Phải có cơ chế giám sát hoạt động tổ
chức lấy ý kiến và giải trình ý kiến của cơ
quan chủ trì soạn thảo. Việc giám sát có thể
được thực hiện bởi chính các cơ quan thẩm
định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Các cơ
quan này sẽ phải xem xét, đánh giá việc tổng
hợp hoặc giải trình ý kiến của cơ quan soạn
thảo, nếu thấy chưa đầy đủ hoặc ý kiến giải
trình chưa xác đáng có thể trả lại hồ sơ cho
cơ quan soạn thảo. Việc giám sát cũng có
thể được thực hiện bởi chính đối tượng tham
gia ý kiến trong trường hợp đối tượng này
nhận thấy cơ quan chủ trì soạn thảo chưa
giải trình ý kiến của người góp ý. Để thực
hiện được cơ chế giám sát này cần quy định
các địa chỉ để tiếp nhận ý kiến phản ánh của
người dân và công khai việc giải quyết các
kiến nghị đó.
(3) Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công,
xác định rõ những loại việc Nhà nước cần
phải làm, những loại việc mà Nhà nước
không nhất thiết phải đảm nhiệm và chuyển
giao cho xã hội. Đồng thời, hỗ trợ các nguồn
lực và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội
thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
công cần thiết cho xã hội.
(4) Các tổ chức xã hội phải tìm được
phương thức hợp tác, các cơ quan bảo trợ
và sự hỗ trợ mạng lưới tốt hơn thì mới có
thể tăng thêm sức mạnh. Các tổ chức xã
hội cũng phải tự thân nỗ lực và đảm bảo sự
rõ ràng minh bạch của mình thì mới chiếm
được lòng tin của người dân mà các tổ chức
này đại diện
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trương Hồng Quang*
* Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp).
Tóm tắt:
Bài viết phân tích thực tiễn mối quan hệ giữa tổ chức xã hội
và xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, từ đó đưa ra
một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của tổ chức xã hội
trong thời gian tới.
Abstract:
This article provides analysis of the relationship between
the social arrangements and the rule of law in Vietnam, and
then provides some recommendations to promote the role
of the social arrangements in the coming time.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật về hội; nhà nước pháp quyền;
tổ chức xã hội.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 11/08/2017
Biên tập: 27/08/2017
Duyệt bài: 05/09/2017
Article Infomation:
Keywords: Law on associations; the rule of
law; social arrangements.
Article History:
Received: 11 Aug. 2017
Edited: 27 Aug. 2017
Appproved: 05 Sep. 2017
TỔ CHỨC XÃ HỘI
VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1. Tổ chức xã hội
Hiện nay có nhiều quan niệm khác
nhau về tổ chức xã hội. Theo quan niệm phổ
biến, tổ chức xã hội là một “mảng” của đời
sống xã hội, chứa những đặc trưng về tính
độc lập (khỏi các thiết chế chính trị và kinh
tế), phi lợi nhuận và là tập hợp hoàn toàn
mang tính tự nguyện của những công dân.
Nhìn chung, tổ chức xã hội là lĩnh vực ở bên
ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, nơi
1 Xem: Nguyễn Thị Tố Uyên (2016), Vai trò của các tổ chức xã hội và thực trạng quy định pháp luật về tổ chức xã hội
ở Việt Nam, ngày 17/10/2016.
người dân kết hợp hoạt động nhằm đạt được
các lợi ích chung1.
Các tổ chức xã hội trong đời sống xã
hội hiện đại luôn đa dạng về phạm vi hoạt
động, các thành viên tham gia và các hình
thái tổ chức khác nhau về mức độ gắn kết, tự
do và quyền lực, được hình thành dưới dạng
các tổ chức như tổ chức công đoàn, hội từ
thiện, hiệp hội, liên minh, câu lạc bộ...
