩa, nguy cơ cũng như quyền lợi
khi tham gia nghiên cứu (qua thư ngỏ), được tư
vấn dinh dưỡng, xét nghiệm miễn phí và trả kết
quả cùng những lời khuyên hợp lý (cho từng
trường hợp trong vòng 1 tháng sau khi kết thúc
điều tra).
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm EPI-
INFO 6.0 và xử lý bằng phần mềm Stata 8.0. So
sánh các tỉ lệ bằng test χ2 và so sánh các giá trị
trung bình của biến định lượng bằng T-Test. Mô
hình tuyến tính tổng quát (general linear model,
GLM) được dùng để so sánh 3 giá trị trung bình
không và có hiệu chỉnh cho các biến số gây
nhiễu. Giá trị P < 0,05 được xem l có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bà
mẹ mang thai tại TP. HCM
Khảo sát 700 phụ nữ mang thại tại TP. HCM
cho thấy tỉ lệ phân bố của mẫu được chọn không
đồng đều: 3 tháng đầu và dưới 20 tuổi có tỉ lệ
thấp, nhất là vùng ngoại thành, tỉ lệ cao ở 3
tháng cuối (64,1%) và tuổi tập trung cao nhất là
20-39 tuổi là 85,6% (Bảng 1)
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của đối tượng(*)
Nơi cư ngụ
Toàn bộ
n (%)
3 tháng
đầu n
(%)
3 tháng
giữa n
(%)
3 tháng
cuối n(%) P
Nội thành 401 (57,3) 22 (3,1) 130 (18,6)
249
(35,6)
Ngoại thành 299 (42,7) 3 (0,4) 96 (13,7)
200
(28,6)
0,00
6
Nhóm tuổi
< 20 39 (5,6) 2 (0,3) 8 (1,1) 29 (5,6)
20-29 382 (54,5) 12 (1,7) 124 (17,7)
246
(35,1)
30-39 271 (38,7) 11 (1,6) 90 (12,9)
170
(24,3)
≥ 40 8 (1,1) 0 (0,0) 4 (0,6) 4 (0,6) 0,6
TỔNG SỐ
n=700
(100) 25 (3,6) 226 (32,2)
449
(64,1)
(*) các n đều chia cho tổng số mẫu là 700
Phân bố phụ nữ mang thai theo tỉ lệ thiếu
kẽm theo khu vực và theo thời gian mang
thai
Tỉ lệ thiếu kẽm ở đối tượng khảo sát rất cao
(39,6%), tỉ lệ này phân bố đều cho cả 2 khu vực
nội và ngoại thành và các tam cá nguyệt mang
thai (Bảng 2).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 558
Bảng 2: Tỉ lệ thiếu kẽm của PNMT theo 3 giai đoạn
của thai kỳ.
Tỉ lệ thiếu kẽm
(các tam cá nguyệt mang
thai) Khu vực
n
Chung n
(%)
Đầu n
(%)
Giữa n
(%) Cuối n (%) P
Nội
thành
401 158
(39,4)
8 (36,4)
(*) 47 (36,2) 103 (41,4)
Ngoại
thành
299 119
(39,8) 2 (66,7) 38 (39,6) 79 (39,5)
0,3
TS 700 277 (39,6) 10 (40.0) 85 (37,6) 182 (40,5)
n(%): n = tổng số thiếu kẽm, % = tỷ lệ thiếu kẽm so với
tổng số n tại từng vị tí tương ứng.
Ví dụ: tỉ lệ thiếu kẽm ở tiểu nhóm thuộc tam có nguyệt đầu
ở ngoại thành là 8/22=36,4% (*)
Hàm lượng kẽm huyết thanh trung bình có
xu hướng giảm dần khi tuổi thai tăng lên nhưng
không có ý nghĩa thống kê do độ lệch chuẩn của
kẽm trong nghiên cứu này khá lớn.
Mức tiêu thụ năng lượng và protein có xu
hướng giảm khi tuổi thai càng thấp. BMI trước
khi có thai của các nhóm PNMT không khác
nhau và ở mức trung bình thấp (Bảng 3).
Bảng 3: Đặc điểm về giá trị trung bình của kẽm
huyết thanh, tiêu thụ năng lượng, protein và nhân
trắc của đối tượng(*)
Thời gian mang thai
Đặc điểm
Toàn
bộ
3 tháng
đầu
3 tháng
giữa
3 tháng
cuối P
n
=700 n = 25
n = 226 n = 449
Kẽm trung bình
(μg/dl)
62,0 ±
21,9
60,2 ±
19,8
59,4 ±
19,5 0,7
n =
325 n = 10 n =107 n = 208
Năng lượng
(Kcal)/ngày
1925 ±
1247
1975 ±
647
2211 ±
768 0,02
Protein (g)/ngày
72,7 ±
47,1
81,5 ±
31,0
93,8 ±
43,3 0,015
Tăng cân (kg)
(**) 1,4 ± 3,3 4,5 ± 3,5 9,4 ± 3,9
<0,00
1
BMI trước
mang thai 20,9 ± 3,3 20,0 ± 2,7 19,7 ± 2,4 0,06
(*)Số liệu trình bày: trung bình ± độ lệch chuẩn.(**)Tăng cân
tính đến thời điểm điều tra.
