Thuốc và các thành phần khác khi truyền máu
nhiều
Ngoài truyền hồng cầu lắng, huyết tương
đông lạnh và tiểu cầu để bù lại lượng lớn máu
mất, nhưng có khi vẫn không cầm được máu.
Do đó phải sử dụng một số sản phẩm khác như
chất kết tuả lạnh, yếu tố VII tái tổ hợp và thuốc
như acid tranexamic, Calci Clorur
Acid tranexamic: một nghiên cứu gộp đa
trung tâm cho thấy sử dụng Acid tranexamic
giúp cải thiện tỉ lệ sống trên người lớn bị xuất
huyết nhiều(3). Trong ca lâm sàng trên Acid
tranexamic được cho trong mổ và ngay khi thời
gian cho phép.
Chất kết tủa lạnh: trong giai đoạn bù máu,
mức Fibrinogen có thể giảm do bị pha loãng
máu, hạ thân nhiệt và toan hóa(5). Trong ca lâm
sàng trên BN đã được nhận huyết tương tươi
đông lạnh, nhưng máu vẫn chảy nhiều, kết quả
xét nghiệm cho thấy hạ fibrinogen nên cần
truyền kết tủa lạnh.
Yếu tố VII tái tổ hợp: có thể sử dụng khi xuất
huyết nhiều với rối loạn PT và INR. Liều 80 –
100 UI/kg ở trẻ em thời gian bán hủy là1,3 giờ so
với người lớn là 2,7 giờ. Yếu tố VII tái tổ hợp chỉ
có tác dụng khi bình ổn tiểu cầu, Fibrinogen,
thân nhiệt và pH bình thường. Cần lưu ý trong
chấn thương các yếu tố kháng đông bị giảm
cùng với tăng các yếu tố tiền đông, như vậy dễ
gây thuyên tắc với yếu tố VII tái tổ hợp(6). Trong
ca lâm sàng trên chúng tôi không dùng đến yếu
tố VII tái tổ hợp.
Chuẩn bị BN và dự trù máu
Việc chuẩn bị trước mổ và dự trùđầy đủ
máu rất quan trọng trong các trường hợp chảy
máu nhiều. PT ghép gan còn đòi hỏi có sự phối
hợp đồng bộ giữa nhiều chuyên khoa: tiêu hóa
(nội – ngoại), gây mê hồi sức, huyết học, hồi sức
tích cực, chẩn đoán hình ảnh, điều dưỡng chăm
sóc để điều trị, hồi sức trước – trong và sau mổ.
Riêng về việc dự trù máu chúng tôi đã phối hợp
chặt chẽ với khoa huyết học để cóđược lượng
máu cần, kiểm tra phản ứng chéo, trả lời kết quả
sớm các xét nghiệm máu để có thể xử trí kịp
thời. Như thế sẽ giảm thiểu được các nguy cơ
cho BN. Ngoài ra để phối hợp đồng bộ với các
chuyên khoa, nhân viên y tế thì vai trò của người
trưởng ê– kíp là quan trọng để kịp điều phối và
ra quyết định.
Đối với các trường hợp cấp cứu xuất huyết
lượng nhiều càng cần có sự phối hợp tốt giữa
PTV và BSGM hơn. PTV giúp xẻ vein tìm đường
truyền lớn, nhanh chóng cầm máu và có lúc phải
ngưng mổ chờ BSGM hồi sức BN. BSGM phải
biết tiên lượng dự trù HC lắng, các chế phẩm
máu và dự trù cả thời gian cóđược các sản phẩm
này thì mới cải thiện được tỉ lệ tử vong ở BN
chấn thương XH nặng (6).
Tuy trường hợp của BN chúng tôi khó,
nhưng đã tập hợp đầy đủ các chuyên khoa, máy
móc phương tiện để hồi sức BN, vạch ra kế
hoạch rõ ràng rồi mới tiến hành. Nhờ vậy chúng
tôi đã thực hiện thành công.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền máu lượng lớn trong phẫu thuật trẻ em: Ca lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014
50
TRUYỀN MÁU LƯỢNG LỚN TRONG PHẪU THUẬT TRẺ EM:
CA LÂM SÀNG
Phan Thị Minh Tâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Truyền máu khối lượng lớn trong gây mê (GM) – phẫu thuật (PT) ở trẻ em là một thách thức
cho BSGM, nhất là trên những bệnh nhi (BN) nhỏ tuổi và nhẹ cân. Chúng tôi trình bày một ca lâm sàng trên BN
bị chảy máu nhiều trong mổ, rối loạn đông máu, cần bù một lượng lớn máu.
