Như đã phân tích ở trên đây, tội phạm
có tổ chức có thể có cơ cấu lỏng lẻo theo
khuynh hướng các thành viên tự lựa chọn
hành động vì mục tiêu hay lợi ích của tổ
chức, chẳng hạn như hành động của “những
con sói đơn độc” thành viên của IS hay
hành động nhân danh hay vì IS, hoặc như
Hội Tam hoàng của Trung Quốc hiện nay tổ
chức rất linh động mà các thành viên của nó
độc lập trong việc theo đuổi các cơ hội kinh
doanh, nhưng vẫn giữ kỷ luật về lòng trung
thành và phạm vi hoạt động34. Vì vậy,
BLHS nên quy định TNHS của pháp nhân
nói chung chứ không chỉ pháp nhân thương
mại, đồng thời để ngỏ định nghĩa về pháp
nhân hoặc định nghĩa pháp nhân rộng rãi
hơn. Gắn liền với các quy định này, cần
định nghĩa lại tội phạm, quy định phạt tiền,
đình chỉ hoạt động, tịch thu tài sản và giải
thể pháp nhân là những chế tài cơ bản cùng
với truy cứu TNHS người có liên quan của
pháp nhân.
Để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm
có tổ chức và ngăn chặn thị trường tội phạm,
BLHS cần đấu tranh quyết liệt hơn đối với
các tội tham nhũng, đặc biệt hình sự hóa
thích đáng các tội tham nhũng liên quan tới
tội phạm có tổ chức và thị trường tội phạm.
Đồng thời phân tích thị trường tội phạm để
có chính sách hình sự thích đáng. Chẳng
hạn, người ta có thể phân tích thị trường tội
phạm căn cứ vào loại hàng hóa hoặc dịch vụ
tách biệt bao gồm: (1) hàng hóa và dịch vụ
bị cấm như ma túy hay mại dâm; (2) hàng
hóa bị kiểm soát như đồ cổ, động thực vật
quý hiếm; (3) hàng hóa có chênh lệch thuế
như thuốc lá; và (4) đồ trộm cắp như ô tô35.
Ứng với mỗi loại hàng hóa và dịch vụ này
có các chính sách hình sự thích hợp. Cũng
như vậy, các phân khúc thị trường liên quan
tới dịch vụ cho hoạt động phạm tội cũng
phải được chú ý để có chính sách riêng bởi
chẳng hạn các tổ chức tội phạm bị buộc chặt
vào một mạng lưới rộng lớn hơn, do đó sẽ
phải sử dụng công nghệ và thông tin để hoạt
động có hiệu quả và khả năng tránh được sự
trừng phạt lớn hơn36.
Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,
thị trường tội phạm và TNHS pháp nhân là
những vấn đề rất phức tạp, cần phải dày
công nghiên cứu trước khi chắt lọc ra để quy
định trong các đạo luật. Việc xây dựng
BLHS năm 2015 và đạo luật sửa đổi nó đã
quá vội trong khi chưa có những nghiên cứu
đủ mức, nên khó có thể trách được những
sai lầm.
Vì vậy, cần cân nhắc tách vấn đề
TNHS của pháp nhân ra khỏi BLHS để quy
định trong một đạo luật riêng
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, thị trường tội phạm và trách nhiệm hình sự của pháp nhân: Ba vấn đề lớn phải quan tâm khi xây dựng bộ luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và
thị trường tội phạm
Dự báo tình hình tội phạm ở thế kỷ 21
trên quy mô toàn cầu dựa vào năm nhân tố
chính ảnh hưởng tới tình hình tội phạm, bao
gồm (1) sự thay đổi nhân khẩu học, (2) kinh
tế vĩ mô, (3) công nghệ, (4) toàn cầu hóa và
(5) sự đáp trả của tư pháp hình sự, cho thấy
tội phạm ngày càng trở nên có tổ chức hơn
bởi nó ngày càng có khuynh hướng tinh vi
28
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
TÖÅI PHAÅM COÁ TÖÍ CHÛÁC XUYÏN QUÖËC GIA, THÕ TRÛÚÂNG TÖÅI PHAÅM
VAÂ TRAÁCH NHIÏÅM HÒNH SÛÅ CUÃA PHAÁP NHÊN:
BA VÊËN ÀÏÌ LÚÁN PHAÃI QUAN TÊM KHI XÊY DÛÅNG BÖÅ LUÊÅT HÒNH SÛÅ
Ngô Huy Cương*
* PGS,TS., Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia, thị
trường tội phạm, trách nhiệm
hình sự của pháp nhân.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 03/05/2017
Biên tập: 16/05/2017
Duyệt bài: 19/05/2017
Article Infomation:
Keywords: transnational or-
ganized crimes, crime mar-
ket, criminal liability of legal
entity.
Article History:
Received: 03 May 2017
Edited: 16 May 2017
Approved: 19 May 2017
Tóm tắt:
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia, thị trường tội phạm và trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân,
bài viết khuyến nghị một số nội dung mà Việt Nam có thể tham khảo để có
một chiến lược phòng, chống tội phạm và một Bộ luật Hình sự (BLHS)
mới, hạn chế và kiểm soát mặt trái của hội nhập quốc tế và tiến bộ khoa
học, công nghệ.
Abstract:
From the study of the international experiences on transnational organized
crimes, the crime markets and criminal liability of the legal entity, this article
provides the recommendations as references for Vietnam to develop a new
crime prevention strategy and a new Penal Code, to restrict and control the
downside of the international integration and the scientific and technological
progress.
hơn, tính quốc tế cao hơn, và ứng dụng khoa
học, công nghệ cao hơn1. Tội phạm, trong
cuộc đua với các phương thức và các biện
pháp đấu tranh phòng, chống lại chúng và để
tìm kiếm các lợi ích bất hợp pháp, luôn luôn
gắn với và lợi dụng những thành tựu chung
của loài người. Cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ lần thứ tư đang diễn ra trên thế
giới ở giai đoạn đầu trên nền tảng các thành
tựu vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học,
công nghệ lần thứ ba, xóa nhòa ranh giới
giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh
học với trung tâm là sự phát triển trí tuệ nhân
tạo, tự động hóa - robot và internet of things
(internet kết nối vạn vật)2 sẽ có thể thúc đẩy
sự liên kết giữa tội phạm trong các lĩnh vực
khác nhau và diễn ra những phân khúc mới
của thị trường tội phạm.
Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng tới sự phát triển của thị trường ma túy
hiện tại - một trong những thị trường tội
phạm lớn và có tính cách truyền thống của
tội phạm - Trung tâm Giám sát ma túy và
nghiện ma túy châu Âu (European Monitor-
ing Centre for Drugs and Drug Addiction -
EMCDDA) và Cảnh sát châu Âu (Europol)
cùng nhận định như sau: Toàn cầu hoá và sự
phát triển của internet là những yếu tố ảnh
hưởng lớn tới thị trường ma túy bất hợp
pháp và sự phân nhánh của nó, chẳng hạn:
chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc thấp
làm tăng thêm hiệu quả buôn bán bất hợp
pháp; việc mở cửa biên giới làm dễ dàng
hơn trong việc chuyển giao khoa học, công
nghệ, bí quyết được khai thác cho các mục
đích bất hợp pháp, cũng như dễ dàng hơn
trong việc hợp pháp hóa các tổ chức kinh
doanh bất hợp pháp3.
Giống như các công ty đa quốc gia
trong các thị trường chính thức (hợp pháp),
tội phạm có tổ chức đang xây dựng các tập
đoàn tội ác có quy mô toàn cầu, ví dụ: tổ
chức nhà nước tự xưng IS, tổ chức Al
Qaeda (những tổ chức có mục tiêu tôn
giáo và mục tiêu chính trị); mafia Ý, Mỹ,
Nga; Hội Tam hoàng Trung Quốc; các tập
đoàn ma túy Nam Mỹ; Yakuza Nhật Bản
là những tổ chức có mục tiêu kinh tế và gây
ảnh hưởng tới chính trị và nhiều tập đoàn tội
phạm khác như cướp biển Somali Việc tổ
chức và hoạt động của các tập đoàn tội ác
này hình thành các thị trường bất hợp pháp
liên quan tới các hàng hóa bất hợp pháp như:
ma túy; buôn bán người, buôn bán nội tạng
người; đưa người di cư bất hợp pháp; buôn
bán vũ khí; sản xuất và buôn bán hàng giả;
đánh bạc hay cá cược; rửa tiền; bảo kê; giết
người thuê; bắt cóc tống tiền; tham nhũng;
tội phạm máy tính Trong các thị trường
này có các dịch vụ liên quan tới nhiều công
đoạn của tội phạm như: dụ dỗ mua chuộc
người trở thành nạn nhân của hành vi mua
bán người hay nội tạng của người, tuyển mộ
lính đánh thuê, di cư bất hợp pháp; xóa
dấu vết của tội phạm; tổ chức các kênh phân
phối ma túy; mua chuộc các quan chức
chính quyền; vận chuyển; cung cấp nơi lưu
trú; thông tin, mật báo (với tính cách như
một khâu của đồng phạm). Nhưng có những
dịch vụ liên quan tới tội phạm khó xác định
có là đồng phạm hay không như: cho thuê
kho bãi thông thường, mua bán hàng giả,
tìm kiếm người có nhu cầu ghép tạng, hay
mua bán thông tin thông thường
29
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
1 Stephen Schneider, “Predicting Crime: A Review of the Research (Summery Report)”, Research and Statistics Divi-
sion, Ryerson University, Canada, 2002, pp. 8 & 17.
2 Xem Nguyễn Đình Đức, “Đổi mới giáo dục đại học: Chiến lược để Việt Nam nắm cơ hội mới”, VietnamPlus,
26/12/2016, 11:58 GMT + 7.
3 European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addiction (EMCDDA) and Europol, EU Drug Markets Report: In-
Dept Analysis Online Version, 2016, p. 45.
Hiện nay, thế giới đang nỗ lực đấu
tranh với tội phạm có tổ chức, không chỉ
dừng lại ở các nghiên cứu, mà bằng các
hành vi thực tế. Điển hình là việc Liên hiệp
quốc xây dựng một văn kiện pháp lý quốc
tế - Công ước Palermo (tên gọi đầy đủ là
Công ước của Liên hiệp quốc chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000).
Tuy nhiên Công ước này không định nghĩa
“tội phạm có tổ chức” bởi tính đa dạng và
phức tạp của nó. Học giả người Mỹ Phil
William giải thích: tội phạm có tổ chức nên
được hiểu là phần mở rộng thêm của thương
mại bằng các phương thức bất hợp pháp với
các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia như
các bản sao bất hợp pháp của các công ty
xuyên quốc gia4. Trong cuộc tranh luận khoa
học đang sôi nổi, nhìn từ khoa học pháp lý,
có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: thuật ngữ
“tội phạm có tổ chức” (organized crime)
thường dùng để chỉ các hành vi phạm tội có
quy mô rộng lớn và phức hợp được tiến
hành bởi những hội có tổ chức chặt chẽ hoặc
lỏng lẻo và nhằm mục đích thiết lập, cung
cấp và khai thác bất hợp pháp các thị trường
bất hợp pháp không có lợi cho xã hội với các
thủ đoạn tàn nhẫn, bất chấp pháp luật và
thường bao gồm các tội chống lại cá nhân
như đe dọa và sử dụng bạo lực5.
