- Trước hết, do đặc thù của hệ thống
chính trị nước ta, để công tác tổ chức thi
hành pháp luật có sự chuyển biến mạnh mẽ,
Bộ Chính trị nên ban hành Nghị quyết về
việc tổ chức thi hành pháp luật, trong đó
nhấn mạnh trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy, các ngành, các cấp đối với
công tác này.
- Thứ hai, sớm xây dựng Luật Tổ chức
thi hành pháp luật, vừa thể chế hóa các quy
định của Hiến pháp năm 2013 vừa xác định
nội dung, quy trình thực hiện công tác này.
- Thứ ba, để tổ chức thi hành pháp luật
theo Hiến pháp năm 2013, cần kiện toàn tổ
chức bộ máy chuyên trách chăm lo công tác
này. Vì vậy, trên cơ sở rà soát sắp xếp bộ
máy hiện có theo nguyên tắc tinh gọn, không
làm phình bộ máy, làm tăng biên chế, cần
thành lập các vụ hay cục tổ chức thi hành
pháp luật trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ
để chuyên trách, chăm lo công tác tổ chức
thi hành pháp luật theo phạm vi thẩm quyền
quản lý nhà nước của Bộ mình. UBND cấp
tỉnh, huyện cần thành lập phòng tổ chức thi
hành pháp luật.
- Thứ tư, để khởi động thực hiện các
quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ
chức thi hành pháp luật, trước mắt Chính
phủ nên ban hành nghị định hay Thủ tướng
Chính phủ ra chỉ thị về công tác này, làm cơ
sở pháp lý bước đầu để cụ thể hóa Hiến pháp
về tổ chức thi hành pháp luật. Đồng thời, có
thể giao cho Bộ Tư pháp là cơ quan có trách
nhiệm giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ lãnh đạo và quản lý công tác tổ chức thi
hành pháp luật trong cả nước. Trên cơ sở đó
tiến hành các bước soạn thảo dự án Luật Tổ
chức thi hành pháp luật trình Quốc hội ban
hành trong những năm tới
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức thi hành pháp luật theo hiến pháp năm 2013 - Nhân tố đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong đời sống nhà nước và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
“Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật” hay viết ngắn gọn “Tổ chức
thi hành pháp luật” lần đầu tiên được quy định trong nhiều điều
luật của Hiến pháp năm 2013. Tìm hiểu các quy định mới về tổ
chức thi hành pháp luật của Hiến pháp có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng không chỉ đối với việc đưa Hiến pháp và pháp luật đi vào
đời sống nhà nước và xã hội, làm cho nó được thực hiện trong thực
tiễn, mà còn tác động trở lại đối với hoạt động lập pháp, góp phần
nâng cao chất lượng của hoạt động lập pháp. Đó chính là nhân tố
đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội.
Trần Ngọc Đường*
* GS. TS. Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Abstract
"Arrangement for the enforcement of the Constitution, Laws ..."
or "law enforcement arrangement" is briefly stated first time in
several articles of the Constitution of 2013. It is to find out the
new regulations on the arrangement for the law enforcement by
the Constitution, which is particularly important not only for the
Constitution and the laws going into the the goveronmental and
social activities, making the laws in practices, but also it provides
feedbacks on the legislative activity, contributing to improve
the quality of legislative activity. This is a factor ensuring the
implementation of the rule of law in the organization and operation
of the goveronmental apparatus and in social life.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tổ chức thi hành pháp luật;
Hiến pháp năm 2013; nguyên tắc pháp
quyền; nhà nước pháp quyền
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/04/2018
Biên tập : 23/04/2018
Duyệt bài : 27/04/2018
Article Infomation:
Keywords: law enforcement; The
Constitution of 2013; rule of law; the
state and law
Article History:
Received : 10 Apr. 2018
Edited : 23 Apr. 2018
Approved : 27 Apr. 2018
TRONG ĐỜI SỐNG NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI
TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO HIẾN PHÁP
NĂM 2013 - NHÂN TỐ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN
1. Thế nào là “Tổ chức thi hành
pháp luật”?
