Triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp – Đánh giá trường hợp các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Tăng trưởng xanh là định hướng, mục tiêu cần đạt được của hầu hết quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Đó là bước chuyển tiếp quan trọng để hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững hơn, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhưng vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Là một thành phần quan trọng trong nền sản xuất quốc gia, doanh nghiệp cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Các khu công nghiệp được mở ra nhằm kỳ vọng thu hút các doanh nghiệp có trình độ khoa học công nghệ đầu tư, phát triển kinh tế ở các địa phương còn khó khăn ở một số quốc gia phát triển. Chính vì vậy, ngoài các quy định thông thường, các doanh nghiệp này còn được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai và thuế, phụ thuộc vào chính sách thu hút của từng địa phương. Trong xu hướng chuyển đổi này, họ cần phải là lực lượng đi đầu trong ứng dụng, triển khai các hoạt động TTX. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã chỉ ra, việc chuyển đổi mô hình sản xuất, dựa trên nền tảng cải tiến sinh thái hay sản xuất bền vững, thông qua triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế. Các hoạt động này chủ yếu nằm ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp, ít có sự tác động ở phạm vi rộng hơn ở tầm trung gian hay thể chế. Bộ chỉ số mà tác giả đề xuất dựa trên cách tiếp cận trên góc độ cải tiến sinh thái và sản xuất bền vững, qua đó một mặt vừa thể hiện việc sử dụng hiệu quả nguồn lực thông qua việc áp dụng các cải tiến trong sản xuất, truyền thông, marketing, vừa thể hiện ý thức gắn kết chặt chẽ giữa các khâu của quá trình sản xuất. Cùng với đó, bộ chỉ tiêu này cũng gắn kết với các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp với những đặc thù cụ thể về quy mô, tính chất, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp. Việc áp dụng bộ chỉ số này sẽ góp phần: • Với các doanh nghiệp: bộ chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp thấy rõ hiệu quả sử dụng nguồn lực gắn chặt với các cải tiến liên quan đến môi trường. Ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, các tiêu chí sẽ chỉ rõ hiện trạng mà doanh nghiệp đang triển khai còn thiếu những nội dung gì để gắn kết giữa hiệu quả với môi trường. Từ đó, giúp doanh nghiệp thấy được hạn chế và những gợi ý, tư vấn để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhưng cũng giảm tác động tiêu cực tới môi trường. • Với Ban quản lý các khu công nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, bộ chỉ tiêu này giúp chỉ ra nhận thức cũng như xu hướng, sự chuẩn bị để hướng đến tăng trưởng xanh của doanh nghiệp. Phân tích sâu hơn bộ chỉ tiêu này, sẽ giúp các đơn vị quản lý nhà nước thấy được các hạn chế để từ đó đề xuất những chính sách tác động vào trong hỗ trợ hay giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

pdf19 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp – Đánh giá trường hợp các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế nhằm phản hồi lại những vấn đề của phát triển bền vững bởi cộng đồng địa phương và các tổ chức, chương trình hoặc thươngmại toàn cầu. Chúng được coi là nền tảng để hướng đến sự phát triển bền vững19,20. 1202 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Hình 1: Hoạt động tăng trưởng xanh kết hợp giữa cải tiến sinh thái và sản xuất bền vững. (Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả và 2) Nghiên cứu của Alasdair R & Michal M chia hoạt động tăng trưởng xanh (trên cơ sở cải tiến sinh thái) thành 3 cấp độ: vi mô; trung gian và vĩ mô. Từ đó, nghiên cứu chia hoạt động tăng trưởng xanh thành 4 loại: (1) Vòng đời sản phẩm: việc cải tiến nằm ở quy trình, chuỗi vòng đời sản phẩm từ đầu vào của nguyên liệu, hình thành nên sản phẩm hoàn thiện, tiêu dùng và tái chế. Nội dung này hướng đến việc sử dụng hạn chế nguồn lực và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn năng lượng; (2) Cải tiến về sản phẩm và quy trình: việc cải thiện, giới thiệu những sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng của nó so với những sản phẩm trước đây. Nó bao gồm việc cải tiến về công nghệ, phần mềm, nguyên liệu, thân hiện hơn với người dùng. Cải tiến sản phẩm, quy trình sinh thái hàm ý cải tiến về sản phẩm, dịch vụ sản phẩm trong việc hướng tới giảm thiểu tác động tới môi trường; (3) Cải tiến về tổ chức: là việc thực hiện phương pháp tổ chứcmới trong thực tiễn kinh doanh của công ty, nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại. Chúng bao gồm các hệ thống quản lý môi trường (EMS) và một số công cụ nhằm quản lý môi trường: hệ thống quản lý môi trường (environ- mental managerment systerm: EMS) công cụ kiểm soát môi trường; kiểm toán môi trường hoặc quản lý chuỗi. Các giải pháp EMS nổi tiếng nhất bao gồm các tiêu chuẩn gia đình ISO 14000 hoặc công cụ EU tự nguyện về Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS); (4) Đổi mới tiếp thị: thực hiện một phương pháp tiếp thị mới liên quan đến những thay đổi đáng kể trong thiết kế hoặc bao bì sản phẩm, vị trí sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc giá cả. Đổi mới tiếp thị có thể có tầm quan trọng cao từ quan điểm của đổi mới sinh thái. Các hoạt động tính đến các khía cạnh môi trường trong quảng bá sản phẩm (ví dụ: dán nhãn sinh thái tự nguyện), nhượng quyền và cấp phép cũng như định giá. Việc thay đổi phương pháp tiếp thị mới sẽ có tác động ở phạm vi lớn hơn trong việc thay đổi định hướng, thói quen của người tiêu dùng, tạo nên tác động ở tầm thể chế21. Buysse and Alain Verbeke tiếp cận từ lý thuyết nguồn lực doanhnghiệp đã phân loại 5 hoạt động giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu xanh hơn đó là: (1) hoạt động tăng trưởng xanh thông thường: là những hoạt động đầu tư vào sản phẩn hay quy trình sản xuất xanh thông thường; (2) kỹ năng của người lao động: đầu tư vào kỹ năng của người lao động; (3) đầu tư vào năng lực tổ chức; (4) hệ thống quản trị và sản xuất; (5) quá trình lập kế hoạch chiến lược và các yếu tố tác động đến tăng trưởng xanh bao gồm các yếu tố tác động từ các bên hữu quan (người tiêu dùng, Chính phủ, nhà phân phối, các quỹ tài chính) 22 TạiViệtNam, đánh giá về tăng trưởng xanh của doanh nghiệp cũng được các tổ chức và nhà nghiên cứu quan tâm. Hội đồngdoanhnghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam đã ban hành Bộ chỉ tiêu doanh nghiệp bền vững6. Bộ chỉ tiêu này gồm: (1) phần 1: tổng quan về doanh nghiệp; (2) phần 2: tình hình thực hiện phát triển bền vững tại doanh nghiệp, chia thành 3 nội dung, bao gồm: (1) Kinh tế thể hiện ở 3 nội dung: 1203 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 sản xuất bền vững, tiêu dùng bền vững và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng; (2) Môi trường thể hiện ở sự tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, khắc phục các sự cố, cải thiệnmôi trường và tiết kiệm tài nguyên, ứng với với biến đổi khí hậu. Ngoài ra cũng cần đến các chỉ tiêu cụ thể về bảo vệ các nguồn tài nguyên: rừng, đa dạng sinh học; đất; nước; môi trường không khí, bụi, tiếng ồn, độ rung; khoáng sản; tài nguyên môi trường biển; (3) . Xã hội, lao động và quyền con người. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành quy định về tiêu chí và thang điểm phân hạng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu kinh tế Nhơn Hội theo hướng doanh nghiệp xanh 4. Hệ tiêu chí này cũng gồm 3 tiêu chí lớn với tổng điểm 100, bao gồm: (1) tiêu chí 1: đánh giá tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, tổng điểm là 20; (2) tiêu chí 2: đánh giá tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường hiện hành: tổng điểm là 30; (3) tiêu chí 3: đánh giá tuân thủ về hồ sơ quản lý môi trường và các vấn đề khác có liên quan, tổng điểm là 50. Về mặt hình thức, các tiêu chí này chỉ phản ánh một mặt về các quy định quản lý môi trường, chứ nó chưa bao hàmnhững hoạt độngmà bản thân doanh nghiệp thực hiện nhằmnâng cao chất lượng hoạt động và gắn với bảo vệ môi trường. Các nhà khoa học trong nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này, cụ thể tác giả Hồ Công Hoà đã xây dựng đánh giá hành động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp, còn gọi là chỉ số GEI (Green Enterprise In- dex: chỉ số doanh nghiệp xanh) 8. Hệ thống các tiêu chí này bao gồm các nhóm chính: (1) nhận thức và hành động của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường (gồm 11 chỉ tiêu); (2) hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp theo hướng xanh (gồm 9 chỉ tiêu); (3) tiêu dùng năng lượng hiệu quả (gồm 7 chỉ tiêu); (4) chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh, tiết kiệm và thân thiện với môi trường (gồm 3 chỉ tiêu thành phần). Bên cạnh các chỉ tiêu định tính còn có các chỉ tiêu định lượng, đây là hệ thống chỉ số tương đối đầy đủ, tuy nhiên, còn một số vấn đề liên quan đến sử dụng nguồn lực cũng như nhân lực đào tạo hướng đến tăng trưởng xanh, chỉ số này chưa phản ánh được. PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNHNGHIÊN CỨU VÀNGUỒNDỮ LIỆU Phương pháp và quy trình nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, phỏng vấn chuyên gia và thống kê mô tả. Cụ thể các bước tiến hành theo Bảng 1 như sau: Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát doanh nghiệp về những nội dung triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp, nhận định của doanh nghiệp về những vấn đề các yếu tố tác động buộc doanh nghiệp phải thay đổi hành vi sản xuất cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện sự chuyển đổi này. Dữ liệu này được tác giả khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2018. Thời gian khảo sát từ tháng 11/2017 đến 5/2018. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU Xây dựng tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh ở góc độ doanh nghiệp trong KCN Trên cơ sở bảng hỏi đầu tiên được xây dựng, thông qua góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế học, 5 tiêu chí phản ánh hoạt động TTX được giữ nguyên, trong đó tiêu chí về xanh hóa sản xuất được cụ thể hóa thành 3 nội dung: (1) tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch hơn để thay thế; (2) cải tiến công nghệ theo hướng giảm thiểu chất ô nhiễm; (3) đề ra mục tiêu giảm thiểu mức phát thải. Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn nước và năng lượng cũng được chia thành 2 nhóm tiêu chí thành phần: (1) sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và (2) sử dụng tiết kiệm nguồn nước.Thông qua trao đổi với các chuyên gia là cán bộ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, thang đo cụ thể cho từng tiêu chí được thống nhất ở 3mức: (0): chưa triển khai; (1) đang triển khai và (2) đã triển khai. Như vậy thông qua khảo sát chuyên gia, bảng khảo sát được xây dựng dựa trên 8 tiêu chí thành phần (được cụ thể ở Bảng 4) với tổng cộng 35 tiêu chí, cụ thể: Nhóm tiêu chí thứ nhất: lồng ghép tăng trưởng xanh trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần thiết và thiết yếu để hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững thông qua các hoạt động của mình, nó thể hiện nhận thức và ý chí của doanh nghiệp hơn là do các yếu tố bên ngoài tác động vào. Nếu bản thân doanh nghiệp nhận thức được vai trò của tăng trưởng xanh, họ sẽ cụ thể hóa nó và điều cơ bản và đầu tiên đó là lồng ghép các tăng trưởng xanh vào mục tiêu hay chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nhóm tiêu chí này sẽ bao gồm 6 tiêu chí thành phần. 1204 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Bảng 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu Bước 1: Xây dựng thang đo, bảng hỏi đánh giá triển khai hoạt độngTTX của doanh nghiệp trong KCN Trên cơ sở lý thuyết, bảng hỏi sơ bộ được xây dựng với mục tiêu đánh giá hoạt động triển khai TTX của doanh nghiệp trong KCN. Bước 2: Phỏng vấn chuyên gia, hình thành bảng khảo sát Bảng hỏi và thang đo sơ bộ sau khi hoàn chỉnh được gửi đến 10 nhà khoa học chuyên ngành kinh tế học. Dựa trên sự góp ý, bảng hỏi sẽ điều chỉnh sau đó tiếp tục họp nhóm chuyên gia là các cán bộ quản lý môi trường trong các khu công nghiệp. Bước 3: Khảo sát doanh nghiệp Bảng hỏi sau khi điều chỉnh, sẽ được khảo sát trên diện rộng tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Phương pháp được tiến hành là khảo sát ngẫu nhiên, thuận tiện (do đặc thù các doanh nghiệp khó tiếp cận). Bảng hỏi sẽ được gửi đến các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại Đồng Nai thông qua BanQuản lý các khu công nghiệp trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 đến 5/2018. Bước 4: Đánh giá, giải thích kết quả Bảng hỏi thu hồi, sẽ được làm sạch và nhập trên phần mềm Stata để xử lý dữ liệu. Kết quả thống kê mô tả sẽ cho thấy thực trạng các hoạt động hướng tới việc triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Nguồn: tổng hợp của tác giả Nhóm thứ hai, xanh hóa trong sản xuất. Dựa trên mô hình sản xuất hiện tại, ứng dụng các cải tiến hoặc phân tích quy trình để làm một mặt nâng cao năng suất nhưng đồng thời lại giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi môi trường. Những hoạt động xanh hóa sản xuất của doanhnghiệp không chỉ gópphần giảm thiểu tác động tiêu cực của doanh nghiệp tới môi trường mà thông qua quá trình phân tích hoạt động sản xuất (như áp dụng EMS, TQM, LCA), ứng dụng các cải tiến vào sản xuất sẽ làm gia tăng năng suất cho doanh nghiệp. Các