Phương pháp nghiên cứu: Để GM - PT cho BN này, chúng tôi dự trù máu và các chế phẩm máu, lập các
đường truyền trung tâm, và các phương tiện hỗ trợ. Dự trù các tình huống có thể xảy ra như rối loạn đông máu,
hạ thân nhiệt, toan chuyển hóa và lập ra kế hoạch xử trí.
Kết quả: BN nữ 10 tháng tuổi, cân nặng 8,7kg, bị xơ gan do teo đường mật bẩm sinh đãđược phẫu thuật
Kasai lúc 2,5 tháng. Được PT ghép gan từ người cho sống. Thời gian GM – PT 10 giờ 30, máu mất khoảng 2000
ml, truyền 750 ml HC lắng, 500 ml huyết tương tươi đông lạnh, 3 đơn vị tiểu cầu, 3 đơn vị (bịch) kết tủa lạnh,
Albumine 1000 ml, NaCl 0,9% 2500 ml, G 5% 200 ml, dung dịch khác 300 ml. Tổng cộng lượng máu và dịch bù
5500 ml.
Kết luận: Truyền máu lượng lớn để bù lượng máu mất cần thêm các chế phẩm máu như tiểu cầu, yếu tố
đông máu và fibrinogen. Đồng thời phải biết xử trí các biến chứng do truyền máu lượng lớn thì mới giúp giảm tỉ
lệ tử vong và các biến chứng sau đó.
Từ khóa: Truyền máu, gây mê.
ABSTRACT
MASSIVE TRANSFUSION IN PEDIATRIC SURGERY : CASE REPORT
Phan Thi Minh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 50 - 55
Objective: Massive transfusion in pediatric surgery and anesthesia is a challenge for anesthetist, especially
in the small child. We present a cas of massive surgical bledding in a child having coagulopathy who need the
massive transfusion.
Method: Prior to anesthesia management for this cas, we predicted the red blood cells and blood products,
inserted the central veines and prepared the medical equipements. We predictedthe transfusion – related
complications such as: coagulopathy, hypothermia and acidosis.
Result: This was a girl 10 months, 8.7 kg weigh, underwent a Kasai procedure at 2.5 month old because of a
congenital biliary stenosis. She was operated for liver transplantation. The surgery and anesthesia time was
10H30, blodd loss estimated 2.000 ml. We had used 750 ml red blood cells, 500 ml fresh frozen plasma, 3 units of
platelets, 3 units of cryoprecipitate, 1000 ml Albumine, 2500 ml NaCl 0,9%, 200 ml G 5% and 300 ml other
fluid. The total blood and fluid management was 5500 ml.
Conclusion: Massive transfusion for major hemorrhage requires the packed red blood cells and the blood
products such as platelets, fresh frozen plasma and fibrinogen. And know how to manage the complications of a
massive transfusion to improve major morbidity and mortality.
Key words: Massive transfusion,pediatric surgery.
MỞ ĐẦU
Truyền máu khối lượng lớn trong GM – PT
nhi là một thử thách cho BS GMHS nhi, nhất là
trên BN nhỏ tuổi và nhẹ cân. Vì khóđánh giá
lượng máu mất cũng như viêc truyền bù máu
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: ThS. BS Phan Thị Minh Tâm, ĐT: 0838295723, Email: ptmtam@gmail.com
YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014 NghiêncứuYhọc
51
nhiều dễ gây quá tải cho trẻ và pha loãng yếu tố
đông máu(1). Các biến chứng liên quan đến
truyền máu như hạ thân nhiệt, rối loạn đông
máu, toan chuyển hóa và tiêu thụ yếu tố đông
máu cũng làm cho việc hồi sức BN trở nên khó
khăn hơn(4).
Chúng tôi xin trình bày một trường hợp mổ
ghép gan trên BN có rối loạn đông máu, chảy
máu nhiều trong mổ. BN cần truyền máu lượng
lớn, đây là trường hợp khó, phức tạp cần GM và
hồi sức kịp thời để bồi hoàn thể tích tuần hoàn.
