Bốn là, các biện pháp về chính sách
pháp luật
Cần khẩn trương đánh giá tác động
Luật Phòng, chống mua bán người sau
nhiều năm có hiệu lực thi hành và đề
xuất hướng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung,
nhất là đối với một số thủ đoạn mới hiện
nay. Kịp thời nghiên cứu bổ sung về
chính sách tiếp nhận nạn nhân, cung cấp
nơi lưu trú tạm thời và hỗ trợ các nhu
cầu thiết yếu cho nạn nhân, đảm bảo yếu
tố giới, bổ sung nhiệm vụ của cơ sở bảo
trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong
việc phối hợp với các Trung tâm trợ giúp
pháp lý để thực hiện việc tư vấn pháp
luật và trợ giúp pháp lý Các bộ, cơ
quan ngang bộ khẩn trương hoàn thành
việc rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến tội mua bán người và
bảo vệ nạn nhân thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý được phân công có liên quan đến
Bộ luật hình sự, Luật Trợ giúp pháp lý
để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi
bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy
phạm pháp luật đảm bảo thi hành hiệu
quả các đạo luật này.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp,
mở các đợt cao điểm nhằm truy quét tệ
nạn xã hội như mại dâm, ma túy,. Tăng
cường công tác kiểm tra, quản lý các
dịch vụ Internet nhằm ngăn chặn kịp
thời những điểm dịch vụ mở các trang
web có nội dung đồ trụy, khiêu dâm,.
Các cơ quan tiến hành tố tụng cần tăng
cường phối hợp đồng thời, nâng cao vai
trò của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân và Tòa án nhân dân trong hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử. Tiến hành
tổ chức rà soát các vụ án về tội mua bán
người đã bị phát hiện, điều tra, truy tố,
chuẩn bị xét xử để đảm bảo xử lý đúng
thời hạn. Bên cạnh đó, cần áp dụng hình
phạt nghiêm khắc, phù hợp với hành vi
phạm tội của các bị cáo, tăng cường các
biện pháp bảo vệ nạn nhân nhằm đảm
bảo nguồn chứng cứ quan trọng trong
giải quyết các vụ án, tăng cường tổ chức
các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho lực lượng Cảnh sát hình sự, Kiểm sát
viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
yêu cầu của công việc.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội mua bán người ở Việt Nam - Tình hình, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
TỘI MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM - TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN...
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
TRẦN ĐÌNH HẢI*
Tại Việt Nam trong những năm vừa qua, mua bán người (MBN) là tội phạm có
tính nguy hiểm cao, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự con người, gây ảnh
hưởng xấu đến đời sống xã hội, gắn liền với lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục, mại
dâm với mục đích thu lợi nhuận. Trước thực trạng đó, tuy Nhà nước đã thực hiện nhiều
biện pháp quyết liệt để phòng chống loại tội phạm này nhưng trong giai đoạn hiện
nay, tội phạm này vẫn được đánh giá là loại tội phạm có diễn biến phức tạp, quy mô
ngày càng lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và bị quốc tế
hóa mạnh mẽ. Bài viết phân tích về tình hình tội phạm, xác định những nguyên nhân
và đề xuất các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này trong thời gian tới.
Từ khóa: Mua bán người, tội phạm mua bán người, biện pháp phòng ngừa.
Ngày nhận bài: 08/7/2020; Ngày biên tập xong: 12/7/2020; Ngày duyệt đăng: 12/7/2020
Recently, in Vietnam, human trafficking is a highly dangerous crime that seriously
infringes human dignity and honor, adversely affects social life and relate to forced labor,
sexual exploitation for profit purposes. Although the State has taken many drastic measures
to prevent that crime, it is still considered as a complicated, organized and internationalized
crime with larger scale, using sophisticated modus operandi. This article analyzes
the criminal situation, identifies its causes as well as suggests solutions to prevent
this type of crime in the future.
Keywords: Human trafficking, human trafficking crimes, prevented solutions.
1. Tình hình tội phạm mua bán người
ở Việt Nam trong những năm vừa qua
Thứ nhất, về mức độ của tội phạm
Trong vòng 15 năm kể từ năm 2005
đến hết năm 2019, cả nước xảy ra hơn 5343
vụ, với 8843 đối tượng phạm tội và 11619
nạn nhân bị lừa bán. Giai đoạn 2005-2010
xảy ra 1976 vụ, 3781 đối tượng, 4929 nạn
nhân; giai đoạn 2011-2015: 2205 vụ (tăng
11,6%), 3516 đối tượng (giảm 11,6%), 4495
nạn nhân (giảm 8,8%); năm 2016: 383 vụ,
523 đối tượng, 600 nạn nhân; năm 2017:
376 vụ, 491 đối tượng, 900 nạn nhân; năm
2018: 211 vụ, 276 đối tượng, 386 nạn nhân;
năm 2019: 192 vụ, 256 đối tượng, 309 nạn
nhân.11 Có thể thấy, số vụ phạm tội MBN
ở Việt Nam luôn ở mức tương đối cao,
1 Nguồn: Cục cảnh sát hình sự (C02) – Bộ Công an.
số lượng nạn nhân của cũng tương đối
lớn. Tính trung bình mỗi năm cả nước có
khoảng 381,6 vụ mua bán người với 631
người phạm tội, 829,92 người là nạn nhân
của các vụ mua bán người. 2
Tuy nhiên, số vụ phạm tội bị truy tố chỉ
chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các vụ MBN đã
bị phát hiện, như trong trong giai đoạn từ
năm 2011 đến hết 6 tháng đầu năm 2016 chỉ
có 1.084 vụ (chiếm 45,6%) với 2.140 bị can
(chiếm 59,9%) bị đưa ra truy tố.23 Như vậy,
vẫn còn 54,4% vụ án với 40,1% số người
phạm tội chưa được đưa ra truy tố, hay
gần đây nhất là 03 tháng đầu năm 2020 đã
phát hiện được 91 vụ nhưng mới đưa ra xét
* Thạc sĩ, Khoa Tội phạm học và Điều tra tội
phạm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
2 Nguồn: Vụ 2 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
26 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
TỘI MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM - TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN...