Trong khoa học pháp lý, pháp luật
được nghiên cứu dưới hai phương diện.
Phương diện thứ nhất là pháp luật trong
trạng thái “tĩnh” hay pháp luật trong các
trang công báo. Pháp luật theo phương diện
này còn được gọi là pháp luật thực định.
Theo Hiến pháp năm 2013, đây là các quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 9(361) T5/2018
(VBQPPL), bao gồm: Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH);
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các
VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
bộ và chính quyền địa phương các cấp. Đây
là pháp luật được hình thành chủ yếu do hoạt
động lập pháp của Quốc hội và hoạt động
lập quy của hệ thống các cơ quan hành pháp.
Phương diện thứ hai của pháp luật là
pháp luật trong trạng thái “động” hay gọi là
pháp luật trong hành động, pháp luật trong
cuộc sống. Pháp luật theo phương diện này
là sự tuân theo pháp luật của các chủ thể
trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội,
được hình thành bằng hoạt động tổ chức thi
hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và
cá nhân có thẩm quyền. Giống như phương
diện thứ nhất, phương diện này của pháp luật
cũng được Hiến pháp quy định. Theo đó, tổ
chức thi hành pháp luật là hoạt động không
thể thiếu để pháp luật từ trạng thái “tĩnh” trở
thành trạng thái “động”, làm cho pháp luật
không còn nằm trên các trang công báo mà
đi vào cuộc sống. Như vậy, hoạt động lập
pháp, lập quy để hình thành một hệ thống
VBQPPL (pháp luật trong các trang công
báo) và hoạt động tổ chức thi hành pháp
luật là hai mặt không tách rời của pháp luật.
Không thể có mặt này mà thiếu mặt kia và
ngược lại. Không tiến hành “tổ chức thi hành
pháp luật” thì pháp luật chỉ tồn tại trên giấy,
hay chỉ là những “lời nói rung động trong
không khí”. Ngược lại, không có những
quy định của pháp luật trong các trang công
báo thì cũng không có việc tổ chức thi hành
những quy định pháp luật này. Trong nhà
nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật, đề
cao nguyên tắc pháp quyền không thể không
coi trọng một cách đồng bộ cả hai phương
diện của pháp luật. Nhất là trong điều kiện
của nước ta, khi mà ý thức pháp luật và văn
hóa pháp lý của nhiều người dân còn thấp thì
việc tổ chức thi hành pháp luật càng giữ vai
trò đặc biệt quan trọng.
Như vậy, tổ chức thi hành pháp luật có
các đặc trưng sau đây:
- Tổ chức thi hành pháp luật là hoạt
động mang tính tổ chức đưa pháp luật thực
định vào đời sống nhà nước và đời sống xã
hội, làm cho pháp luật sau khi ban hành có
hiệu lực thực thi trong thực tế. Thi hành
pháp luật theo lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ
pháp lý của mình bằng các hoạt động tích
cực. Như vậy, tổ chức thi hành pháp luật có
một trong những nội dung quan trọng là tổ
chức để các chủ thể tuân theo các các nghĩa
vụ pháp lý của mình bằng các hành động
tích cực trong thực tế; góp phần làm cho
xã hội thượng tôn pháp luật mang tính chất
tự giác.
- Tổ chức thi hành pháp luật theo nghĩa
rộng là trách nhiệm của tất cả các cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền thuộc các nhánh
quyền lực nhà nước từ lập pháp, hành pháp,
tư pháp đến các thiết chế Hiến định khác.
Tuy nhiên, tổ chức thi hành pháp luật với
tư cách là một thẩm quyền độc lập, chuyên
trách được Hiến pháp giao cho hệ thống các
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.