Nghén xảy ra tập trung trong 3 tháng đầu
(62,6%), tháng đầu tiên là 38,1% (Bảng 4).
Bảng 4: Các đặc điểm của đối tượng nghén
Đặc điểm Tỷ lệ nghén
Thời gian bắt đầu xảy ra nghén n %
Tháng thứ nhất 267 38,1
Tháng thứ 2 147 21,0
Tháng thứ 3 24 3,4
Tháng thứ 4 2 0,3
Tháng thứ 5 1 0,1
Tháng thứ 6 1 0,1
TS (n = 700) 442 63,1
PNMT có tình trạng nghén có mức tiêu thụ
năng lượng thấp hơn 19% và protein thấp hơn
khoảng 23,5% so với những người không nghén
(Bảng 5).
Bảng 5: Tiêu thụ năng lượng, protein và tỷ lệ thiếu
kẹm của các đối tượng đang nghén trong nhóm có
khảo sát khẩu phần từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 4.
Nghén Chỉ số
Có
n = 30
Không
n= 163
P
Tiêu thụ năng lượng
(Kcal/kg/24giờ)
31,8 ± 11,3 39,2 ± 14,1 0,01
Tiêu thụ protein (g/kg/24giờ) 1,3 ± 0,6 1,7 ± 0,8 0,04
Protein Đv/Ts protein 0,55 ± 0,16 0,56 ± 0,17 0,7
Tỷ lệ thiếu kẽm (%) 33,3 38,7 0,6
Không có mối liên quan giữa tình trạng
nghén và thiếu kẽm (Bảng 6).
Bảng 6: Liên quan giữa thiếu kẽm và nghén
Tình trạng kẽm
n
Thiếu
n (%)
Không
n(%)
OR CI 95% P
Có 30 10
(33,3)
20 (66,7)
Không 163 63
(38,7)
100
(61,3)
Nghén
Tổng 193 73
(37,8)
120
(62,2)
1,26 0,55-2,78 0,6
Hầu hết các bà mẹ thiếu kiến thức về thức ăn
giàu kẽm (Bảng 7).
Bảng 7: Kiến thức về nguồn thực phẩm chứa kẽm
STT Thức ăn n %
Hàu 13 1,9
Thức ăn có nguồn gốc Động vậtt 42 6,0
Thức ăn khác 27 3,9
Không biết 618 88,3
TS 700 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 559
BÀN LUẬN
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên theo cụm để có thể đại diện cho thai phụ
đang sống tại các vùng sinh thái ở nội thành và
ngoại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do những
phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nhất là đối
tượng mới có thai trong tháng đầu rất khó xác
định chắc chắn và thường chưa đi đăng ký
khám tại địa phương nên không thể lập danh
sách đầy đủ để đưa vào nghiên cứu. Vì thế, toàn
bộ số mẫu tuy chọn đủ về mặt lý thuyết (98%)
nhưng phân bố không đồng đều, chủ yếu ở tam
cá nguyệt thứ 2 và 3. Điều này có thể tạo ra sai
số nhất định do làm giảm số mẫu đại diện cho
đối tượng là phụ nữ có thai trong quí đầu và
làm tăng số mẫu đại điện cho các phụ nữ có thai
trong 2 quí còn lại ở cả hai khu vực nội và ngoại
thành. Số thai phụ tập trung ở độ tuổi từ 20-39
tuổi (93,3%). Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình
trước khi mang thai của các đối tượng ở 3 giai
đoạn mang thai ở mức trung bình thấp và tăng
cân trung bình ở ba tam cá nguyệt cũng chỉ đạt ở
mức trung bình và có độ lệch chuẩn khá lớn.