Các tổ chức xã hội được thành lập,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 02(354) T01/2018
hoạt động độc lập trong khuôn khổ của pháp
luật như ngày nay là kết quả của cả một quá
trình đấu tranh, phát triển cả về tư tưởng và
lực lượng của các tầng lớp, giai cấp trong xã
hội trong quan hệ với nhà nước của giai cấp
thống trị. Mặc dù không phải lúc nào và ở
đâu, tiếng nói của các tổ chức xã hội cũng
có trọng lượng, nhưng phải nói rằng, các tổ
chức xã hội có một vị trí quan trọng và có
những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống
chính trị - xã hội. Tiếng nói của các tổ chức
xã hội là hình thức phản biện quan trọng để
nhà nước điều chỉnh hoạt động của mình
nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản và
cấp thiết nhất của đời sống con người trong
xã hội. Sự tham gia tích cực vào các công
việc xã hội, sự hưởng ứng của người dân
luôn tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những
người cầm quyền.
Có thể nhận thấy, sự hình thành của
các tổ chức xã hội trên cơ sở tự nguyện của
người dân ở Việt Nam là một thực tế khách
quan trong lịch sử phát triển của xã hội2.
Hiện nay, các tổ chức xã hội ở Việt Nam phát
triển khá phong phú, đa dạng. Ngoài các đặc
trưng chung của tổ chức xã hội trên thế giới
(phi nhà nước, tự nguyện, phi lợi nhuận, tự
quản, tự trang trải tài chính...) thì các tổ chức
xã hội ở Việt Nam cũng có những đặc điểm
riêng như: đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đa số đều tham gia Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, một số tổ chức được
Nhà nước hỗ trợ gần như hoàn toàn kinh phí
hoạt động, trụ sở làm việc, biên chế cán bộ
chuyên trách,...
Nhìn chung, các tổ chức xã hội đóng
vai trò rất lớn đối với phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội3. Điều này được thể
hiện qua một số điểm sau đây: tập hợp các
cá nhân, nhóm, cộng đồng,... để hình thành
nên các nhu cầu xã hội, nhu cầu chính sách;
đoàn kết người dân, củng cố đồng thuận xã
hội, tạo môi trường xã hội thuận lợi để người
2 Xem: Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên, 2011), Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển
và quản lý xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 36.
3 Xem: Sigrid Roßteutscher (2005), Democracy and the Role of Associations: Political, Organizational and Social
Contexts, nguồn:
4 Xem: Nguyễn Trọng Bình (2015), Vai trò của tổ chức xã hội dân sự trong quản trị công ở các nước trên thế giới, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 3+4, tr. 115 - 124.
dân tham gia quản lý phát triển xã hội; tham
gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật,
giám sát, phản biện xã hội đối với cơ chế,
chính sách, pháp luật, xây dựng môi trường
dân chủ; thực hiện các cam kết, phối hợp với
nhà nước trong tổ chức cung ứng các dịch
vụ công; góp phần khắc phục những hạn chế
của cơ chế kinh tế thị trường.
Một trong các phương hướng cơ bản
xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) ở
Việt Nam là thực hiện dân chủ hóa đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước và bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Trong đó, việc tạo môi trường cho các tổ
chức xã hội phát triển đóng vai trò rất quan
trọng. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ
vai trò của các tổ chức xã hội trong quản
trị công - một nội dung quan trọng của xây
dựng NNPQ như sau4:
(1) Góp phần duy trì và bảo vệ các giá
trị tốt đẹp của xã hội;
(2) Phản ánh các vấn đề xã hội lên các
cơ quan hoạch định chính sách công;
(3) Tham gia tư vấn, phản biện và hiệp
thương đối với phương án của chính sách
công;
(4) Tham gia giám sát hành vi chính
phủ và quan chức hành chính;
(5) Tham gia đánh giá chính sách công
và kết quả hoạt động của chính phủ, các cơ
quan hành chính;
(6) Tham gia cung ứng dịch vụ công.