xử được 21 vụ, vì vậy có thể thấy MBN là
tội có tỉ lệ ẩn tương đối cao. Theo kết quả
điều tra của cơ quan chức năng, đến nay,
cả nước đã xác định khoảng 30.000 phụ nữ,
trẻ em vắng mặt lâu ngày không rõ lý do,
nghi bị mua bán nhưng chưa có giải pháp
để xác minh làm rõ. Hàng năm, lực lượng
chức năng mới chỉ phát hiện được gần 400
vụ án, vụ việc liên quan đến MBN (chủ yếu
là MBN qua biên giới), còn số vụ án mua
bán người để bóc lột tình dục, cưỡng bức
lao động trong nội địa chưa phát hiện được
nhiều. Phần lớn các vụ án MBN được phát
hiện, điều tra, khám phá thông qua đơn thư
tố cáo của nạn nhân, gia đình nạn nhân hoặc
các cơ quan thông tin đại chúng... Mặt khác,
trong quá trình điều tra, mặc dù xác định
được người phạm tội nhưng nạn nhân vẫn
không được giải cứu về. Điều đó cũng đồng
nghĩa với việc không chứng minh được đối
tượng phạm tội.
Thứ hai, về cơ cấu của tội phạm
Tại Việt Nam, nạn nhân mua bán người
thường tập trung ở những vùng nông
thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn, người dân chỉ làm
ruộng hoặc không có việc làm, gặp những
chuyện éo le về gia đình, tình cảm, trình độ
học vấn thấp. Đặc biệt, tình trạng mua bán
trẻ em, nhất là học sinh các trường dân tộc
nội trú diễn biến phức tạp.31 Cụ thể:
- Hình thức phạm tội: Theo thống kê,
trong 15 năm từ năm 2005 đến hết 2019
tính trung bình có 1,56 đối tượng/1 vụ.
Điều này cho thấy tội MBN được thực
hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm tỉ
lệ cao. Hành vi MBN có thể bao gồm nhiều
khâu khác nhau; có sự tham gia của nhiều
người, loại tội phạm này thường câu kết,
móc nối với những người phạm tội ở cả
3 Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định
số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/1/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống mua bán người tổ chức tại Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 29/11/2019.
trong và ngoài nước để hình thành các
đường dây khép kín tuyển lựa, đưa dẫn,
chuyển giao phụ nữ, trẻ em qua biên giới
cho các tổ chức phạm tội ở nước ngoài
hoặc bán phụ nữ cho người nước ngoài về
làm vợ bất hợp pháp. Điều này thể hiện
tính chất nguy hiểm cao của tội phạm này
ở Việt Nam hiện nay.
- Phương thức, thủ đoạn thực hiện: Phương
thức phổ biến mà tội phạm thường sử dụng
là lợi dụng những người có hoàn cảnh kinh
tế khó khăn, văn hóa thấp,... hứa hẹn tìm
việc làm có thu nhập cao rồi tìm mọi cách
đưa ra nước ngoài bán42. Một thủ đoạn phạm
tội mới là một số đối tượng người Việt Nam
câu kết với người nước ngoài tổ chức tuyển
chọn, tìm kiếm phụ nữ ở các vùng Đông
Nam bộ, Tây Nam bộ đưa lên thành phố và
một số tỉnh giáp ranh để tổ chức “xem mặt,
chọn vợ” rồi kết hôn bất hợp pháp nhằm
đưa phụ nữ ra nước ngoài. Các đối tượng
cũng sử dụng thủ đoạn tiếp cận làm quen
với những cô gái mới lớn, trình độ văn hóa
thấp, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, con cái không có điều kiện học hành,
bỏ học, không có việc làm ổn định để dụ
dỗ, lôi kéo họ đến các cơ sở dịch vụ việc
làm, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, quán
karaoke, massage, cắt tóc, gội đầu...; hoặc
tìm số phụ nữ đã từng làm gái mại dâm để
rủ rê, lừa gạt tìm việc làm ổn định, lao động
nhẹ có thu nhập cao, sau đó bán phụ nữ,
trẻ em cho các đối tượng là chủ nhà hàng
ép buộc làm gái mại dâm để thu lợi. Ngoài
ra, lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong môi
giới hôn nhân và cho nhận con nuôi có yếu
tố nước ngoài, đi du lịch thăm thân..., tội
phạm mua bán người lợi dụng công nghệ
thông tin như internet, điện thoại di động
để tán tỉnh giả vờ yêu đương, dụ dỗ đi mua
hàng, du lịch, giả danh cán bộ biên phòng
để kiểm soát, theo dõi người qua lại biên
giới rồi bán cho các tổ chức mại dâm ở
4 Nguyễn Xuân Yêm (2013), Tội phạm học Việt
Nam, tập 2, NXB. Công an nhân dân, tr.625.
27Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
TRẦN ĐÌNH HẢI
nước ngoài. Đặc biệt, thời gian gần đây,
do nắm bắt được nhu cầu một số người ở
nước ngoài có nhu cầu ghép nội tạng, nên
các đối tượng đã tiếp xúc, làm quen những
người có hoàn cảnh khó khăn cần tiền, sau
đó dụ dỗ, lừa gạt, thương lượng mua với
giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, tổ chức cho
họ xuất cảnh trái phép để bán nội tạng (như
vụ bán thận ở Cần Thơ) hay bán cho người
bệnh cần mua với giá cao,51 một số đối tượng
khác tìm kiếm phụ nữ ở vùng nông thôn
miền Tây Nam bộ dụ dỗ họ ra nước ngoài
đẻ thuê
- Đặc điểm về tuyến và địa bàn: Thời gian
qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện
được nhiều đường dây MBN có tổ chức,
hoạt động cả trong nội địa và trên các tuyến
biên giới. Đặc biệt, tình hình mua bán
người qua biên giới diễn ra rất phức tạp,
xảy ra ở hầu hết trên các địa phương trong
cả nước. Trong đó, tập trung ở các tuyến
trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Yên Bái, Hậu Giang,
Đồng Tháp và các tỉnh biên giới giáp Trung
Quốc, Campuchia và Lào; tuyến đường
bộ phía Bắc gồm tuyến đi các tỉnh biên
giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai sang
Trung Quốc; miền Trung gồm các tỉnh biên
giới sang Lào (qua của khẩu Lao Bảo, Cầu
Treo); miền Nam gồm các tỉnh biên giới
sang Campuchia; tuyến hàng không bao
gồm sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất đi các
nước; tuyến đường thủy gồm Quảng Ninh,
Hải Phòng đi các nước. Khu vực phía Nam,
khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia,
tình hình tội phạm buôn bán người cũng
rất phức tạp. Trong giai đoạn từ năm 2011
5 Ngày 15/01/2016, CQĐT Công an Thành phố
Hà Nội đã khởi tố vụ án “Làm giả giấy tờ để
mua bán thận” và đề nghị truy tố bị can Trần Văn
Hiệp (sinh 1971 tại Hà Nội); ngày 07/05/2016,
VKSND tối cao chuyển hồ sơ cho VKSND tỉnh
Thừa Thiên Huế vụ án “Làm giả giấy tờ để mua
bán thận” do đối tượng Nguyễn Việt Dũng (sinh
1982, tại Hải Phòng) thực hiện, theo đó Dũng đã
làm giả 24 bộ giấy tờ hồ sơ hiến, ghép thận.
tới hết năm 2015, tại khu vực các tỉnh phía
Nam đã xảy ra trên 133 vụ MBN với gần
400 đối tượng phạm tội, lừa bán trên 560
nạn nhân62. Đáng chú ý, tình trạng người
Việt Nam bị lừa bán sang Campuchia hoạt
động mại dâm hoặc đưa sang nước thứ ba
ép buộc lấy chồng bất hợp pháp, hoạt động
mại dâm, cưỡng bức lao động, đẻ thuê, bị
bán sang nước thứ ba ngày càng gia tăng.
- Đặc điểm nhân thân của nạn nhân:
Về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc:
Trong tổng số các nạn nhân được phát
hiện trong những năm qua, có tới hơn 80%
số nạn nhân là nữ73 với mục đích bóc lột
tình dục. Tuy nhiên, trong thời gian gần
đây, đã xuất hiện và gia tăng hành vi mua
bán nam giới qua biên giới. Các nạn nhân
có độ tuổi khác nhau, trong đó, các nhóm
tuổi dưới 16 tuổi chiếm 16%, đặc biệt
ngày càng nhiều trường hợp nạn nhân là
trẻ sơ sinh; nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi chiếm 20%; nhóm tuổi từ đủ
18 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm 45%; nhóm
tuổi từ đủ 30 tuổi trở lên chiếm 19%. Về
dân tộc của nạn nhân, tỉ lệ những người
thuộc dân tộc thiểu số của Việt Nam bị
mua bán tương đối cao. Mặc dù họ chỉ
chiếm khoảng 18% dân số của Việt Nam,
nhưng chỉ tính từ năm 2011 đến tháng 6
năm 2016, số người dân tộc thiểu số là nạn
nhân của tội phạm MBN chiếm hơn 43%
tổng số nạn nhân được phát hiện.
Về nghề nghiệp, hoàn cảnh, trình độ văn hóa
của nạn nhân: Hoàn cảnh của các nạn nhân
6 Cục cảnh sát hình sự (C02) – Bộ Công an. Riêng
trong các năm từ 2012-2017 qua rà soát đã xác định
được 3090 nạn nhân và nghi là nạn nhân của tội
phạm MBN liên quan đến 1021 vụ án đang điều
tra, ngoài ra qua các biện pháp nghiệp vụ còn cho
thấy có hàng nghìn trường hợp nghi là nạn nhân
đang ở nước ngoài chưa có điều kiện xác minh,
xác định họ có phải là nạn nhân hay không.
7 Báo cáo số 439/BC-BCĐ ngày 10/12/2015 về
Tổng kết thực hiện Chương trình hành động
phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn
2011-2015, Ban chỉ đạo 130/CP.
