Trình tự, thủ tục tố tụng về lao động theo pháp luật cộng hòa Pháp và những đề xuất cho pháp luật Việt Nam
Một là, vẫn nên tiếp tục quy định tố tụng
lao động là một thủ tục tố tụng dân sự chung
và không cần thiết phải tách ra thành Luật
Tố tụng lao động riêng biệt. Đề xuất này dựa
trên hai cơ sở. Thứ nhất, các quy định hiện
nay về trình tự thủ tục giải quyết các TCLĐ
được quy định tại hai văn bản, đó là BLLĐ
năm 2012 và Bộ luật TTDS, sự kết hợp này
đủ sức để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong
thực tiễn và giải quyết TCLĐ. Thứ hai, về
bản chất, quan hệ lao động vẫn là một quan
hệ thuộc lĩnh vực luật tư và cần thiết phải
đặt trong bối cảnh chung đó để giải quyết.
Hai là, thủ tục hòa giải tại hòa giải viên
lao động cấp huyện đối với TCLĐ cá nhân
và TCLĐ tập thể về quyền hiện nay là không
thực sự cần thiết vì thủ tục này làm kéo dài
thời gian tiến hành tố tụng do việc hòa giải
tiến hành đến hai lần (hòa giải tại hòa giải
viên và hòa giải tại tòa án - trừ trường hợp
các TCLĐ cá nhân không bắt buộc phải qua
hòa giải ngoài tòa án).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình tự, thủ tục tố tụng về lao động theo pháp luật cộng hòa Pháp và những đề xuất cho pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÒNH TÛÅ, THUÃ TUÅC TÖË TUÅNG VÏÌ LAO ÀÖÅNG THEO
PHAÁP LUÊÅT CÖÅNG HOÂA PHAÁP VAÂ NHÛÄNG ÀÏÌ XUÊËT
CHO PHAÁP LUÊÅT VIÏåT NAM
Đoàn THị PHương DiệP*
1. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
cá nhân
Trong hệ thống xét xử của Pháp, có một
loại hình cơ quan xét xử tương đối đặc biệt
được thành lập trong khuôn khổ giải quyết
các TCLĐ cá nhân, đó là Tòa án lao động
cấp sơ thẩm. Tòa án này thực tế là một Hội
đồng giải quyết TCLĐ1. Thuật ngữ “Hội
đồng giải quyết TCLĐ” hay Tòa lao động
cấp sơ thẩm xuất hiện ở Pháp lần đầu vào
khoảng thế kỷ thứ XI với ý nghĩa là những
người “bảo vệ cho các lợi ích nghề nghiệp”,
can thiệp để giải quyết các tranh chấp giữa
các thợ thủ công. Cơ chế này bị chấm dứt
trong một khoảng thời gian dài (từ 1791) và
được khôi phục trở lại vào thời Napoléon (từ
1806) đến nay. Đây là cấp đầu tiên có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp cá nhân về lao
động.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án lao động
cấp sơ thẩm - Hội đồng giải quyết TCLĐ
cấp sơ thẩm trong pháp luật hiện hành
Pháp
Hội đồng giải quyết TCLĐ cấp sơ thẩm
sở dĩ tương đối đặc biệt so với cơ quan có
* Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
1 Conseil de prud`home.
58
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
Bài viết phân tích, đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động
(TCLĐ) cá nhân, cơ chế giải quyết TCLĐ tập thể theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp, từ đó rút ra các đề xuất cho pháp
luật Việt Nam.
thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự
thông thường (tòa án) là vì, các thành viên
của hội đồng không “chuyên nghiệp” trong
việc giải quyết TCLĐ. Đây là điểm gây
nhiều bàn cãi trong giới nghiên cứu luật của
Pháp. Họ được chọn trong số những người
lao động và người sử dụng lao động với số
lượng đại diện và quyền biểu quyết ngang
nhau trong việc giải quyết tranh chấp. Các
thành viên của Hội đồng hoạt động trên cơ
sở không được trả tiền từ Nhà nước (một
cách trực tiếp). Nếu là người lao động tại
một đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng
lao động sẽ vẫn trả lương bình thường cho
các thành viên cho khoảng thời gian người
này thực hiện công việc với tư cách thành
viên của Hội đồng (theo quy định người này
có 6 tuần làm việc/nhiệm kỳ cho việc thực
hiện các hoạt động với tư cách là thành viên
của Hội đồng2) và sau đó, người sử dụng lao
động có quyền yêu cầu Nhà nước hoàn lại
khoản tiền đã trả này3.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng giải
quyết TCLĐ cấp sơ thẩm là 5 năm và có thể
được bổ nhiệm lại. Hội đồng giải quyết
TCLĐ trong pháp luật Pháp mặc dù có điểm
tương đồng với quy định về Hội đồng hòa
giải lao động trong Bộ luật Lao động
(BLLĐ) năm 1994 của Việt Nam (đều cùng
là một tập hợp đại diện của người lao động
và người sử dụng lao động), nhưng chủ thể
này được quy định với rất nhiều sự khác biệt
so với quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ nhất, Hội đồng giải quyết TCLĐ
trong pháp luật Pháp có thẩm quyền xét xử
theo thủ tục sơ thẩm4 các TCLĐ cá nhân.
Như vậy, mặc dù có tên là “Hội đồng giải
quyết các TCLĐ cấp sơ thẩm” nhưng thực
tế đây là một cấp xét xử của tòa án (và có
thể gọi là Tòa án lao động cấp sơ thẩm),
trong khi đó “Hội đồng hòa giải lao động cơ
sở” theo quy định của năm BLLĐ 1994 của
Việt Nam chỉ có vai trò là cơ chế giải quyết
tranh chấp bên ngoài tòa án. Hội đồng giải
quyết TCLĐ trong pháp luật Pháp có quyền
xét xử “nhân danh nước Cộng hòa Pháp”.
Thứ hai, về thẩm quyền, Hội đồng hòa
giải lao động cơ sở theo BLLĐ năm 1994
chỉ có thẩm quyền hòa giải các TCLĐ tập
thể và cá nhân. Trong khi đó, Hội đồng giải
quyết TCLĐ trong pháp luật Pháp có thẩm
quyền giải quyết các TCLĐ cá nhân.
Để có thể thực hiện chức trách của mình
với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, pháp luật
Pháp đặt các thành viên Hội đồng trong tình
trạng bảo vệ đặc biệt. Thứ nhất, họ được kéo
dài hợp đồng lao động cho đến hết nhiệm
kỳ. Thứ hai, việc chấm dứt hợp đồng lao
động với họ được tiến hành theo thủ tục
hành chính và cần phải có sự cho phép của
thanh tra lao động.
Hội đồng giải quyết TCLĐ ở Pháp có cơ
cấu tổ chức bao gồm: thứ nhất, thiết chế xét
xử tạm thời5 cho phép yêu cầu thẩm phán
ban hành phán quyết áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của
2 Article L1442-2.
3 Điều 8, Loi de Boulin số 79-44 (18/1/1979), phiên bản có hiệu lực ngày 19/7/2015.
4 Juridiction de premier degré.
5 Formation référé.
59
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
nguyên đơn trong trường hợp cần thiết. Thứ
hai là có 05 tòa bộ phận chuyên trách (phụ
trách các vụ việc tổng hợp, vụ việc trong
lĩnh vực lao động nông nghiệp, thương mại,
dịch vụ và công nghiệp).
Mỗi tòa bộ phận lại bao gồm 02 bộ
phận, bộ phận hòa giải và bộ phận xét xử6.
Trong đó bộ phận hòa giải bao gồm một
thành viên đại diện cho người lao động và
một thành viên đại diện cho người sử dụng
lao động, bộ phận xét xử có cơ cấu tương tự
nhưng số lượng thành viên gấp đôi bộ phận
hòa giải.
Thẩm quyền của Hội đồng giải quyết
TCLĐ
Theo quy định của BLLĐ Cộng hoà
Pháp7, Hội đồng giải quyết TCLĐ thụ lý và
giải quyết các TCLĐ cá nhân sau đây:
- Các tranh chấp có thể phát sinh trong
quá trình thực hiện các hợp đồng lao động
theo các quy định của BLLĐ giữa người sử
dụng lao động, hoặc đại diện của họ, và
người lao động (các tranh chấp này bao gồm
luôn cả các tranh chấp diễn ra giữa các chủ
thể của quan hệ lao động theo hợp đồng tại
các cơ quan nhà nước).