Các tổ chức tội phạm có tổ chức đã,
đang và sẽ gây ảnh hưởng lớn và rất xấu tới
hòa bình và an ninh trên toàn thế giới. Hai
học giả người Italy, Giovanni Mastrobuoni
và Eleonora Patacchini cho rằng, kể từ khi
kết thúc chiến tranh lạnh và sự xuất hiện của
toàn cầu hóa, các tổ chức tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia đang ngày một gia
tăng, mà trong đó chủ yếu là Mafia Nga
(Russian Mafia), các doanh nghiệp châu Phi
(the African enterprises), những băng nhóm
Trung Hoa (Chinese tongs), những tập đoàn
ma túy Nam Mỹ (South American drugs car-
tels), Yakuza Nhật Bản và những nhóm tội
phạm có tổ chức thuộc khu vực Ban Căng
(Balkan Organized Crime groups) với số
tiền kiếm được của chúng ước tính dè dặt
nhất khoảng tương đương 5% GDP toàn
cầu6. Tên trùm tội ác Pablo Escobar (Colom-
bia) có một tài sản kếch sù trị giá khoảng 2
tỷ đô la Mỹ do buôn lậu ma túy trong
khoảng hơn một thập kỷ7. Mafia Nga (tên
gọi tội phạm có tổ chức của Nga) hoạt động
không chỉ trong lĩnh vực buôn bán người,
mà còn trong nhiều các lĩnh vực như: buôn
bán ma túy, vũ khí; trộm cắp ô tô, xe máy;
rửa tiền và các tội thông thường khác8. Theo
đánh giá của các chuyên gia, Nga và
Ukraine là hai nước dẫn đầu về xuất khẩu
phụ nữ làm mại dâm và là nơi các tổ chức
tội phạm hợp nhất giữa tội phạm có tổ chức
và buôn bán người9.
Ngoài các hoạt động có tính chất kinh
tế, các tổ chức tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia đã xâm lấn sang cả lĩnh vực chính
trị. Chúng đã từng gây ảnh hưởng tới cả Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong một số
30
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
4 Phil Williams, “Crime, Illicit Markets and Money Laundering” (pp. 106 – 150) in P. J Simmons and Chantel Ouderen,
Challenges in International Governance (Washington: Carnegie Endowment, 2001), p. 106.
5 Priscilla Bittencourt Ribeiro de Oliveira and Plamen P. Penev, “The Emergence of Organized Criminal Networks as
Extralegal Authorities”, Academic Journal, Vol. 10 Issue 4, Sep 2011, p. 53.
6 Giovanni Mastrobuoni, Eleonora Patacchini, “Organized Crime Networks: an Application of Network Analysis Tech-
niques to the American Mafia” in Review of Network Economics, Volume11, Issue 3, 2012, Article 10, p. 1.
7 Micheal D. Lyman and Gary W. Potter, Organized Crime, Fourth Edition, Published by Prentice Hall, 2007, p. 59.
8 James O. Finckenauer and Yuri A. Voronin, The Threat of Russian Organized Crime, Issue in International Crime,
National Institute of Justice, USA, June 2001, p. 1.
9 Danielle Mossbarger, “Corruption and Crime in the East: Organized Crime and Human Trafficking in Russia and Un-
kraine” in Human Rights and Human Welfare - an Online Journal of Academic Literature Review, University of Den-
ver, p. 33.
trường hợp có sự can dự của chúng vào
Congo, Afganistan, Tây Phi, Trung Mỹ và
Somalia để tiến hành các hoạt động buôn
bán vũ khí, ma túy, người và tài nguyên
thiên nhiên10. Tội phạm có tổ chức gây tác
hại xấu tới chính quyền không chỉ bởi sự can
thiệp trực tiếp vào các vấn đề chính trị
(chẳng hạn từ năm 1930 tới năm 1945,
Yakuza Nhật Bản đã thúc đẩy 29 cuộc chính
biến, ám sát hai thủ tướng và hai bộ trưởng,
đồng thời đẩy nước Nhật vào Chiến tranh
thế giới lần thứ hai11; Nhà nước Hồi giáo tự
xưng IS đơn phương phát động chiến tranh
xâm chiếm lãnh thổ của những nước khác,
đồng thời bắt cóc, tống tiền, tuyển mộ lính
đánh thuê, buôn bán vũ khí, ma túy để lấy
tiền chi phí cho khủng bố và xâm lược), mà
còn bởi liên kết với tội phạm tham nhũng
trong hệ thống chính quyền. Học giả
Stephen D. Morris khẳng định, hầu hết các
học giả, công chức và các nhân vật của công
chúng đều đồng ý rằng, tội phạm có tổ chức
không thể hoạt động được nếu không có
tham nhũng, và như vậy, cặp đôi tham
nhũng và tội phạm có tổ chức có mối liên
kết cố hữu12. Có thể liên hệ với thực tiễn
Việt Nam khi đặt câu hỏi: Liệu việc khai
thác cát trái phép trên sông, chặt phá rừng
quy mô lớn có thể tiến hành được hay
không nếu không có sự bảo kê của ai đó?
