Thay lời kết
Mặc dù được coi là một tiêu chuẩn
cốt lõi và là một tiêu chí hàng đầu để đánh
giá một nền QTCT tốt, nhưng thuật ngữ
“TNGT” của HĐQT hầu như còn vắng bóng
trong các quy định của pháp luật và thực
tiễn QTCT ở Việt Nam. Có lẽ lý do của hiện
tượng này là do TNGT chưa được nghiên
cứu, tìm hiểu một cách thấu đáo nên khó
xâm nhập vào tư duy của làm luật và thực
tiễn QTCT nước ta. Trong quá trình tiếp thu
các nguyên tắc QTCT của OECD năm 2004,
trong Luật năm 2014 và những luật có liên
quan, TNGT được chuyển hóa thành trách
nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của HĐQT và các
cơ quan quản lý công ty khác. Điều này một
mặt làm vai trò của HĐQT và các cơ quan
quản lý trở nên cụ thể, dễ hiểu, nhưng mặt
khác, cũng làm giảm ý nghĩa và giá trị triết
lý xuyên suốt của TNGT trong mối quan hệ
với tính minh bạch và công bố thông tin,
SCR và đạo đức kinh doanh của nền QTCT
hiện đại như đã phân tích ở trên.
Trên thực tiễn, do coi nhẹ TNGT nên
các cơ quan chức năng của Nhà nước thường
lơ là trong vai trò kiểm soát việc tuân thủ
pháp luật của bộ máy quản lý công ty, bản
thân các cổ đông và người có liên quan cũng
thiếu quan tâm đến thực thi tính minh bạch
và công bố thông tin của HĐQT và Ban
giám đốc điều hành. Các sai phạm đặc biệt
nghiêm trọng trong QTCT dẫn đến sự đổ vỡ,
thất thoát của hàng loạt ngân hàng thương
mại cổ phần như Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng
TMCP Xây dựng (VNCB) là những minh
chứng rõ ràng cho hậu quả thiếu TNGT
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở VIỆT NAM: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN
Tóm tắt:
Trách nhiệm giải trình được OECD1 đánh giá là một trong những
tiêu chuẩn cốt lõi của quản trị công ty tốt và luôn song hành cùng
tính minh bạch và công bố thông tin. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề
này chưa được quan tâm đúng mức cả trên phương diện lý thuyết
và thực tiễn..
1 OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Phan Thị Thanh Thủy*
* TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract
According to OECD, accountability is one of the core standards
of good modern corporate governance and always aligned with
transparency and disclosure. However, in Vietnam, this issue has
not been properly addressed in both theory and practice. This
article provides the analysis of and points out the limitations of
the relevant law and the practice of corporate accountability in the
country.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Trách nhiệm giải trình ,
minh bạch, công bố thông tin, quản trị
công ty
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 23/04/2018
Biên tập : 16/05/2018
Duyệt bài : 25/05/2018
Article Infomation:
Keywords: accountability,
transparency, disclosure, corporate
governance.
Article History:
Received : 23 Apr. 2018
Edited : 16 May 2018
Approved : 25 May 2018
Đề dẫn
Trong những năm gần đây, thuật ngữ
“trách nhiệm giải trình” (accountability) đã
bắt đầu xuất hiện với tần xuất đáng chú ý
trong các tuyên bố của cơ quan chức năng
của Chính phủ, các nghiên cứu về quản lý
nhà nước và trên truyền thông ở Việt Nam
khi đề cập đến các yêu cầu trong thực hiện
chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức
công quyền. Tuy nhiên, có một điều còn ít
được quan tâm đến cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn ở nước ta đó là trách nhiệm
giải trình (TNGT) còn được đánh giá là một
trong những tiêu chuẩn cốt lõi của nền quản
trị công ty (QTCT) hiện đại. Giá trị này luôn
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 11(363) T6/2018
song hành với với tính minh bạch và công
bố thông tin và trách nhiệm của Hội đồng
Quản trị (HĐQT).