Sau đây là kế hoạch thực hiện ca này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh án lâm sàng
BN nữ 10 tháng tuổi 7,8 kg bị suy gan giai
đoạn cuối do teo đường mật bẩm sinh. BN có chỉ
định ghép gan từ người cho sống.
Tiền căn: con 2/2 sanh thường, đủ tháng, cân
nặng lúc sanh 3,6 kg. Bé bị vàng da, tiểu sậm
màu từ sau sanh. Béđược mổ Kasai lúc 2,5 tháng.
Từ 4 tháng tới nay bé hay bị viêm đường mật, xơ
gan, viêm hô hấp tái phát nhiều lần. BN được
điều trị: Propanolol, Aldactone, Urchocol. 1 tuần
nay bé sốt tiêu chảy được điều trị với
Ciprofloxacine.
Tiền căn gia đình: không gì lạ, không rối loạn
chảy máu.
Khám lâm sàng: tổng trạng kém, bé tỉnh,
không sốt, vàng da vàng mắt sậm. ASA III. Tim
đều 120 l/phút, không âm thổi.Phổi phế âm đều.
HA 90/60. Bụng mềm, có tuần hoàn bàng hệ, gan
to 4 cm, lách to 3 cm dưới bờ sườn.
Cận lâm sàng: (2 ngày trước mổ)
- Công thức máu: BC 15.800; HC 2,83tr, Hct
28,3%, Hb 9,98g/dl; tiểu cầu 239.000; nhóm
máu B+.
- Chức năng đông máu: TQ 18’’1 - TP 45,5% -
TCA 42’’ - Fibrinogen 2,22 -INR 2,04.
- Chức năng gan - thận: T Bili 285 mg/l – D
Bili 146 mg/l, SGOT 174UI - SGPT 48 UI,
Phosphatase 782 UI; CRP 24 mg/l. Glycémie 1,05
g/dl. Urémie 0,2 g/dl, Créatinine 2 mg/l. Đạm
máu 6,7 g/dl, Albumin 3,1 g/dl.
- Ion đồ: Na+ 128 – K+ 4,7 – Ca++ 2,2 – Cl- 103 –
Ca TP 4,1.
Kế hoạch chuẩn bị
Đặt vấn đề: Đây là BN bị xơ gan do teo
đường mật bẩm sinh đãđược PT Kasai lúc 2,5
tháng; bị suy gan giai đoạn cuối: vàng da vàng
mắt, gan lách to, rối loạn đông máu. Tiên lượng
khi bóc tách cắt bỏ gan bệnh sẽ gây chảy máu
nhiều vì dính (do lần mổ trước) và rối loạn đông
máu. Cần có sự phối hợp đồng bộ các chuyên
khoa: tiêu hóa, ngoại, hồi sức tích cực, huyết
họcvà GMHS.
Nhân sự: Chúng tôi tập hợp một ê-kíp gồm:
- Khoa tiêu hóa: 2 BS và 2 điều dưỡng (ĐD)
chuẩn bị BN trước mổ.
- 2 ê kíp phẫu thuật viên (PTV) và dụng cụ
viên: 8 PTV và 5 ĐD.
- 2 ê kíp GM : 4 BS và 4 kỹ thuật viên GM (
trưởng nhóm là 1 BSGM).
- Khoa cận LS: sinh hóa, huyết học, X quang
mỗi khoa 1 BS và 1 ĐD.
Trang thiết bị - phương tiện :
- Dự trù 500 ml hồng cầu lắng, 2 đơn vị
huyết tương tươi đông lạnh.
- 2 phòng mổ với các máy móc, dụng cụ
được sắp xếp thuận lợi cho dễ sử dụng. Máy cắt
đốt Cusa – Argon.
- GMHS: các phương tiện và thuốc cho
GMHS, máy hâm nóng máu, máy sưởi, , máy
truyền máu hoàn hồi (cellsaver).
Kế hoạch thực hiện :
- Kế hoạch GM – PT người cho gan:
+ Đặt đường truyền TM, ĐM cho BN, đặt
monitor theo dõi BN. Tiến hành GM cho BN.