- Hội đồng giải quyết TCLĐ cũng giải
quyết các tranh chấp phát sinh giữa những
người lao động có liên quan đến việc thực
hiện công việc trong quan hệ lao động (Điều
L1411-3 BLLĐ Pháp).
Trình tự, thủ tục giải quyết các TCLĐ
cá nhân
Theo thống kê không chính thức, mỗi
năm, Hội đồng giải quyết TCLĐ ở Pháp thụ
lý khoảng 230.000 vụ tranh chấp8. Và
khoảng thời gian trung bình theo thống kê
cần phải mất trong tiến trình giải quyết
TCLĐ là khoảng 10 tháng9. Thời hạn này
được tính từ thời điểm có yêu cầu giải quyết
tranh chấp tại tòa án cấp sơ thẩm đến thời
điểm có phán quyết của tòa án cấp phúc
thẩm (kết thúc 2 cấp xét xử, sơ thẩm và phúc
thẩm). Như vậy, có thể thấy, độ dài thời gian
cần thiết để giải quyết TCLĐ theo quy định
của pháp luật Cộng hòa Pháp cũng không
quá khác biệt so với tiến trình giải quyết
TCLĐ bình thường của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Điều L1411.1 BLLĐ
Cộng hòa Pháp thì “Tòa án lao động tiến
hành hoà giải các TCLĐ phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng lao động theo các
quy định của Bộ luật này, giữa người sử
dụng lao động, hoặc đại diện của họ, và
những người lao động mà họ sử dụng.
Tòa án lao động cấp sơ thẩm giải quyết
những TCLĐ thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình đã được hòa giải mà không thành”.
Theo quy định này có thể hình dung,
Tòa án lao động cấp sơ thẩm (conseil de
prud`home) là cơ quan đầu tiên có thẩm
quyền giải quyết các TCLĐ cá nhân. Pháp
6 Bureau de conciliation và bureau de jugement.
7 Code du travail.
8 Dẫn theo “Comment réduire l’encombrement des conseils de prud’hommes », website Village de la Justice, 2011.
9 Tài liệu đã dẫn số 10 website
Conseils,10380.html.
60
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
luật Cộng hòa Pháp không dự liệu cơ chế
giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như luật
Việt Nam hiện hành (thông qua cơ chế hòa
giải tại Hòa giải viên lao động cấp huyện
theo quy định của BLLĐ năm 2012). Như
vậy, tiến trình giải quyết TCLĐ cá nhân theo
quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp diễn
ra như sau:
Bước 1: Hòa giải tại Tòa án lao động
cấp sơ thẩm. Nếu việc hòa giải tiến hành
thành công, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải
thành và chấm dứt tranh chấp.
Bước 2: Hòa giải không thành công
hoặc chỉ thành công một phần, tranh chấp sẽ
được đưa ra giải quyết tại phiên tòa được mở
công khai.
Cũng giống như quy định của BLLĐ
năm 2012 của Việt Nam, pháp luật lao động
Pháp cũng dự kiến các loại tranh chấp không
bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tại Tòa
án. Đó là các tranh chấp liên quan đến việc
xem xét có sự chuyển hóa từ hợp đồng lao
động có xác định thời hạn sang hợp đồng lao
động không xác định thời hạn và yêu cầu áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đã
được hòa giải trước đó trong tiến trình giải
quyết tranh chấp.
Có thể thấy, thứ nhất, việc miễn tiến
hành thủ tục hòa giải chỉ là hòa giải tại Tòa
án (trong khi đó theo quy định của pháp luật
Việt Nam, việc hòa giải được miễn chỉ là
hòa giải tại Hòa giải viên lao động cấp
huyện), thứ hai, phạm vi các trường hợp
không cần tiến hành thủ tục hòa giải tương
đối hẹp so với các quy định của pháp luật
Việt Nam10. Sự khác biệt trong quy định của
pháp luật Việt Nam và Pháp xuất phát từ
nguyên nhân của việc cho phép bỏ qua thủ
tục hòa giải. Trên tinh thần các quy định của
pháp luật Việt Nam, việc bỏ qua thủ tục hòa
giải áp dụng chủ yếu nhằm mục đích rút
ngắn thời gian cho việc giải quyết một số
TCLĐ cá nhân, từ đó bảo vệ tốt hơn cho
quyền lợi của người lao động. Trong khi đó
trong cách nhìn nhận và quy định của pháp
luật Pháp, bên cạnh việc rút ngắn thời gian
giải quyết tranh chấp, việc bỏ qua thủ tục
hòa giải bắt buộc còn là một yêu cầu cần
thiết do việc hòa giải là không cần thiết vì
đã có hòa giải trước đó hoặc với những tranh
chấp đã quá rõ là không thể hòa giải được
(tranh chấp liên quan đến việc chuyển hóa
hợp đồng lao động từ có xác định thời hạn
sang không xác định thời hạn).
