Toán học - Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
Chỉ số kế hoạch
Chỉ số kế hoạch là chỉ số biểu hiện quan hệ
so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch
của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm
vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.
Chỉ số không gian
Chỉ số không gian là chỉ số biểu hiện quan hệ
so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai
điều kiện không gian khác nhau.
Chỉ số nhân tố
Chỉ số nhân tố là chỉ số phản ánh ảnh hưởng
biến động của từng nhân tố đối với biến động
của hiện tượng phức tạp cấu thành từ nhiều
nhân tố
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán học - Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
v1.0 211
THUẬT NGỮ
B
Biến động thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện
tượng có tính chất lặp đi lặp lại trong từng
thời gian nhất định.
C
Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh
mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt
chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế –
xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và
không gian cụ thể.
Chỉ số trong thống kê
Chỉ số trong thống kê là số tương đối (tính
bằng đơn vị lần hoặc %), biểu hiện quan hệ
so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng
nghiên cứu.
Chỉ số ảnh hưởng kết cấu
Chỉ số ảnh hưởng kết cấu là chỉ số phản ánh
biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh
hưởng của sự thay đổi kết cấu tổng thể theo
tiêu thức nghiên cứu.
Chỉ số cấu thành cố định
Chỉ số cấu thành cố định là chỉ số phản ánh
biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh
hưởng của sự thay đổi lượng biến tiêu thức
trong điều kiện kết cấu tổng thể không đổi.
Chỉ số cấu thành khả biến
Chỉ số cấu thành khả biến là chỉ số phản ánh
biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh
hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành.
Chỉ số đơn
Chỉ số đơn là chỉ số phản ánh sự biến động
của từng đơn vị, hiện tượng cá biệt.
Chỉ số kế hoạch
Chỉ số kế hoạch là chỉ số biểu hiện quan hệ
so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch
của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm
vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.
Chỉ số không gian
Chỉ số không gian là chỉ số biểu hiện quan hệ
so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai
điều kiện không gian khác nhau.
Chỉ số nhân tố
Chỉ số nhân tố là chỉ số phản ánh ảnh hưởng
biến động của từng nhân tố đối với biến động
của hiện tượng phức tạp cấu thành từ nhiều
nhân tố.
Chỉ số phát triển
Chỉ số phát triển là chỉ số biểu hiện quan hệ so
sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai
thời gian khác nhau.
Chỉ số toàn bộ
Chỉ số toàn bộ là chỉ số phản ánh sự biến động
của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của các
nhân tố cấu thành.
Chỉ số tổng hợp
Chỉ số tổng hợp là chỉ số phản ánh sự biến
động chung của nhiều đơn vị hoặc hiện tượng
cá biệt.
Chọn hoàn lại (chọn lặp, chọn nhiều lần)
Chọn hoàn lại là một phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên, mỗi khi đơn vị được chọn ra để
điều tra sau đó sẽ được trả lại tổng thể chung
và có cơ hội được chọn lại.
Chọn không hoàn lại (chọn một lần)
Chọn không hoàn lại là một phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên, mỗi khi các đơn vị
được chọn ra để điều tra sau đó sẽ được xếp
riêng ra không trả lại tổng thể chung và
không có cơ hội được chọn lại.
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
212 v1.0
Chọn mẫu cả khối (mẫu chùm)
Chọn mẫu cả khối là phương pháp chọn mẫu
mà các đơn vị của tổng thể chung được chia
thành các khối (chùm) với số lượng đơn vị có
thể bằng hoặc không bằng nhau. Từ các khối
đó, người ta chọn ngẫu nhiên một số khối để
điều tra. Các đơn vị mẫu lúc này không phải
là từng đơn vị lẻ mà là từng khối đơn vị.