+ PT người cho gan (xem xét phần gan cho,
nếu đầy đủ các điều kiện thì tiến hành đưa BN
nhận gan vào phòng mổ). Thực hiện cắt thùy
gan, rửa gan.
- Kế hoạch GM – PT người nhận:
+ Đặt các phương tiện theo dõi, tiến hành
GM cho BN. Đặt các đường truyền TMTW, ĐM,
sonde nhiệt độ.
+ Tiến hành PT cắt bỏ gan bệnh, sửa soạn
gan mới, ghép gan.
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014
52
Dự trù các khó khăn
Khó đặt đường truyền TMTW, ĐM, có thể
phải xẻ vein.
BN mất nhiều máu: dự trù máu và các chế
phẩm, máy sưởi ấm BN, hâm nóng máu – dịch
truyền, các thuốc đông cầm máu. Phối hợp tốt
với khoa huyết học.
Cuộc mổ kéo dài: 2 ê kíp GM – PT thay thế.
KẾT QUẢ
BN được đưa vào PM sau khi mổ đánh giá
gan người cho có thể cắt được.
Gây mê
BN nhịn ăn từ 4 giờ sáng, không tiền mê,
chuyển BN vào phòng mổ lúc 10g. BN được theo
dõi: ECG, SpO2, EtCO2, T0, HA ĐM, HATMTW,
đặt sonde dạ dày, sonde nhiệt độ và sonde tiểu.
Tiến hành GM đặt NKQ, đặt đường truyền
TM chân T (kim 24), tay P (kim 24), TM cổ trong
P (catheter 4F 2 nòng) và ĐM (cathlon 24).
Chuẩn bị dịch truyền Albumine 4%, máy
hâm nóng máu, truyền dịch nhanh.
Tiến hành GM - PT theo nhưkế hoạch.
Các vấn đề trong khi GM và PT
Giai đoạn PT Sinh hiệu Xét nghiệm Xử trí
11 giờ 45 – 12 giờ 15rạch
da, bộc lộ rốn gan
M 100, HA 70/40,
HATMTW 11
Nước tiểu 20ml
Hct 20%, Hb < 7, TC 149. TQ 25’’9,
TP 26,9%, TCK 53,1’’ Fibri 1,19,
INR 3,77. Ca++ 2,1, K+ 4,5 pH 7,3
NaCl 0,9% 500ml, Albumin 4% 500ml,
Acid tranexamic 250mg, HC lắng
125ml, Dopamine 1γ/kg/H
14 giờ 20 bóc tách, cắt
gan bệnh
M 98, HA 70/35, có lúc
45/20 HATMTW 8.
Nước tiểu 25ml
Hct 19,6%, Hb 6,83 TC 94,2. TQ
26’’2, TP 26,4%, TCK 57’’ Fibri 1,4,
INR 3,85. Ca++ 1,5, K+ 7,5 (tán
huyết) pH 7,1
NaCl 0,9% 500ml, Albumin 4% 500ml,
HC lắng 125ml 1ĐV Plasma tươi,
CaCl2 200mg, Dopamine 5γ/kg/H,
Noradrenaline 10 γ
16 giờ kẹp TM cửa, TMC
trên gan, mạch máu,
ghép gan, 17 giờ 20 tháo
kẹp TM cửa
M 102, HA 70/35 –
60/25, có lúc 45/20
HATMTW 9 -14.
Nước tiểu 25ml
Hct 17,6%, Hb 5,99, TC 40,9. TQ
28’’6, TP 23,5%, TCK >120’’ Fibri
0,9, INR 4,47. Ca++ 1,6, K+ 5,2 pH
7,19.
NaCl 0,9% 500ml, HC lắng 250ml,
2ĐV Plasma tươi,CaCl2 300mg,
NaHCO3 17mEq Dopamine 5γ/kg/H,
Noradrenaline 10 γ. Mannitol 2,1g.
Lasix 7,5mg
17 giờ 30 nối mạch máu,
nối đường mật.
18 giờ 15 tháo kẹp ĐM
M 85, HA
50/25,HATMTW 13 - 15.
Nước tiểu 35ml
Hct 14,9%, Hb 4,92 TC 105. TQ
32’’4, TP 20%, TCK 63’’ Fibri 0,86,
INR 5,54. Ca++ 1,9, K+ 3,2 pH 7,07.