28 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
TỘI MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM - TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN...
tội phạm mua bán người rất đa dạng nhưng
phần lớn xuất thân từ các gia đình nông
thôn nghèo khổ hoặc trong gia đình thiếu
hoàn thiện. Về nghề nghiệp, phần lớn nạn
nhân không có công ăn, việc làm, nếu có thì
công việc cũng thời vụ, không ổn định, thu
nhập thấp,... cuộc sống vất vả, khó khăn.
Bên cạnh đó, thống kê về trình độ học vấn
của những nạn nhân trong các vụ MBN cho
thấy, 10,9% số nạn nhân mù chữ; 39,1% số
nạn nhân có trình độ tiểu học; 30% số nạn
nhân có trình độ trung học cơ sở và 20% số
nạn nhân có trình độ trung học phổ thông.81
- Đặc điểm nhân thân của người phạm tội:
Về quốc tịch: Nghiên cứu các đối tượng
phạm tội của tội MBN cho thấy, 98% người
phạm tội có quốc tịch Việt Nam. Chỉ có 2%
số người phạm tội là người nước ngoài,
trong đó chủ yếu là người ở các nước thuộc
Châu Á như Trung Quốc, Campuchia.
Về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc
và nghề nghiệp: Theo số liệu thống kê, trong
tổng số người phạm tội MBN, có tới 60%
đối tượng là nữ giới, số còn lại là nam giới.
Về độ tuổi, thành phần dân tộc, có tới hơn
60% các đối tượng ở độ tuổi là 25-35, ở độ
tuổi trên 35, tỷ lệ này là hơn 25%, trong đó
có tới 85% các đối tượng gây án là người
dân tộc Kinh. Về nghề nghiệp, phần đông
người phạm tội có đặc điểm là không có
nghề nghiệp (chiếm hơn 70%), số còn lại
được coi là có nghề nghiệp nhưng không
ổn định, mang tính thời vụ.92
Thứ ba, diễn biến và tính chất của tội phạm
Có thể thấy rõ diễn biến của tội phạm
MBN trong thời gian từ năm 2016-2019103
qua biểu đồ sau đây:
8 Cục cảnh sát hình sự C02 - Bộ Công an.
9 Australian Aid – VKSNDTC (2020), Tài liệu hội thảo
“Mạng lưới Kiểm sát viên chia sẻ kinh nghiệm về
phòng, chống tội phạm mua bán người”, Thanh Hóa
10 Cục cảnh sát hình sự C02 - Bộ Công an.
Qua biểu đồ, từ năm 2016 đến năm
2019, tội MBN ở Việt Nam có xu hướng
giảm. So với năm 2016, số vụ năm 2017
(376 vụ) giảm 1,8%, năm 2018 (211 vụ)
giảm 44,9%, năm 2019 (192 vụ) giảm
49,9%; về số đối tượng phạm tội năm 2017
(491 đối tượng) giảm 6,1%, năm 2018 (276
đối tượng) giảm 47,2%, năm 2019 (256 đối
tượng) giảm 51,2%; về số nạn nhân năm
2017 (900 nạn nhân) tăng 50%, năm 2018
(386 nạn nhân) giảm 33,7%, năm 2019 (309
nạn nhân) giảm 48,5%. Tuy nhiên, điều
này không phản hết được thực tế, bởi
lẽ mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc
phát hiện, xử lý tội phạm, đảm bảo tính
răn đe và môi trường pháp luật nghiêm
minh, bản thân quần chúng nhân dân
cũng nâng cao ý thức cảnh giác với tội
phạm nhưng MBN là tội phạm có tỷ lệ ẩn
rất cao. Nhiều trường hợp có thông tin
tố giác; tuy nhiên, không xác định được
đối tượng do hành vi phạm tội được thực
hiện kín kẽ, có tổ chức, bị hại đang ở nước
ngoài, việc thu thập chứng cứ liên quan
đến công tác tương trợ tư pháp nên gặp
rất nhiều khó khăn, nhiều vụ việc chỉ có
lời khai của chính bị hại hoặc thân nhân
nên chưa đủ yếu tố chứng minh. Mặt
khác, từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 có
hiệu lực, có sự thay đổi căn bản của các
yếu tố định tội khi bắt buộc phải chứng
minh cả thủ đoạn (trừ trường hợp mua
bán người dưới 16 tuổi), yếu tố hành vi
tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, tiếp
nhận và chứng minh mục đích bóc lột (chủ
yếu việc bóc lột diễn ra tại nước ngoài)
nên hiệu quả xử lý triệt để theo quy định
29Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
TRẦN ĐÌNH HẢI
của tố tụng hình sự không thực cao.
