Để góp phần khắc phục các hạn chế,
bất cập nêu trên đặt trong bối cảnh dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 đang được soạn thảo và dự kiến trình
Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại Kỳ họp
thứ 8, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp
sau đây:
Thứ nhất, cần nghiên cứu để xây dựng
hệ tiêu chí nhằm xác định văn bản quy phạm
pháp luật nào thực sự cần được xây dựng,
ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. Ví dụ
như các tiêu chí sau đây:
- Những dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật dự kiến xây dựng, ban hành
không có nội dung phức tạp, tác động và ảnh
hưởng không lớn đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước hoặc quyền, lợi ích của
người dân, doanh nghiệp.
- Nội dung sửa đổi, bổ sung chỉ mang
tính kỹ thuật đối với nhiều quy định ở nhiều
văn bản do cùng một cơ quan ban hành để
bảo đảm phù hợp, thống nhất với văn bản
quy phạm pháp luật mới được ban hành;
- Nội dung sửa đổi, bổ sung không ảnh
hưởng lớn đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ
của công dân;
- Quy định của dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật không làm phát
sinh lớn về nguồn nhân lực và tài chính
bảo đảm thực hiện;
- Cần được ban hành ngay trong
trường hợp đột xuất, cấp thiết nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu quản lý nhà nước và
bảo đảm lợi ích chung;
- Cần được ban hành ngay để kịp
thời nội luật hóa các cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật ở nước ta: Thực trạng và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG XÂY DỰNG LUẬT
Ở NƯỚC TA - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm tắt:
Quy trình lập pháp là một quy trình phức tạp với nhiều giai đoạn
khác nhau, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Bên cạnh
quy trình lập pháp thông thường, nhiều quốc gia thừa nhận quy
trình lập pháp trong trường hợp đặc biệt. Có nhiều cách gọi khác
nhau đối với quy trình ban hành luật trong trường hợp đặc biệt
như: quy trình lập pháp nhanh; ban hành luật trong trường hợp
khẩn cấp; quy trình rút gọn trong xây dựng luật. Để góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, bài
viết này đi sâu phân tích những bất cập và hạn chế trong việc áp
dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật hiện nay, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định này.
Bùi Thu Hằng*
* Trưởng phòng công tác xây dựng pháp luật, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp.
Abstract
The legislative process is a complicated one comprising of several
different stages with involvements of a number of concerned
stakeholders. Along with the normal legislative process, many
countries apply the legislative process in special cases. There
are different ways to refer to the law-making process in special
cases such as: quick legislative process; law development for an
emergency case; simplified process in law development. In order
to improve the quality and efficiency of the law-making activities,
this article provides in-depth analysis of the shortcomings
and drawbacks in the application of simplified process and
procedures in law-making and give out recommendations for
further improvements of relevant legal regulations.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Trình tự, thủ tục rút gọn; hoạt
động lập pháp; quy trình lập pháp; Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 09/10/2019
Biên tập : 14/10/2019
Duyệt bài : 15/10/2019
Article Infomation:
Keywords: simplified procedure
and process; legislation; legislative
process; Law on Promulgation of Legal
Documents
Article History:
Received : 09 Oct. 2019
Edited : 14 Oct. 2019
Approved : 15 Oct. 2019
1. Thực trạng quy định về trình tự, thủ
tục rút gọn
Thứ nhất, về lập đề nghị xây dựng
luật, pháp lệnh theo trình tự, thủ tục rút gọn
Thực tiễn hoạt động lập pháp của
Quốc hội từ năm 2016 đến nay chưa ghi
nhận trường hợp nào việc lập đề nghị xây
dựng luật được thực hiện theo trình tự, thủ
tục rút gọn quy định trong Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật
năm 2015). Bên cạnh đó, số lượng văn bản
luật được đưa vào Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh hằng năm đã giảm đáng kể.