NaCl 0,9% 500ml, HC lắng 125ml, 1
ĐV Plasma tươi, 3 ĐV TC, 1 bịch tủa
lạnh,CaCl2 300mg, NaHCO3 17mEq,
Acid tranexamic 250mg Dopamine
5γ/kg/H, Noradrenaline 10 γ.
19 giờ 20 cầm máu, đóng
bụng.
20 giờ 30 chấm dứt PT
M 110, HA 70/35 –
100/60, HATMTW 12.
Nước tiểu 250ml
Hct 18,1%, Hb 6,03 TC 111. TQ
19’’7, TP 39,8%, TCK 47,9’’ Fibri
2,22, INR 2,36. Ca++ 3, K+ 3,1 pH
7,475.
NaCl 0,9% 500ml, HC lắng 125ml,
Dopamine 1γ/kg/H,
2 giờ 30 sáng, BN thở
máy tại khoa hối sức
M 100, HA 90/60 –
100/60 HATMTW 12
Nước tiểu 2ml/kg/H
Hct 30%, Hb 10,7TC 46,4. TQ 23’’1,
TP 31,5%, TCK 48,9’’ Fibri 2,19,
INR 3,1. Ca++ 2,2, K+ 2,7 pH 7,395.
BN được tiếp tục truyền 1 đơn vị
Plasma, 3 đơn vị tiểu cầu.
Tổng kết: thời gian GM 10 giờ 30 và PT là 8
giờ 30.
Ước lượng máu mất # 2000 ml, nước tiểu
250 ml. Nước duy trì trong mổ: (8,7 x 4 x 10 giờ
30) + (8,7 x 8 x 10 giờ 30) # 1.100 ml; Tổng cộng
3350 ml.
Dịch truyền NaCl 0,9% 2500 ml, G5% 200
ml, Albumine 4% 1.000 ml, dịch khác 300 ml; HC
lắng 750 ml, huyết tương tươi đông lạnh 500 ml,
TC 3 đơn vị, kết tủa lạnh 3 bịch; Tổng cộng #
5500 ml.
Hậu phẫu
BN được chuyển khoa hồi sức theo dõi
sinh hiệu, chảy máu và tiếp tục điều chỉnh rối
loạn đông máu cũng như điều trị theo phác đồ
ghép gan.
BÀN LUẬN
Truyền máu lượng lớn ở trẻ em
Ở trẻ em mất máu khối lượng lớn khi mất
hơn 1 thể tích máu trong 24 giờ, hay hơn ½ thể
tích máu trong 3 giờ hay 2 – 3 ml/kg/phút. Việc
bồi hoàn khối lượng máu bị mất gồm có dung
dịch tinh thể, dung dịch keo và máu. Trong mất
YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014 NghiêncứuYhọc
53
máu lượng lớn thì còn phải truyền thêm huyết
tương tươi đông lạnh và tiểu cầu, vì các thành
phần này bị mất cùng lúc với máu và còn bị pha
loãng do truyền dịch bồi hoàn(6). Tuy nhiên
truyền các thành phần của máu sẽ khác nhau khi
mất máu luợng lớn ở phẫu thuật chương trình
(PTCT) và cấp cứu(3).
Trong PTCT khi máu mất hơn 2 thể tích máu
hay tiểu cầu < 50.000/mm3 thìcần truyền tiểu cầu.
Truyền bù huyết tương tươi đông lạnh khi PT và
APTT > 1,5 lần chứng. Truyền kết tủa lạnh khi
fibrinogen < 0,5 g/l. Các PTCT có thể gây mất
máu lượng lớn là : PT tim, PT mạch máu, ghép
gan, PT vẹo cột sống và PT cấp cứu sản (1).
Còn máu mất nhiều do chấn thương thì theo
phác đồ mới hiện nay là truyền bù huyết tương
tươi đông lạnh sớm, cùng với hồng cầu lắng và
cả tiểu cầu (tỉ lệ 1:1:1). Do cơ chế tổn thương mô
sẽ kích hoạt các yếu tố gây rối loạn đông cầm
máu. Thường gặp trong các tai nạn giao thông
vỡ tạng, đa chấn thương(2).