Các tổ chức tội phạm có tổ chức luôn
lợi dụng những điểm yếu của các nước đang
phát triển để khu trú và hoạt động, chẳng
hạn như sự mở rộng giao thương với nước
ngoài, cộng với chính quyền tham nhũng và
luật pháp lỏng lẻo. TBA (the Tri-Border
Area) là một ví dụ rất đáng quan tâm trong
thế kỷ 21. Trong cuốn “Tội phạm có tổ
chức” (Organized Crime) xuất bản lần thứ
năm, hai nhà nghiên cứu tội phạm nổi tiếng
Gary W. Potter và Micheal D. Lyman kết
luận: những sự thay đổi về xã hội, chính trị,
kinh tế và địa lý cùng lúc tạo ra một môi
trường lý tưởng cho tội phạm có tổ chức ở
TBA13. Đây là một ngã ba biên giới giữa Ar-
gentina, Brazil và Paraguay. Paraguay đã
mở một khu vực tự do thương mại tại TBA,
sau đó, nơi đây trở thành một nơi trú ngụ
quan trọng cho các tổ chức tội phạm có tổ
chức và một phần của thị trường tội phạm
buôn bán ma túy, vũ khí, rửa tiền, mua bán
người, mại dâm, trộm cắp bản quyền và làm
hàng giả, bao gồm những tổ chức tội
phạm khét tiếng như: nghiệp đoàn tội ác
buôn bán vũ khí của Brazil được điều hành
bởi Elvio Ramon Contero Aguero; tập đoàn
tội ác giao nhận cocain và rửa tiền của
Paraguay cầm đầu bởi tướng Lino Cesar
Oviedo có liên hệ mật thiết với tướng Jose
Tomas Centurion; các tổ chức tội phạm
Trung Quốc (Fuk Ching, Big Circle Boys,
Flying Dragons và Tai Chen) liên quan tới
bảo kê và làm hàng giả; chi nhánh của các
tổ chức tội phạm của Hàn Quốc; các tổ chức
tội phạm của Nga buôn bán vũ khí, chuyển
ma túy vào châu Âu và đưa gái mại dâm
Brazil sang Israel, các tổ chức tội ác của
Colombia, Nigeria và Italia Nói tóm lại,
theo Gary W. Potter và Micheal D. Lyman,
nơi đây tập trung các tướng lĩnh của địa
phương, các ông chủ tội ác, các nghiệp đoàn
tội ác từ khắp nơi trên thế giới có liên hệ rất
gần gũi với các thương nhân, đảng cầm
quyền, chính trị gia và quân đội14. Tội phạm
có tổ chức cấu kết với nhau tạo thành mạng
31
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
10 UNODC (United Nations Office on Drugs and Crime), The Globalizsation of Crime - A Transnational Organized
Crime Threat Assessment, Vienna, 2010, p. ii.
11 Wikipedia (2017), Yakuza, [https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Yakuza].
12 Stephen D. Morris, “Corruption, Drug Trafficking, and Violence in Mexico” in The Brown Journal of World Affaires,
Spring/Summer 2012, Volume XVIII, Issue II, p. 30.
13 Gary W. Potter and Micheal D. Lyman, Organized Crime, Eastern Kentucky University Encompass, 1 - 1- 2011.
14 Gary W. Potter and Micheal D. Lyman, Organized Crime, Eastern Kentucky University Encompass, 1 - 1- 2011.
lưới tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, các
nghiên cứu gần đây cho thấy, mạng lưới này
hiện nay có cấu trúc lỏng lẻo chứ không phải
là các hệ thống chặt chẽ15.
Hiện nay, nhiều nước đã có chiến lược
rõ ràng đối với việc đấu tranh phòng, chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia bởi
nhận thức được tác hại to lớn của hiện tượng
này. Mỹ là một trong những nước dẫn đầu
về nghiên cứu và đấu tranh đối với tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia và thị trường tội
phạm. Hai năm sau Hội nghị Bộ trưởng do
Liên hiệp quốc bảo trợ diễn ra tại Naples về
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
(10/1994), nhân dịp Tổng thống Clinton
trình bày Chiến lược An ninh quốc gia trước
Quốc hội, lần đầu tiên Mỹ đã tuyên bố đấu
tranh chống tội phạm có tổ chức quốc tế là
một vấn đề của an ninh quốc gia. Cũng như
vậy, nhiều nước đánh giá tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia là mối đe dọa thực tế
và tiềm tàng tới an ninh nội địa và an ninh
quốc tế16. Tuy nhiên, cũng có nước thất bại
trong việc đấu tranh với tội phạm có tổ chức
mặc dù đã ý thức được việc đấu tranh đó (ví
dụ như trường hợp của Nga) và đã để cho
tội phạm có tổ chức có đất sinh sôi nảy nở,
trở thành một vấn đề quốc tế lớn.
Kinh nghiệm của nước Nga cho thấy,
những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phát
triển của mafia Nga là: (1) việc thi hành
pháp luật yếu kém và nhà chức trách có
thẩm quyền thi hành luật cũng yếu kém
trong tổng thể, do đó “luật ở trên sách không
phải là luật trong thực tế” (nguyên văn: the
law on the books is not the law in practice);
(2) luật chống tham nhũng không thực sự
làm phát hiện và chống lại các trường hợp
tham nhũng mà quan tâm tới kê khai tài sản
và chống tham nhũng nửa vời; (3) không có
chiến lược tập trung đấu tranh với tội phạm
có tổ chức, thậm chí không cố gắng định
nghĩa tội phạm có tổ chức như là một hiện
tượng phức tạp và rộng lớn mà xây dựng
chiến lược đấu tranh với tội phạm nói chung
một cách ôm đồm; và (4) không cải cách
thành công pháp luật và để nhiều mâu thuẫn
trong hệ thống pháp luật cũng như trong tổ
chức thi hành pháp luật17.
Từ các nghiên cứu trên, có thể rút ra
nhiều bài học kinh nghiệm để Việt Nam
tham khảo trong việc đấu tranh phòng,
chống tội phạm có tổ chức và ngăn chặn,
kiểm soát thị trường tội phạm, nhất là trong
việc xây dựng chiến lược phòng, chống tội
phạm và sửa đổi BLHS.
2- Phòng chống tội phạm có tổ chức ở
Việt Nam hiện nay và trách nhiệm hình
sự của pháp nhân
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm
2004 tuyên bố những vấn đề chưa được giải
quyết bao gồm: tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia, buôn bán và vận chuyển vũ khí trái
phép, ma túy, cướp biển, khủng bố, nhập cư
và di cư trái phép18 Các tội vừa liệt kê ở
đây hầu hết là các tội được thực hiện bởi các
tổ chức tội phạm có tổ chức. Vậy mà cho
đến gần đây, năm 2014, vẫn có dự báo cho
rằng: “Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau
hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt
động đa lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia,
nếu không được đấu tranh ngăn chặn, có thể
32
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
15 Phil Wiliams, “Transnational Criminal Networks” in Networks and Netwars: The Future of Terror, Crime, and Mili-
tancy edited by John Arquilla and David Ronfeld, Rand Corporation, 2001, p. 62.
