Tự động hóa - Cách mạng 4.0

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này. Về lịch sử cho thấy, cuộc CMCN lần thứ Nhất đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (lao động chân tay); cuộc CMCN lần thứ 2 - cuộc cách mạng xe hơi của những năm 1890 đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (thay thế xe ngựa thồ hàng); và cuộc CMCN lần thứ 3 - cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 cũng đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (chủ yếu là trong công tác văn thư hành chính và lao động đơn giản). Vì sao cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này? Các chuyên gia đưa ra các lý do sau: Thứ nhất, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây Phải mất 10 năm cho Thomas Newcomen cải tiến động cơ của mình trước khi công bố với thế giới vào năm 1712 và nó tác động vào các ngành công nghiệp lao động chân tay trong nhiều chục năm sau đó. Ngày nay, việc cải tiến có thể đến trong 10 tháng, 10 tuần và thậm chí 10 ngày - một điện thoại iPhone sau 3 năm đã lỗi thời. Do vậy, nhân lực cho NC&PT và các dịch vụ liên quan sẽ gia tăng. Tốc độ thay đổi trong giáo dục cũng đang gia tăng. Người ta ước tính rằng gần 50% kiến thức môn học trong năm đầu tiên của 4 năm học kỹ thuật của một sinh viên sẽ trở nên lỗi thời khi ra trường.

docx50 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tự động hóa - Cách mạng 4.0, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp, chính phủ và xã hội là phải phá bỏ tư duy rằng hàng hóa đắt đỏ nhất khi nó vừa bước ra thị trường, và mất dần giá trị theo thời gian. Từ một cách nhìn kinh tế, điều này hoàn toàn bình thường, nhưng cách suy nghĩ này đã đưa chúng ta đi trật với bản chất của con người, và điều căn bản của sự sống. Chúng ta đã quên đi sự phát triển của vòng tuần hoàn học hỏi: biến kinh nghiệm thành trí tuệ và trí tuệ thành giá trị. Các cảng vẫn thường được xem là mắt xích trong chuỗi vận chuyển. Hiện đang có một giả thuyết tiềm ẩn cho rằng: nếu các cảng thực sự muốn trở thành mắt xích bền vững thì không nên giữ cách suy nghĩ cổ hủ như vậy, mà còn cần có những giải pháp khép kín. Hãy cùng lấy một số ví dụ về vấn đề này. Xử lý tàu cập bến có thể được tiếp cận một cách khép kín chuyển tiếp. Các tàu liên lạc với bến cảng có thể bắt liên lạc thường xuyên thông qua các đường truyền cộng đồng. Đại diện tàu, cổng, trung tâm kiểm soát, quản lý tàu thuyền, bộ phận hỗ trợ cập bến và người lái có thể vào chung một tần số liên lạc ngay khi tàu vừa vào đến vùng kiểm soát. Những nguyên tắc trên có thể áp dụng cho các chuyến hàng. Bằng cách này, việc xử lý một chuyến hàng sẽ thông qua nhanh hơn do thông tin truyền đi cùng một lúc chứ không thông qua trung gian. Trong sản xuất nguyên liệu trong công nghiệp, thay vì nguyên tắc “sản xuất đến thải loại”, cần có một sự hợp tác dây chuyền sản xuất. Còn đối với công nghệ phần mềm, một số công ty đã tự biến mình thành nơi tìm kiếm thông tin giúp cho các công ty khác có thể tìm kiếm thông tin cần tìm một cách dễ dàng. Sự minh bạch này là một điều cần thiết trong dây chuyền sản xuất nguyên vật liệu trong công nghiệp. Tại sao điều này lại quan trọng đối với các cảng vì những chuyến tàu đến rồi đi rồi lại quay trở lại rất thường xuyên. Điều này biến những bến cảng thành trục chính cho sự thông suốt khép kín. Vậy chúng ta phải làm sao để thay đổi sang cách suy nghĩ mới này? Nghịch lý thay, chúng ta lại cần những nhân tố đã tạo nên nền tư bản từ CMCN lần thứ Nhất: những doanh nhân. Doanh nhân với bản chất làm giàu tự nhiên của mình là tìm đến những vùng trời chưa được khai phá, tìm kiếm những áp dụng mới và những thị trường mới. Những giá trị còn nhiều ẩn số nhất trong thời đại mới này nằm ở nguyên liệu tái sinh: năng lượng, rác thải, nước, sinh học, và những cách để gia tăng thời hạn sử dụng của một sản phẩm. Khi áp dụng suy nghĩ khép kín, rác thải cũng sẽ mang giá trị, trong khi xả thải sẽ làm xói mòn tự nhiên của Trái đất và tài sản xuống cấp có thể xem như là những mất mát. Đã có nhiều doanh nhân nhận thấy thị trường cho nền kinh tế mới này. Những bến cảng đang dần thay đổi theo những dự án này sẽ mang lại việc làm và mang đến lợi ích cho một nền kinh tế bền vững hơn. Một vài thành phố cảng như Amsterdam và Rotterdam đang kích thích cho vòng tuần hoàn đổi mới ấy, những nơi mà con người mang khả năng của mình ra để khắc phục những khó khăn và biến chúng thành thách thức kinh doanh. Những cộng đồng ấy đã nhận ra rằng để có được cách suy nghĩ mới, họ cần có tinh thần doanh nghiệp. Cách suy nghĩ sẽ là động lực để biến những doanh nhân thành người hùng cho CMCN lần thứ 4. III. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 3.1. Mỹ Chính quyền Mỹ đã một lần nữa bắt đầu ưu tiên hơn cho các kỹ thuật cơ khí, đang tìm cách theo đuổi một chính sách công nghiệp tích cực để tạo việc làm và khuyến khích sản xuất ở Mỹ. Năm 2011, Tổng thống Obama đã đưa ra sáng kiến Đối tác chế tạo tiên tiến (Advanced Manufacturing Partnership - AMP), một tổ chức tư nhân tập hợp các đại diện của của khu vực nghiên cứu, doanh nghiệp, chính trị gia để vạch ra hướng đầu tư và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các công nghệ mới nổi. Ban Chỉ đạo AMP gồm đại diện các trường đại học hàng đầu (MIT, UC Berkeley, Stanford, CMU, Michigan và GIT) và các CEO của các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ (Caterpillar, Corning, Dow Chemical, Ford, Honeywell, Intel, Johnson & Johnson, Northrop Grumman, Procter & Gamble và United Technologies). Vào tháng 7/2012, AMP đệ trình một báo cáo chi tiết 16 khuyến nghị, trong đó bao gồm việc thành lập một Mạng lưới Quốc gia các Viện nghiên cứu đổi mới chế tạo (National Network of Manufacturing Innovation Institutes - NNMII). Các viện nghiên cứu này theo hình thức đối tác công - tư, hoạt động như "đầu mối khu vực cho chế tạo xuất sắc”, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp Mỹ và đầu tư trong các cơ sở sản xuất ở Mỹ. Ngoài ra, chính quyền Obama đang tăng tài trợ cho R&D trong sản xuất. Trong ngân sách năm 2013, kinh phí dành cho sản xuất tiên tiến được tăng 19% để đạt 2,2 tỷ USD. Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và Công nghệ (NIST), là cơ quan chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, đã được phân bổ 100 triệu USD để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho ngành công nghiệp sản xuất trong nước thông qua các cung cấp các cơ sở nghiên cứu và bí quyết. NIST cũng phụ trách Cổng thông tin chế tạo tiên tiến (Advanced Manufacturing Portal) được thành lập theo khuyến nghị của AMP, để tạo điều kiện kết nối mạng giữa Chính phủ, các trường đại học và các sáng kiến tư nhân trong lĩnh vực này. Để hỗ trợ cho Công nghiệp 4.0, tháng 3/2014, Liên minh Internet Công nghiệp (Industrial Internet Consortium - IIC) được thành lập. IIC nhằm thúc đẩy sự phát triển của Internet công nghiệp, nơi đưa ra các định nghĩa chuẩn về các yêu cầu kết nối và nhằm đảm bảo tính tương tác giữa hàng tỉ thiết bị sử dụng trong xu hướng IoT. Là tổ chức nhằm phát triển IoT, IIC tập trung vào mảng thiết bị IoT dùng cho doanh nghiệp và đảm bảo mọi thứ cùng hoạt động tốt ở mọi phân khúc thị trường. Ngoài ra, IIC giúp cải tiến các hệ thống máy móc lỗi thời có thể tham gia vào hệ thống IoT. Thành viên bao gồm các công ty sáng tạo công nghệ lớn và nhỏ, các nhà lãnh đạo thị trường theo chiều dọc, các nhà nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức chính phủ. Đây là hiệp hội được thành lập bởi các công ty công nghệ hàng đầu trong nhiều lĩnh vực (Intel, General Electric, Cisco Systems, IBM, AT&T). Sự ra đời của IIC cũng nhằm giải quyết việc thiếu các tiêu chuẩn, đặc biệt là trường hợp sử dụng nhiều giao thức kết nối như hiện nay, là một cản trở cho IoT phát triển. Nghiên cứu các hệ thống thực-ảo (Cyber-Physical Systems) cũng được xác định là lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu chính của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ. Tại Mỹ, nhằm mục đích trở thành một "thỏi nam châm cho sản xuất" và để tạo ra các ngành sản xuất chất lượng cao bằng cách hỗ trợ một nỗ lực quốc gia nhằm tập trung các ngành công nghiệp, các trường đại học và Chính phủ cùng đầu tư vào các công nghệ mới nổi, được coi là những động lực cho cuộc CMCN lần thứ 4. Ngân sách liên bang 2014 cung cấp 2,9 tỷ USD để mở rộng NC&PT về quy trình sản xuất tiên tiến, vật liệu công nghiệp tiên tiến và khoa học người máy. Một số học giả cho rằng Mỹ đang bước vào giai đoạn gọi là “tái công nghiệp hóa” (Reindustrialization), có nghĩa là “một lần nữa tập trung phát triển công nghiệp”, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ hiện đại để tác động vào những ngành công nghiệp truyền thống. Mỹ sẽ tập trung tăng cường quá trình này, bởi vì trong tổng số việc làm mà nền kinh tế Mỹ tạo ra vừa qua, có phần đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp, trong đó dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến và sản xuất ô tô. Trong khi đó, đóng góp của ngành dịch vụ và xây dựng cho sự phục hồi kinh tế Mỹ là rất hạn chế. Thực ra vai trò của công nghệ và thiết bị ngày càng tăng trong các quyết định di dời sản xuất. Về vấn đề chi phí lao động, yếu tố quan trọng trước đây khiến cho các công ty Mỹ di dời sản xuất sang những nước có chi phí lao động rẻ, nhưng ngày nay có vẻ đã khác, nhờ đổi mới công nghệ trong các nhà máy giúp giảm chi phí lao động, nên yếu tố chi phí lao động đã trở thành một thành phần tương đối nhỏ, điều này là khác so với 10 năm trước. Thậm chí, giá lao động ở Mỹ đã thấp hơn ở nhiều nước phát triển như Anh và Pháp. Sự tái khởi động của nền công nghiệp Mỹ có nhiều lý do. Thứ nhất là nhờ vào chính sách kích thích xuất khẩu của Chính quyền Obama. Tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu vào GDP cả nước đã tăng đáng kể. Ngành công nghiệp Mỹ thì được củng cố khả năng cạnh tranh nhờ vào một thị trường năng lượng có tính cạnh tranh cao. Nguyên nhân cuối cùng, cũng là nguyên nhân chính yếu, đó là quá trình chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ, tức là hạn chế việc tập trung tạo việc làm ở các phân nhánh của những tập đoàn công nghiệp Hoa Kỳ hoạt động sản xuất và thương mại ở các thị trường lao động giá rẻ. Như vậy, Mỹ đã vượt qua thời công nghiệp hóa để bước vào giai đoạn dịch vụ. Rồi giờ đây, khủng hoảng kinh tế và vấn đề việc làm đã đưa Mỹ vượt qua giai đoạn dịch vụ để trở lại tái công nghiệp hóa trong bối cảnh của cuộc CMCN lần thứ 4. 