1. Quan niệm về trách nhiệm giải trình
trong quản trị công ty
1.1 Khái niệm TNGT
TNGT là một thuật ngữ có tính phổ
biến ở các nhà nước pháp quyền có nền quản
trị tiên tiến. Hiện tại, không có một định
nghĩa chung về TNGT. Trong một công trình
nghiên cứu, Fisher đã đưa ra một định nghĩa
về TNGT trong một thể chế quản trị như sau:
“TNGT là phương tiện cụ thể hóa mối quan
hệ giữa các thể chế, phân định trách nhiệm,
kiểm soát quyền lực, tăng cường tính hợp
pháp, và cuối cùng thúc đẩy tính dân chủ”2.
Nói cách khác, mục đích TNGT là tạo niềm
tin vào các thể chế quản trị và bảo đảm rằng
các thể chế này thực sự đem lại lợi ích cho
những người tạo dựng và tham gia.
Dưới góc độ quản trị công, Ngân hàng
Thế giới (World Bank - WB) đã đưa ra một
giải thích sâu về bản chất cho thuật ngữ này,
theo đó “TNGT là để đảm bảo các hành
động và các quyết định của các quan chức
chính phủ phải chịu sự giám sát để chắc
chắn rằng các hoạt động của chính phủ đáp
ứng được các tuyên bố của họ về mục tiêu
đề ra, đáp ứng được nhu cầu các cộng đồng
có lợi ích từ các hoạt động này và để quản
lý tốt hơn”. WB cũng chỉ ra rằng, TNGT
được cấu thành bởi hai thành tố: tính giải
đáp (answerability) và tính bắt buộc thực
thi (Enforcement). Theo đó, tính giải đáp đề
cập đến nghĩa vụ của chính phủ, các cơ quan
chức năng và người có thẩm quyền trong
việc cung cấp thông tin về các quyết định,
hành động và biện minh trước công chúng
2 Fisher, E., The European Union in the Age of Accountability; Oxford Journal of Legal Studies, 2004. 24 (3), p. 495 -515
3 World Bank, Accountability in Governance,, tại https://siteresources.worldbank.org/
PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/AccountabilityGovernance.pdf (truy cập 10/4/2018).
4 Fisher, E., The European Union in the Age of Accountability; tlđd., p.178
5 Dragomir V.D., Accountability in the name of Global Corporation Governance: A Histotical Perspective ,tại http://
www.asecu.gr/files/RomaniaProceedings/20.pdf (truy cập 18/4/2018). The Bucharest Academy of Economic Studies,
Romania.
và các tổ chức về hoạt động của mình. Tính
bắt buộc thực thi được hiểu rằng các tổ chức
có liên quan đến TNGT có thể bị xử phạt
hoặc buộc phải khắc phục thiệt hại nếu vi
phạm trách nhiệm này3.
Như vậy, TNGT là một tiêu chuẩn,
một trụ cột quan trọng trong quản trị công
bởi lẽ nó giúp đánh giá tính hiệu quả và liên
tục của cơ quan công quyền và các công
chức nhằm đảm bảo rằng họ đang thực hiện
đúng và đầy đủ chức năng được giao phó,
giữ niềm tin của của công chúng vào chính
phủ và đáp ứng nhu cầu các cộng đồng mà
chính phủ đó đang phục vụ.
1.2 TNGT trong QTCT
Theo Licht, dưới góc độ xã hội, TNGT
là một trong những chuẩn mực xã hội quan
trọng có thể gọi chung là "các chuẩn mực về
quản trị". Đây chính là các quy tắc về quản
trị quy định các phương thức nắm giữ và sử
dụng quyền hợp pháp - nghĩa là nhằm giải
quyết vấn đề sử dụng và hạn chế lạm dụng
quyền lực trong các thể chế4.