16 Fernando Reinares, Carlos Reca, Transnational organized crime as an increasing threat to the national security of
domocretic regimes: assessing political impacts and evaluating state responses, (www.nato.int/acad/fellow/97-
99/reinares.pdf), p. 1.
17 James O. Finckenauer and Yuri A. Voronin, The Threat of Russian Organized Crime, Issue in International Crime,
National Institute of Justice, USA, June 2001, pp. 9 – 10.
18 Xem Ngyễn Mạnh Hưởng, “An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu”, Tạp chí Cộng sản điện tử, tr. 3/4.
trở thành hiện thực”19. Các thông tin này cho
thấy hai vấn đề: một là, Việt Nam đang bị
đe dọa bởi tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia; và hai là, chưa xác định hay chưa có
công bố nào được đưa ra về việc ở Việt Nam
đã hình thành một tập đoàn tội phạm hay tội
phạm có tổ chức nào đó. Tuy nhiên, có nhiều
dấu hiệu cho thấy, các tổ chức tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia có hoạt động tại Việt
Nam. Theo một thống kê được đăng tải trên
Báo Công an TP. Hồ Chí Minh, cho đến năm
2008, đã có 5.746 phụ nữ và trẻ em được
đưa vào danh sách chính thức bị bán ra nước
ngoài, 7.940 phụ nữ và trẻ em vắng mặt lâu
ngày tại địa phương bị nghi là đã bị bán ra
nước ngoài, và hoạt động của loại tội phạm
này “có chiều hướng gia tăng, có tổ chức
chặt chẽ và xuyên quốc gia”20.
Thực tế cho thấy, vụ 23 tấn tê tê và 6,2
tấn ngà voi bị bắt giữ ở Hải Phòng đã cho
thấy, Việt Nam đang là một phân khúc của
thị trường tội phạm quốc tế, có nghĩa là Việt
Nam trở thành nơi trung chuyển các loại động
vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang
dã cho các nước thứ ba21. Ở một số địa
phương, cũng đã xuất hiện loại tội phạm có
tổ chức, núp dưới nhiều vỏ bọc công khai như
khách sạn, nhà hàng, nghiệp đoàn, doanh
nghiệp với tính chất côn đồ hung hãn, thủ
đoạn tinh vi như bảo kê nhà hàng, cho vay
nặng lãi, xiết nợ thuê, đâm thuê, chém
mướn... Chúng hoạt động ngang nhiên, trắng
trợn, táo bạo, thách thức pháp luật. Đồng thời,
tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng gia
tăng, như đã xuất hiện một số băng nhóm tội
phạm là người nước ngoài, hoặc các đối
tượng là người Việt Nam cấu kết với người
nước ngoài để thực hiện các hành vi phạm tội
như giết người, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán trái phép các chất ma tuý, đưa người ra
nước ngoài bất hợp pháp22...
Đối với tội phạm công nghệ cao, cũng
đã có các nhận định và gợi ý về giải pháp
phòng, chống “sự phối hợp của bọn tội
phạm trong nước và quốc tế cũng hình
thành, nên việc phát hiện kịp thời, xác định,
truy tìm dấu vết đối tượng đòi hỏi phải có
sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan điều
tra trong và ngoài nước. Nhu cầu an ninh
mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ
cao ngày càng gay gắt, mang tính sống còn
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”23.
Tính chất của tội phạm và tội phạm
tham nhũng cũng được nhận định rất thẳng
thắn: “tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội
phạm mang tính chất “xã hội đen”, tội phạm
buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về
ma túy công khai, lộng hành ở nhiều thành
phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn
xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã
hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm
tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành
một trong những mối đe dọa trực tiếp đến sự
tồn vong của chế độ”24.
Trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc
tế, xây dựng kinh tế thị trường, công nghiệp
33
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
19 Trần Minh Tơn, “Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”, Tạp chí Cộng sản, 1265 ISSN0866-7276, 24/9/2014, tr. 2.
20 Xem Phan Thị Việt Thu, “Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em” trong Hội thảo
Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, Thông tin pháp luật dân sự, (https://thongt-
inphapluatdansu.edu.vn/2008/01/13/1241-5/), tr. 2/12.
21 Xem Phạm Quý Ngọ, “Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”, Cổng
thông tin điện tử Tổng cục Môi trường, 19/11/2010 3:43:45 AM, tr. 2/5.
22 Xem “Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay” (Trích từ Sổ tay phòng, chống tội phạm), Cổng thông tin điện tử Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 16/12/2008, 18:56’.
23 Trần Văn Hòa, “Phòng chống tội phạm công nghệ cao và biện pháp quản lý của Chính phủ”, Tạp chí An toàn thông
tin, Ban cơ yếu Chính phủ, 05/01/2009, 15:02:34.
24 Trần Minh Tơn, “Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”, Tạp chí Cộng sản, 1265 ISSN0866-7276, 24/9/2014, tr. 1 – 2.
hóa, hiện đại hóa, và tình hình tội phạm như
vậy, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội
phạm giai đoạn 2016 - 2030 được phê duyệt
bởi Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày
14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
“Công tác phòng, chống tội phạm phải gắn
với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại,
phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”
(điểm a khoản 1 Điều 1). Trong mục tiêu cụ
thể đến năm 2020 liên quan trực tiếp tới tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Chiến lược
nhấn mạnh tới việc nâng cao hiệu quả của
công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng,
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,
tội phạm tham nhũng25 Để thực hiện được
quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cụ thể nói
trên, Chiến lược đặt ra nhiệm vụ và giải
pháp trực tiếp liên quan tới tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia bao gồm tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập
trung nghiên cứu dự báo và tội phạm hóa kịp
thời các hành vi nguy hiểm cho xã hội mới
xuất hiện, thực hiện tốt các điều ước quốc tế
và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, đồng thời giao cho Bộ Công an chủ trì
Đề án phòng, chống các loại tội phạm có tổ
chức, tội phạm xuyên quốc gia26.