Tại phiên giải quyết tranh chấp, vì vụ
việc được giải quyết theo cơ chế tập thể bởi
10 Điều 201 BLLĐ năm 2012. Trình tự, thủ tục hòa giải TCLĐ cá nhân của hòa giải viên lao động.
1. TCLĐ cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các
TCLĐ sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm y tế;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
61
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
một Hội đồng gồm những người không
chuyên về luật, nên thực tế, ngoài trường
hợp thông thường là Tòa án lao động cấp sơ
thẩm sẽ ra phán quyết giải quyết tranh chấp,
cũng có những trường hợp các thành viên
Hội đồng giải quyết tranh chấp không thống
nhất với nhau về phương án giải quyết.
Trong trường hợp này, tranh chấp sẽ được
chuyển đến cho một “quan tòa” chuyên
nghiệp cùng cấp sơ thẩm, quan tòa này sẽ
thảo luận cùng với Hội đồng giải quyết tranh
chấp để đưa ra phương án giải quyết. Hội
đồng giải quyết tranh chấp có 5 thành viên,
do đó phương án nào được sự đồng thuận
của đa số sẽ được chọn.
Bản án lao động được tuyên bởi Tòa án
cấp sơ thẩm có thể bị yêu cầu xem xét lại
theo thủ tục phúc thẩm. Tòa chuyên trách
của tòa phúc thẩm có thẩm quyền xem xét
lại bản án, quyết định của Hội đồng giải
quyết TCLĐ cấp sơ thẩm.
Bản án của tòa phúc thẩm có thể được
xem xét lần cuối theo thủ tục đặc biệt bởi
Tòa phá án11. Tòa án cấp cuối cùng này chỉ
xem xét việc áp dụng pháp luật có đúng hay
chưa mà không xem xét việc đánh giá tình
tiết tranh chấp của các tòa án trước đó.
2. Việc giải quyết tranh chấp lao động tập
thể
Theo Từ điển Thuật ngữ pháp lý (Les
termes juridiques), TCLĐ tập thể là những
tranh chấp liên quan đến các lợi ích tập thể
dẫn đến sự đối đầu giữa một người sử dụng
lao động hoặc một số người sử dụng lao
động với tập thể người lao động.
Việc giải quyết TCLĐ tập thể trong
pháp luật Pháp được quy định từ Điều
L2521-1 BLLĐ. Cụ thể:
Hòa giải
Hòa giải là thủ tục đầu tiên được tiến
hành trong tiến trình giải quyết TCLĐ tập
thể tại Pháp. Việc hòa giải được tiến hành
bởi Hội đồng hòa giải (Commissions de
conciliation). Hội đồng hòa giải được thành
lập ở cấp vùng hoặc cấp quốc gia. Thành
phần của Hội đồng gồm đại diện tập thể lao
động, đại diện cho tổ chức đại diện cho
người sử dụng lao động với số lượng ngang
nhau cho cả hai bên và đại diện cho Nhà
nước với số lượng không vượt quá 1/3 tổng
số thành viên Hội đồng).
Thông qua cuộc họp hòa giải, TCLĐ có
thể được giải quyết với biên bản hòa giải
thành hoặc ngược lại.
Trong trường hợp việc hòa giải thông
qua Hội đồng hòa giải thất bại, TCLĐ tập
thể được giải quyết tiếp theo bước thứ 2.