Về tính chất của tội mua bán người: Thời
gian qua, tình hình tội phạm MBN xảy ra
với tình chất rất nghiêm trọng, nhiều hành
vi mang tính vô nhân đạo, diễn biến rất
phức tạp, quy mô và thủ đoạn hoạt động
phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có
tổ chức và xuyên quốc gia với động cơ chủ
yếu là lợi nhuận. Tội phạm MBN xảy ra
trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố, tập trung
chủ yếu ở các tuyến biên giới, không chỉ
là mua bán phụ nữ, trẻ em mà mua bán cả
nam giới, trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, nội
tạng, đẻ thuê với hơn 80% số vụ MBN để
bán ra nước ngoài. Thời gian gần đây, phát
hiện ngày càng nhiều vụ MBN trong nước,
ép nạn nhân làm mại dâm hoặc cưỡng
bức lao động Tình trạng mua bán người
ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc có
chiều hướng ngày càng tăng. Nhiều vụ án
được thực hiện theo hình thức đồng phạm,
hoạt động bí mật trong một thời gian dài
theo những đường dây xuyên quốc gia
với cơ cấu, tổ chức hết sức chặt chẽ. Thủ
đoạn mà tội phạm sử dụng rất tinh vi, xảo
quyệt, lợi dụng triệt để công nghệ viễn
thông hiện đại, thông qua Internet, blog,
facebook, chat yahoo để dụ dỗ, lừa gạt, ép
buộc, lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong
vấn đề môi giới hôn nhân với người nước
ngoài, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài,
du lịch, thăm thân, đi học tập ở nước ngoài
để lừa gạt người ra nước ngoài bán
2. Nguyên nhân của tội phạm mua
bán người
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm
MBN ở Việt Nam trong những năm qua,
có thể rút ra những nguyên nhân của loại
tội phạm này như sau:
Thứ nhất, những nguyên nhân về kinh
tế - xã hội
Đời sống vật chất và tinh thần quần
chúng nhân dân còn nhiều khó khăn, sự
phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên
sâu sắc. Hơn nữa, tỉ lệ cả bị can và nạn
nhân thất nghiệp, thất học cao, hầu hết bị
can không có nghề nghiệp ổn định, nạn
nhân trình độ nhận thức còn ở mức thấp,
phụ nữ nhẹ dạ cả tin, hoàn cảnh gia đình
éo le, trẻ em miền núi hiểu biết thấp, phải
đi xa làm ăn Điều này khiến tội phạm
có thể triệt để lợi dụng, đặc biệt từ nhận
thức hạn chế đó cũng như nhu cầu tìm việc
làm của một bộ phận thanh niên, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa, thông qua điện thoại
di động, mạng xã hội (Zalo, Facebook),
sử dụng nick ảo, tên, tuổi, địa chỉ giả để
kết bạn, làm quen, môi giới tìm việc làm,
môi giới hôn nhân, vờ yêu đương rồi lừa
bán nạn nhân ra nước ngoài nhằm bóc lột
sức lao động, kết hôn trái pháp luật, bóc
lột tình dục...
Bên cạnh đó, nhu cầu mua bán, chiếm
đoạt mô, bộ phận cơ thể người, đẻ thuê,
nhất là ở các nước láng giềng diễn biến
phức tạp. Các đối tượng tiến hành lôi kéo
phụ nữ sang nước ngoài để thụ thai trực
tiếp rồi sinh con, có trường hợp đưa cả vợ
và chồng người Việt Nam sang nước ngoài,
thụ thai rồi sinh con ở nước ngoài, khi đứa
trẻ được sinh ra sẽ đưa đi bán. Ngoài ra,
nắm bắt được nhu cầu một số người ở
nước ngoài có nhu cầu ghép nội tạng, nên
các đối tượng đã tiếp xúc, làm quen những
người có hoàn cảnh khó khăn cần tiền, sau
đó dụ dỗ, lừa gạt, thương lượng mua với
giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, tổ chức
cho họ xuất cảnh trái phép để bán nội tạng
(như vụ bán thận ở Cần Thơ) hay bán cho
người bệnh cần mua với giá cao.11
Thứ hai, nguyên nhân về chính sách –
pháp luật
11 Ngày 15/01/2016, CQĐT Công an Thành phố
Hà Nội đã khởi tố vụ án “Làm giả giấy tờ để
mua bán thận” và đề nghị truy tố bị can Trần Văn
Hiệp (sinh 1971 tại Hà Nội); ngày 07/05/2016,
VKSND tối cao chuyển hồ sơ cho VKSND tỉnh
Thừa Thiên Huế vụ án “Làm giả giấy tờ để mua
bán thận” do đối tượng Nguyễn Việt Dũng (sinh
1982, tại Hải Phòng) thực hiện, theo đó Dũng đã
làm giả 24 bộ giấy tờ hồ sơ hiến, ghép thận.
30 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
TỘI MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM - TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN...
Số nạn nhân ngày càng tăng, tuy nhiên
việc phát hiện tội phạm không có được từ
các nguồn thông tin phong phú, ý thức
đấu tranh phòng, chống của người dân
chưa cao. Tính nghiêm minh của pháp luật
chưa được đảm bảo, nhiều bị cáo được
tuyên hình phạt nhẹ, số bị cáo tái phạm,
tái phạm nguy hiểm còn cao. Ngoài ra, lợi
dụng kẽ hở của pháp luật trong môi giới
hôn nhân và cho nhận con nuôi nên nhiều
đối tượng đã dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân để
thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, công tác phát hiện, xử lý tội
phạm còn nhiều hạn chế, các quy định của
pháp luật về phòng, chống MBN, Bộ luật
hình sự, Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP
áp dụng Điều 150 về tội mua bán người
và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16
tuổi còn tồn tại nhiều bất cập, sự khác biệt
về quan điểm xử lý. Về bộ máy, hầu hết các
địa phương, đơn vị chưa thành lập được
các lực lượng chuyên trách phòng, chống
tội phạm mua bán người, lực lượng chức
năng chủ yếu là lồng, ghép với các đơn vị
khác. Công tác điều tra, truy tố, xét xử chưa
đạt hiệu quả cao do trong quá trình xử lý,
đa số các vụ việc được phát hiện là án truy
xét, việc thu thập chứng cứ gặp rất nhiều
khó khăn, không xác định được lai lịch đối
tượng phạm tội, quá trình tố tụng bị động
do phụ thuộc nhiều vào kết quả tương trợ
tư pháp
Thứ ba, nguyên nhân về tổ chức, quản lý
Công tác quản lý cứ trú lỏng lẻo, tình
trạng bị can sử dụng hộ chiếu giả, và giấy
tờ giả cho nạn nhân để vượt biên rất phổ
biến nhất là tuyến biên giới Việt - Trung và
tuyến biên giới Tây Nam. Các địa phương
biên giới Việt Nam với Trung Quốc, Lào,
Campuchia hầu hết đều là vùng sâu, vùng
xa hẻo lánh, với địa hình hiểm trở, giao
thông hạn chế, xa trung tâm đô thị, khí
hậu khắc nghiệt, công tác kiểm soát được
các đường tiểu ngạch, lối mòn ở khu vực
biên giới còn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó,
công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật
tự, đặc biệt là các ngành, nghề kinh doanh,
dịch vụ như hoạt động môi giới nuôi con
nuôi, hỗ trợ kết hôn, giới thiệu việc làm,
đưa người đi lao động hoặc du lịch ở nước
ngoài, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ
có lúc, có nơi bị buông lỏng.