hoạt động xanh hóa trong sản xuất bao gồm các hoạt động từ đầu vào cho đến đầu ra chia ra thành các hoạt động chính: (2.1) tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch hơn để thay thế: gồm 4 tiêu chí thành phần. (2.2) cải tiến công nghệ theo hướng giảm thiểu chất ô nhiễm: gồm 3 tiêu chí thành phần. (2.3) đề ra mục tiêu giảm thiểu mức phát thải: gồm 3 tiêu chí thành phần Nhóm thứ ba, sử dụng hiệu quả nguồn nước và năng lượng. Nguồn nước và năng lượng là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, nếu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực này, một phần sẽ giảm mức tiêu thụ nguồn nguyên liệu, mặt khác cũng góp phần giảm mức tác động tiêu cực đến môi trường. Nhóm tiêu chí này được chia thành 2 hoạt động chính: (3.1) sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng: gồm 5 tiêu chí thành phần (3.2) sử dụng hiệu tiết kiệm nguồn nước: gồm 3 tiêu chí thành phần. Nhóm thứ tư, đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức. Nguồn nhân lực là bộ phận không thể tách rời trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong khi áp dụng các biện pháp cải tiến trong sản xuất. Ngoài ra, việc đầu tư ở đây cũng thể hiện ở việc doanh nghiệp có những chương trình để phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối sự phát triển của mình. Sự thay đổi trong cơ cấu của tổ chức cũng góp phần quan trọng định hướng doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững hơn. Sự thay đổi này có thể thể hiện qua sự xuất hiện của bộ phận nghiên cứu triển khai (R&D), bộ phận sở hữu trí tuệ. Nhóm tiêu chí này gồm 6 tiêu chí thành phần. Nhóm thứ năm, đầu tư cho nghiên cứu sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ mới thân thiện với môi trường và các hoạt động marketing xanh hướng đến thay đổi thói quen người tiêu dùng. Đây là những hoạt động ở cấp độ cao nhất, tác động đến thói quen và thể chế trong xã hội. Việc doanh nghiệp nghiên cứu các sản phẩm hay dịch vụ xanh góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, ngoài ra thông qua các chiến dịch hay chương trình marketing xanh sẽ tác động ở tầm lớn hơn, ảnh hưởng đến thói quen người tiêu dùng, nhận thức của xã hội qua đó sẽ làm thay đổi nhận thức ở tầm thể chế. Nhóm tiêu chí này gồm5 tiêu chí thành phần. Điểm triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp được tính bằng tổng điểm thành phần của các hoạt động triển khai. Tổng điểm sẽ mang giá trị từ 0-70, theo đó có thể thấy đượcmức độ triển khai của các hoạt động này, thể hiện qua Bảng 2. 1205 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Bảng 2: Mức độ triển khai các hoạt động TTX tại doanh nghiệp. Điểm triển khai hoạt động TTX Mức độ Đánh giá Tổng điểm đánh giá từ 0 đến dưới 20 Kém Doanh nghiệp chủ yếu đang triển khai hoặc chưa triển khai các hoạt động. Doanh nghiệp cần chú trọng, phân tích, đánh giá và triển khai các hoạt động TTX nhiều hơn, tập trung vào các hoạt động xanh hóa sản xuất, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, nguồn nước. Từ 20 đến dưới 40 Trung bình kém Doanh nghiệp chủ yếu triển khai, hoặc đang triển khai những hoạt động TTX ở mức độ thấp. Doanh nghiệp cần tiếp tục tăng cường các hoạt động về xanh hóa sản xuất. Từ 40 đến dưới 50 Trung bình Doanh nghiệp đã chú trọng triển khai các hoạt động TTX. Cần chú trọng các hoạt động cao hơn ở cấp độ trung gian, tạo sự lan tỏa trong các khu công nghiệp. Từ 50 đến dưới 60 Tốt Doanh nghiệp đã chủ động triển khai các hoạt động TTX, đặc biệt là các vấn đề về nhân lực, công nghệ, cũng như ở cấp độ trung gian, phạm vi ở các khu công nghiệp. Cần triển khai các hoạt động lan tỏa ở cấp độ cộng đồng, thông qua nhóm hoạt động thứ 8, sản xuất các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường và truyền thông hay marketing xanh. Từ 60 đến 70 Rất tốt Doanh nghiệp đã nhận thức và triển khai hầu hết các hoạt động TTX, vẫn cần tiếp tục triển khai các hoạt động lan tỏa ở cấp độ cộng đồng, là hình mẫu để các doanh nghiệp khác hướng tới. (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Kết quả khảo sát triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp hoạt động tại KCN tỉnh Đồng Nai Thống kêmẫu khảo sát Với bảng hỏi hoàn thiện, nghiên cứu tiếp tục với khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các KCN của tỉnh Đồng Nai. Với tổng thể 1700 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn của KCN, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến trụ sở các doanh nghiệp hoăc gửi thông qua email của doanh nghiệp được đăng ký chính thống trong hồ sơ. Kết quả, đã có 275 phiếu trả lời văn bản và 2 trả lời qua email. Sau khi lọc những phiếu sai thì số phiếu hợp lệ là 252. Theo kết quả khảo sát, đã có các doanh nghiệp trong 31 khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai tham gia trả lời. Phân bổ số phiếu nhiều nhất tại khu công nghiệp HốNai (với tổng cộng 32 doanh nghiệp thamgia khảo sát, chiếm tỷ trọng 13,89%). Các khu công nghiệp Nhơn Trạch II – Lộc Khang , Nhơn Trạch 6, Suối Tre, Tân Phú và Xuân Lộc có số doanh nghiệp phản hồi ít nhất với 1 phiếu trả lời. Mức độ phân bổ số mẫu khảo sát theo các khu công nghiệp được thể hiện qua Bảng 5. Tỷ lệ chấp nhận và hoàn thành khảo sát trung bình là 14,82%, trong đó tỷ lệ trả lời cao nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tân Phú và Xuân Lộc với tỷ lệ trả lời là 33,33%. Tỷ lệ trả lời thấp nhất là 0%, do chỉ có 1 doanh nghiệp duy nhất trong khu (KCN Công nghệ cao LongThành). Phân theo loại hình doanh nghiệp, số lượng phản hồi hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỷ trọng 81,35%), tiếp theo là doanh nghiệp trong nước (chiếm tỷ trọng 9,52%) và doanh nghiệp liên doanh (9,13%). So với cơ cấu loại hình doanh nghiệp trong khu thì doanh nghiệp liên doanh chiếm tỷ trọng khảo sát lớn nhất lên đến 29,49%, thấp nhất là doanh nghiệp trong nước với 5,25% và doanh nghiệp nước ngoài chiếm 17,6%. Phân theo lĩnh vực hoạt động, chủ yếu các doanh nghiệp khảo sát hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm tỷ trọng 86,51% tổng số doanh nghiệp khảo sát), lĩnh vực dịch vụ và thương mại ít hơn với 12,3%; lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 1,19%). Tuy nhiên nếu phân theo số lượng doanh nghiệp hoạt động trong khu thì tỷ trọng doanh nghiệp trả lời khảo sát trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là 60%; lĩnh vực dịch vụ, thương mại là 20,13% và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 14,15%. Như vậy, tương ứng về các đặc điểm loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, hay phân theo số lượng doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, số lượng doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát về cơ bản đáp ứng yêu cầu, có thể được chấp nhậnmang