Hòa giải thông qua vai trò trung gian
là hòa giải viên (médiateur)
Nếu việc hòa giải không thành, Chủ tịch
Hội đồng hòa giải sẽ yêu cầu các bên tranh
chấp thỏa thuận đề cử hòa giải viên trong
danh sách các hòa giải viên được giới thiệu.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận,
hòa giải viên sẽ được chỉ định bởi cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Hòa giải viên sẽ nỗ lực hòa giải mâu
thuẫn giữa các bên. Nếu nỗ lực không thành
công, hòa giải viên sẽ phải đề xuất phương
án giải quyết tranh chấp trong vòng 01 tháng
62
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
11 Cour de casstion.
kể từ thời điểm được chỉ định (Điều 2523.5
BLLĐ Cộng hoà Pháp).
Trong vòng 8 ngày kể từ thời điểm nhận
được phương án giải quyết tranh chấp của
hòa giải viên, các bên có quyền tuyên bố
chấp nhận hoặc từ chối phương án giải quyết
và phải có giải thích cho lựa chọn của mình.
Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải
viên phát hiện thấy TCLĐ này có liên quan
đến việc áp dụng hoặc hiểu sai quy định của
pháp luật về lao động thì hòa giải viên sẽ đề
nghị các bên tranh chấp chọn phương thức
khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc giải
quyết bằng thủ tục trọng tài nếu các bên có
dự kiến trước trong Thỏa ước tập thể (Điều
L2523-5 BLLĐ Cộng hoà Pháp).
Với quy định này, có thể hình dung,
trong tiến trình tố tụng giải quyết TCLĐ tập
thể theo pháp luật Pháp, đã không có sự
phân định ngay từ đầu các loại TCLĐ tập
thể về quyền hay về lợi ích như trong pháp
luật Việt Nam. Sau hòa giải tại Hội đồng hòa
giải, đến hòa giải tại Hòa giải viên, người
này mới phân loại tranh chấp để có hướng
xử lý phù hợp. Nếu tranh chấp có dấu hiệu
của việc làm trái quy định của pháp luật, các
thỏa thuận trong thỏa ước tập thể thì sẽ giải
quyết bởi trọng tài. Phán quyết trọng tài có
hiệu lực thi hành và nó chỉ bị xem xét lại bởi
Tòa án trọng tài (Cour supérieur d`arbitrage)
trong trường hợp có dấu hiệu của việc áp
dụng sai pháp luật hoặc vi phạm thẩm
quyền. Tòa án này được chỉ định trong
khuôn khổ thẩm quyền của Hội đồng nhà
nước (Conseil d`Etat).
Như vậy, thực tiễn áp dụng tại Pháp
cũng có sự phân định các TCLĐ tập thể ra
làm hai nhóm, TCLĐ tập thể về quyền và về
lợi ích. Với dấu hiệu của TCLĐ tập thể về
quyền theo cách hiểu của pháp luật Việt
Nam, tại Pháp, thủ tục giải quyết có “hơi
hướng” của một thủ tục hành chính chứ
không phải thủ tục giải quyết tranh chấp dân
sự thông thường với sự tham gia của Hội
đồng nhà nước. Trong khi đó, việc giải
quyết TCLĐ tập thể thuộc các trường hợp
còn lại (bao gồm cả trường hợp tranh chấp
về lợi ích theo cách hiểu của pháp luật Việt
Nam) lại được giải quyết theo con đường kết
hợp bên ngoài tòa án và tòa án (hòa giải tại
Hội đồng hòa giải, hòa giải thông qua Hòa
giải viên và thủ tục trọng tài hoặc khởi kiện
tại Tòa án có thẩm quyền xét xử chung về
dân sự -Tribunal de grand instance).
Về đình công, đây là quyền hiến định,
ngoài quy định trong Hiến pháp Pháp, vấn
đề này được quy định từ Điều 2511-1 BLLĐ
Cộng hoà Pháp. Theo các quy định này, đình
công được quy định cho mọi đối tượng
người lao động. Riêng đối với công chức
nhà nước ở những địa bàn có từ 10.000 dân
trở lên (Điều 2511-1 BLLĐ Cộng hoà
Pháp), người làm công của doanh nghiệp, tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực dịch dịch vụ
công của Nhà nước thì phải tuân thủ những
điều kiện đặc biệt.