Chọn mẫu hệ thống (máy móc)
Chọn mẫu hệ thống là phương pháp tổ chức
chọn mẫu trong đó mỗi đơn vị được chọn căn
cứ vào từng khoảng cách nhất định từ
danh sách đã được sắp xếp sẵn của tổng thể
chung. Các đơn vị được chọn lần lượt, đơn vị
sau cách đơn vị trước một khoảng xác định
d = N/n.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương
pháp tổ chức chọn mẫu một cách hoàn toàn
ngẫu nhiên không qua một sự sắp xếp nào và
có thể dùng phương pháp chọn một lần hoặc
chọn nhiều lần.
Chọn mẫu phân loại (phân tổ)
Chọn mẫu phân loại (phân bổ) là việc tiến
hành chọn các đơn vị mẫu khi tổng thể chung
đã được phân chia thành các tổ theo tiêu thức
liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu.
Việc chọn các đơn vị từ các tổ được tiến hành
theo phương pháp chọn ngẫu nhiên.
Chọn mẫu phân tầng (chọn nhiều cấp)
Chọn mẫu phân tầng là phương pháp tổ chức
chọn mẫu phải thông qua ít nhất hai cấp chọn
trung gian. Đầu tiên xác định các đơn vị mẫu
cấp I sau đó các đơn vị mẫu cấp I lại được
phân chia thành các đơn vị chọn mẫu cấp II
và cứ như thế cho đến cấp cuối cùng.
Chọn ngẫu nhiên
Chọn ngẫu nhiên là phương pháp chọn hoàn
toàn ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người. Khi đó người ta gọi
là điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
Chọn phi ngẫu nhiên
Chọn phi ngẫu nhiên là phương pháp chọn đơn
vị điều tra phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
người chọn. Khi đó người ta gọi là điều tra chọn
mẫu phi ngẫu nhiên.
D
Dãy số lượng biến
Dãy số lượng biến là dãy số phân phối mà
tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng.
Dãy số phân phối
Dãy số phân phối là một dãy số được lập nên
do phân phối các đơn vị tổng thể vào các tổ
theo một tiêu thức phân tổ nào đó và được
sắp xếp theo trình tự biến động của lượng
biến tiêu thức phân tổ.
Dãy số thuộc tính
Dãy số thuộc tính là dãy số phân phối mà tiêu
thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính.
Dãy số thời gian
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của
chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự
thời gian.
Dự đoán thống kê
Dự đoán thống kê là việc xác định các mức
độ của hiện tượng nghiên cứu trong tương lai
bằng việc sử dụng tài liệu thống kê và áp
dụng các phương pháp phù hợp.
Đ
Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là loại hình điều tra không
toàn bộ, người ta chỉ tiến hành thu thập tài
liệu ở một số đơn vị nhất định được chọn ra
từ tổng thể chung. Các đơn vị này được chọn
theo những qui tắc nhất định để đảm bảo tính
đại biểu và kết quả của điều tra chọn mẫu
được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.
Điều tra chuyên đề
Điều tra chuyên đề là loại hình điều tra không
toàn bộ, chỉ tiến hành thu thập tài liệu trên
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
v1.0 213
một vài đơn vị, thậm chí một đơn vị nhưng đi
sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh.
Điều tra không thường xuyên
Điều tra không thường xuyên là việc tiến
hành thu thập và ghi chép tài liệu ban đầu của
hiện tượng không gắn với quá trình biến động
của hiện tượng mà khi nào xét thấy cần thiết
mới tiến hành thu thập tại một thời điểm hay
một thời kỳ nào đó.
Điều tra không toàn bộ
Điều tra không toàn bộ là việc tiến hành thu
thập tài liệu trên một bộ phận các đơn vị của
hiện tượng nghiên cứu.
Điều tra thống kê
Điều tra thống kê là việc tổ chức thu thập tài
liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã
hội một cách khoa học, theo một kế hoạch
thống nhất nhằm phục vụ cho quá trình nghiên
cứu thống kê.
Điều tra thường xuyên
Điều tra thường xuyên là việc thu thập tài liệu
được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn
liền với quá trình biến động của hiện tượng
qua thời gian.
Điều tra toàn bộ
Điều tra toàn bộ là việc tiến hành thu thập tài
liệu trên tất cả các đơn vị của hiện tượng
nghiên cứu.