TNGT còn là một tiêu chuẩn ngày càng
được coi trọng và phổ biến trong lĩnh vực xã
hội, đặc biệt là trong QTCT. Từ thế kỷ 18,
Adam Smith, cha đẻ của lý thuyết về kinh tế
thị trường, đã nhận định rằng những người
quản lý công ty phải có trách nhiệm chăm lo,
quản lý cho tài sản của các nhà đầu tư hơn là
tài sản của chính họ5. Cùng với sự phát triển
của nền thị trường hiện đại, QTCT đòi hỏi
có sự cân bằng các lợi ích chính đáng bao
gồm lợi ích cổ đông (shareholders) và lợi ích
của những người có liên quan (stakeholder)
như người lao động, đối tác, cộng đồng địa
phương TNGT ngày càng trở thành một
đòi hỏi thiết yếu của nền QTCT hiện đại.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 11(363) T6/2018
Năm 1998, trong một báo cáo cải
thiện khả năng quản trị doanh nghiệp để
tiếp cận nguồn vốn toàn cầu, nhóm cố vấn
của OECD nêu chi tiết bốn tiêu chuẩn quản
lý cốt lõi để thu hút nguồn vốn tư nhân bao
gồm: a) Công bằng: bảo vệ quyền lợi của cổ
đông, bao gồm quyền của cổ đông thiểu số
và cổ đông nước ngoài (và quyền hợp đồng
với các nhà cung cấp tài nguyên); b) Minh
bạch: yêu cầu công khai kịp thời các thông
tin đầy đủ, rõ ràng và có thể so sánh liên
quan đến hoạt động tài chính của công ty,
quản trị doanh nghiệp và quyền sở hữu của
công ty; c) TNGT: làm rõ vai trò và trách
nhiệm quản trị, và đảm bảo rằng các lợi ích
quản lý và lợi ích của cổ đông được liên
kết và theo dõi bởi HĐQT; d) Trách nhiệm:
đảm bảo tuân thủ các luật và quy định khác
phản ánh các giá trị của xã hội tương ứng6.
Ngay sau đó, năm 1999 bốn tiêu chuẩn
này đã được mở rộng thành sáu nguyên tắc
QTCT không bắt buộc (OECD non-binding
principles of Coprporate Governnce) đối
với các nước thành viên. Trong đó, TNGT
được coi là một giá trị xuyên suốt và kết nối
tất cả các nguyên tắc này. Bộ nguyên tắc
QTCT của OECD đã nhanh chóng lan rộng
và được coi là tiêu chuẩn để xây dựng nên
khung khổ pháp luật về QTCT tại nhiều các
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong lần
chỉnh sửa thứ hai năm 2004, OECD đã bổ
sung thêm nhiều yếu tố, trong đó nhấn mạnh
TNGT trong QTCT phải được thực thi một
cách có hệ thống và chủ động: “Khuôn khổ
QTCT cần phải đảm bảo việc cung cấp định
hướng chiến lược cho công ty, đảm bảo việc
giám sát có hiệu quả từ phía HĐQT, và đảm
bảo TNGT của HĐQT trước công ty và các
6 OECD, Corporate Governance: Improving Competitiveness and Access to Capital in Global Markets A Report to the
OECD by the Business Sector Advisory Group on Corporate Governance, OECD Publishing 1998.
7 Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - WB Group, Cẩm nang Quản trị Công ty, IFC-WB Group, Hà Nội, 2010
8 Keay, A. and Loughrey J., The framework for board accountability in corporate governance,. Legal Studies,2005.
35(2), tr. 252-279.
9 Yuhao Li, The Case Analysis of the Scandal of Enron, International Journal of Business and Management 2010, 5(10),
tr. 37-41.
cổ đông”7. Từ quan điểm QTCT là một hệ
thống mà theo đó các hoạt động của công ty
được định hướng và kiểm soát và có trách
nhiệm với các cổ đông và các bên có liên
quan thì TNGT chính là tiêu chuẩn đánh giá
và biểu tượng của một nền quản trị tốt8.