Cụ thể, nếu như năm 2016, số lượng luật,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
22 Số 20(396) T10/2019
pháp lệnh, nghị quyết được đưa vào Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh khá cao (33
văn bản) thì đến năm 2019 số lượng luật,
pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh đã giảm gần một nửa (chỉ còn 18
văn bản)1. Luật năm 2015 không quy định
Quốc hội thông qua chính sách mà chỉ quy
định Ủy ban Pháp luật thẩm tra Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tuy nhiên,
trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
các năm 2019 và 2020, Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban của Quốc hội đã cho ý kiến về
chính sách trong các đề nghị xây dựng luật,
pháp lệnh nên số lượng đề nghị xây dựng
luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh hằng năm giảm đáng kể. Điều
này chứng tỏ Quốc hội đã xem xét kỹ lưỡng
hơn chính sách và chỉ đưa vào Chương trình
những văn bản thực sự cần thiết và đã được
chuẩn bị kỹ.
Hiện nay, việc bổ sung vào Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với một
số luật, nghị quyết của Quốc hội được thực
hiện khá nhanh nhưng vẫn phải thực hiện
tuần tự các bước của quy trình lập đề nghị
xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của
Luật năm 2015. Việc không áp dụng quy
trình rút gọn trong khâu lập đề nghị xây
dựng luật là do chưa có cách hiểu thống nhất
về quy trình rút gọn, cụ thể là:
- Nếu chỉ căn cứ vào quy định của
Luật thì có thể hiểu chỉ được áp dụng trình
tự, thủ tục rút gọn đối với giai đoạn soạn
thảo luật vì quy định về trình tự, thủ tục rút
gọn trong Luật năm 2015 được đặt trong
giai đoạn soạn thảo. Chương này nằm cuối
của các chương liên quan đến soạn thảo nên
về nguyên tắc, không cho phép rút gọn trong
1 Số liệu do tác giả tổng hợp trên cơ sở Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp luật, pháp lệnh hằng năm của
Quốc hội. Số liệu trên chỉ là các luật, nghị quyết trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm. Số lượng luật,
pháp lệnh được Quốc hội thông qua ít hơn so với số liệu nêu trên.
2 Đây là vấn đề thực tiễn, ví dụ Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở một số quận,
huyện của Hà Nội vừa được Quốc hội thông qua được thực hiện đồng thời 2 quy trình vừa lập đề nghị để bổ sung vào
chương trình vừa soạn thảo và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Có thể thấy đối với các dự án luật, pháp lệnh
được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khá phức tạp nhưng việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh thì đơn giản hơn rất nhiều, thời gian cũng ngắn hơn so với quy trình thông thường.
giai đoạn lập đề nghị. Bên cạnh đó, không
một quy định nào trong Luật năm 2015 quy
định về việc rút ngắn giai đoạn lập đề nghị
xây dựng luật, pháp lệnh.
- Tác giả cho rằng, việc xây dựng và
ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút
gọn phải được thực hiện ở cả hai giai đoạn
mới đúng mục đích của việc ban hành văn
bản nhanh vì khi ban hành văn bản trong tình
trạng khẩn cấp, đột xuất thì không thể áp
dụng quy trình lập pháp thông thường ngay
cả ở khâu lập đề nghị. Thực tiễn cho thấy,
việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh hằng năm thường rút gọn về thời
gian, nghĩa là thời gian đề nghị bổ sung vào
Chương trình ngắn hơn rất nhiều so với việc
lập đề nghị xây dựng luật trong các trường
hợp bình thường. Để giải quyết vấn đề của
thực tiễn, mặc dù Luật không quy định nhưng
hiện nay, khi lập dự kiến chương trình, xu
hướng xây dựng luật, nghị quyết của Quốc
hội theo quy trình “hai trong một” là tương
đối khả thi, nghĩa là cơ quan trình vừa trình
đề nghị vừa trình dự thảo luật nhằm giảm bớt
thời gian xem xét, thông qua luật2.
Việc lập đề nghị xây dựng luật và soạn
thảo luật là các công đoạn của quy trình lập
pháp. Dù ở bất kỳ quốc gia nào thì quy trình
lập pháp cũng được quy định rất chặt chẽ.