Điều tra trọng điểm
Điều tra trọng điểm là loại hình điều tra
không toàn bộ, người ta chỉ tiến hành điều tra
trên một bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu
nhất của hiện tượng nghiên cứu.
Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là tổng thể các đơn vị
thuộc hiện tượng nghiên cứu có các dữ liệu
cần thiết khi tiến hành điều tra.
Đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra là từng đơn vị cá biệt thuộc
đối tượng điều tra và được xác định sẽ điều
tra thực tế.
Độ lệch tuyệt đối bình quân
Độ lệch tuyệt đối bình quân là số bình quân
cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng
biến và số bình quân của các lượng biến đó.
Độ lệch tiêu chuẩn
Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phương
sai, tức là số bình quân toàn phương của bình
phương các độ lệch giữa các lượng biến với
số bình quân cộng của các lượng biến đó.
Đường hồi quy lý thuyết
Đường hồi quy lý thuyết là đường điều chỉnh
bù trừ các chênh lệch ngẫu nhiên vạch ra xu
hướng cơ bản của hiện tượng.
Đường hồi quy thực nghiệm
Đường hồi quy thực nhiệm là đường được hình
thành bởi các tài liệu thực tế.
G
Giới hạn dưới
Giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất hình
thành nên một tổ.
Giới hạn trên
Giới hạn trên là lượng biến lớn nhất mà nếu
vượt quá nó thì sẽ hình thành một tổ khác.
Giả thiết không
Giả thiết không là giả thiết cần kiểm định, có
đặc điểm là luôn có dấu bằng (=).
Giả thiết đối
Giả thiết đối là giả thiết đối lập với giả thiết
không, có đặc điểm là không có dấu bằng, chỉ
có dấu >, < hoặc ≠ nhưng phải bao hàm hết
các trường hợp có thể xảy ra.
Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng
(giảm) liên hoàn
Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm)
liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh sự kết hợp giữa
số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể, nó biểu
hiện cứ 1% tăng hay giảm liên hoàn thì tương
ứng với 1 trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
214 v1.0
H
Hiện tượng số lớn
Hiện tượng số lớn là hiện tượng mà trong đó
bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt
tạo thành.
Hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên là số tương đối (lần, %) rút ra
từ sự so sánh giữa độ lệch tiêu chuẩn với số
bình quân cộng.
Hệ số hồi quy
Hệ số hồi quy phản ánh ảnh hưởng trực tiếp
của tiêu thức nguyên nhân x đến tiêu thức kết
quả y.
Hệ số tự do
Hệ số tự do là điểm xuất phát của đường hồi
quy lý thuyết, nêu lên ảnh hưởng của các
nhân tố khác (tiêu thức nguyên nhân khác)
ngoài x tới sự biến động của y.
Hệ số tương quan
Hệ số tương quan là chỉ tiêu đánh giá mức độ
chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến
tính đơn.
Hệ số xác định
Hệ số xác định dùng để đánh giá sự phù hợp
của mô hình, nó cho biết tỷ lệ % thay đổi của
y được giải thích bởi mô hình.
Hàm xu thế
Hàm xu thế là một hàm số (hay còn gọi là
phương trình hồi quy) biểu diễn mối liên hệ
của hiện tượng theo thời gian.
Hệ thống chỉ số
Hệ số chỉ số là một đẳng thức phản ánh mối
liên hệ giữa các chỉ số.
K
Khoảng cách tổ
Khoảng cách tổ là chênh lệch giữa giới hạn
trên và giới hạn dưới của một tổ.
Khoảng biến thiên
Khoảng biến thiên là độ lệch giữa lượng biến
lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức
nghiên cứu.
L
Lượng biến
Lượng biến là các trị số biểu hiện mức độ cụ
thể của tiêu thức số lượng.
Lượng biến không liên tục (rời rạc)
Lượng biến không liên tục (rời rạc) là lượng
biến mà các trị số của nó chỉ có thể biểu hiện
bằng các số nguyên.