3. nhận xét chung và giải pháp đề xuất
cho pháp luật Việt nam
Một cách tổng thể, có thể thấy, có rất
nhiều sự khác biệt trong cơ chế giải quyết
TCLĐ trong pháp luật của Pháp và của Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những khác biệt
này, một điểm chung nổi lên rất rõ của hai
cơ chế này là công nhận có sự tham gia giải
63
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
quyết TCLĐ nói chung của các chủ thể
ngoài tòa án (hội đồng hòa giải, trọng tài...).
Độ dài thời gian phải mất với việc giải quyết
một TCLĐ thực sự là vấn đề cần bàn trong
pháp luật của Pháp cũng như của Việt Nam.
Trên cơ sở so sánh hai cơ chế tố tụng lao
động của Pháp và Việt Nam, chúng tôi đề
xuất một vài giải pháp sau đây để trả lời cho
những câu hỏi đặt ra và có thể đơn giản hóa
thủ tục tố tụng lao động tại Việt Nam:
Một là, vẫn nên tiếp tục quy định tố tụng
lao động là một thủ tục tố tụng dân sự chung
và không cần thiết phải tách ra thành Luật
Tố tụng lao động riêng biệt. Đề xuất này dựa
trên hai cơ sở. Thứ nhất, các quy định hiện
nay về trình tự thủ tục giải quyết các TCLĐ
được quy định tại hai văn bản, đó là BLLĐ
năm 2012 và Bộ luật TTDS, sự kết hợp này
đủ sức để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong
thực tiễn và giải quyết TCLĐ. Thứ hai, về
bản chất, quan hệ lao động vẫn là một quan
hệ thuộc lĩnh vực luật tư và cần thiết phải
đặt trong bối cảnh chung đó để giải quyết.
Hai là, thủ tục hòa giải tại hòa giải viên
lao động cấp huyện đối với TCLĐ cá nhân
và TCLĐ tập thể về quyền hiện nay là không
thực sự cần thiết vì thủ tục này làm kéo dài
thời gian tiến hành tố tụng do việc hòa giải
tiến hành đến hai lần (hòa giải tại hòa giải
viên và hòa giải tại tòa án - trừ trường hợp
các TCLĐ cá nhân không bắt buộc phải qua
hòa giải ngoài tòa án).
Ba là, TCLĐ tập thể về quyền theo quy
định hiện nay của BLLĐ năm 2012 có các
chủ thể có thẩm quyền giải quyết ngoài tòa
án tương đối nhiều (hòa giải viên lao động
cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện). Các
chủ thể này có thẩm quyền hoà giải và giải
quyết tranh chấp một cách không chuyên
nghiệp. Điều này làm cho hiệu quả giải
quyết TCLĐ không cao. Thực tế hòa giải
viên lao động cũng là người của Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội của huyện.
Người này và Chủ tịch UBND huyện gần
như là “một nhà” nên vừa hòa giải vừa tiến
hành giải quyết thì sự khách quan sẽ không
cao. Do đó, nên xem xét lại vai trò của Chủ
tịch UBND huyện trong việc giải quyết
TCLĐ tập thể về quyền theo hướng chấm
dứt quy định về trách nhiệm giải quyết
TCLĐ tập thể về quyền của chủ thể này để
có thể tiết kiệm thời gian giải quyết TCLĐ
bằng việc tập trung vào chủ thể chuyên
nghiệp hơn trong việc giải quyết tranh chấp.
Bốn là, nên quy định theo hướng bắt
buộc có sự tham gia của tổ chức công đoàn
vào phiên tòa giải quyết TCLĐ. Cụ thể, theo
cơ chế xét xử hiện nay, bắt buộc một Hội
thẩm nhân dân tham gia phiên tòa phải là đại
diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở để đảm
bảo tiếng nói của chủ thể này trong việc bảo
vệ quyền lợi của người lao động.
Trong bối cảnh hiện nay, khi quan hệ lao
động được xác lập theo hợp đồng đang là
loại quan hệ đóng vai trò chủ đạo trong các
hình thức tuyển dụng lao động tại Việt Nam,
các TCLĐ sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Việc
nghiên cứu để có cơ chế giải quyết TCLĐ
gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn hiệu
quả thực sự là yêu cầu bức thiết đặt ra trong
việc sửa đổi Bộ luật TTDS lần này n
64
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trinh_tu_thu_tuc_to_tung_ve_lao_dong_theo_phap_luat_cong_hoa.pdf