Đầu những năm 2000, sau vụ sụp đổ
của Tập đoàn Năng lượng xuyên quốc gia
Enron và một loạt các tập đoàn đình đám
như Worldcom và Tyco ở Hoa Kỳ mà nguyên
nhân chính là HĐQT của mô hình quản trị
một tầng được trao quá nhiều quyền lực,
thiếu tính minh bạch và sự kiểm soát, một
loạt các đạo luật liên quan đến tăng cường
bảo vệ cổ đông và nghĩa vụ minh bạch thông
tin về tài chính công ty đã được ban hành ở
quốc gia này, tiêu biểu là Luật Cải cách kiểm
toán trong Công ty đại chúng và Bảo vệ nhà
đầu tư ( Sarbanes-Oxley Act of 2002) đưa ra
những đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về tính minh
bạch và TNGT9.
Sau sự sụp đổ của Enron, châu Âu đã
trở nên cảnh giác với tính thiếu kiểm soát
của mô hình quản trị một tầng. Để ngăn chặn
các xung đột tiềm ẩn giữa HĐQT công ty,
các cổ đông và người có liên quan, Ủy ban
châu Âu (EC) đã đưa ra ra một công thức về
“TNGT thông qua công bố thông tin”. Hai
yếu tố cơ bản của hệ thống TNGT là quyền
của cổ đông và trách nhiệm công bố thông
tin được nhấn mạnh trong các luật công ty
và các quy định của thị trường chứng khoán.
EC cũng khuyến khích và đề cao các quy
định mang tính tự nguyện trong điều lệ công
ty về minh bạch và trách nhiệm giải trình
nhằm mục đích đạt được sự tin cậy của các
nhà đầu tư.
Dưới góc độ xã hội, TNGT trong
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 11(363) T6/2018
QTCT hiện đại đã tiến đến mức độ cao và
mang những giá trị mới, hòa hợp với trách
nhiệm xã hội của công ty (Corporate socicial
responsibility - CSR). Không chỉ bảo vệ
quyền của cổ đông, TNGT còn hướng tới
bảo vệ những người có lợi ích liên quan, đề
cao tính minh bạch và coi đó là biểu hiện
của đạo đức kinh doanh10. Từ nhận thức này,
OECD khuyến nghị rằng các tiêu chuẩn về
TNGT phải trở nên bắt buộc và cụ thể trong
chuỗi các quy định của pháp luật về khung
khổ QTCT cũng như trong các quy định nội
bộ11. Nói cách khác, TNGT bao gồm trách
nhiệm bắt buộc do pháp luật quy định và
trách nhiệm tự nguyện do chính công ty đặt
ra là một giá trị cốt lõi không chỉ phục vụ
cho lợi ích của các cổ đông công ty mà còn
gắn với trách nhiệm xã hội và các giá trị về
đạo đức kinh doanh của công ty.
TNGT là một tiêu chuẩn mang tính bắt
buộc trong QTCT không hoàn toàn đến một
cách tự nguyện mà được thể hiện thông qua
nghĩa vụ, trách nhiệm của bộ máy QTCT và
những người nắm giữ vai trò quản lý để đảm
bảo rằng, công ty thực sự vận hành vì lợi ích
chính đáng của cổ đông và những người có
liên quan. Như vậy, dưới góc độ luật pháp,
TNGT trong QTCT được hiểu là một hệ
thống các nguyên tắc và quy trình bắt buộc
do pháp luật quy định và các quy chế quản
trị nội bộ công ty đặt ra, được thực thi thông
qua bộ máy quản trị của mình, để đưa ra
các định hướng hoạt động, đảm bảo trách
nhiệm bảo vệ quyền lợi của những người có
liên quan thông qua việc công bố thông tin.