Thứ tư, nguyên nhân về văn hóa, giáo dục
Nhiều đối tượng phạm tội và cả nạn
nhân không được gia đình quan tâm, quá
nuông chiều, gia đình không hạnh phúc,
đối xử hà khắc. Gia đình có người phạm
tội hoặc bỏ bê dẫn đến lối sống buông thả,
hưởng thụ, coi thường pháp luật, tham
lam, toan tính vật chất v.v Mặt khác, sau
khi bị mua bán, nhiều gia đình nạn nhân
muốn giữ thể diện nên không muốn mọi
chuyện vỡ lở, không trình báo và hợp tác
với các cơ quan chức năng trong việc xử lý
tội phạm.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền,
đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ, trẻ em có
nguy cơ cao để nâng cao ý thức chủ động
phòng ngừa và khả năng tự bảo vệ còn
tương đối hạn chế, không phong phú về
nội dung và đa dạng về hình thức.
Thứ năm, nguyên nhân từ người phạm tội
Tác động tiêu cực từ quá trình giáo dục
và ảnh hưởng từ mặt trái của quá trình
phát triển kinh tế thị trường khiến một
bộ phận nảy sinh lòng tham, mục đích vụ
lợi, gia tăng trong con người tính gian dối,
hám lợi, lối sống hưởng thụ. Bên cạnh đó,
các đối tượng phạm tội cũng rất tinh vi,
xảo quyệt trong việc thực hiện các hành
vi MBN, nạn nhân được vận chuyển lòng
vòng, bí mật, bị chuyên trở như hàng hóa
trong các phương tiện để tránh bị phát
hiện, vận chuyển qua đường tiểu ngạch, bị
bán qua nhiều chủ nên cơ quan chức năng
rất khó phát hiện tội phạm.
Thứ sáu, nguyên nhân từ phía nạn nhân
Do trình độ nhận thức còn rất hạn chế,
tội phạm dễ dàng sử dụng thủ đoạn tiếp
cận làm quen với những cô gái mới lớn,
trình độ văn hóa thấp, gia đình có hoàn
31Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
TRẦN ĐÌNH HẢI
cảnh kinh tế khó khăn, con cái không có
điều kiện học hành, bỏ học, không có việc
làm ổn định. Chúng dụ dỗ, lôi kéo họ đến
các cơ sở dịch vụ việc làm, nhà hàng, nhà
nghỉ, khách sạn, quán karaoke, massage,
cắt tóc, gội đầu... hoặc tìm số phụ nữ đã
từng làm gái mại dâm để lừa gạt tìm việc
làm ổn định, lao động nhẹ có thu nhập
cao, sau đó bán phụ nữ, trẻ em cho các đối
tượng là chủ nhà hàng ép buộc làm gái
mại dâm để thu lợi. Trong nhiều vụ án,
các bị can và cả nạn nhân bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi các văn hóa phẩm đồi trụy
làm xói mòn nhân cách, đạo đức, sống
hưởng thụ, trụy lạc.
Về phía gia đình nạn nhân, nhiều trường
hợp lại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tin
tưởng vào đối tượng nên không đề phòng,
bị mua chuộc, dụ dỗ bằng vật chất, vì vậy
không trình báo khi phát hiện ra sự việc.
Bên cạnh đó, bản thân nhiều nạn nhân cũng
có tâm lý hám lợi, dễ bị dụ dỗ, mua chuộc,
có lối sống hưởng thụ, quan hệ xã hội phức
tạp, dễ dàng mắc vào bẫy “câu nhử”, dụ dỗ
ngon ngọt, nhiều nạn nhân là gái mại dâm
hay muốn kết hôn qua môi giới với ham
muốn đổi đời. Hơn nữa, về cơ bản nạn nhân
không có kỹ năng trốn thoát hoặc không có
cách nào để liên lạc được với gia đình, cơ
quan chức năng trong các trường hợp đã bị
xâm hại dẫn đến số vụ việc diễn ra ngày
càng tăng nhưng hiệu quả công tác phát
hiện, xử lý tội phạm lại tương đối thấp.
