Trường Đại học kiểm sát Hà Nội với yêu cầu hoàn thiện hệ thống giáo trình

Bốn là, cần phải huy động các nguồn lực để tăng cường đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác biên soạn giáo trình, điển hình là việc đầu tư kinh phí để thực hiện các hoạt động khoa học: Xây dựng đề cương giáo trình, hội thảo, nghiệm thu các giáo trình. Việc tăng cường nguồn kinh phí sẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo chất lượng cao hơn của giáo trình. Như vậy, có thể nói, chất lượng giảng dạy của một cơ sở đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào giáo trình, tài liệu được đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo của nhà trường. Việc biên soạn một bộ giáo trình chuẩn phục vụ cho đào tạo là cần thiết đối với bất cứ cơ sở đào tạo nào. Chất lượng của giáo trình thể hiện năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mỗi trường và là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo của trường đại học. Đối với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, công tác hoàn thiện hệ thống giáo trình luôn là vấn đề có tính chiến lược, có tính chất “nút thắt” được Lãnh đạo Viện và Trường quan tâm đặc biệt. Hy vọng, với những quyết tâm và cố gắng của toàn thể Ban Giám hiệu và toàn thể giảng viên, cán bộ nghiên cứu, hệ thống giáo trình các môn học quan trọng của Trường sẽ sớm được hoàn thiện./.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trường Đại học kiểm sát Hà Nội với yêu cầu hoàn thiện hệ thống giáo trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 LẠI VIẾT QUANG 1. Một số vấn đề chung về công tác giáo trình trong cơ sở giáo dục đại học Mục tiêu chung của giáo dục đại học là “đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”1. Để thực hiện được mục tiêu đó thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường đại học là phải tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình 1 Khoản 1, Điều 5 Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. Giáo trình là tài liệu chính thức chứa đựng những kiến thức cơ bản nhất của môn học, học phần được biên soạn một cách công phu, khoa học, có hệ thống, phù hợp mục tiêu, yêu cầu, phương pháp đào tạo và trình độ nhận thức của người học. Cũng chính vì thế mà trong trường đại học, bộ giáo trình chuẩn được coi là dấu hiệu thể hiện năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mỗi trường và là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo của trường đại học. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, mỗi trường đại học đều có hướng xây dựng và không ngừng hoàn thiện bộ giáo trình chuẩn của mình. Trong đào tạo đại học, giáo trình có TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI VỚI YÊU CẦU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GIÁO TRÌNH LẠI VIẾT QUANG* * Tiến sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của một trường đại học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau; là hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường. Công tác giáo trình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cả hai nhiệm vụ trên. Đối với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, công tác hoàn thiện hệ thống giáo trình luôn là vấn đề có tính chiến lược, có tính chất “nút thắt” được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Nhà trường quan tâm đặc biệt. Từ khóa: Giáo trình, hệ thống giáo trình, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Training and scientific research are two main and most vital missions of any university which are linked and support each other in a close relationship. Textbook work plays a crucial role in these two basic and strategic tasks of an institution. For Hanoi Procuratorate University, completing textbook system is considered as a strategic and “knot” matter paid special attentions by Leaders of the Supreme People’s Procuracy and the University. Keywords: Textbooks, textbook system, Hanoi Procuratorate University. 8TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI VỚI YÊU CẦU HOÀN THIỆN... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 vai trò quan trọng và là một trong những tài liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, bởi lẽ nó chứa đựng nội dung kiến thức cơ bản – tiêu chí đặt ra đòi hỏi sinh viên trong quá trình học tập phải lĩnh hội. Tùy theo tính chất đặc thù của từng môn học, ngành học mà mỗi giáo trình được biên soạn với nội dung và hình thức không giống nhau. Tuy nhiên, việc biên soạn một bộ giáo trình chuẩn phục vụ cho việc đào tạo là cần thiết đối với bất cứ cơ sở đào tạo nào. Chất lượng của giáo trình thể hiện năng lực chuyên môn, năng lực đào tạo và khả năng nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo. Vì vậy, giáo trình, nói một cách khái quát nhất, là một loại sách được biên soạn theo từng môn học để sử dụng chính thức trong các trường đại học. Bên cạnh tính cơ bản, toàn diện, phổ biến, chính thức và chuẩn mực, giáo trình còn có tính gợi mở và định hướng. Việc xác định mức độ và cân đối các đặc tính nói trên của giáo trình như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu, yêu cầu nội dung đào tạo của các trường đại học và cách nhìn nhận, thể hiện các vấn đề của người có trách nhiệm của cơ sở đào tạo và các tác giả biên soạn giáo trình. Vì vậy, trong cùng một môn học hay học phần, có thể có nhiều giáo trình khác nhau được sử dụng trong các cơ sở đào tạo đại học. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa sách giáo trình với sách giáo khoa và các tài liệu khác. Về biên soạn giáo trình, Điều 36 Luật giáo dục đại học quy định rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học; Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập; Cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền trong sử dụng giáo trình và công bố công trình nghiên cứu khoa học”. Hiện nay, việc biên soạn giáo trình trong các cơ sở giáo dục đại học phải tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo (Tại Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 ban hành quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học) như: - Về mục đích sử dụng: Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy, chuẩn bị bài giảng của giảng viên và học tập của sinh viên đối với các môn học có trong chương trình đào tạo. - Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt. Giáo trình một số môn học của cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và một số chương trình đào tạo khác giảng dạy bằng tiếng nước ngoài được biên soạn bằng tiếng nước ngoài. - Về nội dung: Giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ. Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành. - Về hình thức: Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng 9Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 LẠI VIẾT QUANG thảo luận và bài tập thực hành. Hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học. 2. Công tác giáo trình của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội - thực trạng và yêu cầu hoàn thiện Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là cơ sở giáo dục công lập trực thuộc VKSNDTC. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ ngành Kiểm sát, Nhà trường còn đào tạo trình độ đại học, sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành Kiểm sát. Chính vì vậy, vấn đề có tính chiến lược, nội dung bức thiết đặt ra hiện nay là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo trình các môn đào tạo luật cơ bản và giáo trình nghiệp vụ kiểm sát; sửa đổi, bổ sung hệ thống tập bài giảng cho các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về hình sự, dân sự, hành chính, khoa học điều tra tội phạm, quản lý chỉ đạo điều hành theo hướng gắn với hoạt động thực tiễn của ngành hiện nay; triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học để xây dựng, chỉnh lý và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với nhiệm vụ đó, việc nghiên cứu triển khai xây dựng biên soạn tài liệu giáo trình giảng dạy sao cho phù hợp với chương trình đào tạo cử nhân Kiểm sát là vấn đề được đặt ra, bởi Kiểm sát là một ngành đặc thù: Ngoài các kiến thức về pháp luật chung, sinh viên còn phải được trang bị các kiến thức nghiệp vụ cơ bản, có như vậy mới đáp ứng được công tác thực tiễn của các Viện kiểm sát sau khi ra trường. Xác định được vai trò quan trọng của giáo trình trong đào tạo đại học, ngay từ khi mới thành lập, công tác giáo trình của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Viện, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Viện trưởng VKSNDTC tại buổi làm việc với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ngày 12/4/2018 cũng đã chỉ đạo Nhà trường cần “khẩn trương xây dựng hệ thống giáo trình, phù hợp