Lượng biến liên tục
Lượng biến liên tục là lượng biến mà các trị
số của nó có thể được biểu hiện bằng số
nguyên hay số thập phân.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản
ánh sự biến động về trị số tuyệt đối của chỉ
tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu.
M
Mật độ phân phối
Mật độ phân phối là tỷ số giữa tần số (hoặc
tần suất) với trị số khoảng cách tổ.
Mốt
Mốt là biểu hiện của một tiêu thức phổ biến
nhất hay được gặp nhiều nhất trong tổng thể
hay trong 1 dãy số phân phối.
Mức ý nghĩa
Mức ý nghĩa là xác suất mắc sai lầm khi bác
bỏ giả thiết không dù nó đúng.
Mức độ bình quân theo thời gian
Mức độ bình quân theo thời gian là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh mức độ đại biểu của hiện
tượng trong toàn bộ thời gian nghiên cứu
hoặc từng giai đoạn nghiên cứu.
N
Nội dung điều tra
Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ
bản của từng đối tượng, từng đơn vị điều tra
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
v1.0 215
mà ta cần thu được thông tin hay nói cách
khác, đó là danh mục về các tiêu thức hay đặc
trưng của các đơn vị điều tra cần thu thập.
P
Phân tích và dự đoán thống kê
Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một
cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật
của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội
trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng
số lượng và tính toán các mức độ trong tương
lai, nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định
quản lý.
Phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một
số tiêu thức nhất định để tiến hành phân chia
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành
các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.
Phương án điều tra thống kê
Phương án điều tra thống kê là một văn bản
được xây dựng trong bước chuẩn bị điều tra,
trong đó qui định rõ những vấn đề cần phải
được giải quyết hoặc cần hiểu thống nhất
trước, trong và sau khi tiến hành điều tra
thống kê.
Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là phương pháp nghiên cứu
mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một
hoặc nhiều biến độc lập khác.
Phân tích tương quan
Phân tích tương quan là phương pháp nhằm
đo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa
hai biến.
Phân tích hồi quy tương quan
Phân tích hồi quy tương quan là phương pháp
phân tích mối liên hệ tương quan giữa các biến.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Phương pháp bình phương nhỏ nhất là tổng
bình phương các độ lệch giữa giá trị thực tế
và giá trị lý thuyết của biến phụ thuộc (tiêu
thức kết quả) là nhỏ nhất.
Phương trình hồi quy tuyến tính đơn
Phương trình hồi quy tuyến tính đơn là
phương trình có dạng: xyˆ = b0 + b1x, được
xây dựng nhằm xác định mối liên hệ giữa hai
biến. Nó được dùng để dự đoán giá trị của
biến phụ thuộc y trên cơ sở giá trị nhất định
của biến độc lập x.
Phương trình hồi quy phi tuyến đơn
Phương trình hồi quy phi tuyến đơn là
phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa hai
biến nhưng đồ thị của nó không có dạng
đường thẳng mà là các đường cong khác.
Phạm vi sai số chọn mẫu (hay độ chính
xác của suy rộng)
Phạm vi sai số chọn mẫu (hay độ chính xác
của suy rộng) là chênh lệch giữa các chỉ tiêu
của tổng thể mẫu và các chỉ tiêu tương ứng
của tổng thể chung với độ tin cậy nhất định.
S
Sai số trong điều tra thống kê
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch
giữa các trị số của tiêu thức điều tra mà ta thu
thập được so với trị số thực tế của hiện tượng
nghiên cứu.
Số tuyệt đối trong thống kê
Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ phản
ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa
điểm cụ thể.
Số tương đối trong thống kê
Số tương đối trong thống kê là mức độ phản
ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện
tượng nghiên cứu.
Số bình quân trong thống kê
Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu
hiện mức độ đại biểu cho tất cả các lượng
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
216 v1.0
biến theo một tiêu thức nào đó của các đơn vị
cùng loại.
Số bình quân trượt
Số bình quân trượt là số bình quân của một
nhóm nhất định các mức độ trong dãy số
được tính bằng cách lần lượt loại trừ dần mức
độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp
theo sao cho số lượng các mức độ tham gia
tính số bình quân là không đổi.
