Tổng hợp các câu hỏi và đáp án ôn thi công chức: Quản lý nhà nước

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (trích bài viết) I. Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước. 1.Quản lý Có nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ "hành chính" và "luật hành chính". Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất ở một điểm chung: Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước. Do vậy, thuật ngữ "hành chính" luôn luôn đi kèm và được giải thích thông qua khái niệm "quản lý" và "quản lý nhà nước". a. Khái niệm quản lý - Một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình "tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định"[1], đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành. - Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Dù duới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý. Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động chung của con người. C.Mác coi quản lý xã hội là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Ví dụ: người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc giao hưởng. b. Đặc điểm của quản lý - Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. "Đúng ý chí của người quản lý" cũng đồng nghĩa với việc trả lời câu hỏi tại sao phải quản lý và quản lý để làm gì. Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người. Những cá nhân, tổ chức này phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý. - Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy. + Tổ chức là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người cùng tham gia hoạt động chung. +Theo Ph.Ănghen, quyền uy là sự trói buộc, áp đặt ý chí của kẻ này buộc kẻ khác phải phục tùng. Vì vậy, quyền uy lấy phục tùng làm tiền đề. Quyền uy và phục tùng tạo thành nội dung của quyền lực quản lý. Không thể có quản lý nếu nếu không có quyền lực, dù đại diện quyền lực ấy là một người hay một tập thể. Vì có quyền lực nên ý chí của chủ thể quản lý trở thành ý chí thống trị buộc đối tượng bị quản lý phải phục tùng, và chính bản thân quản lý là sự thực hiện quyền lực này. Như vậy, “quyền lực – phục tùng” là đặc trưng của phương pháp quản lý xã hội. Trong xã hội chưa có nhà nước quyền lực đó mang tính chất xã hội (quyền lực xã hội). Nó được củng cố, bảo đảm bằng uy tín của chủ thể quản lý, bằng sự tôn trọng của các thành viên trong cộng đồng, bằng thói quen, tập quán, truyền thống, đạo đức, tôn giáo . mà đa phần được thể hiện dưới hình thức những quy phạm xã hội. Quyền lực xã hội còn được thể hiện, khi cần thiết bằn những hình thức cưỡng chế đặc biệt do cả tập thể cộng đồng (thị tộc, bộ lạc .) áp dụng đối với những người hay nhóm người vi phạm các quy tắc quả lý cộng đồng (ví dụ, hội nghị toàn thể thị tộc), còn thông thường là những thủ lĩnh có tài năng, kinh nghiệm, uy tín hoặc tập thể những người có tài năng, uy tín do tất cả thành viên công đồng bầu ra. 2. Quản lý nhà nước – quản lý hành chính nhà nước a. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ: quản lý của các tổ chức xã hội .), là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần. Từ khi xuất hiện, nhà nuớc điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan QLNN đều làm chức năng QLNN. Và pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặ các cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước. Như vậy, chủ thể của QLNN là các tổ chức hay các cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động đến đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. b. Quản lý hành chính nhà nước Khái niệm Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là QLHCNN. à Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước, được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyề lực, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp, thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá – xã hội và hành chính, chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước. Chủ thể của QLHCNN là các cơ quan nhà nước (mà trước hết là các cơ quan QLHCNN, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền QLHC trong một số trường hợp cụ thể. Khách thể của QLHCNN là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành và điều hành. Trật tự LHC do các các quy phạm pháp luật hành chính quy định. Quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể một số tổ chức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp. Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành. + Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của QLHCNN là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động QLHCNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. + Tính chất điều hành của QLHCNN thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể QLHCNN phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Trong quá trình điều hành, các cơ quan QLHCNN có quyền nhân danh nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để đăt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện. Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động chấp hành tạo thành 2 mặt thống nhất của QLHCNN. Để đảm bảo sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Trong đó, quản lý hành chính nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ quan dân cử đaị diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, từ đó mà thực hiện quản lý điều hành. Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước. - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo. Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước. Tính chủ động sáng tạo được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Để đạt được điều này, đòi hỏi tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước. - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. + Trước hết là bộ máy cơ quan nhà nước - đây là hệ thống cơ quan nhiều về số lượng, biên chế; phức tạp về cơ cấu tổ chức; đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng như phương pháp hoạt động; có cơ sở vật chất to lớn, có đối tượng quản lý đông đảo, đa dạng, chủ thể chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Các cơ quan hành chính trực tiếp xử lý công việc hàng ngày của Nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân, giải quyết các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọng của Đảng, nhà nước với nhân dân. Nhân dân đánh giá chế độ, đánh giá Đảng trước hết thông qua hoạt động của bộ máy hành chính. + Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong hoạt động quản lý. Liên tục để tránh lối làm việc hô hào, theo phong trào. Tính ổn định nhằm để đảm bảo các hoạt động như: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ. Đó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội. - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu. Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng. Vì vậy, phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm. Có các chỉ tiêu vừa mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệ thống pháp luật vừa được áp dụng thực thi triệt để cho hoạt động quản lý, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy. - Quản lý hành chính nhà nước XHCN không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý). Cán bộ quản lý nhà nước phải là "công bộc" của nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, thu hút được rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng. - Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao. Đó chính là nghiệp vụ của một nền hành chính văn minh, hiện đại. Khi nói đến một "nền kinh tế tri thức"- nền kinh tế mà ở đó giá trị của tri thức, của sự hiểu biết được đặt lên hàng đầu - thì đội ngũ quản lý nền kinh tế tri thức ấy phải có một tầm vóc tương xứng. Quản lý nhà nước khác với hoạt động chính trị ở chỗ: trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu. - Tính không vụ lợi: Quản lý hành chính nhà nước lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động. Quản lý hành chính nhà nước không phải vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ hành chính vì vậy phải bảo đảm "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư". II. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN 1. Khái niệm Nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. 2. Đặc điểm: - Các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp, các văn bản luật đến văn bản dưới luật. Điều này thể hiện tính pháp lý của các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước. - Các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước thể hiện tính khách quan và khoa học, vì: + Được xây dựng và đúc rút từ thực tế của cuộc sống, từ thực tiễn quản lý hành chính Nhà nước. + Được xây dựng và ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, chúng được xây dựng trên cơ sở của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước chứ không phải ý muốn chủ quan của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước. + Những tư tưởng, nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước cũng có yếu tố chủ quan, bởi vì: chúng được xây dựng nên bởi con người, được rút ra từ thực tế cuộc sống, nhờ có con người thông qua bộ óc con người. Cho nên, các nguyên tắc này bao giờ cũng chịu sự chi phối của điều kiện về chính trị, giai cấp, xã hội - Các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước mang tính ổn định cao, vì: + Chúng phản ánh các qui luật khách quan của quản lý hành chính Nhà nước, cho nên tính ổn định phải được đảm bảo trong từng thời kỳ. + Tuy nhiên, chúng không phải là bất biến, bởi vì cuộc sống luôn phát triển cùng với qui luật của nó. + Mỗi nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước có nội dung riêng phản ánh từng khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính Nhà nước. Cho nên, có nhiều nguyên tắc khác nhau trong quản lý hành chính Nhà nước và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. Chính vì vậy, nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước thường được chia thành hai nhóm: Ø Nhóm nguyên tắc chính trị - xã hội Ø Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật II. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước: 1. Các nguyên tắc chính trị – xã hội: a. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước: - Cơ sở của guyên tắc: + Cơ sở thực tiễn: Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của ĐCS là hạt nhân của mọi thắn lợi của cách mạng nước ta. + Cơ sở pháp lý của nguyên tắc: Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại Điều 4 HP năm 1992:”Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” - Nội dung của nguyên tắc: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức hoạt động của các tổ chức Đảng, cụ thể như sau: - Đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về lĩnh vực hoạt động khác của quản lý hành chính Nhà nước. + Các nghị quyết của cấp uỷ Đảng đưa ra các phương hướng hoạt động cơ bản tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. + Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước luôn căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng để quyết định những vấn đề khác nhau trong quản lý. Ví dụ: Ban hành văn bản quản lý phải dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng. - Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ. + Chúng ta biết rằng công tác tổ chức cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Cho nên, công tác Đảng đã bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức gánh vác những công việc quản lý hành chính Nhà nước. + Tổ chức Đảng đưa ra ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính Nhà nước. Từ đó cơ quan Nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. - Ngoài ra, Đảng còn sử dụng hình thức kiểm tra để lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước, như: + Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra. Để từ đó khắc phục những khuyết điểm, phát huy mặt tích cực trong công tác quản lý. + Thông qua công tác này, giúp tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình đề ra. Trên cơ sở đó có biện pháp uốn nắn kịp thời làm cho hoạt động quản lý đi theo đúng định hướng, phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích của dân tộc - Sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính Nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và Đảng viên. + Đảng quản lý Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước, các nghị quyết Đảng không mang tính quyền lực mà chỉ có tính bắt buộc trực tiếp thi hành đối với từng Đảng viên. + Bằng uy tín của Đảng, vai trò gương mẫu của từng Đảng viên, và bằng sự thuyết phục của vai trò gương mẫu của Đảng viên, sự lãnh đạo của Đảng có sức mạnh to lớn trong công tác quản lý hành chính Nhà nước. b. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính Nhà nước: - Cơ sở của nguyên tắc: + Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. + Cơ sở pháp lý: Điều 3 – HP 92 (sửa đổi năm 2001) khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” -> quyền được tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội là qyền cơ bản của công dân được HP ghi nhận. - Các hình thức tham gia vào QLHCNN của nhân dân lao động bao gồm: + Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước: Ø Tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước thông qua con đường bầu cử. Ø Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (cơ quan HCNN, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) với tư cách là cán bộ công chức. Ø Thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay măt mình vào cơ quan quyền lự nhà nước ở TW hay địa phương + Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội: Ø Điều 9 – HP: “MTTQVN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” Ø Thông qua các hình thức hoạt độn của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động, sáng tạo của NDLĐ luôn được phát huy trong QLHCNN. + Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở Ví dụ: tham gia hoạt động bảo vệ ANTT, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống côn cộng + Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trong QLHCNN Điều 53 của Hiến pháp năm 1992:” Công dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý”. Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý Nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn, hệ trọng có ý nghĩa trong toàn quốc cũng như những vấn đề quan trọng ở địa phương hoặc đơn vị cơ sở. c. Nguyên tắc tập trung dân chủ: - Cơ sở pháp lý của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. +Tập trung: thâu tóm quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật. +Dân chủ : là mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể vào hoạt động quản lý. Phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật. Cả hai yếu tố này phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ với nhau, chúng có sự qua lại phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính Nhà nước. Nếu tập trung mà không dân chủ sẽ tạo điều kiện cho hành vi vi phạm quyền công dân, tệ quan liêu, hách dịch, tham nhũng phát triển. Nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất thì sự phát triển của xã hội sẽ trở nên tự phát. Lực lượng dân chủ sẽ bị phât tán, không đủ sức chống lại các thế lực phản động, phản dân chủ. - Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện ở những điểm sau: + Sự phụ thuộc của cơ hành chính Nhà nước vào cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp: Ø Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Ø Cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, bãi bỏ các cơ quan hành chính Nhà nước: . Ở trung ương: Quốc hội thành lập Chính phủ và trao quyền hành pháp cho Chính phủ. . Ở địa phương: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra (điều 123 Hiến pháp năm 1992) và thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Dân chủ được thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực Nhà nước trao quyền chủ động, sáng tạo cho cơ quan hành chính Nhà nước trong qua trình cơ quan này chỉ đạo thực hiện pháp luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực. + Sự phục tùng cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương: Có sự phục tùng đó thì cấp trên mới tập trung quyền lực Nhà nước để lãnh đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Nếu thiếu nó sẽ dẫn đến buông lỏng sự lãnh đạo, làm nảy sinh tình trạng vô Chính phủ, tuỳ tiện, cục bộ địa phương. Cấp trung ương phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, của địa phương góp phần phát huy sự chủ động sáng tạo trong việc hoàn thiện nhiệm vụ được giao. + Sự phân cấp quản lý: Phân cấp quản lý là sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất mục tiêu, nhiệm vu của cấp mình. Yêu cầu của sự phân cấp quản lý: Ø Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển của xã hội, đảm bảo sự tập trung thống nhất của Nhà nước. Ø Đây là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho cơ quan nhà nước ở trung ương phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ, thuộc về chức trách của các đơn vị ở địa phương cơ sở. Ø Việc phân cấp quản lý hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ dân trí, trình độ quản lý của cán bộ Có như vậy, mới đảm bảo cụ thể, hợp lý theo đúng quy định của pháp luật. + Sự hướng về cơ sở: Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính Nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ nhân dân lao động. Do vậy, phải tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế, văn hoá, xã hội hoàn thành công việc của mình. Đây là việc cơ quan hành chính Nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với các hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị KT, VH, xã hội trực thuộc. Nhà nước có các chính sách và biện pháp quản lý một cách thống nhất và chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các đơn vị cơ sở. - Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương: Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương (Uỷ ban nhân dân) phụ thuộc vào cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp (Hội đồng nhân dân) – quan hệ ngang, và phụ thuộc vào cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp trên ở cấp trực tiếp – quan hệ dọc. Cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, ban) phụ thuộc cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp (Uỷ ban nhân dân) – quan hệ ngang, và phụ thuộc vào cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên ở cấp trực tiếp – quan hệ dọc. Mối quan hệ dọc: giúp cho cấp trên tập trung quyền lực để chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của cấp dưới. Mối quan hệ ngang: tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh ở địa phương để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. d. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc: - Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại Điều 5 của Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc .” - Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện: + Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ: Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với con em vùng dân tộc ít người, giúp đỡ về vật chất, khuyến khích về tinh thần để họ tích cực nâng cao trình độ về mọi mặt. Các cán bộ là người dân tộc thiểu số bao giờ cũng chiếm một tỉ lệ nhất định trong biên chế cơ quan Nhà nước, đặc biệt là ở khu vực biên giới, rừng núi, hải đảo + Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội: Đầu tư xây dựng các công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số, như: Khai thác tiềm năng kinh tế, xoá bỏ sự chênh lệch giữa các vùng, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho dân tộc ít người. Thường xuyên tổ chức, điều động phân bố lao động tới các vùng dân tộc thiểu số, như: Xây dựng vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho vùng dân tộc ít người phát triển, nâng cao trình độ. e. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: - Cơ sở pháp lý của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ”. - Nội dung của nguyên tắc được thể hiện: + Hoạt động ban hành văn bản pháp luật: Đây là một hình thức hoạt động cơ bản và chủ yếu của quản lý hành chính Nhà nước. Thông qua hoạt động này, chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có cơ sở pháp lý để thực hiện công việc của mình trong hoạt động QLHCNN. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật thể hiện: Ø Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước phải được ban hành đúng thẩm quyền. Nội dung của văn bản chỉ quy định hoặc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ thể được pháp luật quy định. Ø Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước phải có nội dung phù hợp và thống nhất. Phải đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp trên và của cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp. Phải có nội dung phù hợp với luật, được xây dựng trên cơ sở pháp luật và để thi hành luật hay chỉ đạo thực hiện pháp luật. Ø Các văn bản pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước được ban hành phải đúng tên gọi và hình thức được pháp luật quy định. + Trong hoạt tổ chức thực hiện pháp luật: Là hoạt động tổ chức thực hiện nội dung các văn bản pháp luật do chủ thể quản lý hành chính Nhà nước ban hành: Ø Triệt để tôn trọng các văn bản pháp luật về thẩm quyền và nội dung ban hành. Ø Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước phải được tiến hành nghiêm ngặt. Ø Phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước. 2. Nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật: a. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương: - Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giống nhau. Ví dụ: Cùng sản xuất một loại sản phẩm (thủy sản, nông lâm sản ) Cùng thực hiện một dịch vụ (Bưu chính viễn thơng, GTVT ) hoạt động sự nghiệp (y tế, gio dục ) - Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các đơn vị, tổ chức KT, VH, XH có cùng cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hoặc cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho các đơn vị, tổ chức phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và xã hội. - Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực nhất định của QLHCNN như kế hoạch, tài chíh, giá cả, KHCN, lao động Quản lý theo ngành được thực hiện dưới các hình thức, qui mô khác nhau: trên phạm vi toàn quốc, địa phương hay cùng một lãnh thổ. - Để quản lý theo ngành đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra thực hiện. Các Bộ được thành lập để quản lý một ngành hoặc nhiều ngành có liên quan trên phạm vi toàn quốc. Theo chức năng, quyền hạn của mình các Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền ban hành văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất trong từng ngành. - Quản lý theo địa phương là quản lý trên một phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. Việc thực hiện quản lý ở địa phương được thực hiện ở 3 cấp: + Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. + Xã , phường, thị trấn. Ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các ngành phát sinh trên địa bàn của địa phương đó. - Trong quản lý hành chính Nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Sự kết hợp này mang tính cần thiết, khách quan, bởi vì: + Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành kinh tế – văn hoá – xã hội đều nằm trên lãnh thổ một địa phương nhất định. + Ở một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về tự nhiên, văn hoá, xã hội Cho nên, yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành trên địa bàn lãnh thổ cũng mang nét đặc thù riêng. Chính vì vậy, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương mới nắm bắt được tính đặc thù đó, từ đó có chính sách quản lý đúng. Ví dụ: Chính sách quản lý ở vùng trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp sẽ khác với chính sách quản lý ở vùng phát triển về nghề biển (nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá). + Nếu trách rời quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương để dẫn đến tình trạng cục bộ, khép kín, bản vị. - Sự phối hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương được thể hiện như sau: + Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch: Các Bộ và chính quyền địa phương có nhiệm trao đổi, phối hợp chặt chẽ để xây dựng, thực hiện kế hoạch, quy hoạch ngành. + Trong chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các Bộ và Chính quyền địa phương phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương nhằm phát huy khả năng của cơ sở vật chất-kỹ thuật ở địa phương. + Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi ở địa phương, như: điện, nước, đường giao thông vận tải + Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. b. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng: - Quản lý theo chức năng là quản lý theo lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. - Theo quy định của pháp luật, hệ thống ngành dọc có các Bộ, Sở, Phòng, Ban chuyên môn quản lý theo chức năng. Cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lên cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật. - Cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do mình ban hành theo quy định của pháp luật.

pdf31 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 22133 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp các câu hỏi và đáp án ôn thi công chức: Quản lý nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfscan0001.pdf
Tài liệu liên quan