Trao đổi một số vấn đề về phòng ngừa tái phạm tội

Trên phương diện phòng ngừa tội phạm mà cụ thể là các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm, loại tội phạm, phòng ngừa tội phạm cụ thể đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra quan điểm và thừa nhận. Phòng ngừa tái phạm tội, về bản chất gồm sử dụng các biện pháp xã hội và nhà nước tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội, các biện pháp xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người được ưu tiên áp dụng trong trường hợp này. Việc sử dụng các biện pháp nhà nước, xã hội tác động vào các hiện tượng và quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh, thúc đẩy các tội phạm xuất hiện, trong đó có phòng ngừa tái phạm tội. Bên cạnh đó, phòng ngừa tái phạm tội còn được thực hiện giữa các yếu tố thuộc về hoàn cảnh khách quan bên ngoài với các đặc điểm nhân thân của cá nhân dẫn đến việc hình thành động cơ tái phạm tội, kế hoạch hóa hành vi phạm tội và thực hiện hành vi tái phạm tội trên thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp nhà nước và xã hội tác động vào những yếu tố khách quan bên ngoài, các đặc điểm nhân thân người phạm tội nhằm ngăn ngừa việc hình thành động cơ, lên kế hoạch hoặc thực hiện hành vi tái phạm tội.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trao đổi một số vấn đề về phòng ngừa tái phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 66 Phòng ngừa tái phạm tội thực chất là một bộ phận, nội dung của hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung. Dưới góc độ tội phạm học phòng ngừa tái phạm tội là tổng hợp các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau mang tính hệ thống, đồng bộ và phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân nhằm mục đích ngăn chặn, hạn chế, loại trừ những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, vừa kịp thời phát hiện và xử lý tội phạm. Phòng ngừa tái phạm tội là hoạt động mang tính phức tạp. Việc xây dựng chương trình phòng ngừa tái phạm tội phải dựa trên các đặc điểm về chính trị, kinh tế - xã hội, truyền thống của từng địa phương, ngành lĩnh vực cụ thể. Phòng ngừa tái phạm tội trước tiên phải sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế - xã hội, giáo dục, tổ chức và pháp luật... để xóa bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm, ngăn ngừa không để tội phạm xảy ra. Đồng thời phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn nhằm vào những tội phạm cụ thể và các hành vi nguy hiểm cho xã hội của những con người cụ thể cần phải phòng ngừa, những đối tượng cụ thể cần phải tập trung phòng ngừa. Đó là những người đã có hành vi vi phạm pháp luật hình sự chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, có điều kiện, khả năng hoạt động phạm tội, những người có quá khứ phạm tội, người đang chấp hành hình phạt tù chưa thật sự tiến bộ, còn có điều kiện khả năng tái phạm... Vì vậy, phòng ngừa tái phạm tội là việc áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp nhà nước, biện pháp xã hội, biện pháp nghiệp vụ, hướng vào việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện tái phạm tội nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi tái phạm tội trong xã hội. 1. Vấn đề phòng ngừa tội phạm theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lê Nin Bản chất giai cấp của tội phạm có tính lịch sử và tính giai cấp. Tội phạm không phải là hiện tượng xã hội sinh ra từ khi có loài người mà nó là sản phẩm xã hội phát triển đến một TRAO ĐỔI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG NGỪA TÁI PHẠM TỘI Lê Tuấn Anh1 1 Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh khoá 7, Học viện Khoa học Xã hội Tóm tắt: Phòng ngừa tái phạm tội là hoạt động tác động vào nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và kịp thời phát hiện xử lý tội phạm. Phòng ngừa tái phạm tội là hoạt động mang tính phức tạp và cần thiết phải được tiến hành dựa trên những yếu tố cấu thành nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bài viết này tiếp cận phòng ngừa tái phạm tội dưới góc độ trao đổi một số vấn đề về phòng ngừa tái phạm tội, từ đó xây dựng những biện pháp phòng ngừa tái phạm tội. Từ khóa: Tái phạm tội; Phòng ngừa tái phạm tội; Phòng ngừa tội phạm Nhận bài: 28/10/2016; Hoàn thành biên tập: 25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016 Exchange some issues preventing recidivism Abstract: Preventing recidivism is operational impact on the causes and conditions giving rise to crime detection and timely treatment of crime. Preventing recidivism are complex activities and need to be conducted on the basis of certain elements in order to achieve its objectives. This article approaches recidivism prevention perspective exchanged some problems preventing recidivism, thus building measures to prevent future crime. Keywords: Reoffending; Preventing Reoffending; Crime Prevention Received: Oct 28th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication: Dec 20 th, 2016. Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 67 giai đoạn nhất định và cũng chỉ tồn tại khi xã hội còn giai cấp. Chính trong cuộc đấu tranh để duy trì điều kiện tồn tại và địa vị thống trị của mình mà giai cấp thống trị cần phải lấy danh nghĩa Nhà nước tuyên bố những hành vi nguy hại cho lợi ích của giai cấp mình là tội phạm và dùng những biện pháp cưỡng chế về hình phạt để đối phó với những hành vi đó. Hành vi bị coi là tội phạm trong xã hội chính là xâm phạm tới lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Khi nghiên cứu về nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm, các yếu tố thất nghiệp, bất bình đẳng về xã hội và chủng tộc, sự không đảm bảo vật chất vốn gắn liền với chủ nghĩa tư bản chính là nguồn gốc phát sinh tội phạm. Trong một thời gian dài, xã hội loài người đã từng tồn tại quan điểm cho rằng, nếu Nhà nước xây dựng pháp luật thật nghiêm khắc, Toà án sử dụng hình phạt thật rộng rãi thì tội phạm sẽ chấm dứt. Tuy nhiên thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó ngược lại, những hình phạt đau đớn xúc phạm nghiêm trọng đến thể xác của con người như trảm, thiêu, chặt đứt tay, chân... không làm giảm được tội phạm, mà nó còn ảnh hưởng một cách bất lợi trong nhận thức xã hội. Quan điểm về phòng ngừa tội phạm được thể hiện ở điểm xuất phát trong phòng ngừa tội phạm là phải tổ chức lại xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội vì con người, giáo dục con người mới trong xã hội, giải phóng con người ra khỏi các thói xấu của những hình thái kinh tế - xã hội cũ thì sẽ giải phóng tận gốc rễ nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Không thể loại trừ tội phạm bằng con đường cải cách những mặt riêng rẽ của đời sống xã hội, mà chỉ bằng con đường thay đổi toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội, cải tạo những quan hệ xã hội. Về vấn đề này, C.Mác nhấn mạnh rằng “người làm luật khôn là hạn chế những gì cho phép các thành viên của một giai cấp vượt qua những trở ngại để vươn lên một trình độ pháp luật cao hơn. Hơn thế nữa, người làm luật phải tạo ra cho chính giai cấp này một khả năng hiện thực sử dụng các quyền của mình”2 . Đó chính là nội dung cơ bản của vấn đề phòng ngừa tội phạm. Có thể khái quát quan điểm về vấn đề này như sau: Trước hết, muốn phòng ngừa tội phạm phải tăng cường công tác giáo dục và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân, tạo điều kiện cho việc thủ tiêu tội phạm. Đây là một quá trình phức tạp, lâu dài, gay go và đầy gian khổ. Phòng ngừa đối với tội phạm phải được thực hiện bằng việc nâng cao phúc lợi vật chất, nâng cao tính tích cực của quẩn chúng; hình thành những con người được đào tạo và phát triển toàn diện. Phòng ngừa xã hội với nhiệm vụ là loại trừ điều kiện dẫn đến việc thực hiện tội phạm, loại trừ những ảnh hưởng xấu của môi trường xã hội tác động đến con người, đó là con đường thực tế để đạt được mục đích loại trừ tận gốc tình trạng phạm tội và không thể thủ tiêu, xoá bỏ nguyên nhân gốc rễ của tình trạng phạm tội bằng sự tác động tuyệt đối của hình phạt. Công tác phòng ngừa xã hội phải được thực hiện bởi các biện pháp tổng thể của các chủ thể tham gia phòng ngừa tình trạng tội phạm ở nhiều cơ quan, nhiều ngành, của tất cả quần chúng nhân dân và không chỉ bó hẹp trong phạm vi các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cơ sở của việc giải quyết vấn đề loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội dựa trên luận điểm“quy luật biến mất của tội phạm liên quan chặt chẽ với việc thực hiện tốt các chính sách xã hội, các bảo đảm xã hội, kinh tế, tổ chức và giáo dục văn hoá xã hội”. Với luận điểm này, tội phạm sẽ biến mất trong xã hội khi của cải vật chất trong xã hội dồi dào, con người có thể sống theo nhu cầu mà xã hội mang lại. Như vậy, phòng ngừa tái phạm tội về cơ sở lý luận và thực tiễn, hoàn toàn có thể thực 2 C. Mác – Anghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ 2, tập 1, Matxcơva 1954, tr.131 (tiếng Nga) HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 68 hiện nếu xác định đúng nguyên nhân, điều kiện tác động và thúc đẩy kết quả xảy ra tái phạm tội trên thực tế. 2. Vấn đề phòng ngừa tội phạm trong khoa học Tội phạm học Việt Nam Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được các nhà khoa học lý giải dựa trên những hiện tượng và tiến trình xã hội còn nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể lại được tiếp cận thông qua cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội. PGS.TS Phạm Văn Tỉnh đã xây dựng mô hình S – X – R dựa vào cơ chế hành vi của con người trong tâm lý học và mô hình này được thừa nhận trong khoa học tội phạm học hiện nay tại Việt Nam, trong đó S là các yếu tố môi trường bên ngoài (kích thích khách thể), X là con người với những đặc điểm nhân