Sai số bình quân chọn mẫu
Sai số bình quân chọn mẫu là một trị số sai số
chọn mẫu đại diện cho các giá trị của sai số
chọn mẫu hay nói cách khác đó là bình quân
của tất cả các sai số chọn mẫu do việc lựa
chọn mẫu có kết cấu thay đổi.
Sai số chọn mẫu
Sai số chọn mẫu là phần chênh lệch giữa kết
quả thu được qua điều tra và giá trị thực tế
của nó trong tổng thể chung.
Suy rộng (ước lượng)
Suy rộng (ước lượng) là từ các tham số (mức
độ) tính toán được trên các đơn vị điều tra
suy ra các tham số tương ứng của toàn bộ
hiện tượng.
T
Thống kê
Thống kê là các hoạt động về thu thập, xử lý
và phân tích các dữ liệu về các hiện tượng
nhằm rút ra kết luận làm căn cứ cho quyết
định quản lý.
Thống kê học
Thống kê học là môn khoa học xã hội nghiên
cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý
và phân tích các con số (mặt lượng) của
những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất
và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất)
trong những điều kiện địa điểm và thời gian
cụ thể.
Tiêu thức thống kê
Tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị
tổng thể được chọn ra để nghiên cứu tùy theo
mục đích nghiên cứu khác nhau.
Tổng thể thống kê
Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế – xã
hội số lớn mà trong đó bao gồm nhiều đơn vị
hoặc hiện tượng cá biệt có một hoặc một số
đặc điểm chủ yếu là giống nhau.
Tần số
Tần số là số lượng biến của từng tổ được sắp
xếp vào trong từng tổ hay là số lần lặp lại của
các lượng biến.
Tần suất
Tần suất là tỷ trọng của từng bộ phận trong
tổng thể, là tần số được biểu hiện bằng số
tương đối.
Thời điểm điều tra
Thời điểm điều tra là mốc thời gian (ngày,
giờ cụ thể) được xác định để tiến hành thu
thập tài liệu một cách thống nhất trên tất cả
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.
Thời hạn điều tra
Thời hạn điều tra là khoảng thời gian kể từ
lúc bắt đầu tiến hành điều tra cho đến khi
hoàn thành việc thu thập tài liệu trên tất cả
các đơn vị điều tra.
Thời kỳ điều tra
Thời kỳ điều tra là độ dài (khoảng) thời gian
có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng
nghiên cứu.
Tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân bổ là tiêu thức thống kê được
chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê.
Tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung
chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học
Thuật ngữ – Nguyên lý thống kê
v1.0 217
toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra
thống kê.
Trị số giữa của tổ
Trị số giữa của tổ là trung bình cộng giữa
giới hạn trên và giới hạn dưới của tổ điều tra
thống kê.
Tiêu chuẩn kiểm định
Tiêu chuẩn kiểm định là quy luật phân phối
xác suất nào đó được dùng để kiểm định với
điều kiện, trong một tập hợp các kiểm định
thống kê có cùng mức ý nghĩa α, kiểm định
nào có xác suất mắc sai lầm khi thừa nhận H0
dù nó sai là nhỏ nhất sẽ được xem là tốt nhất.
Tỷ số tương quan
Tỷ số tương quan là chỉ tiêu đánh giá trình độ
chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyến.
Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển là chỉ tiêu phản ánh xu
hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian.
Tốc độ tăng (giảm)
Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh mức
độ của hiện tượng trong hai thời gian nghiên
cứu tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần hay
bao nhiêu %.
Tổng thể chung
Tổng thể chung là tổng thể bao gồm toàn bộ
các đơn vị thuộc đối tượng điều tra.
Tổng thể mẫu
Tổng thể mẫu là tổng thể bao gồm một số
đơn vị nhất định được chọn ra từ tổng thể
chung để tiến hành điều tra thực tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_sta302_thuat_ngu_v1_0_0242.pdf