Ý kiến đề nghị cần áp dụng quy trình rút
gọn trong giai đoạn lập đề nghị cho rằng,
quy trình chặt chẽ chỉ phù hợp với những
trường hợp nội dung văn bản có phạm vi
điều chỉnh rộng, phức tạp, quy định những
vấn đề quan trọng, có tác động lớn đến sự
phát triển kinh tế - xã hội, quyền, lợi ích của
nhân dân, không thích hợp với các trường
hợp phải ban hành luật trong tình trạng khẩn
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
23Số 20(396) T10/2019
cấp, phải sửa đổi ngay sai sót trong các văn
bản luật hay phải thực hiện ngay các cam kết
quốc tế. Do đó, nếu không áp dụng trình tự,
thủ tục rút gọn trong giai đoạn lập đề nghị
xây dựng luật sẽ khiến quy trình xây dựng,
ban hành luật trở nên xơ cứng, không xử lý
được ngay và kịp thời các trường hợp khẩn
cấp phát sinh trong thực tiễn3.
Thứ hai, về tiêu chí xác định tình trạng
khẩn cấp
Điều 146 Luật năm 2015 không quy
định rõ các tiêu chí, các điều kiện ràng buộc
khi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Ví dụ,
điều kiện “khẩn cấp” chưa rõ về nội hàm
cũng như tính chất là “khẩn cấp” về vấn đề
cần điều chỉnh hay “khẩn cấp” về thời gian
thực hiện? Hay “khẩn cấp” cả về vấn đề điều
chỉnh và cả về thời gian thực hiện?
Liệu có thể hiểu rằng “khẩn cấp” về
vấn đề cần điều chỉnh nghĩa là việc chậm xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các quan hệ xã
hội cần được điều chỉnh, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền, lợi ích của công dân, đến
an sinh xã hội; “khẩn cấp” về thời gian
thực hiện nghĩa là văn bản quy phạm pháp
luật cần được sửa đổi, bổ sung ngay hoặc
ban hành mới ngay để bảo đảm đúng thời
điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban
hành... Nếu xác định theo nghĩa này thì điều
kiện “khẩn cấp” lại trùng lặp với điều kiện
thứ ba “sửa đổi ngay cho phù hợp với văn
bản quy phạm pháp luật mới ban hành” quy
định tại khoản 3 Điều 146 Luật năm 2015.
Bên cạnh đó, khái niệm về ban hành
văn bản trong tình trạng “cấp bách” dường
như là quy định thừa khi nội hàm của tình
trạng khẩn cấp có thể đã bao hàm cả nghĩa
của tình trạng cấp bách.
Theo quy định của Luật năm 2015,
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
3 Một số ý kiến thành viên Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện
theo quy định của pháp luật về tình trạng
khẩn cấp. Hiện nay, Pháp lệnh về tình trạng
khẩn cấp năm 2000 đến nay vẫn còn hiệu
lực. Trong khi đó tình hình kinh tế-xã hội
của đất nước, hệ thống các văn bản pháp
luật đã có nhiều sự thay đổi. Ví dụ, một số
văn bản luật chuyên ngành quy định về tình
trạng khẩn cấp, đột xuất như: Luật Phòng,
chống tác hại của thiên tai, Luật Phòng,
chống khủng bố, Luật Ngân hàng.... Dẫn
đến tình trạng Pháp lệnh về Tình trạng khẩn
cấp đã lạc hậu khá xa so với thực tiễn. Điều
này đặt ra yêu cầu cấp bách là cần sửa đổi
Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000
nâng lên thành luật.
Thứ ba, một số trường hợp cần ban
hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn
Khoản 3 Điều 146 Luật năm 2015 quy
định điều kiện “sửa đổi ngay cho phù hợp
với văn bản quy phạm pháp luật mới ban
hành” không rõ ràng; đặc biệt là chưa tách
bạch được với trường hợp “khẩn cấp” trong
điều kiện cấp bách về thời gian ban hành
và yêu cầu về chất lượng nội dung sửa đổi.