Trong nghiên cứu (NC) này BN bị suy gan
có rối loạn đông máu, chảy máu nhiều từ lúc bắt
đầu mổ nên được truyền máu sớm, huyết tương
tươi đông lạnh sau rạch da 1 giờ 20’ và truyền
tiểu cầu khi có kết quả XN giảm tiểu cầu (40900).
Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là yếu tố gây tăng chảy
máu trong phẫu thuật, đối với phẫu thuật
chương trình cần phải điều chỉnh các rối loạn
này trước. Nhưng đối với ca lâm sàng trên BN bị
suy gan gây rối loạn đông máu, việc điều trị phải
là PT ghép gan. Nên việc chảy nhiều máu trong
PT là khó tránh. Điều này khác với rối loạn đông
máu trong sốc chấn thương, nó xảy ra khi mô bị
tổn thương, thiếu tưới máu mô và càng nặng
hơn khi bị pha loãng máu, hạ thân nhiệt, toan
hóa và tăng tiêu thụ các yếu tố đông máu. Như
vậy khi bị sốc chấn thương kèm chảy máu nhiều
thì nên bù sớm các yếu tố đông máu (huyết
tương tươi đông lạnh), điều chỉnh sớm tình hình
tưới máu mô(2,5).
Các biến chứng của truyền máu lượng lớn
Hạ thân nhiệt: Khi truyền một lượng lớn
dịch truyền, hồng cầu lắng và các chế phẩm máu
BN dễ bị hạ thân nhiệt. Điều này làm giảm hoạt
tính yếu tố đông máu và chức năng tiểu cầu, gây
rối loạn đông máu hơn (7). Trong NC này chúng
tôi đã chuẩn bị các phương tiện làm ấm máu -
dịch truyền, máy truyền máu hoàn hồi, máy
sưởi ấm BN nên dù truyền 1 lượng lớn dịch và
các sản phẩm máu mà vẫn duy trìđược thân
nhiệt BN.
Toan chuyển hóa: các sản phẩm máu thường
được lưu giữ trong các dung dịch có tính acid,
nên khi truyền nhiều và nhanh sẽ gây toan
chuyển hóa. Mặt khác việc thiếu máu mô sẽ đưa
đến chuyển hóa hiếm khí lại càng gây toan hơn.
Toan sẽ làm kéo dài thời gian đông máu, giảm
fibrinogen và tiểu cầu như vậy sẽ gây rối loạn
đông máu hơn (1).
Trong ca lâm sàng trên, chúng tôi thử khí
máu theo mỗi giai đoạn PT và truyền NaHCO3
bù khi pH giảm.
Rối loạn đông máu: khi mất máu nhiều sẽ
mất theo các yếu tố đông máu, việc truyền dịch,
máu sẽ càng pha loãng yếu tố đông máu. Huyết
tương tươi đông lạnh và tiểu cầu cần được bổ
sung trong truyền máu lượng lớn để điều chỉnh
rối loạn đông máu. Đồng thời duy trì thân nhiệt
vàđiều chỉnh toan mới tránh được rối loạn đông
máu(6, 7). Trong ca lâm sàng trên BN đã bị rối loạn
đông máu trước mổ nay mất máu nhiều được
truyền dịch và máu nhiều, nên yếu tố đông máu
càng giảm hơn nữa. BN bị chảy máu rất nhiều
hơn 2,5 thể tích máu, nên dùđã tiên lượng trước
chúng tôi cũng khó khăn lắm mới cầm máu
được. Cần truyền huyết tương tươi đông lạnh,
tiểu cầu và kết tủa lạnh mới điều chỉnh được các
rối loạn đông máu này.
Hạ Calci, tăng Kali: sẽ gây rối loạn nhịp và
trương lực cơ tim cần xử trí sớm(6)
Hạ Calci: các sản phẩm máu và HC lắng
thường được giữ trong dung dịch chứa Citrate
(ức chế Calci) được chuyển hóa tại gan. Vì vậy
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014
54
hạ Calci sẽ là thoáng qua khi truyền máu và các
sản phẩm. Tuy nhiên do khi truyền nhanh và
nhiều, Citrate không kịp chuyển hóa gây hạ
Calci làm giảm hoạt tính các yếu tố đông máu.
Xử trí truyền CaCl2 hay Gluconate Calci, nên
truyền Calci sao cho mức calci ion > 0,9 mmol/l
(1). Chúng tôi truyền CaCl2 ngay mỗi 2 đơn vị
HC lắng.