Tuy nhiên, Chiến lược quốc gia
phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 -
2030 được phê duyệt bởi Quyết định số
623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng
Chính phủ chỉ mới đề cập một cách mờ nhạt
tới đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ
chức và tội phạm tham nhũng, và không đề
cập gì tới ngăn chặn và kiểm soát thị trường
tội phạm. Việc thiếu tập trung vào những
vấn đề mấu chốt, nổi cộm nhất của thời đại
dễ vướng phải sai lầm như của nước Nga
trước đây - nơi đã tạo ra mảnh đất tốt cho tội
phạm có tổ chức hình thành và phát triển.
Việt Nam phần nào giống với nước Nga về
các điểm sau: nền kinh tế chuyển đổi từ kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường; cải cách pháp luật chưa hoàn chỉnh;
việc thi hành pháp luật còn nhiều bất cập;
các cơ quan nhà nước thiếu kinh nghiệm đối
với tội phạm có tổ chức và thị trường tội
phạm; và chưa thật sự quyết liệt đối với
tham nhũng. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
đã nhấn mạnh, khâu yếu nhất để kéo dài
nhiều năm là công tác phát hiện tham nhũng
chưa có chuyển biến đáng kể27.
Nguyên nhân chính của Chiến lược
chưa thực sự thích hợp này có lẽ là do chúng
ta chưa nghiên cứu tình hình tội phạm một
cách sâu sắc, thiếu những phân tích và khái
quát hóa, mà mới chỉ chủ yếu tập trung vào
thống kê và mô tả, đồng thời thiếu các dự
báo tình hình tội phạm, thiếu nghiên cứu lý
luận và tình hình tội phạm trên thế giới
(bằng chứng là trong phê duyệt chiến lược
mới giao đề án nghiên cứu “Phòng, chống
các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên
quốc gia”)28.
Thông thường, việc xây dựng luật
hình sự dựa vào chiến lược quốc gia đấu
tranh phòng, chống tội phạm. Nhưng trong
trường hợp sửa đổi BLHS hiện nay, chúng
ta cần chủ động tiến hành cải cách luật hình
sự theo hướng đấu tranh với tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia, ngăn chặn sự phát
triển của thị trường tội phạm. Việc đấu tranh
và ngăn chặn này có những thuận lợi và khó
34
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
25 Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2030 được phê duyệt bởi Quyết định số 623/QĐ-TTg
ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ (điểm b khoản 2 Điều 1).
26 Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2030 được phê duyệt bởi Quyết định số 623/QĐ-TTg
ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, (điểm b, điểm d khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 1).
27 Xem VnEconomy, 12:16 - Thứ Sáu, 4/12/2015, Tình hình tội phạm tại Việt Nam 2015 trong “sách trắng”.
28 Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2030 được phê duyệt bởi Quyết định số 623/QĐ-TTg
ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ (gạch đầu dòng thứ hai của điểm b khoản 4 Điều 1).
khăn nhất định trong bối cảnh của Việt Nam
hiện nay cần phải đánh giá.
Những thuận lợi có thể bao gồm:
Thứ nhất, Việt Nam đã bước đầu ý
thức được sự nguy hiểm của tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia, sự bành trướng của thị
trường tội phạm, và đã nhận thức được tầm
quan trọng của việc đấu tranh đối với chúng.
Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện nay đã rất
chú ý tới các vấn đề an ninh phi truyền
thống, mặc dù các quan điểm về an ninh phi
truyền thống có khác nhau kể cả ở phạm vi
khu vực và phạm vi toàn cầu. Năm 2002,
Tuyên bố chung của ASEAN và Trung Quốc
xác định an ninh phi truyền thống bao gồm
những vấn đề như: tội phạm xuyên quốc gia,
khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ
em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh
tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao29. Việc
tham dự vào các điều ước quốc tế liên quan
cũng đã thể hiện sự nhận thức này.
Thứ hai, phong trào và truyền thống
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một lợi
thế quan trọng đối với đấu tranh phòng
chống tội phạm có tổ chức và ngăn chặn sự
bành trướng của thị trường tội phạm.
Thứ ba, Việt Nam là thành viên của
ASEAN và có tuyên bố chung với Trung
Quốc về vấn đề đấu tranh với tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia. Do đó, Việt Nam có
thể nhận được sự hỗ trợ nhất định.
Thứ tư, Việt Nam chưa bị ảnh hưởng
nặng nề của tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia nên vẫn còn kịp đưa ra các giải pháp đấu
tranh kịp thời, có hiệu quả và học tập được
kinh nghiệm của những nước khác.
Những khó khăn có thể gặp phải bao
gồm:
Khó khăn thứ nhất, pháp luật Việt
Nam vừa trải qua một cuộc cải cách mà
chưa suy tính tới các giải pháp đấu tranh với
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và kiểm
soát thị trường tội phạm trong đó.
Khó khăn thứ hai, chưa có các công
trình nghiên cứu cần thiết đủ mức để giúp
nhà chức trách có thẩm quyền và nhân viên
nhà nước có liên quan hiểu đủ để thiết kế
chính sách và giải pháp liên quan.
Khó khăn thứ ba, việc làm luật và sửa
luật luôn bị thúc bách bởi thời gian một cách
thiếu thỏa đáng.
Khó khăn thứ tư, thiếu các nhân viên
nghiệp vụ và các phương tiện kỹ thuật đủ để
tiến hành các biện pháp đấu tranh với tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách
có hiệu quả.