với những thay đổi về pháp luật và nhiệm vụ của Ngành”. Tính đến nay, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tổ chức biên soạn 38 giáo trình đại học (trong 54 môn học phần kiến thức ngành và chuyên ngành bao gồm cả bắt buộc và tự chọn), trong đó, đã xuất bản được 19 giáo trình, chuẩn bị xuất bản 11 giáo trình và 08 giáo trình đang được biên soạn. Các môn học chưa biên soạn được giáo trình, Trường đã tổ chức khảo sát, lựa chọn giáo trình của các cơ sở đào tạo luật có chất lượng để tổ chức giảng dạy. Riêng đối với hệ thống giáo trình các môn luật cơ bản và giáo trình nghiệp vụ kiểm sát, Nhà trường đã biên soạn được 32/36 môn học bắt buộc. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của tất cả các đồng chí tham gia vào công tác giáo trình. Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng ta còn rất nặng nề, đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa để sớm hoàn chỉnh công tác biên soạn, xuất bản ngay giáo trình các môn học quan trọng (giáo trình đào tạo luật cơ bản và giáo trình nghiệp vụ kiểm sát) theo chỉ đạo của lãnh đạo VKSNDTC2. Để đảm bảo chất lượng của mỗi cuốn giáo trình sử dụng trong Nhà trường đáp ứng tốt được nhu cầu của cả người dạy và người học, trong thời gian qua, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tập trung thực 2 Thông báo số 133/TB-VKSTC ngày 23/4/2018 Thông báo Kết luận của Viện trưởng VKSNDTC tại buổi làm việc với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Thông báo số 484/TB-VKSTC ngày 23/4/2018 Thông báo Kết luận đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC tại buổi làm việc với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI VỚI YÊU CẦU HOÀN THIỆN... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 hiện tốt các yêu cầu sau: Tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với Ngành, với nghề để biên soạn giáo trình. Để có thể cho ra đời một sản phẩm khoa học chất lượng, trước hết, nguồn nhân lực phải có được một đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực biên soạn. Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 về việc biên soạn và sử dụng giáo trình giáo dục đại học, trong đó quy định: (i) Chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học phải có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc trình độ Tiến sĩ thuộc chuyên ngành của giáo trình đó; (ii) Các thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình phải có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình và đang trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ hoặc các nhà khoa học có uy tín đang tham gia thỉnh giảng tại trường; (iii) Thành viên Hội đồng thẩm định phải là những người có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình, là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy đại học. Trường Đại học Kiểm sát Hà nội từ khi thành lập đến nay luôn chú trọng công tác nâng cao năng lực chuyên môn của các giảng viên cơ hữu Nhà trường và có cơ chế thu hút nhân tài về Trường làm giảng viên thỉnh giảng. Đến nay, Nhà trường có một đội ngũ giảng viên, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có 43 công chức của ngành Kiểm sát, có kinh nghiệm thực tiễn được Viện trưởng VKSNDTC cử tham gia giảng dạy tại Nhà trường (Quyết định số 146/QĐ-VKSTC ngày 24 tháng 04 năm 2017 của Viện trưởng VKSNDTC về việc cử công chức ngành Kiểm sát nhân dân làm giảng viên thỉnh giảng); 89 công chức ngành Kiểm sát đăng ký làm giảng viên thỉnh giảng tại hai cơ sở đào tạo của ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Văn bản số 1399/VKSTC-V15 ngày 21/4/2017 của VKSNDTC. Ngoài ra, Nhà trường còn mời các giảng viên, các nhà khoa học đang công tác tại các cơ sở đào tạo khác tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng; các học phần có trong Chương trình đào tạo đại học và đào tạo thạc sĩ. Ưu tiên đầu tư kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất phù hợp cho công tác biên soạn giáo trình. Việc chủ động biên soạn, xuất bản các giáo trình chuyên ngành Kiểm sát không chỉ giúp Nhà trường có một hệ thống giáo trình hoàn thiện mà còn góp phần khẳng định chất lượng, thương hiệu, hình ảnh của Nhà trường trong ngành Kiểm sát và trước toàn xã hội. Bởi, giáo trình chuyên ngành Kiểm sát dành cho đào tạo đại học và sau đại học là những sản phẩm tri thức độc quyền, riêng có