tính đại diện để phân tích các nội dung tiếp theo. 1206 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Đánh giá kết quả triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp trong KCN tỉnh ĐồngNai Kết quả khảo sát triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp trong KCN tỉnhĐồngNai theo 8 tiêu chí được thể hiện ởBảng 6. Điểm trung bình điểmTTXcủa các doanh nghiệp là 36,12, trong đó điểm thấp nhất là 0 và chỉ 1 doanh nghiệp được điểm tối đa là 70. Cụ thể nhận xét theo từng nhóm tiêu chí: Ở nhóm tiêu chí 1 (lồng ghép TTX vào chiến lược tăng trưởng của doanhnghiệp): tiêu chímà các doanh nghiệp thường chủ động triển khai ở những hoạt động không cần đầu tư lớn như (1.1) lồng ghép các mục tiêu TTX vào chiến lược phát triển; (1.5) có biểu ngữ, khẩu hiệu hướng đến mục tiêu TTX. Tuy nhiên các hoạt động cần đến sự đầu tư lớn như (1.4) doanh nghiệp thực hiện kiểm toán về môi trường hay (1.6) doanh nghiệp đi đầu trong phát động thực hiện (hoặc hưởng ứng) những chương trình bảo vệ môi trường. Ở nhóm tiêu chí thứ 2 (tìm nguồn nguyên liệu sạch hơn để thay thế): điểm trung bình ở tiêu chí này cũng khá cao, qua đó, cho thấy các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai có tiềm năng xây dựng hệ thống các doanh nghiệp cộng sinh khi có khá nhiều doanh nghiệp sử dụng chất thải của mình để sử dụng là đầu vào của doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Mặc dù các doanh nghiệp có lên danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào dựa trên tiêu chí thân thiện với môi trường cũng còn khá hạn chế. Ở nhóm tiêu chí thứ 3 ( cải tiến công nghệ theo hướng sạch hơn), thông thướng các doanh nghiệp áp dụng các hoạt động dựa trên phân tích hệ thống và thực hiện sản xuất sạch hơn (3.1;3.2) việc đầu tư và các công nghệ mới thân thiện với môi trường đòi hỏi nhiều vốn và đầu tư thì mức độ triển khai còn khá hạn chế. Ở nhóm tiêu chí thứ 4 ( đề ramục tiêu giảm thiểumức phát thải và công tác bảo vệ môi trường): mặc dù khá nhiều doanh nghiệp thực hiện đo lườngmức phát thải theo từng tháng nhưng việc đưa ra các mục tiêu giảm thiểu mức phát thải hay đầu tư vào dây chuyển xử lý chất thải còn khá hạn chế. Ở nhóm chỉ tiêu thứ 5 và thứ 6 (sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và tiết kiệm nguồn nước): các doanh nghiệp cũng tiến hành triển khai các hoạt động thu thập dữ liệu, tuy nhiên việc sử dụng các dữ liệu này để đưa ra mục tiêu và biện pháp để đưa ra định mức hay xa hơn là áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực còn khá hạn chế. Ở nhóm chỉ tiêu thứ 7 (đầu tư vào nhân lực và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp): mặc dù khá nhiều doanh nghiệp đã triển khai các hoạt động tuyển dụng nhân lực có chuyên môn về môi trường, cũng như bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, tuy nhiên việc triển khai tập huấn, hay thành lập bộ phân chuyên trách gắn chặt giữa cải tiến với hiệu quả môi trường cũng như các bộ phận vềR&D; sở hữu trí tuệ còn chưa được đầu tư thích đáng. Ở nhóm tiêu chí thứ 8 (đầu tư vào sản phẩm xanh, triển khai các hoạt động marketing xanh): khá nhiều doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14000, tuy nhiên các hoạt động sản xuất ra những sản phẩm xanh, gắn nhãn sinh thái lên sản phẩmhay triển khai các chương trìnhmarketing gắn với bảo vệmôi trường của doanh nghiệp còn khá hạn chế. Một cách tổng quát, theo biểu đồ sự kết hợp giữa sản xuất bền vững và cải tiến sinh thái, các hoạt động tăng trưởng triển khai chủ yếu liên quan đến công nghệ đơn giản, nhằm các mục tiêu về kiểm soát ô nhiễm, hoặc sản xuất sạch hơn. Những cải tiến có tính gắn kết các doanh nghiệp, hoặc thúc đẩy lan tỏa, tạo ra xu hướng tiêu dùng hoặc xanh hơn còn rất hạn chế. Ngoài ra, những cải tiến hoặc các biện pháp công nghệ chủ yếu xuất phát từ những cải tiến nhỏ, hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất. Xét trên tổng thể, việc triển khai hoạt động tăng trưởng xanh được thể hiện qua tổng điểm đánh giá triển khai của từng doanh nghiệp ở Hình 2. Những doanh nghiệp được điểm dưới 40 chiếm tỷ lệ lớn, lên đến 66,27% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. Những doanh nghiệp này thông thường có số lượng các hoạt động triển khai đềumức thấp, hoặc đang xem xét tiến hành triển khai một số hoạt động TTX. Số lượng các doanh nghiệp có số điểm trên 40 còn khá hạn chế, đặc biệt là điểm số từ 60-70 chỉ chiếmkhoảng 3,968%. Xét trên từng tiêu chí cụ thể được thể hiện ở Hình 3. Điểm trung bình cao tập trung ở những hoạt động dễ triển khai ở cấp độ doanh nghiệp. Những hoạt động này thường liên quan đến việc đưa ra các mục tiêu, hoặc tổng hợp dữ liệu. Việc triển khai thực tế như đòi hỏi sự đầu tư lớn, kết hợp với các đơn vị khác, hoặc có tầm tác động vượt qua phạm vi doanh nghiệp thường có điểm trung bình thấp hơn, thể hiện cụ thể ở Bảng 7. Bảng 3 cho thấy trong 35 tiêu chí thành phần, thì tập trung lớn nhất vào điểm trung bình đánh giá của doanh nghiệp từ 1-1,2 điểm. Đây chủ yếu ởmức đang xem xét triển khai. Có đến 27 tiêu chí điểm chưa đến 1,2, điều này cho thấy mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp chưa cao. Tương tự như vậy, chỉ có 8 tiêu chí điểm từ 1,2 cho đến trên 1,4, đây tập trung ở các tiêu chí dễ dàng triển khai (thu thập dữ liệu hay đưa ra mục tiêu). 1207 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Hình2: Xếp hạng doanh nghiệp trong các khu công nghiệpĐồngNai theo hoạt động tăng trưởng xanh triển khai giai đoạn 2010-2018 (Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Hình 3: Điểm trung bình hoạt động tăng trưởng xanh triển khai của doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Nai. (Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát của tác giả.) 1208 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Bảng 3: Phân tổ điểm trung bình triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh tại các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (theo điểm số từ thấp đến cao) Điểm trung bình đánh giá Số lượng Tỷ trọng (%) Điểm trung bình đánh giá từ 0,6-0,8 6 17,14 Điểm trung bình đánh giá từ trên 0,8- 1 9 25,71 Điểm trung bình đánh giá từ trên 1 đến 1,2 12 34,29 Điểm trung bình đánh giá từ trên 1,2 đến 1,4 6 17,14 Điểm trung bình đánh giá trên 1,4 2 5,71 Tổng cộng 35 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN Tăng trưởng xanh là định hướng, mục tiêu cần đạt được của hầu hết quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Đó là bước chuyển tiếp quan trọng để hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững hơn, trong đó nhấnmạnh đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhưng vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Là một thành phần quan trọng trong nền sản xuất quốc gia, doanh nghiệp cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Các khu công nghiệp được mở ra nhằm kỳ vọng thu hút các doanh nghiệp có trình độ khoa học công nghệ đầu tư, phát triển kinh tế ở các địa phương còn khó khăn ở một số quốc gia phát triển. Chính vì vậy, ngoài các quy định thông thường, các doanh nghiệp này còn được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai và thuế, phụ thuộc vào chính sách thu hút của từng địa phương. Trong xu hướng chuyển đổi này, họ cần phải là lực lượng đi đầu trong ứng dụng, triển khai các hoạt động TTX. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã chỉ ra, việc chuyển đổi mô hình sản xuất, dựa trên nền tảng cải tiến sinh thái hay sản xuất bền vững, thông qua triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp trong KCN tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế. Các hoạt động này chủ yếu nằm ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp, ít có sự tác động ở phạm vi rộng hơn ở tầm trung gian hay thể chế. Bộ chỉ số mà tác giả đề xuất dựa trên cách tiếp cận trên góc độ cải tiến sinh thái và sản xuất bền vững, qua đó một mặt vừa thể hiện việc sử dụng hiệu quả nguồn lực thông qua việc áp dụng các cải tiến trong sản xuất, truyền thông, marketing, vừa thể hiện ý thức gắn kết chặt chẽ giữa các khâu của quá trình sản xuất. Cùng với đó, bộ chỉ tiêu này cũng gắn kết với các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp với những đặc thù cụ thể về quy mô, tính chất, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp. Việc áp dụng bộ chỉ số này sẽ góp phần: • Với các doanh nghiệp: bộ chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp thấy rõ hiệu quả sử dụng nguồn lực gắn chặt với các cải tiến liên quan đến môi trường. Ởmỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, các tiêu chí sẽ chỉ rõ hiện trạngmàdoanhnghiệp đang triển khai còn thiếu những nội dung gì để gắn kết giữa hiệu quả với môi trường. Từ đó, giúp doanh nghiệp thấy được hạn chế và những gợi ý, tư vấn để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhưng cũng giảm tác động tiêu cực tới môi trường. • Với Ban quản lý các khu công nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, bộ chỉ tiêu này giúp chỉ ra nhận thức cũng như xu hướng, sự chuẩn bị để hướng đến tăng trưởng xanh của doanh nghiệp. Phân tích sâu hơn bộ chỉ tiêu này, sẽ giúp các đơn vị quản lý nhà nước thấy được các hạn chế để từ đó đề xuất những chính sách tác động vào trong hỗ trợ hay giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với đó, với việc triển khai khảo sát thử nghiệm trên địa bàn một tỉnh cụ thể, đã cho thấy xu hướng và thực trạng triển khai các hoạt động tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều sự hỗ trợ từ đơn vị trực tiếp quản lý về cơ sở vật chất, kết nối hạ tầng, tuy nhiên mức độ triển khai ở các doanh nghiệp còn khá nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung vào các hoạt động đơn giản, như thu thập dữ liệu, hay đưa ra các mục tiêu. Các hoạt động cần đến sự đầu tư lớn hơn, hay tác động ngoài doanh nghiệp thì mức độ triển khai còn khá hạn chế. Do vậy, để doanh nghiệp thật sự nhận thức được vai trò của tăng trưởng xanh đối với sự phát triển lâu dài của mình, thì một số gợi ý với các bên liên quan như sau: Thứ nhất, từ góc độ vĩ mô, Chính phủ cần thực hiện hoàn thiện pháp luật, chính sách hỗ trợ hay chế tài các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên nền tảng chú trọng tới môi trường (ban hành thuế tài nguyên, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp). 1209 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Thứhai, ở góc độ trung gian, phát huy tốt vai trò quản lý của BanQuản lý các khu công nghiệp trong việc lựa chọn, thu hút đầu tư. Việc thu hút đầu tư theo từng nhóm, từng cụm công nghiệp cần trên nền tảng lựa chọn kỹ càng, các doanh nghiệp này cần có mối quan hệ cộng sinh, để có cơ sở hình thành nên các khu công nghiệp sinh thái, hoặc lựa chọn các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, ít tổn hại tới môi trường. Thứ ba, ở góc độ vi mô. Bản thân doanh nghiệp cần ý thức TTX là một trong những lợi thế, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, dựa trên nền tảng về công nghệ, nhân lực, qua đó giúp cho doanh nghiệp cómối quan hệ tốt với các bên hữu quan, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngoài ra, các bên hữu quan cũng cần tạo ra sức ép bằng các hoạt động cụ thể để buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh hành vi của mình (khách hàng, cần thay đổi hành vi mua sắm dựa trên sự thân thiện với môi trường; nhà đầu tư lựa chọn danhmục có dựa trên danh tiếng của công ty với trách nhiệm xã hội; quỹ đầu tư đưa TTX là một tiêu chí để đánh giá, cho vay hay các gói ưu đãi) Cuối cùng, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng nghiên cứu này còn một số hạn chế: Thứ nhất, do hạn chế về nguồn lực nên số lượng mẫu khảo sát còn ít (252 trên tổng số 1700 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp). Thứ hai, điểm TTX của doanh nghiệp được tác giả đề xuất căn cứ vào tổng mức độ triển khai của các hoạt động thành phần mà chưa có trọng số cho từng hoạt động. Ngoài ra, đây cũng là bộ chỉ tiêu chung cho tất cả các doanh nghiệp đang sản xuất trên địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh, chưa phân theo các ngành, lĩnh vực hoạt động cụ thể. Thứ ba, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, dựa trên nhận định chủ quan của tác giả. Theo tác giả nghiên cứu này có thể phát triển, hoàn thiện theo các nội dung sau: (1) mở rộng mẫu nghiên cứu; (2) khảo sát các đối tượng chịu tác động từ hoạt động của doanh nghiệp trong KCN: người dân, cán bộ quản lý để đánh giá mức độ quan trọng của từng hoạt động, từ đó đề xuất trọng số cho từng nhóm hoạt động; (3) sử dụng nghiên cứu định lượng để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp trong KCN. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT EMS ( environmental management system): hệ thống quản lý môi trường KCN: Khu công nghiệp LCA (life cycle assessment): hệ thống quản trị theo vòng đời OECD (Organization for Economic Co-operation andDevelopment): tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TQM(Total Quality Management ): hệ thống quản lý chất lượng TTX: tăng trưởng xanh TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo. ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện PHỤ LỤC 1210 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Bảng 4: Thang đo triển khai hoạt động TTX của doanh nghiệp trong KCN. Stt Hoạt động Thang đo mức độ triển khai Nguồn tham khảo Tiêu chí 1: Xây dựng chiến lược, chính sách tăng trưởng xanh cho riêng doanh nghiệp 0 1 2 1.1 Lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình    Carbon trust (2012) 1.2 Lãnh đạo doanh nghiệp có tham gia các khóa tập huấn, hội thảo về Tăng trưởng xanh    Carbon trust (2012) 1.3 Lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng những nội dung tập huấn về tăng trưởng xanh tại doanh nghiệp    Carbon trust (2012);tác giả đề xuất 1.4 Thực hiện kiểm toán về môi trường    Carbontrust(2012); VCCI (2016) 1.5 Có những biểu ngữ, khẩu hiệu hướng đếnmục tiêu phát triển bền vững (ví dụ: sạch hơn, xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn)    Tác giả đề xuất 1.6 Doanh nghiệp đi đầu trong phát động thực hiện (hoặc hưởng ứng) những chương trình bảo vệ môi trường    OECD (2009) 2. Tìm nguồn nguyên vật liệu sạch hơn để thay thế 0 1 2 2.1 Lập danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu    Carbontrust (2012), OECD (2009) 2.2 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu dựa trên tiêu chí thân thiện với môi trường    Carbontrust (2012), OECD (2009) 2.3 Lấy nguyên liệu đầu vào từ nguồn thải các doanh nghiệp khác đã qua xử lý trong cùng khu công nghiệp    Tác giả đề xuất 2.4 Xử lý nguồn chất thải đầu ra để tái sử dụng cho doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác    Tác giả đề xuất 3. Cải tiến công nghệ theo hướng giảm thiểu chất ô nhiễm 0 1 2 3.1 Triển khai hệ thống quản lý môi trường    OECD (2009); Carbon- trust(2012); VICEM (2016) 3.2 Áp dụng hay thực hiện quy trình sản xuất sạch hơn    OECD (2009); VICEM (2016) 3.3 Thực hiện đầu tư vào công nghệmới thân thiện với môi trường    VICEM (2016); VCCI (2016) 4. Đề ra mục tiêu giảm thiểu mức phát thải và công tác bảo vệ môi trường 0 1 2 4.1 Đo lường mức phát thải theo từng tháng    Carbontrust (2012); OECD (2009) 4.2 Đưa ra mục tiêu giảm thiểu mức phát thải định kỳ    Carbontrust (2012); OECD (2009) 4.3 Đầu tư vào dây chuyển xử lý chất thải    Carbontrust (2012); OECD(2009) 5. Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng 0 1 2 5.1 Thu thập dữ liệu về tình hình sử dụng năng lượng theo từng tháng    Carbontrust (2012); OECD (2009) 5.2 Đưa ra định mức tiêu thụ năng lượng cho từng tháng    Carbontrust (2012); OECD (2009) Continued on next page 1211 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Table 4 continued 5.3 Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt    Carbontrust (2012); OECD (2009) 5.4 Đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng    Carbontrust (2012) 5.5. Doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 50.001 về quản lý năng lượng    VICEM (2016) 6. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước 0 1 2 6.1 Thu thập dữ liệu sử dụng nguồn nước theo từng tháng    Carbontrust (2012); OECD (2009) 6.2 Lắp các thiết bị tiết kiệm nước trong các cơ sở của mình    Carbontrust (2012); OECD (2009) 6.3 Thiết kế lại quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm nước    Carbontrust (2012) 7. Doanh nghiệp đầu tư nhân lực cho tăng trưởng xanh 0 1 2 7.1 Tuyển dụng nhân lực có chuyên môn về môi trường    VICEM (2016); Car- bontrust (2012) 7.2 Thành lập tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường    Carbontrust (2012) 7.3 Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn cho nhân viên về kỹ năng sản xuất liên quan đến tăng trưởng xanh    Tác giả đề xuất 7.4 Doanh nghiệp có bộ phận cải tiến kỹ thuật theo hướng thân thiện với môi trường    OECD (2009) 7.5 Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D)    OECD (2009), carbon- trust (2012) 7.6 Doanh nghiệp có bộ phận phụ trách sở hữu trí tuệ    Tác giả đề xuất 8. Sản xuất sản phẩm và dịch vụ và marketing xanh 0 1 2 8.1 Doanh nghiệp có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 14000    VICEM (2016) 8.2 Doanh nghiệp dán nhãn sinh thái lên các sản phẩm của mình    Carbontrust (2012); OECD (2009) 8.3 Sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường    Carbontrust (2012); OECD (2009) 8.4 Doanh nghiệp có các chứng chỉ quốc gia về sản phẩm xanh (nhãn sinh thái, nhãn xanh)    VCCI (2016) 8.5 Triển khai các chương trìnhmarketing theo hướng gắn liền với bảo vệ môi trường    OECD (2009) Nguồn: tổng hợp của tác giả 1212 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Bảng 5: Thống kê doanh nghiệp khảo sát phân theo khu công nghiệp Stt Tên khu công nghiệp Số lượng doanh nghiệp trả lời Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tích lỹ Số lượng doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tỷ trọng khảo sát so với số lượng trong khu công nghiệp (%) 1 Agtex Long Bình 6 2,38 2,38 20 30,00 2 Amata 25 9,92 12,30 167 14,97 3 An Phước 6 2,38 14,68 40 15,00 4 BH 1 15 5,95 20,63 143 10,49 5 BH 2 15 5,95 26,59 135 11,11 6 Bàu Xéo 2 0,79 27,38 24 8,33 7 Dầu Giây 2 0,79 28,17 20 10,00 8 Dệt May Nhơn Trạch 8 3,17 31,35 68 11,76 9 Giang Điền 3 1,19 32,54 35 8,57 10 Gò Dầu 4 1,59 34,13 31 12,90 11 Hố Nai 35 13,89 48,02 110 31,82 12 Long Khánh 3 1,19 49,21 27 11,11 13 LongThành 19 7,54 56,75 124 15,32 14 Long Đức 20 7,94 64,68 61 32,79 15 Loteco 5 1,98 66,67 52 9,62 16 Lộc An, Bình Sơn 3 1,19 67,86 27 11,11 17 Nhơn TRẠCH II-LỘC KHANG 1 0,40 68,25 8 12,50 18 Nhơn Trạch 1 12 4,76 73,02 97 12,37 19 Nhơn Trạch 2 9 3,57 76,59 78 11,54 20 Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú 3 1,19 77,78 22 13,64 21 Nhơn Trạch 3 13 5,16 82,94 136 9,56 22 Nhơn Trạch 5 3 1,19 84,13 25 12,00 23 Nhơn Trạch 6 1 0,40 84,52 15 6,67 24 Suối Tre 1 0,40 84,92 15 6,67 25 Sông Mây 21 8,33 93,25 68 30,88 26 Tam Phước 9 3,57 96,83 91 9,89 27 Thạnh Phú 2 0,79 97,62 12 16,67 28 Tân Phú 1 0,40 98,02 3 33,33 29 Xuân Lộc 1 0,40 98,41 3 33,33 30 Ông Kèo 2 0,79 99,21 23 8,70 31 Định Quán 2 0,79 100,00 19 10,53 32 CNC LongThành 0 0,00 100,00 1 0,00 Tổng cộng 252 100.00 1700 14,82 Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả và dữ liệu báo cáo của Ban Quản lý khu công nghiệp năm 2018. 