Khó khăn thứ năm, tham nhũng là một
quốc nạn chưa được đẩy lùi.
Tuy nhiên, BLHS phải đưa vào và trau
chuốt một số nội dung chính liên quan tới
đấu tranh đối với tội phạm có tổ chức và
kiểm soát sự bành trướng của thị trường tội
phạm. Trước hết cần phải nhắc đến là định
nghĩa tội phạm có tổ chức.
Cơ quan của Liên hiệp quốc về ma túy
và tội phạm (UNODC) cho rằng, Công ước
của Liên hiệp quốc chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia có hiệu lực năm 2003
không có định nghĩa chính xác về “tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia” (transnational
organized crime), cũng không liệt kê những
loại tội phạm bao hàm trong đó, khẳng định
rằng có một khoảng rất rộng các hành vi tội
phạm có tính chất xuyên quốc gia trong các
dạng tổ chức khác nhau, và những dạng tội
phạm mới luôn xuất hiện theo những điều
kiện của thế giới và địa phương qua thời
gian30. Tuy nhiên, điểm a Điều 2 Công ước
có định nghĩa về “nhóm tội phạm có tổ
chức” (organized criminal group) như sau:
“Nhóm tội phạm có tổ chức có nghĩa là một
nhóm có sự liên kết của ba hoặc nhiều người
hơn, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định và hành động phối hợp với mục đích
35
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29 Xem Nguyễn Mạnh Hưởng, “An ninh phi truyền thống – vấn đề mang tính toàn cầu”, Tạp chí Cộng sản điện tử,
tr. 1/4.
30 UNODC (United Nations Office on Drugs and Crime), The Globalizsation of Crime – A Transnational Organized
Crime Threat Assessment, Vienna, 2010, p. 25.
31 Pierre Hauck and Sven Peterke (2010), “Organized crime and gang violence in national and international”, Interna-
tional Review of the Red Cross, Volume 92 Number 878 June 2010, p. 413.
32 Nguyên văn: “organised crime” means any continuing unlawful activity by an individual, singly or jointly, either as
a member of an organised crime syndicate or on behalf of such syndicate, by use of violence or threat of violence or
intimidation or coercion, or other unlawful means, with the objective of gaining pecuniary benefits, or gaining undue
economic or other advantage for himself or any person or promoting insurgency.
33 Mark Pieth and Radha Ivory, “Emergence and Convergence: Corporate Criminal Liability Principles in Overview”
in Corporate Criminal Liability: Emergence, Covergence and Risk edited by Mark Pieth and Radha Ivory, Springer,
2011, p. 9.
phạm một hoặc nhiều tội ác hoặc tội phạm
nghiêm trọng được quy định phù hợp với
Công ước này, nhằm giành các lợi ích tài
chính hoặc vật chất khác một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp”. Định nghĩa này cho thấy, để
được gọi là tổ chức tội phạm có tổ chức hay
nhóm tội phạm có tổ chức phải có cả bốn
yếu tố: (1) có sự liên kết của ba người trở
lên; (2) sự liên kết này đã tồn tại trong một
khoảng thời gian nhất định; (3) phối hợp
hành động nhằm mục đích thực hiện một
hay nhiều tội phạm nghiêm trọng; và (4)
nhằm chiếm đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp các
lợi ích vật chất hay tài chính.
Định nghĩa trên có nhiều điểm thiếu
rõ ràng, gây tranh luận, như: tại sao Công
ước lại yêu cầu sự liên kết để tạo thành
nhóm tội phạm có tổ chức phải tối thiểu có
ba người mà không phải là hai người?
Khoảng thời gian nhất định là bao lâu và
tiêu chuẩn giải thích ở đâu? Phối hợp hành
động là như thế nào? Liệu có phải cùng nhau
bàn bạc, phân công vai trò của từng người
hay không? Liệu có phạm tội có hành vi ở
dạng không hành động hay không?
Khái niệm tội phạm có tổ chức được
Luật Kiểm soát tội phạm có tổ chức của Ma-
harashtra (Ấn Độ) năm 199931 định nghĩa
như sau: “Tội phạm có tổ chức là bất kỳ một
hành vi bất hợp pháp nào có tính liên tục
được thực hiện bởi cá nhân, đơn lẻ hoặc
đồng phạm, hoặc là thành viên của một
nghiệp đoàn tội phạm có tổ chức hoặc là
nhân danh nghiệp đoàn đó, bằng cách sử
dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực
hoặc dọa dẫm hoặc ép buộc, hoặc bằng các
thủ đoạn bất hợp pháp khác, với mục đích
giành các lợi ích tiền bạc, hoặc giành các lợi
ích kinh tế không chính đáng hoặc các lợi
ích khác cho bản thân mình hoặc cho bất kỳ
người nào khác hoặc thúc đẩy nổi loạn”32.
Định nghĩa này cho thấy: (1) tội phạm có tổ
chức là hành vi bất hợp pháp được lặp đi lặp
lại; (2) do ít nhất một người thực hiện mà
người đó là thành viên của một tổ chức tội
phạm có tổ chức hoặc nhân danh tổ chức đó
mà thực hiện hành vi bất hợp pháp; (3) sử
dụng thủ đoạn bạo lực, đe dọa bạo lực, dọa
dẫm hay thủ đoạn bất hợp pháp khác; và (4)
có mục đích giành lợi ích có tính chất kinh
tế cho bản thân mình hoặc cho người khác,
hoặc mục đích thúc giục nổi loạn.
Có lẽ bốn yếu tố trên nên được cân
nhắc trong quá trình chỉnh sửa BLHS ở Việt
Nam hiện nay.
Tuy nhiên, việc xây dựng định nghĩa
này cần gắn với vấn đề TNHS pháp nhân
hay xem pháp nhân là chủ thể của tội phạm.