2. Tổ chức xã hội trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay
Ngày nay, xu hướng giải thích khái
niệm NNPQ ngày càng được mở rộng theo
hướng những gì NNPQ đem lại phải là
những gì tốt đẹp nhất cho Nhân dân. Giới
nghiên cứu khai thác chủ đề này dường như
chưa bao giờ cạn và khoa học pháp lý cũng
không ngừng đóng góp vào việc làm giàu
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 02(354) T01/2018
nội dung tốt đẹp của nguyên tắc này5. Thuật
ngữ NNPQ ngày nay không chỉ được hiểu
ở ý nghĩa hình thức là nhà nước chịu sự
ràng buộc bởi các đạo luật mà NNPQ trong
nghĩa về mặt nội dung là nhà nước công
bằng; không chỉ bao hàm các nguyên tắc
như việc cơ quan hành chính tôn trọng và
nghiêm chỉnh chấp hành luật hoặc sự phân
công, kiểm soát quyền lực nhà nước, mà cao
cả hơn là sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện
quyền dân chủ, quyền con người. Nhà nước
có trách nhiệm bảo vệ lòng tin vào pháp luật
hoặc không được vượt quá giới hạn mà pháp
luật cho phép.
Trên phương diện xã hội, NNPQ chính
là sự thể hiện một xã hội được tổ chức thành
Nhà nước có sự phát triển lành mạnh của
các tổ chức xã hội, nơi Nhà nước thực sự là
một tổ chức công quyền, mối quan hệ giữa
Nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình
đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm. Trên một
phương diện và mức độ tham gia của Nhân
dân vào công việc tổ chức và hoạt động của
quần chúng thì đối với NNPQ, vị trí và vai
trò của Tòa án, giá trị của con người nằm
trong các bảo đảm an bình của các tổ chức
xã hội. Xây dựng NNPQ ở nước ta trong giai
đoạn đổi mới đất nước hiện nay là sự nghiệp
xuất phát từ hàng loạt các yêu cầu khách
quan của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, một
điều rất quan trọng cần được nhấn mạnh, đó
là các mục tiêu dân chủ, công bằng, tự do và
quyền con người chỉ đạt được nhanh nhất
thông qua xây dựng NNPQ.
Cùng với quá trình xây dựng và hoàn
thiện NNPQ XHCN, để nâng cao hiệu quả
và hiệu lực của bộ máy nhà nước, các tổ
chức xã hội tích cực tham gia cùng Nhà
nước trong giải quyết những vấn đề chung
của xã hội, tham gia cho ý kiến vào việc
hoạch định và thực hiện các chính sách phát
triển đất nước, thực hiện giám sát và phản
5 Xem: Hoàng Thế Liên, Các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, nguồn:
6 Xem: Tào Thị Quyên, Các quy định pháp luật về tổ chức xã hội của một số nước trên thế giới và giá trị có thể tham khảo
đối với Việt Nam, trên truy cập ngày 10/6/2017.
7 Đây là dự án Luật trải qua thời gian dài nghiên cứu xây dựng nhưng chưa được thông qua.
8 Xem: Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa, Vũ Công Giao (2016), Hội và tự do hiệp hội - một cách tiếp cận dựa trên quyền,
nguồn:
dex=3&TaiLieuID=1984, truy cập ngày 18/3/2016.
