Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cơ sở bán lẻ rượu bia với việc hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia

Việc áp đặt trách nhiệm pháp lý mà không cần chứng minh lỗi cho các hoạt động mang tính nguy hiểm bất thường ngày càng được xã hội chấp nhận. Ví dụ, các ngành công nghiệp sử dụng chất nổ khi cần thiết trong những trường hợp đặc biệt có thể vẫn không tránh khỏi việc gây ra các tổn hại, bất kể các doanh nghiệp này đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tác hại đó xảy ra. Cơ quan lập pháp cho rằng, các ngành công nghiệp này với lợi nhuận cao thường có thể có khả năng chịu được các chi phí để chống lại nguy cơ gây ra bởi các hoạt động vốn dĩ chứa đựng các tổn hại tiềm ẩn đó. Lý do này giải thích cho việc áp đặt trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt đối với các chủ quán rượu. Các cơ sở này phải chịu trách nhiệm vì đã đặt công chúng vào một nguy cơ khó tránh bị gây tai nạn do ảnh hưởng của rượu bia. Các bên thứ ba bị thương không có vị trí tốt hơn để dự đoán tác hại do một người say có thể gây ra. Với các điều kiện chặt chẽ được quy định trong các luật về trách nhiệm của chủ quán rượu của Hoa Kỳ như hành vi cung cấp rượu bia cho một người có biểu hiện rõ ràng là say (“visible intoxicated”), nguyên tắc có thể nhìn thấy trước nguy cơ gây thương tích (“principle of foreseeability”), gánh nặng về bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông do ảnh hưởng của rượu bia giờ đây sẽ được chia sẻ cho các chủ quán rượu. Đạo luật này đã đứng về phía người bị thiệt hại ở nhiều góc độ và do đó, cả xã hội sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, pháp luật về bồi thường thiệt hại của Việt Nam chưa có những quy định riêng biệt như trên để bảo vệ người bị thiệt hại trong tai nạn giao thông do ảnh hưởng của rượu bia. Do đó, việc hoàn thiện chính sách và quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này là một yêu cầu cần thiết trong thời gian tới nhằm góp phần từng bước hạn chế gánh nặng do lạm dụng rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cơ sở bán lẻ rượu bia với việc hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH 1. Hoạt động bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ ở Việt Nam và khung pháp lý liên quan Hiện nay, Việt Nam đã có một số quy định về đối tượng không được uống rượu, bia nhưng rất hạn chế, bao gồm người dưới 18 tuổi, người tham gia giao thông, cán bộ công chức trong giờ làm việc. Tuy nhiên, chưa có quy định về không được bán rượu cho người say rượu. Để phòng ngừa người tham gia giao thông sử dụng rượu bia, Việt Nam đã có các biện pháp can thiệp liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi lái xe được pháp luật giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, giao thông đường thủy nội địa quy định khá chặt chẽ. Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) cũng có quy định về những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đến mức nguy hiểm cho xã hội như Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 272). Các tội phạm nói trên đều coi tình tiết “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác” là một tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp rượu bia, đặc biệt là kiểm soát mạng lưới sản xuất, kinh doanh rượu bia, Việt Nam đã có quy định về hình thức cấp phép và quản lý chặt chẽ đối với hoạt động này, kể cả hoạt động bán buôn và bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Theo quy định của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 về kinh doanh rượu (Nghị định 105), hoạt động kinh doanh rượu bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 1 Khoản 1, Điều 1 Nghị định 105/2017/NĐ-CP. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ RƯỢU BIA VỚI VIỆC HẠN CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG DO SỬ DỤNG RƯỢU BIA NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH* * Tiến sĩ, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Lái xe dưới ảnh hưởng của rượu bia đang là một vấn đề đáng báo động đối với an toàn công cộng ở Việt Nam, gây ra đáng kể những thiệt hại kinh tế và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho xã hội. Để gợi mở cách giải quyết vấn đề trên, bài viết tham khảo pháp luật Hoa Kỳ về quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ và đưa ra những gợi mở cho Việt Nam. Từ khoá: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; cơ sở bán lẻ rượu, bia tiêu dùng tại chỗ; tai nạn giao thông do say rượu. Ngày nhận bài: 10/3/2020; Ngày biên tập xong: 17/4/2020; Ngày duyệt đăng: 17/4/2020. Driving under the influence has been an alarming issue in Vietnam that causing significant economic losses and unfortunate consequences for society. To resolve that issue, the article studies the United States law on liability to compensate for non-contractual damages of liquor stores as references and offers suggestions for Vietnam. Keywords: Liability to compensate for non-contractual damages, liquor stores, drunk-driving crashes. 