3.2. Đức Đức đang theo đuổi chiến lược “Industrie 4.0” (Công nghiệp 4.0). Industrie 4.0 là tầm nhìn cho tương lai của ngành công nghiệp, nơi các nhà máy thông minh sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông số hóa quy trình, đây cũng được coi là cuộc CMCN lần thứ 4. Đức có ngành công nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới và chiếm vị trí “lãnh đạo toàn cầu” trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, nhờ chuyên môn trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất, các công nghệ sản xuất tiên tiến và quản lý quá trình công nghiệp phức tạp. Ngành công nghiệp máy móc thiết bị, năng lực CNTT và các hệ thống nhúng và kỹ thuật tự động có năng lực rất lớn để Đức đóng vai trò như là một nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp sản xuất: Industrie 4.0. Nhóm công tác về “Công nghiệp 4.0” đã trình bày các khuyến nghị cho Chính phủ liên bang Đức về cách thiết lập và thực hiện “Công nghiệp 4.0”. Trong đó, về mặt tổ chức, thiết lập một Nền tảng tổ chức Công nghiệp 4.0 (The Industrie 4.0 Platform), đó là một tổ chức đặc trách về Công nghiệp 4.0, bao gồm một Ban chỉ đạo (các thành viên từ chính phủ liên bang, các công ty, đại diện các hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học) được hỗ trợ bởi Hội đồng tư vấn khoa học, Ban thư ký. Industrie 4.0 Platform là một bước quan trọng hướng tới việc đảm bảo rằng tiềm năng đổi mới Industrie 4.0 được nâng cao trong tất cả các ngành công nghiệp. Nền tảng tổ chức Công nghiệp 4.0 của Đức Báo cáo của Nhóm công tác Công nghiệp 4.0 khuyến nghị, khi triển khai Industrie 4.0, cần thực hiện thông qua một chiến lược kép. Công nghệ cơ bản hiện tại và kinh nghiệm sẽ cần phải phù hợp với yêu cầu của kỹ thuật sản xuất và triển khai nhanh chóng trên phạm vi rộng rãi. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo cho các cơ sở sản xuất mới và thị trường mới. Nếu điều này được thực hiện thành công, Đức sẽ trở thành một nhà cung cấp hàng đầu cho Industrie 4.0. Hơn nữa, việc thiết lập một thị trường đi đầu sẽ làm cho Đức trở thành một địa điểm sản xuất hấp dẫn hơn và giúp bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Báo cáo cũng chỉ ra các lĩnh vực ưu tiên hành động để dẫn đầu Công nghiệp 4.0. Đó là các lĩnh vực: 1. Tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn mở cho kiến trúc tham chiếu 2. Quản lý hệ thống tổ hợp 3. Cung cấp cơ sở hạ tầng băng thông rộng toàn diện cho ngành công nghiệp 4. An toàn và an ninh là các yếu tố quan trọng cho sự thành công của Industrie 4.0 5. Tổ chức công việc và thiết kế công việc trong thời đại công nghiệp kỹ thuật số 6. Đào tạo và tiếp tục phát triển chuyên môn cho Industrie 4.0 7. Hiệu quả nguồn lực Sau khi phát động cuộc CMCN 4.0, Đức đang tìm cách thu hút lao động nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và CNTT, nhằm hoàn thành mục tiêu. Thomas Mosch - Trưởng bộ phận chính trị và doanh nghiệp của Hiệp hội CNTT và Truyền thông của CHLB Đức cho biết, toàn cầu hóa đang làm Đức dần mất lợi thế cạnh tranh về giá trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp, do vậy Đức cần tăng hàm lượng các gói dịch vụ và giải pháp công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp cơ khí truyền thống của mình và qua đó sẽ bán được giá cao hơn.. Đơn cử như Tập đoàn Bosch - nhà sản xuất các sản phẩm cơ khí hàng đầu thế giới của Đức, đã mua một công ty CNTT đang sẵn có 1.000 nhân viên để tăng thêm nhân lực nghiên cứu cho đơn vị sẵn có của mình. Các công ty lớn khác ở Đức cũng đang có những bước đi tương tự. Đức đã tăng ngân sách cho NC&PT nhằm phục vụ Công nghiệp 4.0 và coi đây là trọng tâm của chương trình R&D cấp quốc gia trong vòng 10 năm tới. Ngoài ra Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức còn có không dưới 10 chương trình tương tự nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực CNTT – công nghệ cao, chưa kể các chương trình tương tự đặt dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa. Theo các chuyên gia Đức, khác với ba cuộc CMCN trước đây, Internet được cho là đại diện CMCN 4.0, mà các đại diện chính phủ, các nhà nghiên cứu và hiệp hội các ngành công nghiệp của Đức mô tả cách thức Internet cải thiện quy trình quản lý các chu trình kỹ thuật, sản xuất, hậu cần của các ngành công nghiệp và cuộc sống trong thế kỷ 21. Cuộc cách mạng này cung ứng những giải pháp mới trong tổ chức sản xuất công nghiệp: với hệ thống máy móc, hệ thống kho bãi và hàng hóa được kết nối thông qua mạng Internet, chúng ta có thể tạo ra hệ thống sản xuất thông minh, về cơ bản kiểm soát lẫn nhau và tự điều phối mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào. Đức đang học hỏi nhiều từ Mỹ - quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Chương trình German Silicon Valley Accelerator (Hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực CNTT), dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế và công nghệ CHLB Đức, cho phép 10 doanh nghiệp mới thành lập sang San Francisco, bang California, Mỹ, trong vòng một năm. Chương trình thường niên này, được tài trợ bằng tiền ngân sách, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trình bày ý tưởng kinh doanh để tìm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế cũng như từ Mỹ và học hỏi về công nghệ và kỹ thuật từ các công ty bản địa. Giải pháp thu hút nhân tài “Tôi ước gì các phim Hollywood thay thế hình tượng các siêu anh hùng xuất thân từ giới luật sư hay dân văn phòng bằng hình tượng các kỹ sư. Thanh niên Đức, có lẽ bị ảnh hưởng từ trào lưu phim ảnh Hollywood, ngày càng ít chọn các ngành học kỹ thuật ở bậc đại học. Rất nhiều trong số họ chọn học luật hay kinh tế” - ông Thomas Mosch phàn nàn về thực tế thiếu hụt nhân lực. Nhìn tổng quát, nền kinh tế Đức vẫn tăng trưởng tốt, tỉ lệ thất nghiệp thấp, nhưng Đức đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực có trình độ và chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao và CNTT. Đó là nhận định của ông Harald Summa, Tổng Giám đốc Hiệp hội Ngành công nghiệp Internet Đức. Theo ông, trong lịch sử, nước Đức phát triển chủ yếu dựa vào bộ não con người. Vấn đề bây giờ là Đức đang thiếu nguồn nhân lực tài năng, và để giải quyết vấn nạn này chỉ còn cách thu hút những bộ não xuất sắc từ nước ngoài. Thực tế đó đã tạo ra chuyển động nhanh trong các quyết sách chính trị. “Đức đã dần nới rộng chính sách nhập cư cho công dân ngoài khối Liên minh châu Âu, đặc biệt là đối với các chuyên viên CNTT. Thậm chí chúng tôi đã ban bố các văn bản luật liên quan từ hơn sáu tháng trước” - ông Sebastian Blumenthal, nghị sĩ kiêm chủ tịch tiểu ban truyền thông mới của Quốc hội Đức, cho biết trong cuộc gặp với đoàn nhà báo quốc tế tại văn phòng quốc hội ở Berlin. “Những chuyên viên đầu tiên từ Nam Mỹ và Đông Âu đã đến làm việc tại Đức, mang theo cả gia đình họ. Theo quy định thì họ sẽ được ở tối đa 12 tháng, nhưng sau đó nếu họ và công ty thuê họ muốn, cơ quan nhà nước sẵn sàng xem xét cấp visa làm việc dài hạn” - ông Sebastian Blumenthal cho biết thêm. Hiện có 7 triệu người nước ngoài sống và làm việc trên nước Đức. 3.3. Trung Quốc Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chiến lược công nghiệp “Made in China 2025”, với mục tiêu biến Trung Quốc thành một người khổng lồ về sản xuất trong vòng 10 năm tới bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến và trí tuệ nhân tạo. Mục đích là để giảm sự phụ thuộc vào lao động rẻ trong sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh giá nhân công lao động của Trung Quốc đang tăng, và tập trung vào các hệ thống tự động hóa và kỹ thuật số để cải thiện điều khiển quy trình. Mặc dù đó là một mục tiêu đáng ngưỡng mộ, nhưng Made in China 2025 có thể bỏ lỡ Cuộc CMCN lần thứ 4. Chỉ khi hiện đại hóa nhà xưởng với “công nghệ cấp số nhân” sẽ giữ cho Trung Quốc như là một cường quốc chế tạo, nhưng việc sử dụng các công nghệ theo cấp số nhân này lại đang bị giới hạn. Công nghệ cấp số nhân trên toàn thế giới đang đóng một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế, bao gồm cả vai trò dẫn dắt đổi mới và tạo ra mô hình kinh doanh mới và thị trường mới. Công nghiệp 4.0 khi áp dụng vào các mục tiêu sản xuất tại Trung Quốc có thể tạo ra loại hoạt động này không? Có thể có và có thể không. Trung Quốc đã chậm trong ngành Công nghiệp 4.0. Người ta ước tính rằng chỉ có 10% doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi sang IoT, trong khi nhiều công ty Trung Quốc không tham gia vào ngành công nghiệp Công nghệ 4.0. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ "ngồi ngoài" cuộc CMCN lần thứ 4. Để bắt kịp, một số nhà sản xuất Trung Quốc đã mua các công ty ở Đức để nhập khẩu công nghệ robot và tăng cường tích hợp phân tích dữ liệu vào quá trình sản xuất. Trong bảng xếp hạng các điều kiện cần thiết cho IoT phát triển rộng khắp trong nền kinh tế, Trung Quốc đứng thứ 14 trong số 20 nước được phân tích. Ngay cả khi những nỗ lực của Made in China 2025 có tiềm năng để thúc đẩy đổi mới quy trình sản xuất, thì còn có một trở ngại mà Trung Quốc cần phải vượt qua: tài năng và giáo dục. Theo Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, các tổ chức giáo dục đại học Trung Quốc cần phải cải thiện năng lực của họ để thúc đẩy tư duy sáng tạo, năng động kinh doanh. "Sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày nay thực ra là cạnh tranh đổi mới sáng tạo", ông Lý Khắc Cường nói, và ông cho biết những cải cách để cải thiện đổi mới trong giáo dục đang được thực hiện. Kế hoạch “Made in China 2025” nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất nước này trong vòng 10 năm tới, giúp nước này đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức trung bình đến cao. Trong Made in China 2025, Trung Quốc đã xác định 9 nhiệm vụ ưu tiên để phát triển ngành công nghiệp nước này trong giai đoạn 2015 - 2025 gồm: 1. Cải thiện hoạt động đổi mới sáng tạo công nghiệp; 2. Kết hợp công nghệ thông tin với công nghiệp; 3. Tăng cường nền tảng công nghiệp; 4. Khuyến khích phát triển các thương hiệu của riêng Trung Quốc; 5. Phát triển công nghiệp xanh; 6. Tạo ra các bước đột phá trong 10 ngành trọng điểm; 7. Thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực công nghiệp; 8. Phát triển ngành công nghiệp định hướng dịch vụ và các ngành dịch vụ liên quan tới công nghiệp; 9. Quốc tế hóa sản xuất. Chính phủ Trung Quốc xác định 10 ngành trọng điểm phải có bước đột phá, bao gồm: 1. Công nghệ thông tin mới; 2. Các công cụ kiểm soát số và tự động hóa; 3. Trang thiết bị hàng không vũ trụ; 4. Trang thiết bị cơ khí đại dương và tàu thuyền công nghệ cao; 5. Trang thiết bị đường sắt; 6. Các phương tiện tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; 7. Trang thiết bị điện; 8. Các vật liệu mới; 9. Dược phẩm sinh học và các thiết bị y tế; 10. Máy nông nghiệp. Để hoàn thành 9 nhiệm vụ ưu tiên trên, Chiến lược sẽ tập trung vào 5 dự án trọng điểm, trong đó có dự án thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo công nghiệp (15 trung tâm vào năm 2020 và 40 trung tâm vào năm 2025) và dự án thúc đẩy ngành công nghiệp thông minh. Để thực hiện Chiến lược, Trung Quốc sẽ đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm tăng cường cải cách thể chế và tăng cường hỗ trợ tài chính. Trong tất cả các dự án được nêu trong Made in China 2025, phát triển ngành công nghiệp thông minh là cực kỳ quan trọng. Công nghiệp thông minh sẽ giúp biến Trung Quốc từ một nước công nghiệp lớn trở thành nước công nghiệp mạnh. Riêng trong lĩnh vực máy công cụ, một trong những ưu tiên là phát triển triển "thiết bị sản xuất thông minh", "hệ thống điều khiển thông minh" và "máy điều khiển số tiên tiến". Trong khi ưu tiên trong lĩnh vực CNTT bao gồm IoT và ứng dụng của nó, bao gồm cả "điều khiển công nghiệp và tự động hóa". Từ năm 2010, Trung Quốc đã chú trọng IoT. Từ năm 2010, Trung Quốc tổ chức Hội nghị IoT thường niên. Trung tâm IoT đầu tiên của Trung Quốc đã được thành lập năm 2010, được đầu tư 117 triệu USD để nghiên cứu công nghệ IoT và các tiêu chuẩn hóa. Trung Quốc cũng đã thành lập một "Khu đổi mới sáng tạo IoT" ở tỉnh Giang Tô quy tự 300 công ty tuyển dụng hơn 70.000 người. Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 800 triệu USD trong các ngành công nghiệp IoT tính đến năm 2015. Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi là những nước đang thực hiện các chính sách công nghiệp mới và đã triển khai các kế hoạch ngành lớn do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển “Kế hoạch trung hạn và dài hạn phát triển KH&CN cho giai đoạn 2006-2020” của Trung Quốc nhằm vào việc đưa Trung Quốc trở thành một "Xã hội định hướng đổi mới" vào năm 2020 và trở thành nước dẫn đầu thế giới về KH&CN vào năm 2050. Kế hoạch này cam kết Trung Quốc phát triển năng lực "Đổi mới công nghệ nội sinh" để đi tắt đón đầu vào vị trí hàng đầu trong các ngành công nghiệp mới dựa trên KH&CN và đổi mới sáng tạo vào năm 2050. Bảng 1. Đầu tư cho NC&PT của Trung Quốc so với một số nước (tỷ lệ % đầu tư cho NC&PT tính theo GDP - GERD/GDP) Nước/Khu vực Nước/Khu vực 2010 2010 2011 2011 2012 2012 2013 2013 2014 (Theo tỷ lệ từ cao xuống thấp) Hàn Quốc 3,47 3,74 4,03 4,15 4,29 Israel 3,96 4,10 4,25 4,21 4,11 Nhật Bản 3,25 3,38 3,34 3,47 3,58 Phần Lan 3,73 3,64 3,42 3,31 3,17 Thụy Điển 3,22 3,22 3,28 3,30 3,16 Đan Mạch 2,94 2,97 3,02 3,06 3,05 Đức 2,72 2,8 2,88 2,85 2,84 Hoa Kỳ 2,74 2,76 2,70 2,74 Bỉ 2,05 2,15 2,24 2,28 2,46 OECD (trung bình) 2,30 2,33 2,33 2,36 2,37 EU (trung bình của 28 nước) 1,84 1,88 1,92 1,93 1,94 Pháp 2,18 2,19 2,23 2,23 2,26 Trung Quốc 1,76 1,84 1,98 2,08 2,05 Singapo 2,01 2,15 2,00 2,00 Anh 1,69 1,69 1,63 1,63 1,70 Canada 1,84 1,78 1,71 1,62 1,61 Italia 1,22 1,21 1,27 1,26 1,29 Bồ Đào Nha 1,53 1,46 1,38 1,37 1,29 Tây Ban Nha 1,35 1,32 1,27 1,24 1,22 Nga 1,13 1,09 1,12 1,12 1,19 Malaixia 1,06 1,13 Thái Lan 0,39 0,5 Việt Nam 0,19 0,37 Inđônêxia 0,08 Nguồn: 1) Global Innovation Index 2012, 2013, 2014, 2015 - WIPO; 2) Current Status on Science and Technology in ASEAN Countries, Center for Research and Development Strategy, Japan Science and Technology Agency, 9/2015; 3) Main Science and Technology Indicators, Data extracted on 15 Jun 2016, OECD.Stat 2015; 4) World Bank: ttp://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS. Theo Kế hoạch, Trung Quốc sẽ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT) theo lộ trình để đạt 2,5% GDP vào năm 2020 (tỷ lệ này năm 2013 đã là 2%, và năm 2014 là 2,05%, tương đương với mức trung bình của EU28, theo số liệu thống kê của OECD, 6/2016); nâng phần đóng góp từ sự tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế lên hơn 60%; đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu không quá 30%. Kế hoạch này cũng đặt mục tiêu đưa Trung Quốc để trở thành một trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế cấp cho công dân Trung Quốc (theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới - WIPO, năm 2013, Trung Quốc là nước có tổng số đăng ký sáng chế nhiều nhất thế giới (825.136 đơn), trong đó số đơn của người Trung Quốc lên tới 704.936 (cao nhất thế giới), đạt tỷ lệ 84,5%) và về số lượng công bố khoa học (hiện chỉ đứng sau Hoa Kỳ), mà tác giả là người Trung Quốc, được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới. Trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015), Trung Quốc cũng đã thiết lập “7 ngành công nghiệp chiến lược mới nổi” (gồm: công nghệ sinh học, năng lượng mới, sản xuất thiết bị cao cấp, bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, xe năng lượng sạch, vật liệu mới, và công nghệ thông tin thế hệ kế tiếp), để tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành này trong GDP đạt 8% năm 2015 và 15% vào năm 2020. Các nhà hoạch định chính sách nước này hy vọng các ngành này sẽ trở thành xương sống của nền kinh tế Trung Quốc trong những thập niên tới và họ đã lựa chọn các lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc dự kiến sẽ thành công trên quy mô toàn cầu. Chính phủ đã dành hơn 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ cho phát triển các ngành này. Trung Quốc cũng đã có một số chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, mua sắm được thiết kế để phát triển 7 ngành công nghiệp chiến lược mới nổi này. Đối với lĩnh vực CNTT-TT, hạ tầng của hạ tầng, Trung Quốc đã lựa chọn là một trong số các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi được đặc biệt quan tâm và sẽ thúc đẩy tạo ra các mạng thông tin thế hệ mới, viễn thông di động và Internet. Chính phủ có kế hoạch đầu tư vào NC&PT "Internet kết nối vạn vật" (Internet of things), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (Big Data) và phát triển các công nghệ kỹ thuật số. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào phát triển các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi này, nhưng sự tham gia đến mức độ nào là một câu hỏi quan trọng và nó liên quan đến định hướng đổi mới sáng tạo nội sinh của Trung Quốc. Với kế hoạch trên, Trung Quốc cũng mong muốn chuyển đổi từ "Made in China" (Sản xuất tại Trung Quốc) thành “Designed in China” (Thiết kế tại Trung Quốc). 3.4. Một số nước khác Ấn Độ đã thông qua chính sách sản xuất quốc gia lần đầu tiên vào năm 2011 để tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua thập kỷ tiếp theo. Mục đích nhằm tăng nguồn vốn sản xuất từ 16% GDP hiện nay lên 25% vào năm 2022. Các chính sách mới đề xuất phát triển các khu sản xuất quốc gia, hoặc các công viên siêu công nghiệp. Chính phủ đã xác định 7 địa điểm trên khắp Ấn Độ cho các công viên như vậy, được phát triển với sự tham gia của tư nhân theo mô hình Trung Quốc. Tháng 9/2014, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã công bố chiến lược “Make in India” (Hãy sản xuất tại Ấn Độ) nhằm khuyến khích các công ty nước ngoài sản xuất sản phẩm của họ ở Ấn Độ. Kể từ đó, sáng kiến trên đã liên tục được ông Modi đưa vào chương trình nghị sự trong các chuyến công du nước ngoài. Trong năm 2011, Ấn Độ đã đưa ra dự án “Cyber-Physical Systems Innovation Hub” (Đầu mối đổi mới sáng tạo các hệ thống vật lý - mạng), dưới sự bảo trợ của Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, để tiến hành nghiên cứu một loạt các lĩnh vực, trong đó có robot. Một số nước OECD đã đưa ra các sáng kiến chính sách công nghiệp và sản xuất trong những năm gần đây. Mục tiêu là nhằm vào các lĩnh vực và các ngành ưu tiên ở nhiều quốc gia, Đan Mạch và Anh đã triển khai các sáng kiến lớn trong chính sách công nghiệp mới. Đan Mạch đã đưa tám ưu tiên trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Đan Mạch có lợi thế cạnh tranh quốc tế và tiềm năng. Hiện nay Đan Mạch đang thiết kế chính sách công nghiệp mới để tăng cường khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực này. Anh đưa ra Chiến lược công nghiệp năm 2012. Nó tập trung vào các công nghệ, kỹ năng, tiếp cận tài chính, quan hệ đối tác với các ngành và mua sắm. 11 lĩnh vực đã được xác định và các chiến lược phát triển trong quan hệ đối tác với ngành công nghiệp nhằm xây dựng lòng tin và đầu tư về dài hạn. Các sáng kiến được chính phủ và ngành công nghiệp tài trợ đáng kể bao gồm: Viện Công nghệ Không gian vũ trụ với 2,9 tỷ USD PPP (2 tỷ GBP), Trung tâm Thúc đẩy Ôtô tiên tiến với 1,5 tỷ USD PPP (1 tỷ GBP) và tại Trung tâm sáng kiến nông nghiệp và Xúc tiến công nghệ nông nghiệp với 232 triệu USD (160 triệu GBP). Ngoài ra, Chính phủ đã cam kết 870 triệu USD PPP (600 triệu GBP) cho tám công nghệ mới nổi có tiềm năng ứng dụng liên ngành mà Anh có kỹ năng nghiên cứu và năng lực kinh doanh. Chính phủ cũng hỗ trợ công nghệ sản xuất giá trị cao và các công nghệ sản xuất năng lượng, ví dụ: thông qua Chương trình 217 triệu UDS PPP (150 triệu GBP) tập trung vào phát triển các công nghệ xe phát thải cực thấp. Mạng lưới các trung tâm đổi mới (Catapults) bổ sung các cơ chế hỗ trợ công bằng cách cung cấp một cơ sở hạ tầng cơ bản chuyên sâu dẫn dắt kinh doanh đến thương mại hóa các công nghệ mới và đang nổi. Ban Chiến lược Công nghệ đã đầu tư hơn 203 triệu UDS PPP (140 triệu GBP) qua 6 năm vào Catapult và dự keién cấp thêm 267 triệu UDS PPP (185 triệu GBP) trong ngân sách 2016 để mở rộng Mạng lưới Catapult phục vụ triển khai các hệ thống năng lượng và y học. Nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp tiếp cận theo định hướng ngành trong chiến lược hoặc kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới quốc gia, trong một số trường hợp, đã thực hiện các sáng kiến theo định hướng ngành kết hợp tài trợ trực tiếp (ví dụ: trợ cấp, tài trợ vốn chủ sở hữu) và các công cụ tài trợ gián tiếp (ví dụ: ưu đãi thuế). Tại Ôxtrâylia, "Kế hoạch của chúng tôi - Giải pháp thực tế cho tất cả người dân Ôxtrâylia" của chính phủ Ôxtrâylia mới được phác thảo đề cập các ưu tiên chính sách đổi mới để tăng cường khả năng cạnh tranh về sản xuất của Ôxtrâylia. Một quỹ tăng trưởng 104 triệu UDS PPP (155 triệu AUD) đã được thành lập để hỗ trợ các sáng kiến ở các vùng chịu nhiều áp lực trong các lĩnh vực sản xuất của họ, trong một nỗ lực để hỗ trợ chuyển đổi từ sản xuất công nghiệp nặng sang sản xuất giá trị gia tăng cao hơn. Sáng kiến này bám sát Kế hoạch chuyển đổi thép được thông qua năm 2011, trong đó cung cấp 198 triệu USD PPP (300 triệu AUD) giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thép đủ điều kiện để hỗ trợ hoạt động sáng tạo, đầu tư hoặc sản xuất. Pháp đã thông qua “Nước Pháp công nghiệp mới” năm 2013 với 34 sáng kiến chiến lược dựa trên các ngành (hàng không vũ trụ, bệnh viện số, giáo dục điện tử, xe ôtô xanh, dữ liệu lớn, người máy, an ninh mạng,...) có tiềm năng lớn về giá trị gia tăng và công ăn việc làm. Hà Lan đã đưa ra Sáng kiến các ngành hàng đầu của mình sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010. Chính sách doanh nghiệp và đổi mới đã đưa ra một cách tiếp cận khu vực qua chính sách của chính phủ trong 9 lĩnh vực hàng đầu: nước, thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất công nghiệp công nghệ cao, khoa học đời sống, hóa chất, năng lượng, hậu cần và các ngành công nghiệp sáng tạo. Trong Chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới quốc gia (UBTYS) của mình (2011-2016), Thổ Nhĩ Kỳ xác định các công nghệ ôtô, máy móc và sản xuất, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, nước, thực phẩm, quốc phòng