Trong định nghĩa vừa phân tích, đích của sự
trừng phạt là nhắm tới tổ chức đứng sau hay
hưởng lợi từ hành vi tội phạm mà trong các
tổ chức đó có các pháp nhân. Các học giả
nghiên cứu về TNHS của pháp nhân so
sánh, nhận định rằng: các nguyên tắc của
TNHS pháp nhân ở những nước theo truyền
thống Civil Law được mở rộng rất cơ bản kể
từ năm 1989 bởi hai nguyên nhân chủ yếu:
(1) sự sụp đổ của phe XHCN dẫn đến quan
hệ Đông - Tây bớt căng thẳng cùng với toàn
cầu hóa; và (2) sự phát sinh nỗi sợ hãi đối
với các rủi ro gây ra bởi tội phạm xuyên
quốc gia33. Nhận định này cho thấy TNHS
của pháp nhân là một giải pháp quan trọng
bậc nhất đối với đấu tranh với tội phạm có
36
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 André Standing, Transnational Organized Crime and the Palermo Convention: A Reality Check, International Peace
Institute, IPI Publication, December 2010, p. 3.
35 Phil Williams, “Crime, Illicit Markets and Money Laundering” (pp. 106 – 150) in P. J Simmons and Chantel Ouderen,
Challenges in International Governance (Washington: Carnegie Endowment, 2001), p. 107.
36 Stephen Schneider, Predicting Crime: A Review of the Research (Summery Report), Research and Statistics Division,
Ryerson University, Canada, 2002, p. 18.
37
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
tổ chức và ngăn chặn thị trường tội phạm
bởi đánh thẳng vào kẻ chủ mưu của tội
phạm và thông qua đó cắt đứt các phân khúc
thị trường tội phạm ở nước sở tại. Tuy nhiên,
vấn đề cần phải bàn là: pháp nhân ở đây là
gì và chúng bị trừng phạt như thế nào?
Dự thảo BLHS năm 2015 (sửa đổi)
vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ xem xét
TNHS của pháp nhân thương mại. Tuy
nhiên, theo định nghĩa của Điều 74 Bộ luật
Dân sự năm 2015, pháp nhân không thích
hợp với tổ chức tội phạm có tổ chức. Bởi lẽ,
các điều kiện hay dấu hiệu để một tổ chức
được coi là pháp nhân chỉ có thể áp dụng
được cho pháp nhân được thành lập hợp
pháp và trong điều kiện bình thường; có thể
tổ chức tội phạm có tổ chức không lựa chọn
mô hình của pháp nhân thương mại để thành
lập; pháp nhân nước ngoài có thể không
theo cách phân loại của Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên đây, tội phạm
có tổ chức có thể có cơ cấu lỏng lẻo theo
khuynh hướng các thành viên tự lựa chọn
hành động vì mục tiêu hay lợi ích của tổ
chức, chẳng hạn như hành động của “những
con sói đơn độc” thành viên của IS hay
hành động nhân danh hay vì IS, hoặc như
Hội Tam hoàng của Trung Quốc hiện nay tổ
chức rất linh động mà các thành viên của nó
độc lập trong việc theo đuổi các cơ hội kinh
doanh, nhưng vẫn giữ kỷ luật về lòng trung
thành và phạm vi hoạt động34. Vì vậy,
BLHS nên quy định TNHS của pháp nhân
nói chung chứ không chỉ pháp nhân thương
mại, đồng thời để ngỏ định nghĩa về pháp
nhân hoặc định nghĩa pháp nhân rộng rãi
hơn. Gắn liền với các quy định này, cần
định nghĩa lại tội phạm, quy định phạt tiền,
đình chỉ hoạt động, tịch thu tài sản và giải
thể pháp nhân là những chế tài cơ bản cùng
với truy cứu TNHS người có liên quan của
pháp nhân.
Để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm
có tổ chức và ngăn chặn thị trường tội phạm,
BLHS cần đấu tranh quyết liệt hơn đối với
các tội tham nhũng, đặc biệt hình sự hóa
thích đáng các tội tham nhũng liên quan tới
tội phạm có tổ chức và thị trường tội phạm.
Đồng thời phân tích thị trường tội phạm để
có chính sách hình sự thích đáng. Chẳng
hạn, người ta có thể phân tích thị trường tội
phạm căn cứ vào loại hàng hóa hoặc dịch vụ
tách biệt bao gồm: (1) hàng hóa và dịch vụ
bị cấm như ma túy hay mại dâm; (2) hàng
hóa bị kiểm soát như đồ cổ, động thực vật
quý hiếm; (3) hàng hóa có chênh lệch thuế
như thuốc lá; và (4) đồ trộm cắp như ô tô35.
Ứng với mỗi loại hàng hóa và dịch vụ này
có các chính sách hình sự thích hợp. Cũng
như vậy, các phân khúc thị trường liên quan
tới dịch vụ cho hoạt động phạm tội cũng
phải được chú ý để có chính sách riêng bởi
chẳng hạn các tổ chức tội phạm bị buộc chặt
vào một mạng lưới rộng lớn hơn, do đó sẽ
phải sử dụng công nghệ và thông tin để hoạt
động có hiệu quả và khả năng tránh được sự
trừng phạt lớn hơn36.
Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,
thị trường tội phạm và TNHS pháp nhân là
những vấn đề rất phức tạp, cần phải dày
công nghiên cứu trước khi chắt lọc ra để quy
định trong các đạo luật. Việc xây dựng
BLHS năm 2015 và đạo luật sửa đổi nó đã
quá vội trong khi chưa có những nghiên cứu
đủ mức, nên khó có thể trách được những
sai lầm.
Vì vậy, cần cân nhắc tách vấn đề
TNHS của pháp nhân ra khỏi BLHS để quy
định trong một đạo luật riêng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toi_pham_co_to_chuc_xuyen_quoc_gia_thi_truong_toi_pham_va_tr.pdf