42 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CƠ SỞ... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép2. Các điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu. Căn cứ Điều 40, Nghị định số 185/2013/ NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định 185), hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu mà không có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng theo quy định; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh không phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo quy định. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, Việt Nam đã có các quy định chặt chẽ về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu. Tuy nhiên, đối với mặt hàng bia thì việc kinh doanh được áp dụng như đối với các thực phẩm thông thường khác. Vì vậy, cần phải có thêm quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh đối với bia. Hoạt động bán bia tiêu dùng tại chỗ cũng cần phải được cấp phép, tiến tới áp dụng quy hoạch về sản xuất rượu, bia trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương, đồng thời quy định lộ trình quy hoạch mạng lưới bán lẻ rượu, bia. Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính 2 Điều 4, Nghị định 105/2017/NĐ-CP. sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 (Quyết định 244/QĐ-TTg) đã đưa ra các giải pháp về kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Trong đó nhấn mạnh là: “...Nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý phù hợp về lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác tối đa được bán cho một khách hàng sử dụng tại chỗ; không bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác cho người có biểu hiện say rượu, bia...; Nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với việc người chủ cơ sở và người lao động của cơ sở kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác phải được tập huấn về trách nhiệm trong cung cấp rượu, bia và đồ uống có cồn khác với các nội dung cụ thể như: các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, cách nhận biết tuổi, nhận biết biểu hiện về lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác của khách hàng...”. Như vậy, vai trò của cơ sở bán lẻ rượu, bia tiêu dùng tại chỗ đối với việc nhận biết độ tuổi, nhận biết biểu hiện say rượu, bia và lạm dụng rượu, bia của khách hàng là rất quan trọng. Các chủ cơ sở và người lao động của các cơ sở bán lẻ rượu, bia tiêu dùng tại chỗ là người gần nhất với khách hàng với các biểu hiện đáng lưu ý như trên. Họ đồng thời có đủ điều kiện, khả năng quyết định việc có tiếp tục phục vụ rượu bia cho khách hàng này nữa hay không. Quyết định này của các cơ sở bán lẻ rượu, bia tiêu dùng tại chỗ sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ tai nạn giao thông do khách hàng có thể gây ra trong tình trạng say rượu, bia. Chính vì vậy, mục tiêu số 8 của Chiến lược toàn cầu nhằm giảm tác hại của việc sử dụng rượu, bia, với tiêu đề “Giảm hậu quả tiêu cực của hoạt động uống và ngộ độc đồ uống có cồn” đã đưa ra một số lựa chọn chính sách và biện pháp can thiệp, trong đó đáng lưu ý là khuyến nghị: “Thi hành luật cấm cung cấp rượu cho người say và các chế 43Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH định pháp luật về hậu quả của tác hại đối với người say do việc được cung cấp rượu”. Điều này được hiểu là cần phải có các quy định pháp luật ràng buộc trách nhiệm của các cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ đối với các tác hại mà người say gây ra cho bên thứ ba (là nạn nhân trong một vụ tai nạn giao thông, ẩu đả) do được các cơ sở này cung cấp rượu, bia khi bản thân khách hàng đã có biểu hiện say rượu, bia. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này hiện nay tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do các vướng mắc pháp lý. 2. Một số rào cản pháp lý đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ Tai nạn giao thông thường gây ra các thiệt hại về con người và tài sản, do đó vấn đề bồi thường thiệt hại, mà cụ thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đặt ra. Điều 584 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”. Có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ 03 yếu tố: (1) Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác; (2) Có thiệt hại thực tế; (3) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại (Hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại). Như vậy, yếu tố “lỗi” không còn là một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như quy định trước đây tại Điều 604 BLDS năm 2005. Quy định này tạo điều kiện cho nạn nhân dễ dàng được bồi thường thiệt hại hơn do không phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Người gây thiệt hại phải chứng minh điều ngược lại theo các trường hợp tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015. Rủi ro lúc này được chuyển sang phía người gây thiệt hại. Khoản 1 Điều 596 BLDS năm 2015 cũng quy định trường hợp bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra, theo đó người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Ở đây, người do uống rượu, bia trước khi gây thiệt hại hoàn toàn nhận thức được việc dùng rượu, bia có thể dẫn đến các hành vi gây thiệt hại, tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, họ có thể đã không nhận thức được hành vi và thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Như vậy, có thể hiểu họ có lỗi vì đã đặt mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nên họ vẫn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chính vì vậy, trong trường hợp một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại3. Do đó, đứng ở góc độ bảo vệ nạn nhân của các tai nạn giao thông do người say rượu, bia gây ra quy định này, có một số điểm cần lưu ý. Theo một báo cáo gần đây nhất, tỷ lệ hộ 3 Khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 44 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CƠ SỞ... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 gia đình ở các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn (hộ người dân tộc thiểu số, miền núi, hộ ở nông thôn) có ít nhất một thành viên uống ở mức có hại cao hơn so với người Kinh và người sống ở khu vực thành thị4. Hay nói cách khác, người gây ra tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia thường là người không có khả năng kinh tế và tài chính để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Trong khi đó, tỷ lệ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia ở Việt Nam ngày càng tăng. Chính vì vậy, nếu như đối với những trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, vấn đề lỗi không cần đặt ra thì tại các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như tại trường hợp quy định tại Điều 596 BLDS năm 2015, vấn đề lỗi để quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại được đặt ra. Điều này là không cần thiết và cản trở nạn nhân của các tai nạn giao thông tìm đến những chủ thể có khả năng chi trả cho các thiệt hại mà họ phải gánh chịu do tác hại của rượu bia, dù những chủ thể này có lỗi vô ý đối với tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của người gây thiệt hại. Chẳng hạn như các cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ vì mục đích lợi nhuận, họ có thể phục vụ các “thượng đế” của mình không giới hạn, dẫn đến việc khách hàng lâm vào tình trạng say và gây ra tai nạn. Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ sở này trong trường hợp phục vụ rượu, bia cho các khách hàng đã có biểu hiện say góp phần làm giảm tai nạn giao thông do rượu bia, đồng thời bảo vệ tốt hơn cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông. Hiện nay, để giải quyết vấn đề lạm dụng rượu bia gây tai nạn giao thông, nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ đã có các quy định riêng cho 4 Viện Chiến lược và chính sách y tế (2018), Hậu quả của sử dụng rượu bia đối với Hộ gia đình 2018 vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông do rượu bia gây ra với những đặc thù riêng và khác biệt so với các quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 3. Pháp luật Hoa Kỳ về quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ và những gợi mở cho Việt Nam Mỗi ngày, ở Hoa Kỳ có khoảng 28 người chết vì tai nạn giao thông do lái xe trong tình trạng suy giảm nhận thức dưới ảnh hưởng bởi rượu bia. Lái xe trong tình trạng say gây ra tổng thiệt hại kinh tế ước tính là 242 tỷ đô la Mỹ mỗi năm5. Trong tất cả 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ, lái xe dưới ảnh hưởng của rượu bia (Driving Under Influence - DUI) hoặc Lái xe trong khi say rượu, bia (Driving While Intoxicated - DWI) là một trọng tội, được coi là rất nguy hiểm và bị trừng phạt nghiêm khắc. Ví dụ, tại California, vi phạm DUI đầu tiên sẽ bị phạt đến 6 tháng tù giam, phạt tiền lên đến tối đa 1.000 đô la Mỹ và tối đa 10 tháng đình chỉ giấy phép lái xe. Giới hạn pháp lý về hàm lượng cồn trong máu (Blood Alcohol Content - BAC, 0,08%) là nhất quán trên khắp Hoa Kỳ và một người có BAC cao hơn 0,08% sẽ bị nghiêm cấm lái xe ở tất cả 50 tiểu bang. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2012, đáng ngạc nhiên là 4,2 triệu người thành niên đã thừa nhận ít nhất một lần lái xe trong tình trạng suy giảm nhận thức do bị ảnh hưởng bởi rượu bia6. Trong cùng năm đó, Cục Điều tra Liên bang (FBI) báo cáo có 1.282.957 trường hợp lái xe dưới ảnh hưởng của rượu 5 Blincoe, L. J., Miller, T. R., Zaloshnja, E., & Lawrence, B. A. (2015, May). The economic and societal impact of motor vehicle crashes, 2010. (Revised) (Report No. DOT HS 812 013). Washington, DC: National Highway Traffic Safety Administration. 6 Jewett, A., Shults, R. A., Banerjee, T., & Bergen, G. (2015). Alcohol-impaired driving among adults - United States, 2012. Morbidity and Mortality Weekly Report, 64(30), 814-17. 45Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH bia bị bắt giữ. Như vậy là chỉ có khoảng 1% số người lái xe dưới ảnh hưởng của rượu bia bị phát hiện và bắt giữ bởi cơ quan thực thi pháp luật. Mối lo ngại ngày càng tăng đối với hiện tượng lái xe trong tình trạng bị suy giảm nhận thức do bị ảnh hưởng bởi rượu bia đã thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền thực thi các luật có hiệu quả hơn để có thể ngăn chặn và giảm hiện tượng người lái xe say rượu và các tổn thất do nó gây ra7. Bên cạnh việc tăng cường các chế tài xử lý hình sự đối với người lái xe say rượu, các cơ quan lập pháp và tòa án bắt đầu xem xét đến thủ phạm chính của hiện tượng này. Đó chính là các cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ - những người được cấp phép bán lẻ rượu bia và kiếm được lợi nhuận từ việc bán hoặc cung cấp rượu bia cho người uống. Trong bối cảnh này, Luật về trách nhiệm của chủ quán rượu (Dram Shop Law) đã được rất nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ ban hành để ràng buộc trách nhiệm của các cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ. Quy định này dựa trên lý thuyết rằng các cơ sở này có nghĩa vụ không phục vụ rượu bia cho người say. Do đó, trách nhiệm dân sự của chủ quán rượu bao gồm việc bồi thường thiệt hại cho cả bên thứ ba vô tội (nạn nhân của tai nạn giao thông) và người say (khách hàng của quán rượu). Luật về trách nhiệm của chủ quán rượu là một nhánh của hệ thống pháp luật điều chỉnh về các cơ sở thương mại bán hoặc cung cấp đồ uống có cồn cho công chúng tại Hoa Kỳ. Theo quy định của luật này, các cơ sở nói trên phải chịu cả trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự do phục vụ rượu, bia quá mức đối với những khách hàng có biểu hiện say 7 He (Vivian) Li (2016), An overview of Dram shop law and its validity with an emphasis on California: a case for imposing civil liability on commercial drinking establishments, Thesis Master of Science in Hospitality Management, Faculty of California State Polytechnic University, Pomona, 2016. rượu rõ ràng8. Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các hành vi bất hợp pháp liên quan đến bán hoặc cung cấp rượu bia đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Một số hành vi bất hợp pháp diễn ra tại các quán rượu như bán hàng sau khung giờ cho phép, không kiểm tra căn cước công dân sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về cấp phép kinh doanh bán lẻ rượu bia. Luật về trách nhiệm của chủ quán rượu chủ yếu điều chỉnh các vấn đề đối với thương tích gây ra cho con người và thiệt hại đối với tài sản gây ra do tình trạng say rượu bia và ràng buộc trách nhiệm của các cơ sở bán lẻ rượu bia tiêu dùng tại chỗ. Ngoài ra, Luật về trách nhiệm của chủ quán rượu cũng khác với Luật về trách nhiệm của chủ tiệc (Social host Liability Law). Luật về trách nhiệm của chủ tiệc điều chỉnh hành vi của các cá nhân không có mục đích lợi nhuận, thường là chủ tiệc thiết đãi bạn bè, đồng nghiệp ngay tại tư gia, các bữa tiệc nói trên có phục vụ rượu bia đặc biệt đối với người say. Sau đó, nếu người này gây ra tai nạn giao thông hoặc các vụ va chạm, ẩu đả thì người chủ tiệc phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù vậy, hai khái niệm pháp lý này rất giống nhau và cả hai đều nhằm mục đích ngăn chặn việc lái xe trong tình trạng say rượu bia và giảm các thương tật do rượu bia gây ra. Các chủ thể có thể đứng tên nguyên đơn và có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo Luật về trách nhiệm của chủ quán rượu bao gồm bên thứ nhất trong quan hệ này, tức là khách hàng của quán rượu, người tiêu thụ rượu bia trực tiếp tại quán rượu và sau đó gây ra thương tích cho bên thứ ba. Tuy nhiên, yêu cầu này chỉ có hiệu lực khi nguyên đơn là trẻ vị thành niên (người dưới 21 tuổi) và bị say do được phục 8 Alexander, R. J. (2013), Alcoholic beverage law and hospitality law: Merry times and safe travels. GPSolo, 30(6), 16-19. 