Bên cạnh đó, Luật năm 2015 cũng không
trù liệu áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối
với các trường hợp sau: khắc phục sai sót
như trường hợp của Bộ luật Hình sự năm
2015; ban hành văn bản để bãi bỏ một phần
hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật
trái pháp luật; kéo dài thời hạn áp dụng toàn
bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm
pháp luật trong một thời hạn nhất định để
giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh
trong thực tiễn và trường hợp phải ban hành
ngay văn bản để thực hiện điều ước quốc tế
có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên theo yêu cầu về thời
hạn thực hiện quy định trong điều ước quốc
tế đó; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ ban hành để giải quyết
những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
24 Số 20(396) T10/2019
tiễn. Trong thời gian qua, đã phát sinh một số
trường hợp cần phải ban hành văn bản theo
trình tự, thủ tục rút gọn như trường hợp ban
hành văn bản để bãi bỏ văn bản quy phạm
pháp luật trái pháp luật; kéo dài thời gian
thực hiện thí điểm, thông tư để giải quyết
những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực
tiễn (điều chỉnh giá xăng, dầu, lệ phí trước
bạ ô tô, xe máy)
Thứ tư, thủ tục xây dựng và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự,
thủ tục rút gọn
Theo quy định của Luật năm 2015,
việc xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh theo
trình tự, thủ tục rút gọn không bắt buộc phải
theo một quy trình chặt chẽ, có sự tham gia
của nhiều bên liên quan; việc soạn thảo luật
theo trình tự, thủ tục rút gọn mang tính khép
kín trong nội bộ cơ quan chủ trì soạn thảo.
Quy trình khép kín không tạo ra sức ép để
cơ quan chủ trì soạn thảo phải đầu tư nhiều
thời gian, trí tuệ cho những dự án luật được
xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bên
cạnh đó, Luật năm 2015 không quy định về
việc đăng tải văn bản quy phạm pháp luật
được xây dựng và ban hành theo trình tự,
thủ tục rút gọn. Quy định này làm triệt tiêu
nguyên tắc bảo đảm tính công khai, minh
bạch trong xây dựng pháp luật. Ngoài ra,
quy định có tính chất tùy nghi là: “cơ quan
chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự
thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến
thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày”
làm giảm cơ hội tham gia của người dân và
doanh nghiệp vào quy trình lập pháp. Do đó,
yêu cầu về việc ban hành nhanh văn bản lại
mâu thuẫn với việc bảo đảm chất lượng của
văn bản quy phạm pháp luật.
Mặc dù Luật năm 2015 quy định cụ
thể về các trường hợp được áp dụng trình tự,
thủ tục rút gọn, thẩm quyền, quy trình xây
dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng trên
thực tế, việc áp dụng quy trình này còn một
số hạn chế, bất cập sau:
Một là, phạm vi, mức độ áp dụng
trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật không
theo khuôn khổ, tiêu chí thống nhất; nhiều
trường hợp áp dụng trình tự, thủ tục này để
xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật sửa đổi, bổ sung nhưng cũng có
trường hợp áp dụng để ban hành các văn bản
mới, văn bản quy định chi tiết thi hành luật,
pháp lệnh. Ví dụ, trường hợp xây dựng Nghị
quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù
của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017; việc
xây dựng 04 nghị định quy định chi tiết Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.
Việc lấy ý kiến không bắt buộc, hồ sơ trình
đơn giản là những yếu tố tác động không
nhỏ đến chất lượng của văn bản soạn thảo
khi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong
xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
Hai là, Luật năm 2015 không quy định
rõ khi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, cơ
quan chủ trì soạn thảo bắt buộc phải thực hiện
các bước nào của quy trình thông thường,
được bỏ qua các bước nào. dẫn đến sự
không thống nhất trong việc áp dụng pháp
luật, ảnh hưởng tới chất lượng của văn bản.