Theo đó, có thể định nghĩa, tổ chức thi hành
pháp luật là thẩm quyền hiến định có tính
độc lập, chuyên trách của hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước nhằm đưa pháp
luật trên các trang công báo trở thành các
hành động tích cực tuân theo pháp luật trong
đời sống nhà nước, đời sống xã hội.
Với quan niệm đó, tổ chức thi hành
pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng:
- Là hoạt động để hiện thực hóa kết
quả của hoạt động lập pháp, lập quy trong
thực tiễn. Vì thế, nó là đầu ra quan trọng
nhất của hoạt động lập pháp, đảm bảo cho
sản phẩm của hoạt động lập pháp có hiệu lực
và hiệu quả trong thực tế.
- Là hoạt động hàng đầu của cơ quan
thực hiện quyền hành pháp, đảm bảo cho
Hiến pháp, luật giữ địa vị thống trị trong nhà
nước pháp quyền, phát huy đầy đủ vai trò
của mình trong quản lý nhà nước, quản lý xã
hội bằng pháp luật, đảm bảo cho nguyên tắc
pháp quyền được thực thi trong hoạt động
hành pháp.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 9(361) T5/2018
- Thông qua việc tổ chức thi hành pháp
luật mà phát hiện những lỗ hổng, những quy
định pháp luật không phù hợp, không đi vào
cuộc sống, góp phần hoàn thiện pháp luật,
nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp
và lập quy, đảm bảo cho nguyên tắc pháp
quyền được thực thi đầy đủ trong hoạt động
lập pháp và lập quy.
2. Tổ chức thi hành pháp luật theo Hiến
pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của Chính phủ là “Tổ chức thi
hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp luật, nghị quyết của UBTVQH,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước” (khoản
1 Điều 96), Thủ tướng Chính phủ có nhiệm
vụ: “Lãnh đạo tổ chức thi hành pháp luật”
(khoản 1 Điều 98); Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ: “Tổ chức
thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật
liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi
toàn quốc” (khoản 1 Điều 99); Chính quyền
địa phương có nhiệm vụ: “Tổ chức đảm bảo
việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa
phương” (khoản 1 Điều 112); và Ủy ban
nhân dân (UBND) các cấp có nhiệm vụ: “Tổ
chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương” (khoản 2 Điều 114). Thi hành
pháp luật trong thuật ngữ “tổ chức thi hành
pháp luật” của Hiến pháp năm 2013, theo
chúng tôi, có nội dung rất rộng, không chỉ
là một hình thức thực hiện pháp luật mà còn
bao gồm các hình thức thực hiện pháp luật
khác như: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp
luật và áp dụng pháp luật mà lý luận về thực
hiện pháp luật đã được viết trong các sách
giáo khoa về lý luận nhà nước và pháp luật
đang giảng dạy ở các trường đại học luật. Với
quan niệm đó, “tổ chức thi hành pháp luật”
viết trong Hiến pháp năm 2013 được hiểu là
“tổ chức thực hiện pháp luật” (thi hành pháp
luật ở đây chính là thực hiện pháp luật). Vì
vậy “tổ chức thi hành pháp luật” viết trong
Hiến pháp năm 2013 được hiểu theo nghĩa
rộng, đồng nghĩa với tổ chức thực hiện pháp
luật, tức là bao gồm tổ chức thực hiện cả bốn
hình thức thực hiện pháp luật chứ không chỉ
một hình thức thực hiện pháp luật là thi hành
pháp luật. Vì thế, tổ chức thi hành pháp luật
theo Hiến pháp năm 2013 có các đặc trưng
cơ bản sau đây:
- Chủ thể tổ chức thi hành pháp luật
là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính
quyền địa phương và UBND các cấp.
- Mục đích của tổ chức thi hành pháp
luật là làm cho các quy định của pháp luật
thực hiện trong cuộc sống trở thành những
hành động thực tế hợp pháp của các chủ thể
pháp luật. Hay nói cụ thể, mục đích của tổ
chức thi hành pháp luật là làm cho các chủ
thể pháp luật tuân thủ pháp luật, thi hành
pháp luật, sử dụng và áp dụng đúng đắn
pháp luật. Đó chính là đòi hỏi của nguyên
tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động
của nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng
ta đang xây dựng.