Điều này thể hiện sự tồn tại của tình trạng thiếu
dinh dưỡng trường diễn của nhiều đối tượng
trong nhóm nghiên cứu (bảng 3). Trong nhóm
nghiên cứu có đến 39,6% số PNMT có hàm
lượng Zn huyết thanh thấp, thể hiện tình trạng
thiếu kẽm ở PNMT tại TP.HCM rất cao, đây là
một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất đáng được
báo động như tình trạng thiếu kẽm ở các nước
đang phát triển hiện nay(2,3), tỉ lệ này tương
đương với các kết quả khảo sát ở phụ nữ mang
thai tại một số vùng nông thôn Bắc Ninh và Hà
Tây (30-60%)(5-6), trong đó tỉ lệ thiếu kẽm ở
PNMT nội thành và PNMT ở ngoại thành ngang
nhau, dù mức sống ở PNMT nội thành thường
khá hơn nhưng vẫn chưa có sự cải thiện về tình
trạng kẽm so với PNMT ở nông thôn. Kẽm
trung bình có xu hướng thấp dần và thấp nhất ở
tam cá nguyệt cuối nhưng tỉ lệ thiếu kẽm theo
thời gian mang thai ở các tam cá nguyệt đầu,
giữa và cuối có tỷ lệ cao ngang nhau, điều này
do cách chọn tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu kẽm
cho tam cá nguyệt 2 và 3 thấp hơn (< 50 μg/dl
mới được coi là thiếu kẽm). Trong khi đó nghiên
cứu ở ngoại ô bang Haryana Ấn độ năm 2001 có
64,6% thiếu kẽm với tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu
kẽm khi hàm lượng kẽm huyết thanh <
66µg/dl(15) và một nghiên cứu mô tả phân tích
trên 400 PNMT đến khám tại bệnh viện
Zehedan Ghods của Iran có 49% thiếu kẽm với
tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu kẽm khi hàm lượng
kẽm huyết thanh < 70µg/dl(16). Như vậy, nếu sử
dụng tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu kẽm theo các
tiêu chuẩn đã sử dụng trong các nghiên cứu này
thì tỉ lệ thiếu kẽm ở PNMT tại TP. HCM cao hơn
rất nhiều.
Kết quả khảo sát cho thấy khẩu phần PNMT
cho thấy giá trị sinh năng lượng thấp, nhất là ở
tam cá nguyệt đầu và kế, chỉ đạt 78,6% và 80,6%
so với nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế. Kéo theo
cung cấp protein thấp ở tam cá nguyệt đầu và kế
(bảng 3). Thành phần thức ăn của PNMT khá đa
dạng, Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt
Nam có nhiều thực phẩm chưa có thành phần
kẽm nên chúng tôi không thể tính được hàm
lượng kẽm trong khẩu phần trong nghiên cứu
này nhưng lượng protein trong khẩu phần của
những PNMT ở tam cá nguyệt đầu và PNMT bị
nghén thấp so với nhu cầu khuyến nghị của Bộ
Y tế(17), đây có thể là một yếu tố góp phần gây
thiếu kẽm ở PNMT – đối tượng có nhu cầu kẽm
đang gia tăng. Mặt khác, tình trạng nghén xuất
hiện với tỷ lệ rất cao trong 3 tháng đầu là 62,5%
với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn khoảng
19% và protein thấp hơn khoảng 23,5% so với
những người không nghén, điều này có thể là
một yếu tố góp phần gây thiếu kẽm và thiếu
năng lượng rất đáng lưu ý ở PNMT. Thiếu kẽm
có thể gây ra tình trạng buồn nôn(7) thể hiện tình
trạng nghén ở đối tượng này, cũng như tình
trạng, chán ăn, ăn ít thể hiện bằng tình trạng suy
giảm tiêu thụ năng lượng(18) nhưng trong nghiên
cứu này chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan
giữa tình trạng nghén và thiếu kẽm, tỷ lệ thiếu
kẽm ở nhóm có tình trạng nghén thấp hơn
nhóm không nghén nhưng không ý nghĩa thống
kê, có lẽ do số mẫu trong nhóm có tình trạng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 560
nghén trong 4 tháng đầu của đối tượng nghiên
cứu còn thấp. Mặt quan trọng khác, hầu hết
PNMT không có kiến thức về thức ăn giàu kẽm
là lý do rất đáng quan tâm trong việc tìm hiểu
nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm ở
PNMT mang thai. Những yếu tố trên có thể tạo
ra một vòng lẩn quẩn gây bất lợi cho sức khỏe
của PNMT và sự phát triển của bào thai.
KẾT LUẬN
Thiếu kẽm ở PNMT là vấn đề sức khỏe cộng
đồng tại TP.HCM rất đáng được báo động, tỷ lệ
thiếu máu ở PNMT năm 2007 là 39,6%, tỉ lệ thiếu
kẽm ở nội thành và ở ngoại thành cũng như tỷ lệ
thiếu kẽm của PNMT ở 3 tam cá nguyệt cao
ngang nhau.
Mức tiêu thụ năng lượng và protein trong 3
tháng đầu và 3 tháng giữa của PNMT thấp so
với nhu cầu khuyến nghị và tình trạng giảm tiêu
thụ năng lượng và protein do nghén và thiếu
kiến thức về thực phẩm giàu kẽm của PNMT có
thể là những yếu tố góp phần gây ra tình trạng
thiếu kẽm ở đối tượng này.