3. Biện pháp phòng ngừa tội phạm
mua bán người trong thời gian tới
Dự báo trong thời gian tới số vụ án MBN
được phát hiện sẽ tiếp tục gia tăng và có diễn
biến phức tạp, tội phạm có tổ chức, mang tính
chất liên tỉnh, liên quốc gia sẽ ngày càng xuất
hiện phổ biến. Vì vậy, để phòng ngừa hiệu
quả loại tội phạm này cần thực hiện đồng bộ
các biện pháp sau đây:
Một là, biện pháp về kinh tế - xã hội
Cần xác định phát triển kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho quần chúng nhân dân, góp phần ổn
định xã hội là cái gốc của vấn đề, mang ý
nghĩa chiến lược nhằm chủ động phòng
ngừa và xóa bỏ nguyên nhân, nguồn gốc
phát sinh tội phạm MBN. Trong đó, cần
thực hiện đồng bộ các biện pháp phát
triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống
của nhân dân, từng bước tiến tới thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Quan tâm đến đào tạo nghề, đặc biệt là
các đối tượng là phụ nữ, các đối tượng có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, làm tốt công
tác đấu tranh chống các hành vi phân biệt
đối xử với phụ nữ và trẻ em.
Hai là, biện pháp về văn hóa - giáo dục
Trên lĩnh vực văn hóa, cần cung cấp
thông tin về tội phạm MBN dưới hình thức:
sách báo, tạp chí, phim ảnh để mọi người
có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về
tệ nạn này cũng như các thủ đoạn mà bọn
mua bán người thường sử dụng. Từ đó, họ
có thể phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân mình
và tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố
giác, đấu tranh với tội phạm. Cần có một
chính sách nhằm nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân, đặc biệt tầng lớp
thanh niên, như các hình thức sinh hoạt văn
hóa, thể thao phù hợp để thu hút họ trong
thời gian nhàn rỗi. Tăng cường quản lý các
loại văn hóa phẩm, phát hiện, tiêu hủy các
loại văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy,
khiêu dâm, kích động bạo lực. Nghiêm trị
những kẻ tàng trữ lưu truyền văn hóa đồi
trụy, bạo lực, gây kích động mạnh, trái với
thuần phong mỹ tục. Bên cạnh đó, cần giáo
dục, tuyên truyền để tạo ra dư luận xã hội,
ủng hộ các hoạt động chân chính và lên án
các loại văn hóa độc hại.
Đối với quần chúng nhân dân, cần tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục về
phòng chống tội phạm MBN để nhân dân
hiểu rõ hơn về các phương thức, thủ đoạn,
chủ động phòng ngừa và cảnh giác trước
các thủ đoạn hoạt động của các đối tượng
phạm tội cũng như tích cực phát hiện và
kịp thời tố giác các trường hợp MBN. Tăng
32 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
TỘI MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM - TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN...
cường truyền thông tại các địa bàn có tính
trọng điểm, nhất là vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế khó khăn với
phương châm tuyên truyền một cách dễ
hiểu nhất, thiết thực nhất, tạo dư luận xã
hội mạnh mẽ lên án hành vi MBN. Tích
cực tuyên truyền bằng người thật, việc thật
bằng việc vận động chính những người là
nạn nhân của trong các vụ mua bán người
trực tiếp tham gia
Đối với công tác giáo dục, trước hết là
từ phía gia đình, ông bà, cha mẹ phải là tấm
gương tốt cho con cái noi theo, giáo dục con
cái sống có nề nếp, tôn trọng đạo đức, tôn
trọng pháp luật. Các bậc phụ huynh cần
thường xuyên trao đổi thông tin với nhà
trường, bạn bè để có phương pháp giáo dục
con cái thật tốt, hạn chế việc phó mặc trách
nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường.
Ngoài ra, bố mẹ cần quan tâm đến đời sống
tâm lý, việc kết bạn, vui chơi của các con
khắc phục tình trạng con cái bỏ học, chơi
bời tụ tập, bị bạn bè rủ rê lôi kéo.
Đối với công tác giáo dục từ phía nhà
trường, trước hết cần tăng cường sự phối
hợp giữa nhà trường với gia đình trong
việc quản lý, giáo dục học sinh. Các thầy
cô không chỉ thực hiện giảng dạy mà cần
thường xuyên liên lạc với gia đình để thấu
hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý của
từng em, từ đó kịp thời phát hiện trước
những thay đổi, uốn nắn kịp thời những
biểu hiện sai trái, vi phạm.
Ba là, biện pháp về tổ chức, quản lý
Để thực hiện tốt biện pháp này, cần tập
trung vào một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tăng cường hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về cư trú, Nhà nước
cần quy định chặt chẽ về việc quản lý
đăng ký hộ khẩu, khai báo tạm trú, tạm
vắng, cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực này, thường xuyên kiểm tra, ra
soát công tác đăng ký thường trú, tạm trú
đảm bảo thống nhất, kịp thời, giảm thiểu
mọi thủ tục và thời gian. Tăng cường công
tác quản lý cư trú đối với những người
dân di cư từ nơi khác đến, hạn chế số
người nhập cư bất hợp pháp. Quản lý tốt
các đối tượng tạm trú, tạm vắng, từ đó có
thể phát hiện các đội tượng phạm tội hoặc
đối tượng truy nã trốn ở khu dân cư, phục
vụ tốt công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm. Mỗi địa phương, mỗi khu dân
cư cần lập danh sách, thu thập đầy đủ
thông tin về các đối tượng đã có tiền án,
tiền sự, các đối tượng có dấu hiệu nghi
vấn để theo dõi, quản lý và có biện pháp
xử lý thích hợp đối với những trường hợp
vi phạm. Tăng cường công tác quản lý cư
trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ, các khu nhà
cho sinh viên thuê, thường xuyên kiểm
tra nhằm phát hiện những trường hợp vi
phạm để kịp thời xử lý.