1.3 Nội dung, ý nghĩa của TNGT
Nội dung của TNGT trong QTCT tập
10 Amiram Gill, Corporate Governance as Social Responsibility: A Research Agenda, Berkeley Journal of International
Law Vol. 26. 2008.
11 Keay, A. and Loughrey J., The framework for board accountability in corporate governance,. Legal Studies,2005. 35(2)
và Yuhao Li, The Case Analysis of the Scandal of Enron, International Journal of Business and Management 2010,
5(10).
12 Yadong Luo, Corporate governance and accountability in multinational enterprises: Concepts and agenda. Journal of
International Management,, 2005. 11(2005), tr.1-18
13 European Union, Accountabilitytạihttps://ec.europa.eu/echo/who/accountability_en. (truy cập 17/4/2018).
trung vào vấn đề minh bạch trong hoạt động
tài chính, công bố thông tin và giải thích các
chính sách và hoạt động của công ty đối với
cổ đông và các bên có liên quan chính như
các nhà quản lý, khách hàng, nhân viên, chủ
nợ, nhà cung cấp và cộng đồng địa phương12.
Theo EC, TNGT cần phải thể hiện bằng các
tiêu chí cụ thể bao gồm: báo cáo tài chính
hàng năm; hoạt động kiểm toán, công bố
chiến lược hoạt động; báo cáo những nghi
ngờ về hành vi sai trái, quản lý kém hoặc
gian lận liên quan đến các hoạt động hoặc
đối tác13.
TNGT của công ty thể hiện sự làm
chủ và tính chịu trách nhiệm với các hoạt
động kinh doanh và được thể hiện qua mức
độ minh bạch trong công bố các thông tin
cho dù sự minh bạch này là bắt buộc (theo
luật định) hay tự nguyện (do điều lệ công
ty quy định). Thực hiện TNGT một cách
nghiêm túc trong thời gian dài giúp công ty
có được sự tín nhiệm của nhà đầu tư và các
bên có liên quan và đánh giá tốt từ các cơ
quan chức năng, các tổ chức xếp hạng doanh
nghiệp, từ đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh
tranh trên thị trường.
1.4 Cơ quan thực thi TNGT
trong QTCT
TNGT thuộc về bộ máy QTCT và
những người nắm các chức danh quản lý,
cụ thể là thuộc về HĐQT và những người
điều hành như Ban giám đốc (giám đốc,
tổng giám đốc), Ban kiểm soát. Tuy nhiên
trọng tâm của việc thực thi TNGT thuộc về
HĐQT theo đó HĐQT chỉ đạo và giám sát
Ban giám đốc, và đồng thời phải có TNGT
trước các cổ đông về các thông tin quan
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 11(363) T6/2018
trọng một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời
(bao gồm những thông tin liên quan tới chiến
lược kinh doanh, tình hình tài chính, các chỉ
số tài chính, cơ cấu sở hữu và cơ cấu quản
lý của công ty) nhằm giúp cho các cổ đông
và các nhà đầu tư đưa ra những quyết định
chính xác. HĐQT và các chức danh quản lý
phải quan tâm đến lợi ích của các bên có
quyền lợi liên quan, ví dụ người lao động,
cho dù những quyền lợi ấy không được thể
hiện một cách rõ ràng trong luật công ty hay
luật luật chứng khoán.
2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm giải
trình, tính minh bạch, trách nhiệm xã hội
và đạo đức kinh doanh của công ty
TNGT, tính minh bạch và công bố
thông tin là những giá trị cốt lõi luôn song
hành với nhau trong một nền quản trị tốt.
Theo đó, TNGT là một tiêu chuẩn xuyên suốt
trong các hoạt động của công ty và tập trung
vào vai trò của HĐQT và những người quản
lý. TNGT được thể hiện thông qua mức độ
minh bạch và công bố thông tin về chiến lược
phát triển của công ty, về các hoạt động tài
chính, kinh doanh và các vấn đề quan trọng
khác liên quan đến sở hữu và QTCT. Ngược
lại, một công ty không thể chứng minh việc
thực thi đầy đủ TNGT nếu không được công
nhận là có một nền quản trị minh bạch đảm
bảo tính công bố thông tin14.
Trong QTCT hiện đại, tính minh bạch
và TNGT có mối liên hệ sâu sắc với CSR
và đạo đức kinh doanh. Trên thực tế, CSR
và TNGT của công ty đôi khi bị nhầm lẫn
hoặc được coi là đồng nghĩa. Thực chất đây
là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có mối
liên hệ mật thiết. CSR theo nghĩa rộng nhất là
các hoạt động mang tính tự nguyện phản ánh
niềm tin rằng các công ty không chỉ có trách
nhiệm tạo ra lợi nhuận cho cổ đông mà còn
có trách nhiệm xã hội khác, bao gồm trách
14 Phan Thị Thanh Thủy, Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tlđd.
15 Amiram Gill, Corporate Governance as Social Responsibility: A Research Agenda, Berkeley Journal of International
Law Vol. 26. 2008.
16 nt
17 OECD, Các Nguyên tắc quản trị Công ty của OECD, World Bank - IFC 2004.
nhiệm thụ động như gìn giữ không gây hại
cho môi trường, cá nhân hoặc cộng đồng,
hoặc trách nhiệm tích cực thông qua các hoạt
động từ thiện, bảo vệ môi trường, tạo công
ăn việc làm cho người địa phương, xây dựng
cộng đồng CSR không trực tiếp chỉ dẫn
hoạt động kinh doanh của công ty mà ảnh
hưởng đến những người có liên quan như đối
tác, người lao động, cộng đồng và gián tiếp
tác động đến chuỗi sản suất toàn cầu15.
Ngược lại, TNGT của công ty là tiêu
chuẩn bắt buộc để chỉ ra tính chịu trách
nhiệm về các chiến lược kinh doanh, các
hoạt động tài chính và QTCT. Nó hàm ý
rằng, hành vi của công ty chịu ảnh hưởng
bởi áp lực của các bên liên quan, của chính
phủ và xã hội. Như vậy, cả CSR và TNGT
vô hình chung đều phản ánh một giá trị ngày
càng được đề cao trong QTCT hiện đại là
đạo đức kinh doanh, bởi lẽ cả hai giá trị này
đều thể hiện mức độ quan tâm của công ty
đến những giá trị vượt ra ngoài khả năng tối
đa hóa lợi nhuận của cổ đông16.
3. Trách nhiệm giải trình theo tiêu chuẩn
của của OECD và quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 2014
Trong bất cứ mô hình quản trị công ty
một tầng hay hai tầng, theo thông lệ quốc tế,
HĐQT cũng được coi là quản lý đại diện cho
công ty và chịu TNGT. Theo OECD, cùng với
chiến lược chỉ đạo công ty, HĐQT chủ yếu
chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả công tác
quản lý và đem lại lợi nhuận thỏa đáng cho
cổ đông, đồng thời ngăn ngừa các xung đột
lợi ích, duy trì sự cân bằng và nâng cao sức
cạnh tranh cho công ty. HĐQT giám sát các hệ
thống quản lý nội bộ để đảm bảo công ty tuân
thủ các luật lệ có liên quan, bao gồm luật thuế,
cạnh tranh, lao động, môi trường, cơ hội công
bằng, sức khỏe và an toàn lao động17.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 11(363) T6/2018
* Theo quan điểm của OECD
Theo OECD, TNGT của HĐQT phải
được thực hiện thông qua các ba nội dung
cơ bản như sau:
- Định hướng chiến lược công ty, các
kế hoạch hoạt động cơ bản, chính sách rủi
ro, ngân sách và kế hoạch kinh doanh hàng
năm; đặt ra các mục tiêu hoạt động, theo dõi
việc thực hiện mục tiêu và hoạt động của
công ty; giám sát các hoạt động đầu tư vốn,
thâu tóm và thoái vốn, chịu trách nhiệm
trước cổ đông về những chức năng nhiệm
vụ này;
- Giám sát hiệu quả các hoạt động
thực tiễn trong QTCT và thực hiện các quy
trình minh bạch trong hoạt động tài chính
kinh doanh và quản trị, bao gồm cả quản trị
nhân sự; giám sát và xử lý các xung đột lợi
ích tiềm ẩn của Ban Giám đốc, HĐQT và cổ
đông, bao gồm việc sử dụng tài sản công ty
sai mục đích và lợi dụng các giao dịch với
bên có liên quan.