Tăng kali: máu càng lưu trữ lâu ngày thì
lượng Kali càng cao, khi truyền máu nhiều và
nhanh với thể tích > 25 ml/ kg có thể gây tăng
Kali, hoặc khi đang truyền máu có loạn nhịp,
thay đổi huyết động nên nghĩ tới tăng Kali và
cần xử trí ngay. Trường hợp ghép gan nguy cơ
tăng kali còn cao hơn vì các giai đoạn kẹp mạch
máu, gan ghép bị thiếu máu nuôi nên dễ bị tăng
kali khi tháo kẹp và tưới máu gan trở lại. BN
chúng tôi có giai đoạn bị tăng Kali, nhưng do tán
huyết và không có thay đổi gì trên ECG, nên
chúng tôi không xử trí gì.
Quá tải: trong chảy máu lượng lớn, việc
truyền dịch, máu bồi hoàn thường dựa vào lâm
sàng, mạch, HA; nên qúa tải có thể xảy ra nhất là
trên trẻ em. Trong trường hợp của chúng tôi BN
10 tháng tuổi 7,8 kg, thể tích máu khoảng 700 ml,
chúng tôi đã truyền bù dịch, máu và các chế
phẩm là 5500 ml. Để tránh quá tải chúng tôi
truyền máu, dịch dựa trên HAĐM, huyết áp tĩnh
mạch trung tâm (HATMTW), lâm sàng và lượng
nước tiểu.
Các tai truyền trong truyền máu: ngoài các
tai biến khi truyền máu nhiều và nhanh thì các
tai biến do truyền máu có thể xảy ra như: tai biến
miễn dịch (tổn thương phổi cấp, phản ứng với
máu truyền), nhiễm khuẩnBN chúng tôi
không bị các tai biến này.
Thuốc và các thành phần khác khi truyền máu
nhiều
Ngoài truyền hồng cầu lắng, huyết tương
đông lạnh và tiểu cầu để bù lại lượng lớn máu
mất, nhưng có khi vẫn không cầm được máu.
Do đó phải sử dụng một số sản phẩm khác như
chất kết tuả lạnh, yếu tố VII tái tổ hợp và thuốc
như acid tranexamic, Calci Clorur
Acid tranexamic: một nghiên cứu gộp đa
trung tâm cho thấy sử dụng Acid tranexamic
giúp cải thiện tỉ lệ sống trên người lớn bị xuất
huyết nhiều(3). Trong ca lâm sàng trên Acid
tranexamic được cho trong mổ và ngay khi thời
gian cho phép.
Chất kết tủa lạnh: trong giai đoạn bù máu,
mức Fibrinogen có thể giảm do bị pha loãng
máu, hạ thân nhiệt và toan hóa(5). Trong ca lâm
sàng trên BN đã được nhận huyết tương tươi
đông lạnh, nhưng máu vẫn chảy nhiều, kết quả
xét nghiệm cho thấy hạ fibrinogen nên cần
truyền kết tủa lạnh.
Yếu tố VII tái tổ hợp: có thể sử dụng khi xuất
huyết nhiều với rối loạn PT và INR. Liều 80 –
100 UI/kg ở trẻ em thời gian bán hủy là1,3 giờ so
với người lớn là 2,7 giờ. Yếu tố VII tái tổ hợp chỉ
có tác dụng khi bình ổn tiểu cầu, Fibrinogen,
thân nhiệt và pH bình thường. Cần lưu ý trong
chấn thương các yếu tố kháng đông bị giảm
cùng với tăng các yếu tố tiền đông, như vậy dễ
gây thuyên tắc với yếu tố VII tái tổ hợp(6). Trong
ca lâm sàng trên chúng tôi không dùng đến yếu
tố VII tái tổ hợp.
Chuẩn bị BN và dự trù máu
Việc chuẩn bị trước mổ và dự trùđầy đủ
máu rất quan trọng trong các trường hợp chảy
máu nhiều. PT ghép gan còn đòi hỏi có sự phối
hợp đồng bộ giữa nhiều chuyên khoa: tiêu hóa
(nội – ngoại), gây mê hồi sức, huyết học, hồi sức
tích cực, chẩn đoán hình ảnh, điều dưỡng chăm
sóc để điều trị, hồi sức trước – trong và sau mổ.