1213 Tạp chí Phát triển K hoa học và C ông nghệ – K inh tế-Luật và Q uản lý, 5(1):1200-1218 Bảng 6: Thực trạng triển khai các hoạt động TTX của doanh nghiệp trên địa bàn KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2018 Tiêu chí Mức độ triển khai Số lượng doanh nghiệp trả lời Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn 0 1 2 1. Nhóm 1: Lồng ghép TTX vào chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp 1.1 Lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược phát triển 52 88 111 251 0 2 1.24 0.77 1.2 Lãnh đạo doanh nghiệp có tham gia các khóa tập huấn, hội thảo về TTX 68 103 81 252 0 2 1.05 0.76 1.3 Lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng những nội dung tập huấn 84 81 87 252 0 2 1.01 0.83 1.4 Thực hiện kiểm toán về môi trường 88 130 34 252 0 2 0.79 0.66 1.5 Có những biểu ngữ, khẩu hiệu hướng đến mục tiêu phát triển TTX 64 75 113 252 0 2 1.19 0.82 1.6 Doanh nghiệp đi đầu trong phát động thực hiện (hoặc hưởng ứng) những chương trình bảo vệ môi trường 131 76 45 252 0 2 0.66 0.76 2. Nhóm 2: Tìm nguồn nguyên vật liệu sạch hơn để thay thế 2.1 Lập danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu 31 87 134 252 0 2 1.41 0.7 2.2 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu dựa trên tiêu chí thân thiện với môi trường 46 127 79 252 0 2 1.13 0.69 2.3 Lấy nguyên liệu đầu vào từ nguồn thải các doanh nghiệp khác đã qua xử lý trong cùng khu công nghiệp 101 58 93 252 0 2 0.97 0.88 2.4 Xử lý nguồn chất thải đầu ra để tái sử dụng cho doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác 64 103 85 252 0 2 1.08 0.76 3. Nhóm 3: Cải tiến công nghệ theo hướng sạch hơn 3.1 Triển khai hệ thống quản lý môi trường 33 141 78 252 0 2 1,18 0,64 3.2 Áp dụng hay thực hiện quy trình sản xuất sạch hơn 37 96 119 252 0 2 1,32 0,72 3.3 Thực hiện đầu tư vào công nghệ mới thân thiện với môi trường 81 101 70 252 0 2 0,96 0,77 4. Đề ra mục tiêu giảm thiểu mức phát thải và công tác bảo vệ môi trường 4.1 Đo lường mức phát thải theo từng tháng 38 111 103 252 0 2 1,26 0,7 4.2 Đưa ra mục tiêu giảm thiểu mức phát thải định kỳ 75 91 86 252 0 2 1,04 0,8 4.3 Đầu tư vào dây chuyển xử lý chất thải 107 70 75 252 0 2 0,87 0,84 Continued on next page 1214 Tạp chí Phát triển K hoa học và C ông nghệ – K inh tế-Luật và Q uản lý, 5(1):1200-1218 Table 6 continued 5. Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng 5.1 Thu thập dữ liệu về tình hình sử dụng năng lượng theo từng tháng 31 99 122 252 0 2 1,36 0,69 5.2 Đưa ra định mức tiêu thụ năng lượng cho từng tháng 51 103 98 252 0 2 1,19 0,75 5.3 Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt 41 80 131 252 0 2 1,36 0,75 5.4 Đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng 46 97 109 252 0 2 1,25 0,74 5.5. Doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 50.001 về quản lý năng lượng 114 91 47 252 0 2 0,73 0,75 6. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước 6.1 Thu thập dữ liệu sử dụng nguồn nước theo từng tháng 23 72 157 252 0 2 1,53 0,66 6.2 Lắp các thiết bị tiết kiệm nước trong các cơ sở của mình 64 96 92 252 0 2 1,11 0,78 6.3 Thiết kế lại quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm nước 65 107 80 252 0 2 1,05 0,76 7. Đầu tư vào nhân lực và cơ cấu tổ chức 7.1 Tuyển dụng nhân lực có chuyên môn về môi trường 72 101 79 252 0 2 1,03 0,78 7.2 Thành lập tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường 83 86 83 252 0 2 1 0,81 7.3 Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn cho nhân viên về kỹ năng sản xuất liên quan đến tăng trưởng xanh 77 107 67 251 0 2 0,96 0,75 7.4 Doanh nghiệp có bộ phận cải tiến kỹ thuật theo hướng thân thiện với môi trường 114 106 32 251 0 2 0,67 0,69 7.5 Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D) 113 65 73 251 0 2 0,84 0,85 7.6 Doanh nghiệp có bộ phận phụ trách sở hữu trí tuệ 114 58 77 249 0 2 0,85 0,86 8. Đầu tư sản phẩm xanh, marketing xanh 8.1 Doanh nghiệp có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 14000 94 61 97 252 0 2 1,01 0,87 8.2 Doanh nghiệp dán nhãn sinh thái lên các sản phẩm của mình 111 78 63 252 0 2 0,81 0,81 8.3 Sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường 91 122 39 252 0 2 0,79 0,69 8.4 Doanh nghiệp có các chứng chỉ quốc gia về sản phẩmxanh (nhãn sinh thái, nhãn xanh) 138 54 60 252 0 2 0,69 0,83 8.5 Triển khai các chương trìnhmarketing theo hướng gắn liền với bảo vệ môi trường 106 51 95 252 0 2 0,96 0,89 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả 1215 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 Bảng 7: Điểm trung bình triển khai hoạt động tăng trưởng xanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (xếp từ thấp đến cao) Tiêu chí Nội dung Điểm trung bình Tiêu chí 1.6 Doanh nghiệp đi đầu trong phát động thực hiện (hoặc hưởng ứng) những chương trình bảo vệ môi trường 0,66 Tiêu chí 7.4 Doanh nghiệp có bộ phận cải tiến kỹ thuật theo hướng thân thiện với môi trường 0,67 Tiêu chí 8.4 Doanh nghiệp có các chứng chỉ quốc gia về sản phẩm xanh (nhãn sinh thái, nhãn xanh) 0,69 Tiêu chí 5.5 Doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 50.001 về quản lý năng lượng 0,73 Tiêu chí 1.4 Thực hiện kiểm toán về môi trường 0,79 Tiêu chí 8.3 Sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường 0,79 Tiêu chí 8.2 Doanh nghiệp dán nhãn sinh thái lên các sản phẩm của mình 0,81 Tiêu chí 7.5 Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D) 0,84 Tiêu chí 7.6 Doanh nghiệp có bộ phận phụ trách sở hữu trí tuệ 0,85 Tiêu chí 4.3 Đầu tư vào dây chuyển xử lý chất thải 0,87 Tiêu chí 3.3 Thực hiện đầu tư vào công nghệ mới thân thiện với môi trường 0,96 Tiêu chí 7.3 Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn cho nhân viên về kỹ năng sản xuất liên quan đến tăng trưởng xanh 0,96 Tiêu chí 8.5 Triển khai các chương trình marketing theo hướng gắn liền với bảo vệ môi trường 0,96 Tiêu chí 2.3 Lấy nguyên liệu đầu vào từ nguồn thải các doanh nghiệp khác đã qua xử lý trong cùng khu công nghiệp 0,97 Tiêu chí 7.2 Thành lập tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường 1 Tiêu chí 1.3 Lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng những nội dung tập huấn về tăng trưởng xanh tại doanh nghiệp 1,01 Tiêu chí 8.1 Doanh nghiệp có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 14000 1,01 Tiêu chí 7.1 Tuyển dụng nhân lực có chuyên môn về môi trường 1,03 Tiêu chí 4.2 Đưa ra mục tiêu giảm thiểu mức phát thải định kỳ 1,04 Tiêu chí 1.2 Lãnh đạo doanh nghiệp có tham gia các khóa tập huấn, hội thảo về Tăng trưởng xanh 1,05 Tiêu chí 6.3 Thiết kế lại quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm nước 1,05 Tiêu chí 2.4 Xử lý nguồn chất thải đầu ra để tái sử dụng cho doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác 1,08 Tiêu chí 6.2 Lắp các thiết bị tiết kiệm nước trong các cơ sở của mình 1,11 Tiêu chí 2.2 Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu dựa trên tiêu chí thân thiện với môi trường 1,13 Tiêu chí 3.1 Triển khai hệ thống quản lý môi trường 1,18 Tiêu chí 1.5 Có những biểu ngữ, khẩu hiệu hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (ví dụ: sạch hơn, xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn) 1,19 Tiêu chí 5.2 Đưa ra định mức tiêu thụ năng lượng cho từng tháng 1,19 Tiêu chí 1.1 Lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình 1,24 Tiêu chí 5.4 Đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng 1,25 Tiêu chí 4.1 Đo lường mức phát thải theo từng tháng 1,26 Tiêu chí 3.2 Áp dụng hay thực hiện quy trình sản xuất sạch hơn 1,32 Tiêu chí 5.1 Thu thập dữ liệu về tình hình sử dụng năng lượng theo từng tháng 1,36 Tiêu chí 5.3 Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt 1,36 Tiêu chí 2.1 Lập danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu 1,41 Tiêu chí 6.1 Thu thập dữ liệu sử dụng nguồn nước theo từng tháng 1,53 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả. 1216 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(1):1200-1218 TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. BanQuản lý các khu công nghiệpĐồngNai. Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KKT 6 tháng đầu năm 2018. 2018;. 2. Chin-Jung L, Chengli T,Wei-Lun C. Which ”green” is better? An empirocal study of the impact of green activities on firm per- formance. Asia Pacific Management Review. 2016;(21):102– 110. Available from: https://doi.org/10.1016/j.apmrv.2015.12. 001. 3. OECD. Eco-Innovation in industry, enabling green growth. OECD publishing. 2009;. 4. Ban Quản lý khu kinh tế, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Bình Định. Quyết định số 1587/QĐ-BQL ngày 02 tháng 10 năm 2013 về việc Ban hành Quy định về tiêu chí và thang điểm phân hạng các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và Khu kinh tế Nhơn hội theo hướng doanh nghiệp xanh. 2013;. 5. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2018 về việc quy định tiêu chí đánh giá, phân hạng các doanh nghiệp và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương. 2018;. 6. Phòng thươngmại vàCôngnghiệpViệtNam.Hội đồngdoanh nghiệp vì sự phát triển bền vững. Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững. 2016;Available from: 7. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Báo cáo kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Đề tài ”Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện tăng trưởng xanh của các doanhnghiệp sảnxuất trênđịabànHàNội đếnnăm2020, tầm nhìn 2030”. 2016;. 8. Hoà HC. Xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất. Tạp chí Môi trường. 2016;(4). 9. Carbon trust. Green business for growth. 2012;Available from: https://www.carbontrust.com/media/31671/ctg039__green_ your_business_for_growth.pdf. 10. Carbon trust. Green business for growth. 2012;Available from: https://www.carbontrust.com/media/31671/ctg039__green_ your_business_for_growth.pdf. 11. OECD. Towards green growth. OECD Publishing. 2011;. 12. Chính phủ. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về ”Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến 2050”. 2012;. 13. ThuấnNQ, TrungNX. Kinh tế xanh trongđổimớimôhình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn. Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2012, tháng 4/2012 tại Đà . 2012;p. 187–202. 14. DeSimone LD, Popoff F. Eco-Efficiency: The Business Link to Sustainable Development. 2000;. 15. Linas Č, Rugile￿, Agne￿. Green business: Challenges and prac- tices. Ekonomika. 2014;93(1):74–88. Available from: https: //doi.org/10.15388/Ekon.2014.0.3021. 16. Mankiw NG. Kinh tế học vi mô. NXB Cengage Learning (bản dịch của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM). 2014;p. 77. 17. Nasr, Thurston. Remanufacturing: A Key Enabler to Sus- tainable Product Systems. Rochester Institute of Technology. Rochester NY - USA. 2006;. 18. OECD and Statistical Office of the European Communities (Eurostat). Oslo Manual: Guidelines for Collecting and Inter- pretingInnovation Data (3rd ed.). OECD. Paris. 2005;. 19. Rennings K. Redefining innovation-eco-innovation research and the contribution from ecological economics. Ecological Economics. 2000;32(2):319–332. Available from: https://doi. org/10.1016/S0921-8009(99)00112-3. 20. KempR, FoxonTJ. Typologyof Eco-Innovation. In: MEI project: measuring Eco- Inovation. European Commission. 2007;Avail- able from: 20D2%20Typology%20of%20eco-innovation.pdf. 21. Alasdair R, Michal M. Eco-innovation: Final report forsectoral innovation wacth. Technopolis. 2008;. 22. Buysse, Verbeke. Proactive Environmental Strategies: A Stakeholder Management Perspective. Strategic Manage- ment Journal. 2003;24(5):453–470. Available from: https://doi. org/10.1002/smj.299. 1217 Science & Technology Development Journal – Economics - Law andManagement, 5(1):1200-1218 Open Access Full Text Article Research Article 1University of Economics and Law 2Vietnam National University, Ho Chi Minh city, Vietnam Correspondence Tuan Anh Nguyen, University of Economics and Law Vietnam National University, Ho Chi Minh city, Vietnam Email: tuanna@uel.edu.vn History  Received: 01/09/2020  Accepted: 17/11/2020  Published: 05/01/2021 DOI : 10.32508/stdjelm.v5i1.691 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Implementation green growth activities of enterprises in industrial park – investigation at Dong Nai industrial park Tuan Anh Nguyen1,2,* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT The purpose of this study is to evaluate the extent of implementing the green growth activities of the enterprises operating in Dong Nai Industrial Park. Based on the sustainable manufacturing and eco-innovation approaches, the research develop a set of indicators to evaluates green growth from enterprise perspectives. Utilizing the methodology of interviews and professional solution surveys, this set of indicators has been divided into 35 sub-criteria with 5 main groups of activities. The results drawn from the survey of 252 enterprises (classified according to the criteria of scale, field, type, location) have shown that the extent of exploiting the green growth of enterprises in Dong Nai Industrial Park has remained insignificant and inconsiderable. In general, the number of enterprises with a total implementation score of over 50 (out of a maximum of 70 points) is only 17.05%; in terms of the average score of each criterion: only 2/35 surveyed criteria (proportion of 22.85%) have average implementation evaluation score of over 1.4 ; 6/35 criteria have average score from 1.2 to 1.4; the remaining 27/35 have average score of under 1.2 (at the degree of being considered or not implemented). This set of indicators helps enterprises as well as authorities to see the reality of implementing activities that combine resource efficiency with environmental im- provement, thereby making improvements to help enterprises accelerate growth, contributing to the successful implementation of the country's green growth strategy. Key words: Eco-innovation, sustainable manufacture, green growth, enterprise, industial park, Dong Nai Cite this article : Nguyen T A. Implementation green growth activities of enterprises in industrial park – investigation at Dong N ai industrial park. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 5(1):1200-1218. 1218

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrien_khai_hoat_dong_tang_truong_xanh_cua_cac_doanh_nghiep_t.pdf
Tài liệu liên quan