- Đảm bảo tính trung thực của hệ thống
báo cáo kế toán và tài chính của công ty, kể
cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm
rằng, các hệ thống kiểm soát phù hợp luôn
hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản
lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động,
tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn
liên quan18.
* Các quy định về trách nhiệm của
HĐQT trong Luật Doanh nghiệp năm 2014
Tiếp thu các nguyên tắc QTCT của
OECD, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và sau
này là Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật năm
2014) của Việt Nam quy định cho HĐQT
nhiều chức năng nhiệm vụ để thực hiện
TNGT. Theo Điều 149, Luật năm 2014, với
vai trò là cơ quan quản lý cao nhất trong công
ty, HĐQT có quyền nhân danh công ty để
quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh
và phương thức quản trị công ty. Khoản 1
18 OECD, Các Nguyên tắc quản trị Công ty của OECD, tlđd.
Điều 160 ràng buộc Chủ tịch, Thành viên
HĐQT, Giám đốc, Tổng giám đốc vào các
nghĩa vụ đặc biệt của người quản lý công ty,
đó là: “b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được giao một cách trung thực, cẩn trọng,
tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp
tối đa của công ty; c) Trung thành với lợi
ích của công ty và cổ đông; không sử dụng
thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của
công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản
của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích
của tổ chức, cá nhân khác; d) Thông báo kịp
thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh
nghiệp mà họ và người có liên quan của họ
làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi
phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở
chính và chi nhánh của công ty”. Các nghĩa
vụ này được coi là những nền tảng luật pháp
và đạo đức để thực hành TNGT.
Tuy vậy, có thể thấy rằng, Luật năm
2014 không đề cập cụ thể đến TNGT của
HĐQT dưới góc độ công bố và giải thích
chiến lược kinh doanh, giám sát việc công
bố thông tin và và xử lý các hành vi vi phạm
như khuyến nghị của OECD. Trong Nghị
định số 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ
về QTCT đối với công ty đại chúng (NĐ
71/2017/NĐ-CP) cũng không có quy định
về các nghĩa vụ này. Có thể nói, TNGT với
ý nghĩa trách nhiệm giải thích thông tin và
trả lời cổ đông về các hoạt động chức năng
của HĐQT chưa được chú trọng trong pháp
luật Việt Nam. Tuy nhiên, Luật năm 2014
và các luật, các văn bản dưới luật trong các
lĩnh vực chuyên ngành như chứng khoán, tín
dụng đều dành sự quan quan tâm đặc biệt
đến phòng ngừa và chống lại các giao dịch
tư lợi để giảm thiểu tác động tiêu cực đến
hoạt động QTCT. NĐ 71/2017/NĐ-CP đã
dành cả Chương V từ Điều 24 đến Điều 27
để quy định về ngăn ngừa các xung đột lợi
ích trong công ty tiềm ẩn từ hoạt động của
những người quản lý.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 11(363) T6/2018
4. Thay lời kết
Mặc dù được coi là một tiêu chuẩn
cốt lõi và là một tiêu chí hàng đầu để đánh
giá một nền QTCT tốt, nhưng thuật ngữ
“TNGT” của HĐQT hầu như còn vắng bóng
trong các quy định của pháp luật và thực
tiễn QTCT ở Việt Nam. Có lẽ lý do của hiện
tượng này là do TNGT chưa được nghiên
cứu, tìm hiểu một cách thấu đáo nên khó
xâm nhập vào tư duy của làm luật và thực
tiễn QTCT nước ta. Trong quá trình tiếp thu
các nguyên tắc QTCT của OECD năm 2004,
trong Luật năm 2014 và những luật có liên
quan, TNGT được chuyển hóa thành trách
nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của HĐQT và các
cơ quan quản lý công ty khác. Điều này một
mặt làm vai trò của HĐQT và các cơ quan
quản lý trở nên cụ thể, dễ hiểu, nhưng mặt
khác, cũng làm giảm ý nghĩa và giá trị triết
lý xuyên suốt của TNGT trong mối quan hệ
với tính minh bạch và công bố thông tin,
SCR và đạo đức kinh doanh của nền QTCT
hiện đại như đã phân tích ở trên.