46 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CƠ SỞ... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 vụ rượu bia tại quán rượu. Trường hợp thứ hai có thể đứng tên nguyên đơn chính là bên thứ ba vô tội, người phải gánh chịu các thương tích gây ra bởi người say rượu do được phục vụ rượu bia quá mức tại quán rượu. Theo quy định của Luật về trách nhiệm của chủ quán rượu, bất kỳ cá nhân nào bị thương bởi người say rượu (hay những người do họ chỉ định) có thể khởi kiện chủ quán rượu nơi mà người gây ra thương tích cho mình bị say để đòi bồi thường về sức khoẻ, tính mạng, tài sản9. Việc ban hành Luật về trách nhiệm của chủ quán rượu phục vụ hai mục đích riêng biệt. Trước hết, nó phản ánh ý định của cơ quan lập pháp trong việc giám sát và điều chỉnh hoạt động phân phối, bán lẻ rượu bia bằng cách trừng phạt các nhà phân phối hoặc cung cấp rượu bia một cách không kiểm soát. Thứ hai, đối với một số tiểu bang, chẳng hạn như tiểu bang Illinois đã ban hành Luật về trách nhiệm bồi thường của chủ quán rượu rất nghiêm ngặt với một mục đích duy nhất là tìm kiếm sự bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân vô tội đối với các thương tích và tổn thất của họ. Trong trường hợp này, mục đích trừng phạt của đạo luật xảy ra chỉ như là một kết quả ngẫu nhiên đi kèm với mục đích bồi thường. Luật về trách nhiệm bồi thường của chủ quán rượu của tiểu bang Illinois thậm chí không có quy định lỗi, tức là không đòi hỏi chủ quán rượu hoặc người đại diện của chủ quán rượu phải nhận thức được hoặc ít nhất cần phải biết được rằng khách hàng đang có biểu hiện say rõ rệt, trong khi đó là điều kiện tiên quyết để tạo thành một tố quyền hợp pháp như được đặt ra trong các đạo luật tương tự của các tiểu bang khác. Như vậy, chính khả năng thanh toán chi phí của bị đơn cho các thương tích gây ra chứ không phải bản thân hành vi trái pháp luật của bị đơn mới là mối quan tâm của các nhà lập pháp. 9 He (Vivian) Li (2016), Tlđd, trang 3-4. Việc áp đặt trách nhiệm pháp lý mà không cần chứng minh lỗi cho các hoạt động mang tính nguy hiểm bất thường ngày càng được xã hội chấp nhận. Ví dụ, các ngành công nghiệp sử dụng chất nổ khi cần thiết trong những trường hợp đặc biệt có thể vẫn không tránh khỏi việc gây ra các tổn hại, bất kể các doanh nghiệp này đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tác hại đó xảy ra. Cơ quan lập pháp cho rằng, các ngành công nghiệp này với lợi nhuận cao thường có thể có khả năng chịu được các chi phí để chống lại nguy cơ gây ra bởi các hoạt động vốn dĩ chứa đựng các tổn hại tiềm ẩn đó. Lý do này giải thích cho việc áp đặt trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt đối với các chủ quán rượu. Các cơ sở này phải chịu trách nhiệm vì đã đặt công chúng vào một nguy cơ khó tránh bị gây tai nạn do ảnh hưởng của rượu bia. Các bên thứ ba bị thương không có vị trí tốt hơn để dự đoán tác hại do một người say có thể gây ra. Với các điều kiện chặt chẽ được quy định trong các luật về trách nhiệm của chủ quán rượu của Hoa Kỳ như hành vi cung cấp rượu bia cho một người có biểu hiện rõ ràng là say (“visible intoxicated”), nguyên tắc có thể nhìn thấy trước nguy cơ gây thương tích (“principle of foreseeability”), gánh nặng về bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông do ảnh hưởng của rượu bia giờ đây sẽ được chia sẻ cho các chủ quán rượu. Đạo luật này đã đứng về phía người bị thiệt hại ở nhiều góc độ và do đó, cả xã hội sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, pháp luật về bồi thường thiệt hại của Việt Nam chưa có những quy định riêng biệt như trên để bảo vệ người bị thiệt hại trong tai nạn giao thông do ảnh hưởng của rượu bia. Do đó, việc hoàn thiện chính sách và quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này là một yêu cầu cần thiết trong thời gian tới nhằm góp phần từng bước hạn chế gánh nặng do lạm dụng rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_ngoai_hop_dong_cua_co_so_ba.pdf
Tài liệu liên quan