biện xã hội. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy,
vẫn còn tồn tại một số yếu tố gây ảnh hưởng
đến vai trò của các tổ chức xã hội như sau :
Một là, môi trường pháp lý đối với các
tổ chức xã hội chưa hoàn chỉnh
- Quyền lập hội là quyền tự do của công
dân6, do vậy quyền này thường được ghi nhận
trong những văn bản có giá trị pháp lý cao như
Hiến pháp, luật do cơ quan lập pháp quốc gia
ban hành. Tuy vậy, tại Việt Nam, Luật về Hội
đến nay vẫn chưa được ban hành7. Bản thân
dự thảo Luật về Hội qua các lần soạn thảo
trước đây vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận,
chưa thống nhất, trong đó có nhiều ý kiến cho
rằng chưa thực sự tiếp cận theo hướng “dựa
trên quyền con người”. Khi Luật về Hội chưa
được ban hành, một số hạn chế nổi bật của hệ
thống chính sách và pháp luật về hội tại Việt
Nam hiện nay sẽ vẫn tồn tại8: Hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về hội
khá phức tạp, với nhiều loại văn bản, nhiều
vấn đề chưa được quy định rõ ràng, phù hợp,
chẳng hạn: về các tổ chức không có hội viên
và các tổ chức tại cộng đồng; quy định về đầu
mối quản lý thống nhất các hội; cơ chế đánh
giá, giám sát trách nhiệm giải trình và tính
công khai, minh bạch của các hội; chính sách
khuyến khích và ưu đãi thuế dành cho các hội
hoạt động phi lợi nhuận, vì lợi ích công cộng;
cơ chế đối thoại và hợp tác giữa các hội với
Nhà nước và khu vực tư nhân... quy định về
tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Một số luật khác liên quan đến quyền
lập hội cho đến nay vẫn chưa được ban hành
như: quyền tự do ngôn luận, hội họp, biểu
tình.
Hai là, địa vị pháp lý của các tổ chức
xã hội chưa tương xứng với vai trò của các
tổ chức xã hội
- Pháp luật hiện hành chưa tạo lập đầy
đủ cơ sở pháp lý bảo đảm tính độc lập, tự
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 02(354) T01/2018
chủ cho các tổ chức xã hội để phát huy mạnh
mẽ vai trò giám sát và phản biện xã hội của
các tổ chức xã hội đối với xây dựng và hoàn
thiện thiện hệ thống pháp luật, nhất là trong
xây dựng và ban hành VBQPPL.
- Trong quá trình xây dựng VBQPPL,
các tổ chức xã hội có quyền góp ý kiến chứ
chưa có quyền tham gia xây dựng pháp
luật. Bản thân quyền tham gia góp ý kiến
của các tổ chức xã hội nói riêng và công
dân nói chung cũng còn những hạn chế, khó
khăn nhất định. Nhìn chung, quá trình xây
dựng pháp luật vẫn được coi là quyền lực
(chứ không phải là quyền hạn) của cơ quan
nhà nước. Điều này được thể hiện ở việc tổ
chức lấy ý kiến Nhân dân, các tổ chức xã hội
cũng như các đối tượng chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của VBQPPL chưa được thực hiện
một cách có nền nếp, chưa được đồng bộ
và thiếu hệ thống9. Nói cách khác, việc tổ
chức lấy ý kiến tham gia vào các dự án, dự
thảo VBQPPL còn hình thức, nặng về tuyên
truyền, làm cho đủ thủ tục, chưa thực sự tạo
điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia ý
kiến vào các dự thảo văn bản một cách chủ
động, tự giác, có ý thức và bảo đảm chất
lượng. Thực tế cho thấy, các ý kiến đóng góp
của các tổ chức xã hội không phải lúc nào
cũng được các Ban soạn thảo, cơ quan chủ
trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý
các dự án, dự thảo văn bản một cách có trách
nhiệm và nghiêm túc.
Ba là, một số tổ chức xã hội chưa
phát huy đầy đủ chức năng đại diện cho lợi
ích của quần chúng là hội viên của mình
9 Có một nghịch lý là đối với các dự án luật, pháp lệnh thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và các tổ chức có liên quan
được coi trọng hơn, bài bản hơn nhưng đối với các dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh thì rất
tuỳ nghi, tức là có thể có, có thể không lấy ý kiến (tuỳ theo tính chất và nội dung và khi cần thiết) trong khi đó trên
thực tế do các luật, pháp lệnh còn mang năng tính chất "khung" cho nên chính các nghị định này mới là văn bản quan
trọng, có ý nghĩa và được áp dụng nhiều trong cuộc sống.