Trên thực tiễn, do coi nhẹ TNGT nên
các cơ quan chức năng của Nhà nước thường
lơ là trong vai trò kiểm soát việc tuân thủ
pháp luật của bộ máy quản lý công ty, bản
thân các cổ đông và người có liên quan cũng
thiếu quan tâm đến thực thi tính minh bạch
và công bố thông tin của HĐQT và Ban
giám đốc điều hành. Các sai phạm đặc biệt
nghiêm trọng trong QTCT dẫn đến sự đổ vỡ,
thất thoát của hàng loạt ngân hàng thương
mại cổ phần như Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng
TMCP Xây dựng (VNCB) là những minh
chứng rõ ràng cho hậu quả thiếu TNGT■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thanh Thủy, Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam,Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, 2018. Kỳ 1 tháng 1/2018, 1(353).
2. Fisher, E., The European Union in the Age of Accountability”; Oxford Journal of Legal Studies, 2004. 24
(3), p. 495 -515.
3. World Bank, Accountability in Governance,, tại https://siteresources.worldbank.org/
PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/AccountabilityGovernance.pdf (truy cập 10/4/2018).
4. Dragomir V.D., Accountability in the name of Global Corporation Governance: A Histotical Perspective
,tại (truy cập 18/4/2018). The Bucharest Academy of
Economic Studies, Romania.
5. OECD, Corporate Governance: Improving Competitiveness and Access to Capital in Global Markets
A Report to the OECD by the Business Sector Advisory Group on Corporate Governance, OECD
Publishing1998.
6. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - WB Group, Cẩm nang Quản trị công ty, IFC-WB Group, Hà Nội 2010.
7. Keay, A. and Loughrey J., The framework for board accountability in corporate governance,. Legal
Studies,2005. 35(2), tr. 252-279.
8. Yuhao Li, The Case Analysis of the Scandal of Enron, International Journal of Business and Management
2010. 5(10), tr. 37-41.
9. Amiram Gill, Corporate Governance as Social Responsibility: A Research Agenda, Berkeley Journal of
International Law Vol. 26. 2008.
10. Lê Thái Phong and Vũ Văn Ngọc, Các học thuyết về mục đích của công ty và việc áp dụng chúng trong Luật
Doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật điện tử
phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=104 (truy cập 16/4/2018).
11. Yadong Luo, Corporate governance and accountability in multinational enterprises: Concepts and agenda.
Journal of International Management,, 2005. 11(2005), tr.1-18.
12. European Union, Accountabilitytạihttps://ec.europa.eu/echo/who/accountability_en. (truy cập 17/4/2018).
13. OECD, Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD, World Bank - IFC 2004.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
29Số 11(363) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trach_nhiem_giai_trinh_trong_quan_tri_cong_ty_o_viet_nam_tu.pdf