- Đối tượng của tổ chức thi hành pháp
luật là đối tượng của quản lý nhà nước và
được tiến hành trong quá trình thực hiện
chức năng quản lý nhà nước. Như vậy, đối
tượng của tổ chức thi hành pháp luật có phạm
vi rất rộng; ở đâu có quản lý nhà nước ở đó
có việc tổ chức thi hành pháp luật. Chính vì
thế, tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ,
quyền hạn của hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước, là thẩm quyền của các cơ
quan thực hiện quyền hành pháp.
- Nội dung của tổ chức thi hành pháp
luật bao gồm một chuỗi các hoạt động kế
tiếp nhau, quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, hoạt
động trước là tiền đề, là điều kiện quyết định
cho hoạt động sau. Nội dung tổ chức thi
hành pháp luật phổ biến bao gồm các hoạt
động sau:
+ Trước hết, chủ thể tổ chức thi hành
pháp luật ban hành văn bản hướng dẫn thi
hành, xây dựng chương trình và kế hoạch thi
hành VBQPPL.
+ Hai là, phổ biến chương trình, kế
hoạch thi hành VBQPPL và tuyên truyền,
phổ biến nội dung và tinh thần cơ bản của
VBQPPL đến các đối tượng trực tiếp phải
thi hành. Việc phổ biến tinh thần và nội dung
của VBQPPL bằng tài liệu được biên soạn,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 9(361) T5/2018
bằng các phương tiện thông tin đại chúng,
bằng việc phổ biến trực tiếp
+ Ba là, thường xuyên theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc tổ chức thi hành VBQPPL
đang tổ chức thi hành để kịp thời nhắc nhở,
uốn nắn.
+ Bốn là, sau một thời gian thi hành
VBQPPL, tiến hành công tác sơ kết, tổng
kết việc tổ chức thi hành VBQPPL đó.
+ Năm là, trong quá trình tổ chức thi
hành pháp luật, phải theo dõi việc thi hành
pháp luật để kịp thời phát hiện những khó
khăn, bất hợp lý của việc thi hành VBQPPL
để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung, Vì thế, theo dõi tình hình thi
hành là một nội dung của tổ chức thi hành
pháp luật.
+ Sáu là, để tổ chức thi hành pháp luật
tốt phải xây dựng lực lượng và cơ sở vật chất
vững mạnh để đảm bảo cho việc tổ chức thi
hành pháp luật.
So với các bản Hiến pháp trước như
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992,
việc quy định trách nhiệm tổ chức thi hành
pháp luật trong Hiến pháp năm 2013 có
những điểm mới sau đây:
- Một là, Hiến pháp năm 2013 - Hiến
pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta
có sự phân công, phân nhiệm minh bạch ba
quyền: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
lập pháp; Chính phủ - cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành
pháp; Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư
pháp. Với sự phân công là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp, Chính phủ không những
là thiết chế chủ yếu đảm bảo đầu vào cho
hoạt động lập pháp (hoạch định, soạn thảo,
thẩm định chính sách quốc gia dưới dạng
các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình
Quốc hội) mà còn là cơ quan chủ yếu đảm
bảo đầu ra của hoạt động lập pháp được thực
thi trong thực tiễn bằng công tác tổ chức thi
hành pháp luật. Vì thế, Hiến pháp năm 2013
đưa lên nhiệm vụ số một của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính
phủ và chính quyền địa phương là “tổ chức
thi hành pháp luật” - nhân tố hàng đầu đảm
bảo cho nguyên tắc pháp quyền được thực
thi trong đời sống nhà nước và đời sống xã
hội.