KHUYẾN NGHỊ
Đây là kết quả bước đều đáng quan tâm về
tình trạng thiếu kẽm ở bà mẹ mang thai tại TP.
HCM. Rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để
có cơ sở đề suất các giải pháp phòng chóng thích
hợp. Trước mắt, ngành y tế thành phố cần có
những giải pháp như truyền thông giáo dục
dinh dưỡng về cánh phòng chống thiếu kẽm
bằng cách cho người dân biết lựa chọn và sử
dụng các thức ăn giàu kẽm và nghiên cứu bổ
sung kẽm vào các thực phẩm phổ biến trong
cộng đồng.
Lời cám ơn: Chúng tôi chân thành cám ơn các thai phụ đã
tham gia điều tra, các cán bộ y tế Q/H & P/X, các cộng tác
viên và chính quyền địa phương đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện
thành công cuộc điều tra này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thu Hương, Untoro J, Schultink W, Nguyễn Công
Khẩn, Hà Huy Khôi (2000) Hiệu quả của việc bổ sung đa vi
chất lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai. Một số
công trình nghiên cứu về dinh dưỡng & vệ sinh an toàn thực
phẩm. Viện Dinh Dư?ng. NXB Y học, Hà nội. 2000; 114-126.
2. Cousins R.J. (1996), “Zinc”. In: Present Knowledge in
Nutrition, 7th Ed., ILSI Press, Washington, DC, 29, pp. 296-302.
3. Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thị Lan Anh,
Nghiêm Nguyệt Thu (1999) Bước đầu tìm hiểu tình trạng thiếu
một số yếu tố vi lượng trên phụ nữ có thai. Tạp chí Y học dự
phòng; 9 (4):57-61.
4. Hotz C, Peerson JM (2003) Suggested lower cutoffs of serum
zinc concentration for assessing zinc status: reanalysis of the
second National Health and Nutrition Examination Survey
data (1976-1980). American Journal of Clinical Nutrition,
Vol.78,No.4,756-764, October 2003.
5. Hương CTT, Khẩn NC, Ninh NX (2003) Tình hình thiếu máu,
thiếu vitamin A, thiếu kẽm ở phụ nữ có thai huyện Thanh Oai,
Hà Tây & một số yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Y học thực hành.
2003; 453(5): 16-18.
6. King J (2003) Determinants of maternal zinc status during
pregnancy. Am. J. Clin. Nutr. 2000; 71: S1334-S1343.
7. Morning Sickness (3/2009).
(
8. Morning Sickness (3/2009).
(
main.html#DefinitionofMorningSickness)
9. Morning sickness during pregnancy-remedies and cures
(3/2009) (
sickness.htm).
10. New study finds morning sickness drug metoclopramide
(Reglan) safe during pregnancy (June 13th, 2009).
(
finds-morning-sickness-drug-metoclopramide-reglan-safe-
during-pregnancy).
11. Nguyễn Thanh Danh, Tạ Thị Anh Hoa và Cs (2003), “Tác
dụng của bổ sung kẽm lên tình trạng suy giảm tiêu thụ năng
lượng và các rối loạn đi kèm ở trẻ em 3-48 tháng “, Tạp chí Y
Học Thực Hành. Hội Thảo Nhi Khoa Việt Pháp Lần Thứ 3 Tại
Huế (16-17/04/2003), Bộ Y Tế, Hà Nội, số 449, tr.34-41.
12. Parr RM (2003) Assessment of dietary intakes. In: Trace
elements in human nutrition and health. World Health
Organization, Geneva, Switzerland.1996: 265-288,
13. Parul C (2003). Micronutrients and reproductive health issues:
an international perspective. J. Nutr. 2003; 133: 1969S-1973S.
14. Pathak P, Kapil U, Dwivedi SN and Singh R. Serum zinc levels
amongst pregnant women in arural block of Haryana state,
India. Asia. Pac J Clin Nutr 2008; 17 (2):276-279.
15. Pfeiffer CC, Gonthier P (1988), “Anémie ferriprive”. Dans:
Equilibre psycho-biologique & Oligo-éléments, Equilibres
aujourd'hui, Éditions équilibres, pp. 332-333.
16. Salimi, Yaghmaei, Joshaghani and Mansourian. Study of zinc
deficiency in pregnant women. Iranian J Publ Health, 2004,
Vol.33, No.3,pp.15-18.
17. Shah D & Sachdev HPS (2003). Effect of gestational zinc
deficiency on pregnancy outcome; summary of observational
and zinc supplementation trials. Br.J.Nutr. 2001; 85: S101-S108.
18. Viện Dinh Dưỡng (2003) Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến
nghị cho ngư?i VN..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_thieu_kem_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_phu_nu_man.pdf