thân đặc trưng (kích thước, phương tiện) và R là sự trả lời các kích thích bao gồm ba khâu: động cơ hóa hành vi, kế hoạch hóa hành vi và hiện thực hóa hành vi theo mô hình cơ chế tâm lý – xã hội của hành vi phạm tội cụ thể như sau: Với sơ đồ này có thể lý giải nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể đó là sự tương tác giữa các yếu tố thuộc về cá nhân con người với môi trường sống, bao gồm tình huống khách quan. Với cách tiếp cận này, việc xác định các đặc điểm thuộc về nhân thân con người cụ thể và sự tương tác giữa các đặc điểm nhân thân này với môi trường sống của con người giữ vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể chứ không phải là xác định sự tương tác giữa những hiện tượng và quá trình xã hội như khi lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Bên cạnh đó, lý luận phòng ngừa tái phạm tội đã chỉ ra rằng phòng ngừa tái phạm tội có thể thực hiện được dưới hai mức độ phòng ngừa tình hình tội phạm chung và phòng ngừa tội phạm cụ thể. Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Võ Khánh Vinh đã cho rằng “các biện pháp phòng ngừa chung hướng đến việc khắc phục hoặc làm mất hiệu lực các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung (trong cả nước và trong một địa bàn). Việc phòng ngừa cá nhân hướng đến việc khắc phục hoặc phong tỏa các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể”3. Đối với những vấn đề phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn cụ thể, với các đặc trưng, các nguyên nhân và điều kiện chung phổ biến trong cả nước còn có những nguyên nhân và điều kiện xuất phát chính trong nội tại xã hội của khu vực, địa phương, bao gồm những nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động và những nguyên nhân chủ quan phát sinh trong quá trình điều hành, quản lý xã hội. Trên cơ sở nhận thức các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm trên địa bàn, các chủ thể phòng ngừa tội phạm sẽ thiết kế nhưng biện pháp phòng ngừa bằng cách tác động nhằm hạn chế tiến tới triệt tiêu những nguyên nhân và 3 Phạm Văn Tỉnh (2013), Một số vấn đề Tội phạm học Việt Nam, sách do Bộ Công an phát hành, Hà Nội, tr.191 Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 69 điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội nói riêng. Phòng ngừa tái phạm tội trên một địa bàn không chỉ dựa vào tình hình tội phạm và phân tích những nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội mà còn phải dựa vào thực trạng phòng ngừa tái phạm tội trên địa bàn. Thực trạng này bao gồm thực trạng về hệ thống lý luận trang bị cho hoạt động phòng ngừa; thực trạng cơ sở chính trị - pháp luật; thực trạng tổ chức, phối hợp lực lượng, các tổ chức phòng ngừa; thực trạng giáo dục, cải tạo phạm nhân và quản lý tại xã, phường, trị trấn dân cư; thực trạng triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong thực tế và trong những năm gần đây. Sau khi đánh giá thực trạng phòng ngừa, các chủ thể phòng ngừa sẽ dự báo tình hình trong tương lai, từ đó kiến nghị các biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động phòng ngừa, nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trong thời gian tới. Khái niệm và bản chất phòng ngừa tái phạm tội vừa nêu ở trên cho thấy vấn đề quan trọng và mang tính quyết định đến phòng ngừa tái phạm tội là xác định nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội. Nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội được nhận thức ở hai cấp độ: Thứ nhất, xác định nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm nói chung, đó là sự tác động qua lại giữa các hiện tượng và quá trình xã hội làm phát sinh hoặc thúc đẩy sự xuất hiện của tình hình tội phạm. Thứ hai, xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể (tái phạm tội), đó là sự tương tác giữa các yếu tố về cá nhân người phạm tội với những tình huống khách quan bên ngoài nhằm xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể theo cơ chế hành vi phạm tội với mô hình S-X-R (như trên đã nêu) Do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau, tội phạm nói chung và tái phạm tội nói riêng đã gây ra nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Bản thân tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả thiệt hại gây ra và tình hình biến động phức tạp của tái phạm tội trong thời gian qua đã làm cho hoạt động phòng ngừa tái phạm tội trở thành yêu cầu thiết yếu trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đồng thời làm rõ tình hình, cơ cấu, tính chất, diễn biến, đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện của phòng ngừa tái phạm tội tại từng thời điểm trong những giai đoạn nhất định ở một ngành, lĩnh vực, một địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó bằng nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau phát hiện nguyên nhân, điều kiện của phòng ngừa tái phạm tội để làm hạn chế và làm mất tác dụng