của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội về khoa học Kiểm sát và những kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được, Nhà trường cũng gặp không ít khó khăn trong công tác giáo trình: Thứ nhất, nguồn nhân lực tham gia viết giáo trình có kiến thức và trình độ chuyên sâu cả về mặt lý luận và thực tiễn cũng như kiến thức chuyên ngành còn thiếu. Hơn nữa, thiếu kinh nghiệm trong tiếp cận, triển khai và biên soạn giáo trình, vừa làm vừa tìm hiểu học hỏi dẫn đến tiến độ biên soạn hoàn thiện giáo trình còn chậm so với kế hoạch đề ra; Thứ hai, công tác tổ chức hội thảo về nội dung giáo trình đang biên soạn là một khâu quan trọng để tiếp thu những tri thức của các nhà khoa học và tiếp cận 11Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 LẠI VIẾT QUANG những kinh nghiệm thực tế của các cán bộ, kiểm sát viên trong Ngành để nâng cao chất lượng giáo trình. Tuy nhiên, một số khoa chuyên môn chưa thực sự phát huy hiệu quả trong công tác này; Thứ ba, về nguồn vật lực, kinh phí hỗ trợ cho công tác biên soạn giáo trình đã được quan tâm, tuy nhiên mức kinh phí vẫn còn khá hạn hẹp cho các hạng mục: Thù lao hội đồng khoa học, thù lao biên soạn cho tác giả, kinh phí hỗ trợ cho các cấp từ hội thảo, nghiệm thu giáo trình... trong khi thời gian viết, tổ chức hội thảo, nghiệm thu cho 01 giáo trình mất rất nhiều thời gian nên chưa kích thích các tác giả đầu tư, nghiên cứu để có một giáo trình đảm bảo tiến độ và đạt chất lượng theo mong muốn. Để đáp ứng được yêu cầu “khẩn trương xây dựng hệ thống giáo trình, phù hợp với những thay đổi về pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ của Ngành” của Lãnh đạo VKSNDTC, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo trình, trong thời gian tới Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Một là, các khoa chuyên môn phải chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ các cán bộ, giảng viên tham gia viết giáo trình: Ưu tiên giảng viên tham gia đi thực tế tại các Viện Kiểm sát địa phương theo các chuyên đề, vụ án liên quan đến nội giáo trình đang đảm nhiệm viết. Đối với các giáo trình chuyên ngành kiểm sát cần có kiến thức thực tiễn, có thể mời các Kiểm sát viên có năng lực chuyên môn, đủ điều kiện về học hàm, học vị cùng tham gia biên soạn với các giảng viên của Nhà trường. Hai là, cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, các giảng viên cần phải trau dồi thêm trình độ ngoại ngữ để có thể nghiên cứu và sử dụng tài liệu nước ngoài làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, biên soạn giáo trình. Ba là, tổ chức trao đổi, tọa đàm, tổ chức các hội thảo chuyên đề nghiệp vụ thường xuyên hơn nữa, từ đó lấy nguồn tài liệu tham khảo cho giáo trình. Những tri thức từ hội thảo là nguồn tài liệu thiết thực từ thực tiễn chuyên ngành giúp cho việc tập hợp, triển khai, chỉnh sửa, bổ sung cập nhật các thông tin mới nhất về thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Bốn là, cần phải huy động các nguồn lực để tăng cường đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác biên soạn giáo trình, điển hình là việc đầu tư kinh phí để thực hiện các hoạt động khoa học: Xây dựng đề cương giáo trình, hội thảo, nghiệm thu các giáo trình... Việc tăng cường nguồn kinh phí sẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo chất lượng cao hơn của giáo trình. Như vậy, có thể nói, chất lượng giảng dạy của một cơ sở đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào giáo trình, tài liệu được đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo của nhà trường. Việc biên soạn một bộ giáo trình chuẩn phục vụ cho đào tạo là cần thiết đối với bất cứ cơ sở đào tạo nào. Chất lượng của giáo trình thể hiện năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mỗi trường và là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo của trường đại học. Đối với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, công tác hoàn thiện hệ thống giáo trình luôn là vấn đề có tính chiến lược, có tính chất “nút thắt” được Lãnh đạo Viện và Trường quan tâm đặc biệt. Hy vọng, với những quyết tâm và cố gắng của toàn thể Ban Giám hiệu và toàn thể giảng viên, cán bộ nghiên cứu, hệ thống giáo trình các môn học quan trọng của Trường sẽ sớm được hoàn thiện./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftruong_dai_hoc_kiem_sat_ha_noi_voi_yeu_cau_hoan_thien_he_tho.pdf
Tài liệu liên quan