10 Ví dụ, xem: "Đừng biến nghệ sĩ thành người đi xin tiền", trên
en-nghe-si-thanh-nguoi-di-xin-tien/1363942.html, ngày 05/8/2017.
11 Ví dụ: Làm rõ phạm vi, mức độ quyền kiểm tra, giám sát của Nhân dân, của Mặt trận và của các tổ chức chính trị - xã
hội đối với hoạt động của Nhà nước, các tổ chức Đảng. Có hướng khắc phục mâu thuẫn nội tại trong quan điểm Đảng
lãnh đạo MTTQ Việt Nam nhưng MTTQ Việt Nam lại “thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” và quan điểm
“Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho Mặt trận và các đoàn thể Nhân dân hoạt động” nhưng “Mặt trận và các đoàn thể”
lại “thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”. Bên cạnh đó, cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước đối với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam
và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng thêm tính tự chủ, chủ động hơn trong hoạt động; khắc phục tình trạng “nhà nước
hóa”, "hành chính hóa" để gần dân, sát dân hơn.
Hoạt động của một số tổ chức đoàn
thể, hội còn mang tính hình thức, kém hiệu
quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi
ích của đoàn viên, hội viên, hoặc có biểu
hiện trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước10,
... do đó, khả năng thu hút quần chúng của
các tổ chức này còn hạn chế. Việc các tổ
chức xã hội tham gia cung cấp dịch vụ công
chưa được triển khai đúng với tôn chỉ và
mục đích, thậm chí có trường hợp chạy theo
lợi nhuận kinh tế đơn thuần Mặt khác, do
còn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cơ chế
cũ về nhận thức, tư duy hoặc do bị "hành
chính hoá" nên không ít tổ chức xã hội chưa
thực sự chủ động, tích cực trong triển khai
các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức, chưa thực sự đáp ứng được yêu
cầu của thực tiễn.
3. Một số khuyến nghị
Chúng tôi cho rằng, để phát huy hơn
nữa vai trò của tổ chức xã hội vào sự nghiệp
xây dựng NNPQ XHCN tại nước ta, cần
thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
(1) Cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn
về vai trò của tổ chức xã hội. Theo đó, tổ
chức xã hội nói riêng và các đoàn thể Nhân
dân nói chung phải thực sự là nguồn lực phát
triển của đất nước.
(2) Cần nhanh chóng hoàn thiện môi
trường pháp lý cho hoạt động của các tổ
chức xã hội: ban hành Luật về Hội, Luật về
Tự do ngôn luận, Luật về Tự do hội họp và
biểu tình; hoàn thiện pháp luật về giám sát,
phản biện xã hội11, trách nhiệm giải trình
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 02(354) T01/2018
của cơ quan nhà nước12, một số quyền cụ
thể (như quyền tham gia xây dựng pháp luật,
tham gia quản lý nhà nước...), trong đó:
- Đối với Luật về Hội, cần quan tâm
một số vấn đề như sau:
+ Cần có sự tiếp cận dựa trên quyền
con người một cách toàn diện. Luật về Hội
phải là luật tạo điều kiện để người dân, tổ
chức xã hội thực hiện quyền lập hội.
+ Cần tránh trùng lặp và mâu thuẫn
giữa các luật chuyên ngành và luật chung
về hội.
+ Chủ động và tự chủ về tài chính là
yêu cầu rất quan trọng trong việc đảm bảo
sự độc lập của các hội. Sự độc lập này không
chỉ đối với Nhà nước mà đối với các tổ chức
xã hội khác13.
+ Các hạn chế đối với quyền lập hội
cần được quy định rất cụ thể trong Luật về
Hội, Chính phủ không ban hành các quy
định hạn chế quyền lập hội.