Ba là, việc không áp dụng trình tự, thủ
tục rút gọn trong giai đoạn lập đề nghị xây
dựng văn bản khiến quy trình xây dựng, ban
hành văn bản trở nên cứng nhắc, không đúng
với mục đích của quy trình rút gọn, do vậy
không xử lý được một cách kịp thời những
vấn đề cấp bách đang đặt ra. Quy trình hai
bước (lập đề nghị và soạn thảo) trở nên cứng
nhắc vì liệu rằng khi lập đề nghị không được
áp dụng quy trình rút gọn thì khi soạn thảo
có được áp dụng quy trình rút gọn không
đang là vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
Bốn là, không bảo đảm nguyên tắc
công khai, minh bạch trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục
rút gọn. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo
không cần phải đăng tải dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật trên trang thông tin điện tử
để lấy ý kiến.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
25Số 20(396) T10/2019
Năm là, Luật năm 2015 cũng không
quy định cụ thể đối với các dự án, dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật xây dựng, ban
hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì nội
dung, thủ tục thẩm định, thẩm tra có gì khác
so với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật được xây dựng, ban hành theo thủ
tục thông thường.
Sáu là, việc kiểm soát trong xây dựng
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo
trình tự, thủ tục rút gọn thiếu chặt chẽ, không
có sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.
Bảy là, việc xây dựng và ban hành văn
bản theo trình tự, thủ tục rút gọn chưa có sự
gắn kết với việc nội luật hóa điều ước quốc
tế để áp dụng ngay trong khi Luật Điều ước
quốc tế năm 2015 lại quy định cụ thể về việc
ký kết, gia nhập điều ước quốc tế theo trình
tự rút gọn.
2. Một số kiến nghị
Để góp phần khắc phục các hạn chế,
bất cập nêu trên đặt trong bối cảnh dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 đang được soạn thảo và dự kiến trình
Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại Kỳ họp
thứ 8, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp
sau đây:
Thứ nhất, cần nghiên cứu để xây dựng
hệ tiêu chí nhằm xác định văn bản quy phạm
pháp luật nào thực sự cần được xây dựng,
ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. Ví dụ
như các tiêu chí sau đây:
- Những dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật dự kiến xây dựng, ban hành
không có nội dung phức tạp, tác động và ảnh
hưởng không lớn đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước hoặc quyền, lợi ích của
người dân, doanh nghiệp.
- Nội dung sửa đổi, bổ sung chỉ mang
tính kỹ thuật đối với nhiều quy định ở nhiều
văn bản do cùng một cơ quan ban hành để
bảo đảm phù hợp, thống nhất với văn bản
quy phạm pháp luật mới được ban hành;
- Nội dung sửa đổi, bổ sung không ảnh
hưởng lớn đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ
của công dân;
- Quy định của dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật không làm phát
sinh lớn về nguồn nhân lực và tài chính
bảo đảm thực hiện;
- Cần được ban hành ngay trong
trường hợp đột xuất, cấp thiết nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu quản lý nhà nước và
bảo đảm lợi ích chung;
- Cần được ban hành ngay để kịp
thời nội luật hóa các cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, mở rộng phạm vi văn bản
quy phạm pháp luật được xây dựng và ban
hành theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với
trường hợp ban hành văn bản quy phạm
pháp luật để bãi bỏ, ngưng hiệu lực toàn
bộ hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ
hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp
luật trong một thời hạn nhất định.
Thứ ba, quy định thẩm quyền của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành
văn bản quy phạm pháp luật chỉ đối với
trường hợp ban hành văn bản quy phạm
pháp luật để bãi bỏ, ngưng hiệu lực toàn
bộ hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ
hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp
luật trong một thời hạn nhất định.
Thứ tư, nghiên cứu quy trình, thủ tục
rút gọn trong Luật Điều ước quốc tế để sửa
đổi, bổ sung Luật năm 2015 cho phù hợp.
Thứ năm, bổ sung quy định xây dựng
và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
theo trình tự, thủ tục rút gọn theo hướng
bắt buộc như hồ sơ phải có báo cáo tổng
kết hoặc đánh giá thực trạng, báo cáo đánh
giá tác động của chính sách; đăng tải để
lấy ý kiến nhân dân và đối tượng chịu sự
tác động của văn bản
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
26 Số 20(396) T10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trinh_tu_thu_tuc_rut_gon_trong_xay_dung_luat_o_nuoc_ta_thuc.pdf