Hiến pháp năm 1980 chỉ quy định Hội
đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn
“Đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp
luật” (Điều 107), không quy định Thủ tướng,
các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ, chính
quyền địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn
tổ chức thi hành pháp luật. Hiến pháp năm
1992 có tiến bộ hơn, đã quy định rõ hơn,
Chính phủ có trách nhiệm “bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp và pháp luật” (khoản 2 Điều
112); Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền
“căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH; lệnh, quyết định của Chủ tịch
nước; Chính phủ ra nghị quyết, nghị định;
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị
và kiểm tra việc ban hành các văn bản đó”
(Điều 115). Như vậy, các Hiến pháp năm
1980, Hiến pháp năm 1992 chưa quy định
“tổ chức thi hành pháp luật” thành một thẩm
quyền có tính độc lập và riêng có của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng,
chính quyền địa phương các cấp.
- Hai là, Hiến pháp năm 2013 - Hiến
pháp được xây dựng dưới ánh sáng của tư
duy xây dựng nhà nước pháp quyền, vì thế
không những phân công, phân nhiệm minh
bạch giữa các quyền như nói trên mà đặc
trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là
Hiến pháp, luật và pháp luật nói chung phải
giữ vị trí tối thượng ràng buộc quyền lực nhà
nước, giới hạn quyền lực nhà nước, trở thành
phương tiện kiểm soát chính bản thân mình.
Tư tưởng đó của nhà nước pháp quyền chỉ
đạo những nhà lập hiến đề cao hoạt động tổ
chức thi hành pháp luật. Vì thế, nếu nói lần
đầu tiên Hiến pháp năm 2013 quy định chức
năng hàng đầu của Quốc hội là lập hiến, lập
pháp thì cũng lần đầu tiên, Hiến pháp quy
định chức năng hàng đầu của Chính phủ là
tổ chức thi hành Hiến pháp, luật. Hai thiết
chế quan trọng này của bộ máy nhà nước
đều có chức năng quan trọng hàng đầu, có
tính độc lập tương đối với nhau, nhưng quan
hệ mật thiết với nhau, một bên thông qua các
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 9(361) T5/2018
đạo luật, bộ luật và một bên đưa pháp luật
vào đời sống nhà nước và đời sống xã hội.
Như vậy, so với các bản Hiến pháp trước
đây của nước ta, Hiến pháp năm 2013 không
những đề cao hoạt động lập pháp mà còn
đặc biệt coi trọng hoạt động tổ chức thi hành
pháp luật. Cả hai hoạt động này tuy gắn bó
với nhau nhưng có tính chất và phương thức
hoạt động khác nhau, nên Hiến pháp giao
cho hai thiết chế khác nhau thực hiện với
tư cách là nhiệm vụ quyền hạn hàng đầu và
quan trọng: Quốc hội có nhiệm vụ hàng đầu
làm Hiến pháp, làm luật và Chính phủ có
nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức thi hành Hiến
pháp và pháp luật.
- Ba là, việc Hiến pháp năm 2013 quy
định thẩm quyền hàng đầu của hệ thống
các cơ quan hành pháp là “tổ chức thi hành
pháp luật” không những thể hiện tư tưởng
phân công, phân nhiệm minh bạch giữa các
quyền; đề cao việc thực thi pháp luật trong
đời sống nhà nước và xã hội như nói trên,
mà tổ chức thi hành pháp luật còn là hoạt
động vừa đảm bảo đầu vào và đầu ra cho
hoạt động lập pháp có chất lượng. Thông
qua hoạt động tổ chức thi hành pháp luật mà
Chính phủ hoạch định, soạn thảo và trình
các dự án luật, pháp lệnh có chất lượng tốt
hơn. Và khi luật và pháp lệnh có chất lượng
tốt thì việc tổ chức thi hành pháp luật được
tiến hành có hiệu lực và hiệu quả hơn. Cứ
thế, tác động qua lại giữa hai hoạt động này
làm cho mỗi hoạt động ngày càng tốt hơn;
chất lượng ngày càng cao hơn. Như vậy,
Hiến pháp năm 2013 thể hiện mối quan hệ
vừa phân công, vừa phối hợp giữa hoạt động
lập hiến, lập pháp với hoạt động tổ chức thi
hành pháp luật của hai thiết chế lập pháp và
hành pháp trong nhà nước pháp quyền.