- Đối với quyền tham gia xây dựng
pháp luật của tổ chức xã hội:
+ Quy định các nội dung xin ý kiến
phải được thuyết minh và giải trình rõ ràng
về mục đích, quan điểm, các khía cạnh nội
dung, tác động của chính sách, dự thảo luật.
Nếu có nhiều nội dung thì phải xác định
các nội dung trọng tâm, trọng điểm, các nội
dung có vướng mắc, các nội dung liên quan
đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng trong
xã hội;
+ Quy định trách nhiệm giải trình của
cơ quan chủ trì soạn thảo đối với các ý kiến
của người dân, tạo cơ chế nghe, tiếp thu và
phản hồi ý kiến một cách thường xuyên và
có trách nhiệm. Việc tiếp thu, giải trình phải
được thực hiện một các nghiêm túc, cẩn
trọng và phải có phương thức để phản hồi
12 Ví dụ: Nghị định số 90/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/8/2013 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà
nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao là VBQPPL đầu tiên quy định chuyên biệt về trách nhiệm
giải trình của các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng khi thực thi nhiệm vụ được
giao, tuy nhiên vẫn quy định theo hướng chỉ giải trình khi có yêu cầu mà chưa quy định việc chủ động giải trình, đồng
thời, cơ chế kiểm soát, xử lý việc vi phạm trách nhiệm giải trình về cơ bản vẫn còn chung chung và mang tính dẫn chiếu
đến việc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, trong khi đó Luật cán bộ, công chức cũng chưa
có điều khoản xác định rõ nếu vi phạm trách nhiệm giải trình hoặc giải trình không hiệu quả thì sẽ bị xử lý như thế nào.
Do đó, đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 90/2013/NĐ-CP để khắc phục những hạn chế đã nêu.
13 Xem: Tào Thị Quyên, Các quy định pháp luật về tổ chức xã hội của một số nước trên thế giới và giá trị có thể tham khảo
đối với Việt Nam, tlđd.
kịp thời tới người tham gia ý kiến;
+ Phải có cơ chế giám sát hoạt động tổ
chức lấy ý kiến và giải trình ý kiến của cơ
quan chủ trì soạn thảo. Việc giám sát có thể
được thực hiện bởi chính các cơ quan thẩm
định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. Các cơ
quan này sẽ phải xem xét, đánh giá việc tổng
hợp hoặc giải trình ý kiến của cơ quan soạn
thảo, nếu thấy chưa đầy đủ hoặc ý kiến giải
trình chưa xác đáng có thể trả lại hồ sơ cho
cơ quan soạn thảo. Việc giám sát cũng có
thể được thực hiện bởi chính đối tượng tham
gia ý kiến trong trường hợp đối tượng này
nhận thấy cơ quan chủ trì soạn thảo chưa
giải trình ý kiến của người góp ý. Để thực
hiện được cơ chế giám sát này cần quy định
các địa chỉ để tiếp nhận ý kiến phản ánh của
người dân và công khai việc giải quyết các
kiến nghị đó.
(3) Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công,
xác định rõ những loại việc Nhà nước cần
phải làm, những loại việc mà Nhà nước
không nhất thiết phải đảm nhiệm và chuyển
giao cho xã hội. Đồng thời, hỗ trợ các nguồn
lực và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội
thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
công cần thiết cho xã hội.
(4) Các tổ chức xã hội phải tìm được
phương thức hợp tác, các cơ quan bảo trợ
và sự hỗ trợ mạng lưới tốt hơn thì mới có
thể tăng thêm sức mạnh. Các tổ chức xã
hội cũng phải tự thân nỗ lực và đảm bảo sự
rõ ràng minh bạch của mình thì mới chiếm
được lòng tin của người dân mà các tổ chức
này đại diện
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 02(354) T01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_xa_hoi_va_xay_dung_nha_nuoc_phap_quyen.pdf