của nó. Biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung, tái phạm tội nói riêng có thể khái quát lại ở hai nhóm cơ bản là: biện pháp phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa chuyên môn). Trong đó, biện pháp phòng ngừa xã hội bao gồm: biện pháp kinh tế - xã hội; biện pháp tổ chức, quản lý xã hội; biện pháp chính trị, tư tưởng, văn hóa; biện pháp giáo dục, đào tạo; biện pháp pháp luật. Trong các biện pháp phòng ngừa riêng phải kể đến là: biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân (CAND) như: điều tra cơ bản; sưu tra; xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật; đấu tranh chuyên án; biện pháp pháp luật, giáo dục, cải tạo phạm nhân; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư do lực lượng CAND tiến hành; những biện pháp mang tính chuyên môn, nghề nghiệp gắn liền với chắc năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Trên phương diện phòng ngừa tội phạm mà cụ thể là các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm, loại tội phạm, phòng ngừa tội phạm cụ thể đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra quan điểm và thừa nhận. Phòng ngừa tái phạm tội, về bản chất gồm sử dụng các biện pháp xã hội và nhà nước tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tái phạm tội, các biện pháp xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người được ưu tiên áp 70 dụng trong trường hợp này. Việc sử dụng các biện pháp nhà nước, xã hội tác động vào các hiện tượng và quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh, thúc đẩy các tội phạm xuất hiện, trong đó có phòng ngừa tái phạm tội. Bên cạnh đó, phòng ngừa tái phạm tội còn được thực hiện giữa các yếu tố thuộc về hoàn cảnh khách quan bên ngoài với các đặc điểm nhân thân của cá nhân dẫn đến việc hình thành động cơ tái phạm tội, kế hoạch hóa hành vi phạm tội và thực hiện hành vi tái phạm tội trên thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp nhà nước và xã hội tác động vào những yếu tố khách quan bên ngoài, các đặc điểm nhân thân người phạm tội nhằm ngăn ngừa việc hình thành động cơ, lên kế hoạch hoặc thực hiện hành vi tái phạm tội./. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Mác - Ăng-ghen (1978), Toàn tập (I), Nxb Sự thật, Hà Nội 2. V.I.Lê-Nin (1970), Toàn tập, (30).Nxb Sự thật, Hà Nội 3. C. Mác – Anghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ 2, tập 1, Matxcơva 1954, (tiếng Nga) 4. Từ điển Triết học (1975), NXB Tiến Bộ Matxcơva 5. GS.TS Võ Khánh Vinh (1999), Giáo trình Tội phạm học, Đại học Huế, Nxb Giáo dục 6. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội 7. Trường đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 8. Phạm Văn Tỉnh (2013), Một số vấn đề Tội phạm học Việt Nam, sách do Bộ Công an phát hành, Hà Nội 9. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Trong Bộ luật dân sự 2015 có đề cập đến thuật ngữ “nắm giữ” trong biện pháp cầm cố và “chiếm giữ” trong biện pháp cầm giữ tài sản, và nếu rơi vào một trong các trường hợp này thì hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba sẽ phát sinh hiệu lực mà không cần đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, tại sao cầm cố lại dùng thuật ngữ nắm giữ, trong khi cầm giữ lại dùng thuật ngữ chiếm giữ, hai thuật ngữ này có khác nhau hay không và khác nhau như thế nào. Thiết nghĩ các văn bản về giao dịch bảo đảm nên có bổ sung khái niệm của các thuật ngữ này khi sửa đổi. Về trường hợp đặt cọc, ký cược, ký quỹ: Nội dung của các biện pháp này theo Bộ luật dân sự 2015 vẫn giữ nguyên như quy định của Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên xét dưới góc độ là đối tượng của hoạt động đăng ký, thì đây lại thuộc trường hợp không cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Bởi vì bản chất của các biện pháp này là một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý, hoặc vật, giấy tờ có giá để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ, như vậy, kể từ thời điểm bên kia (bên nhận đặt cọc, bên thuê, tổ chức tín dụng) nhận tài sản đặt cọc, ký cược, ký quỹ đồng nghĩa với việc nắm giữ tài sản, là đã phát sinh hiệu lực đối kháng đối với bên thứ ba. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 lại không đề cập đến hiệu lực đối kháng của các biện pháp này phát sinh từ thời điểm nào bằng một điều luật cụ thể. Vì vậy, vấn đề này cần được bổ sung trong các văn bản dưới luật về giao dịch bảo đảm./. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ luật Dân sự năm 2015. Hồ Quang Huy (2010), Đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Nguyễn Quang Hương Trà (2016), Một số điểm mới của chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật dân sự 2015. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN... (Tiếp theo trang 65) HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrao_doi_mot_so_van_de_ve_phong_ngua_tai_pham_toi.pdf
Tài liệu liên quan