Riêng về việc dự trù máu chúng tôi đã phối hợp
chặt chẽ với khoa huyết học để cóđược lượng
máu cần, kiểm tra phản ứng chéo, trả lời kết quả
sớm các xét nghiệm máu để có thể xử trí kịp
thời. Như thế sẽ giảm thiểu được các nguy cơ
cho BN. Ngoài ra để phối hợp đồng bộ với các
chuyên khoa, nhân viên y tế thì vai trò của người
trưởng ê– kíp là quan trọng để kịp điều phối và
ra quyết định.
YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014 NghiêncứuYhọc
55
Đối với các trường hợp cấp cứu xuất huyết
lượng nhiều càng cần có sự phối hợp tốt giữa
PTV và BSGM hơn. PTV giúp xẻ vein tìm đường
truyền lớn, nhanh chóng cầm máu và có lúc phải
ngưng mổ chờ BSGM hồi sức BN. BSGM phải
biết tiên lượng dự trù HC lắng, các chế phẩm
máu và dự trù cả thời gian cóđược các sản phẩm
này thì mới cải thiện được tỉ lệ tử vong ở BN
chấn thương XH nặng (6).
Tuy trường hợp của BN chúng tôi khó,
nhưng đã tập hợp đầy đủ các chuyên khoa, máy
móc phương tiện để hồi sức BN, vạch ra kế
hoạch rõ ràng rồi mới tiến hành. Nhờ vậy chúng
tôi đã thực hiện thành công.
KẾT LUẬN
Gây mê hồi sức cho BN ghép gan luôn là
những thách thức cho BSGM, nhất là trong
trường hợp truyền máu lượng lớn ở BN nhỏ
tuối nhẹ cân. Chúng ta phải đánh giáđược BN,
tiên lượng và dự trù hồng cầu lắng, huyết
tương tươi đông lạnh và tiểu cầu. Truyền máu
lượng lớn có thể gây rối loạn đông máu, hạ
thân nhiệt và toan hóa, cần dự phòng và điều
trị sớm, cũng như điều trị hạ calci và tăng kali
sớm. Acid tranexamic, Fibrinogen và yếu tố
VII tái tổ hợp cần được chuẩn bị trong rối loạn
đông máu nặng.
Cần xây dựng phác đồ truyền máu lượng
lớn để xử trí nhanh và kịp thời cho BN xuất
huyết nặng thì chúng ta mới cải thiện được kết
quả điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amy JO, Susan V (2011). Massive transfusion. In: Charles A.
Vacanti, Pankaj K. Sikka, Richard D. Urman, Mark Dershwitz,
B. Scott Segal. Essential clinical anesthesia, Cambridge
University Press, First published; 68: pp 417 – 421.
2. Balldin BC, McKinley BA (2007). Fresh frozen plasma should
be given earlier to patients requiring massive transfusion. J
Trauma; 62: pp 112 – 119.
3. CRASH-2 trial collaborators (2010). Effects of tranexamic acid
on death, vascular occlusive events, and blood tranfusion in
trauma patients with significant hemorrahage (CRASH-2): a
randomised, placebo-controlled trial. Lancet; 376: pp 23 – 32.
4. Dressler AM, Finck CM, Carroll CL, Bonanni CC, Spinilla PC
(2010). Use of a massive transfusion protocol with hemostatic
resuscitation for severe intraoperativebleeding in a child. J
Pediatr Surg; 45: pp 1530 – 1533.
5. Fries D, Martini WZ (2010). Role of fibrinogen in trauma-
induced coagulopathy. Br J Anaesth; 105: pp 116 – 121.
6. Mannucci PM, Levi M (2007). Prevention and treatment of
major blood loss. N Engl J Med; 356: pp 2301 – 2311.
7. Riskin DJ (2009). Massive transfusion protocols: the role of
aggressive resuscitation versus product ratio in mortalily
reduction. J Am Coll Surg; 209: pp 198 – 205.
Ngày nhận bài báo: 14-09-2014.
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03-10-2014.
Ngày bài báo được đăng: 14-11-2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truyen_mau_luong_lon_trong_phau_thuat_tre_em_ca_lam_sang.pdf