- Bốn là, Hiến pháp năm 2013 không
quy định Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện
Kiểm sát nhân dân và các thiết chế hiến định
khác có nhiệm vụ, quyền hạn “tổ chức thi
hành pháp luật”. Điều đó được hiểu như thế
nào? Theo chúng tôi, điều đó có nghĩa là,
“tổ chức thi hành pháp luật” không phải là
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này. Tổ
chức thi hành pháp luật là công việc chuyên
trách riêng có của hệ thống các cơ quan hành
pháp, gắn liền với việc thực hiện quyền hành
pháp. Tuy nhiên, không vì Hiến pháp không
quy định mà Tòa án, Viện Kiểm sát, Quốc
hội, không “tổ chức thi hành pháp luật”.
Tổ chức thi hành pháp luật của các cơ quan
này gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được Hiến pháp quy định. Ví dụ
như, để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
lập pháp, Quốc hội và các cơ quan của Quốc
hội phải tổ chức thi hành các quy định pháp
luật trong hoạt động lập pháp để đảm bảo
các hoạt động lập pháp theo đúng pháp luật.
Tương tự như vậy, để thực hiện chức năng
xét xử, Tòa án nhân dân các cấp phải tổ chức
việc áp dụng pháp luật trong ngành để đảm
bảo cho việc áp dụng pháp luật đúng người,
đúng pháp luật và thống nhất trong cả nước.
Như vậy, tổ chức thi hành pháp luật của các
cơ quan này được tiến hành ngay trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà
không phải là tổ chức thi hành pháp luật
với tư cách là một nhiệm vụ, quyền hạn độc
lập tương đối với các nhiệm vụ, quyền hạn
khác được Hiến pháp quy định như các chủ
thể thuộc hệ thống các cơ quan hành pháp.
Đối với Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân và các thiết chế hiến định
khác thì tổ chức thi hành pháp luật có thể
gọi là phương thức để thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn được giao mà không phải là
một nhiệm vụ quyền hạn, một thẩm quyền
có tính độc lâp tương đối.
Tóm lại, tổ chức thi hành pháp luật
theo Hiến pháp năm 2013 là một nhiệm vụ,
quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, chính
quyền địa phương các cấp. Nhiệm vụ, quyền
hạn này là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của các cơ quan và cá nhân thuộc ngành
hành pháp. Các cơ quan lập pháp, tư pháp
và các thiết chế hiến định khác cũng tổ chức
thi hành pháp luật nhưng tổ chức ngay trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
hiến định của mình, là để thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình mà không trở thành
một nhiệm vụ, quyền hạn được thực hiện
một cách độc lập so với các nhiệm vụ, quyền
hạn khác.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 9(361) T5/2018
3. Một số kiến nghị
Hiện nay, có thể nói, nhận thức về tổ
chức thi hành pháp luật của Nhà nước nói
chung, của các cơ quan có thẩm quyền nói
riêng chưa tương xứng với nhận thức về hoạt
động lập pháp. Hoạt động lập pháp vừa được
Đảng chỉ đạo bằng chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật (Nghị quyết
48 của Bộ Chính trị) với nhiều lần sơ kết,
tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết.
Quốc hội đã ban hành và nhiều lần sửa đổi
quy trình ban hành VBQPPL để nâng cao
chất lượng và số lượng các đạo luật, bộ luật.