Thứ hai, đối với người nước ngoài, cần
quản lý chặt chẽ việc cấp hộ chiếu, thị thực
vì đây là lĩnh vực được những đối tượng
phạm tội sử dụng để đưa người ra nước
ngoài một cách trá hình. Bên cạnh đó, để
góp phần đẩy lùi tội phạm MBN, cần tăng
cường quản lý chặt chẽ các hoạt động
nhập cảnh, xuất cảnh, tăng cường quản lý,
giám sát các khu vực biên giới, tuyến biên
giới, nhất là tuyến biên giới Việt - Trung và
tuyến biên giới Tây Nam. Ngoài ra, cũng
cần phải tăng cường quản lý và có chính
sách thích hợp về du lịch và đề phòng lợi
dụng con đường du lịch, hôn nhân, xuất
khẩu lao động, nhận con nuôi để MBN.
Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế
trong đấu tranh phòng, chống MBN tại
Việt Nam. Tăng cường hợp tác với các
tổ chức quốc tế toàn cầu như Liên hợp
quốc, đặc biệt là với Văn phòng Liên hợp
quốc về phòng, chống tội phạm và ma
tuý (UNODC), với Interpol nhằm trao đổi
thông tin, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm
sự cộng tác, đào tạo cán bộ, giúp đỡ kỹ
thuật... Tăng cường ký kết, gia nhập nhiều
33Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
TRẦN ĐÌNH HẢI
điều ước đa phương, nhất là chú trọng các
điều ước quy định về tội phạm buôn bán
người. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp
tác với các nước khu vực, mở rộng hợp
tác song phương với các nước láng giềng,
thiết lập mạng lưới sỹ quan liên lực lượng
Cảnh sát. Cần phấn đấu ký kết nhiều hơn
nữa các hiệp định song phương về tương
trợ tư pháp hình sự, về dẫn độ tội phạm
với các nước, trong đó đặc biệt quan tâm
tới các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Malaysia, Tạo điều kiện
cho cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật
tăng cường quan hệ đối ngoại, khảo sát
học hỏi kinh nghiệm của các nước để áp
dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,
nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm
buôn bán người.
Thứ tư, tiếp tục tăng cường các biện
pháp tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc
sống cho các nạn nhân bị buôn bán, thường
xuyên tiến hành khảo sát và thống kê để
kịp thời nắm bắt thực trạng số nạn nhân bị
buôn bán trở về để từ đó có biện pháp giúp
họ tái hòa nhập cộng đồng. Cần thực hiện
đúng những quy định tại Điều 24, 25, 26
Luật Phòng, chống mua bán người và tuân
thủ trình tự, thủ tục, quy trình tiếp nhận
nạn nhân cũng như trách nhiệm của các cơ
quan trong việc thực hiện hoạt động này,
đảm bảo hỗ trợ kịp thời các nhu cầu thiết
yếu như chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, tâm lý,
pháp lý, học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó
khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn
Bốn là, các biện pháp về chính sách
pháp luật
Cần khẩn trương đánh giá tác động
Luật Phòng, chống mua bán người sau
nhiều năm có hiệu lực thi hành và đề
xuất hướng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung,
nhất là đối với một số thủ đoạn mới hiện
nay. Kịp thời nghiên cứu bổ sung về
chính sách tiếp nhận nạn nhân, cung cấp
nơi lưu trú tạm thời và hỗ trợ các nhu
cầu thiết yếu cho nạn nhân, đảm bảo yếu
tố giới, bổ sung nhiệm vụ của cơ sở bảo
trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong
việc phối hợp với các Trung tâm trợ giúp
pháp lý để thực hiện việc tư vấn pháp
luật và trợ giúp pháp lý Các bộ, cơ
quan ngang bộ khẩn trương hoàn thành
việc rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến tội mua bán người và
bảo vệ nạn nhân thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý được phân công có liên quan đến
Bộ luật hình sự, Luật Trợ giúp pháp lý
để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi
bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy
phạm pháp luật đảm bảo thi hành hiệu
quả các đạo luật này.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp,
mở các đợt cao điểm nhằm truy quét tệ
nạn xã hội như mại dâm, ma túy,... Tăng
cường công tác kiểm tra, quản lý các
dịch vụ Internet nhằm ngăn chặn kịp
thời những điểm dịch vụ mở các trang
web có nội dung đồ trụy, khiêu dâm,...
Các cơ quan tiến hành tố tụng cần tăng
cường phối hợp đồng thời, nâng cao vai
trò của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân và Tòa án nhân dân trong hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử. Tiến hành
tổ chức rà soát các vụ án về tội mua bán
người đã bị phát hiện, điều tra, truy tố,
chuẩn bị xét xử để đảm bảo xử lý đúng
thời hạn. Bên cạnh đó, cần áp dụng hình
phạt nghiêm khắc, phù hợp với hành vi
phạm tội của các bị cáo, tăng cường các
biện pháp bảo vệ nạn nhân nhằm đảm
bảo nguồn chứng cứ quan trọng trong
giải quyết các vụ án, tăng cường tổ chức
các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho lực lượng Cảnh sát hình sự, Kiểm sát
viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
yêu cầu của công việc./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toi_mua_ban_nguoi_o_viet_nam_tinh_hinh_nguyen_nhan_va_bien_p.pdf