Vì thế, chưa có thời kỳ nào mà các văn bản
luật được ban hành nhiều như những năm
qua. Trong lúc đó, tổ chức thi hành pháp
luật, dường như chúng ta đang mặc nhiên
để nó đi vào cuộc sống. Đến nay có thể nói
rằng, luật sau khi ban hành, có hiệu lực với
các văn bản cụ thể hóa là chưa đủ để tự nó
đi vào cuộc sống mà phải bằng công tác tổ
chức thi hành pháp luật một cách quyết liệt
không kém so với hoạt động lập pháp.
Lẽ ra, hoạt động lập pháp và hoạt động
tổ chức thi hành pháp luật phải đi liền nhau,
đồng bộ với nhau và tương xứng với nhau.
Tuy nhiên, hiện nay cả trong nhận thức cũng
như trong tổ chức thực tiễn, hai hoạt động
này chưa đi đôi với nhau. Coi trọng lập pháp
nhưng lại coi nhẹ tổ chức thi hành pháp luật
và chính vì thế, hai hoạt động này chưa có
tác động tương hỗ lẫn nhau một cách chặt
chẽ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động của mỗi quyền.
Hiện nay, ý thức pháp luật của xã hội
nói chung, của đội ngũ cán bộ công chức
nói riêng còn thấp, chưa ngang tầm với đòi
hỏi của quản lý nhà nước bằng pháp luật,
đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường
và xây dựng nhà nước pháp quyền. Vì thế,
tình trạng tiêu cực, tham nhũng vi phạm
pháp luật còn xảy ra phổ biến trong đời sống
nhà nước và xã hội; nguyên tắc pháp quyền,
thượng tôn pháp luật chưa được coi trọng
trong đời sống nhà nước và xã hội.
Từ những số hạn chế nói trên, để tăng
cường công tác tổ chức thi hành pháp luật
theo Hiến pháp năm 2013, chúng tôi có một
số kiến nghị sau:
- Trước hết, do đặc thù của hệ thống
chính trị nước ta, để công tác tổ chức thi
hành pháp luật có sự chuyển biến mạnh mẽ,
Bộ Chính trị nên ban hành Nghị quyết về
việc tổ chức thi hành pháp luật, trong đó
nhấn mạnh trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy, các ngành, các cấp đối với
công tác này.
- Thứ hai, sớm xây dựng Luật Tổ chức
thi hành pháp luật, vừa thể chế hóa các quy
định của Hiến pháp năm 2013 vừa xác định
nội dung, quy trình thực hiện công tác này.
- Thứ ba, để tổ chức thi hành pháp luật
theo Hiến pháp năm 2013, cần kiện toàn tổ
chức bộ máy chuyên trách chăm lo công tác
này. Vì vậy, trên cơ sở rà soát sắp xếp bộ
máy hiện có theo nguyên tắc tinh gọn, không
làm phình bộ máy, làm tăng biên chế, cần
thành lập các vụ hay cục tổ chức thi hành
pháp luật trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ
để chuyên trách, chăm lo công tác tổ chức
thi hành pháp luật theo phạm vi thẩm quyền
quản lý nhà nước của Bộ mình. UBND cấp
tỉnh, huyện cần thành lập phòng tổ chức thi
hành pháp luật.
- Thứ tư, để khởi động thực hiện các
quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ
chức thi hành pháp luật, trước mắt Chính
phủ nên ban hành nghị định hay Thủ tướng
Chính phủ ra chỉ thị về công tác này, làm cơ
sở pháp lý bước đầu để cụ thể hóa Hiến pháp
về tổ chức thi hành pháp luật. Đồng thời, có
thể giao cho Bộ Tư pháp là cơ quan có trách
nhiệm giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ lãnh đạo và quản lý công tác tổ chức thi
hành pháp luật trong cả nước. Trên cơ sở đó
tiến hành các bước soạn thảo dự án Luật Tổ
chức thi hành pháp luật trình Quốc hội ban
hành trong những năm tới
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 9(361) T5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_thi_hanh_phap_luat_theo_hien_phap_nam_2013_nhan_to_d.pdf