và hàng không vũ trụ là các lĩnh vực ưu tiên NC&PT. Hội đồng Nghiên cứu khoa học và công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ (TUBITAK) trợ cấp các khoản đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thông qua các dự án NC&PT liên quan. Canada mong muốn tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất và đặc biệt, các ngành công nghiệp ôtô, hàng không vũ trụ và đóng tàu. Chính phủ cho phép gia hạn hai năm trợ cấp chi phí vốn của mình đối với máy móc thiết bị đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất, tương ứng với tổng số 1,4 tỷ CAD cho giảm thuế trong giai đoạn 2014-2015 đến 2017-2018. Chính phủ cũng cam kết cung cấp ổn định kinh phí gần 1 tỷ CAD trong 5 năm cho Sáng kiến chiến lược Không gian vũ trụ và Quốc phòng thường xuyên, một phần trong số đó được dành trực tiếp cho Chương trình trình diễn công nghệ hàng không vũ trụ, ngoài tài trợ mới. Quỹ Sản xuất tiến tiên cũng đã được triển khai tại Ontario với khoản tiền 200 triệu CAD trong 5 năm. Là một phần của ngân sách năm 2014, 750 triệu CAD đã được cung cấp cho các Quỹ Đổi mới trong công nghiệp ôtô trong 5 năm tiếp theo. Brazil đưa ra Kế hoạch Brasil lớn hơn (Plano Brasil Maior) năm 2011, trong đó đưa đổi mới vào vị trí trung tâm của chính sách công nghiệp và thực hiện những thay đổi đáng kể cho các khuôn khổ hỗ trợ đổi mới, trong đó có Ngân hàng Kinh tế và Phát triển xã hội Quốc gia (BNDES), hiện đang chịu trách nhiệm về đổi mới tài chính và đầu tư. Kế hoạch này bao gồm giảm thuế cho các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như quần áo, giày dép, đồ nội thất và phần mềm. Nhật Bản cũng vừa làm mới Kế hoạch cụm công nghiệp của mình năm 2014 để phục hồi ngành công nghiệp và các vùng của Nhật Bản. Hàn Quốc đã nâng cấp Kế hoạch KH&CN cơ bản lần 2 của mình (Sáng kiến 577) bằng Kế hoạch cơ bản KH&CN lần thứ 3 (2013-2017) với quan điểm về sự thịnh vượng kinh tế và hạnh phúc công thông qua Chiến lược Năm cao và xác định và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mới. Hàn Quốc đã định hướng vào một số ngành kinh tế mục tiêu trong các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm kế tiếp nhau. Hành động hỗ trợ các ngành ưu tiên đã được thực hiện xuyên suốt một số lĩnh vực chính sách, bao gồm: đổi mới sáng tạo và công nghệ, thương mại và đầu tư, giáo dục - đào tạo và cơ sở hạ tầng. Khi nền kinh tế đã phát triển, các ngành mục tiêu của chính sách công nghiệp cũng phát triển theo. Ban đầu, các mục tiêu phát triển tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ, cơ sở hạ tầng và năng lượng; trải quan thời gian trọng tâm đã dịch chuyển sang các ngành công nghiệp nặng và hóa chất, tiếp theo là ngành công nghiệp công nghệ cao, đángchú ý nhất là ngành thiết bị điện tử tiêu dùng. Từ những năm 1990, chiến lược công nghệ Hàn Quốc tập trung nhiều hơn vào công nghệ và trọng tâm chuyển sang tăng cường hoạt động NC&PT và sáng tạo. Trong giai đoạn 2003-2008, Chính phủ thông qua Chương trình Động cơ Tăng trưởng Thế hệ Tiếp theo vào tháng 9/2003. Theo đó, 10 lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao được xếp vào danh mục ưu tiên trong các chương trình NC&PT của Chính phủ, đồng thời Chính phủ cũng thúc đẩy chương trình Kinh tế Xanh và xếp 17 lĩnh vực kinh tế thuộc “động cơ tăng trưởng mới”, bao gồm: - Công nghệ xanh. Năng lượng mới và năng lượng tái tạo, năng lượng carbon thấp, xử lý nước tiên tiến, công nghệ đèn đi-ôt (LED), hệ thống giao thông vận tải xanh và thành phố xanh công nghệ cao; - Hội tụ công nghệ cao. Phát thanh và truyền thông, hội tụ CNTT, rô bốt thông minh, công nghệ nano, dược phẩm sinh học và thiết bị y tế, công nghệ thực phẩm; - Các dịch vụ giá trị gia tăng. Y tế, giáo dục, tài chính xanh, công nghiệp nội dung và phần mềm, hội thảo và du lịch. Chính phủ Hàn Quốc đưa ra Chương trình các ngành Công nghiệp Hàng đầu nhằm hỗ trợ tạo việc làm và tăng trưởng vùng bằng cách hướng vào 12 ngành công nghiệp dẫn đầu trong các vùng kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc hiện thời ít chú trọng đến các ưu tiên theo ngành. Kế hoạch Kinh tế Sáng tạo bao gồm một số sáng kiến chính sách công nghiệp, đặc biệt là theo chiến lược động lực tăng trưởng để đi tiên phong trong những thị trường và ngành công nghiệp mới. Ví dụ, các sáng kiến thúc đẩy công nghiệp nội dung số (nhạc, phim, trò chơi và phim hoạt hình) và cơ sở hạ tầng cho doanh nghiêp mới hoạt động trên web. Những lĩnh vực hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cũng được hỗ trợ, đặc biệt là những ngành công nghiệp dựa trên công nghệ y sinh, nano và môi trường và các ngành công nghiệp chiến lược quốc gia quy mô lớn như vệ tinh và lò phản ứng hạt nhân. Các ngành truyền thống cũng được quan tâm, khi việc hỗ trợ thông qua dự án chính phủ sử dụng khoa học, công nghệ, và CNTT nhằm nâng cao việc quản lý và năng suất trong nông nghiệp, văn hóa, môi trường, thực phẩm, chính phủ, cơ sở hạ tầng và an toàn. KẾT LUẬN Các cuộc CMCN trước đây không xảy ra “chỉ trong một đêm”, CMCN lần thứ 4 cũng vậy. Nhưng nó đang xảy ra và là bước đi tất yếu của việc tự động hóa hơn nữa môi trường sản xuất. Giống như các cuộc cách mạng trước đây, nó cũng sẽ tạo nên các sản phẩm phong phú hơn với giá thành thấp hơn, đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Công nghệ kỹ thuật số đã và sẽ tiếp tục tác động đến ngành công nghiệp sản xuất. Các công ty sản xuất đứng trước cơ hội có một không hai để chuyển đổi hoặc bị bỏ lại phía sau. Những công ty bỏ qua cơ hội này có thể sẽ bị loại khỏi thị trường. Những công ty biết tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng kỹ thuật số và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp Công nghiệp 4.0 nhiều khả năng sẽ gặt hái quả ngọt. Có ba lý do giải thích tại sao thời đại ngày nay không chỉ là Cuộc CMCN thứ 3 kéo dài mà còn chứng kiến sự xuất hiện của một cuộc CMCN thứ 4 ưu việt, đó là tốc độ, phạm vi và sự tác động hệ thống. Tốc độ của những đột phá ngày nay là chưa hề có tiền lệ. So sánh với các cuộc CMCN trước đây, CMCN lần thứ 4 này đang phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Khả năng hàng triệu người kết nối với nhau qua điện thoại di động, với sức mạnh xử lý, dung lượng lưu trữ và sự tiếp cận tri thức chưa từng có tiền lệ, là không giới hạn. Thậm chí, những khả năng đó còn được nhân lên gấp bội nhờ vào những đột phá về công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử. Trí tuệ nhân tạo đã luôn tồn tại quanh chúng ta, từ những chiếc xe hơi và thiết bị bay không người lái cho tới những trợ lý ảo trên mạng và phần mềm giúp biên dịch tài liệu. Trong những năm qua, đã có nhiều bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nhờ sự gia tăng ở cấp số nhân của sức mạnh điện tử và sự tiếp cận nguồn dữ liệu rộng lớn, từ phần mềm được sử dụng để tìm ra các loại thuốc mới tới những thuật toán được sử dụng để tiên đoán về những sở thích văn hóa của con người. Trong khi đó, công nghệ chế tạo số đang từng ngày tương tác với thế giới sinh học. Các kỹ sư, nhà thiết kế và kiến trúc sư đang kết hợp việc thiết kế qua máy tính với gia công thêm, chế tạo vật liệu và sinh học tổng hợp để khám phá ra sự cộng sinh giữa các vi sinh, cơ thể con người, các sản phẩm chúng ta tiêu thụ và thậm chí là những tòa nhà chúng ta đang ở. Trong CMCN lần thứ 4, chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người. Những công nghệ này có tiềm năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay thậm chí là khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc CMCN trước gây ra. Tuy nhiên, cái gì cũng đi kèm với những rủi ro. GS. Klaus Schwab đã chỉ ra những mối lo ngại của ông về khả năng các tổ chức, doanh nghiệp có thể sẽ chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ tối tân hay các chính phủ sẽ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện. Trong cuốn sách “CMCN lần thứ 4”, ông cũng đề cập đến việc công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo. Khoảng cách này có lẽ sẽ chỉ bị nới rộng thêm nếu không được kiểm soát tốt. Chẳng hạn khi robot và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng này sẽ có lợi cho tầng lớp giàu hơn là người nghèo. Viễn cảnh này không hề khó dự đoán. Trong lịch sử, các cuộc CMCN đều xảy ra với bất công gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyển dịch lớn về chính trị cũng như thể chế. CMCN Châu Âu hồi thế kỷ 19 đã dẫn tới sự phân cực giàu nghèo và ngay sau đó là 100 năm đầy biến động, bao gồm cả sự lan tỏa của chủ nghĩa dân chủ, quyền lợi công đoàn hay những thay đổi về luật thuế cũng như an sinh xã hội. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, các hệ thống chính trị, xã hội hay kinh doanh của chúng ta chưa thực sự sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển đổi mà cuộc cách mạng này sẽ mang lại, nhưng trong tương lai, những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội sẽ là điều tất yếu xảy ra. Schwab nhận định “Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế. Mối quan ngại của tôi là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có thể sẽ giữ lối tư duy quá cổ hủ hoặc quá ám ảnh với việc các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai loài người như thế nào". Các cuộc xung đột hiện nay giữa các quốc gia đang ngày càng “lai tạp” về bản chất, kết hợp các kỹ năng chiến đấu truyền thống với các yếu tố có liên quan trước đó với các đối tượng phi nhà nước. Ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình, giữa chiến binh và dân thường, thậm chí là giữa bạo lực và phi bạo lực (chẳng hạn như chiến tranh mạng) đang trở nên ngày càng mong manh. Khi quá trình này diễn ra và các công nghệ mới như vũ khí tự động và vũ khí sinh học trở nên dễ dàng sử dụng hơn, từng cá nhân và các nhóm nhỏ sẽ sở hữu khả năng gây ra những tổn thương hàng loạt không thua kém các quốc gia. Nguy cơ đó sẽ dẫn tới những nỗi sợ hãi mới. Tuy vậy, những tiến bộ về công nghệ cũng đồng thời tạo ra tiềm năng giúp làm giảm quy mô và tác động của bạo lực bằng cách phát triển các phương thức bảo vệ mới, chẳng hạn như độ chính xác cao hơn trong ngắm bắn mục tiêu. Không có công nghệ hay sự đột phá nào nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Con người cần nắm lấy cơ hội và sức mạnh sẵn có để hình thành nên CMCN lần thứ 4 và hướng nó tới một tương lai phản ánh những mục tiêu và giá trị chung của chúng ta. Để phát triển, lãnh đạo các tổ chức kinh doanh sẽ phải chủ động đưa tư duy của mình thoát khỏi lối mòn với những ý tưởng, những hệ thống họ thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới. Họ cũng sẽ phải đặt câu hỏi về mọi thứ, từ việc suy nghĩ lại các chiến lược, các mô hình kinh doanh cho đến các quyết định đầu tư vào đào tạo nhân lực hay các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Tương lai đang dần hình thành ngay trước mắt chúng ta, và con người sẽ phải học cách đón nhận, thích ứng với những bước tiến đang đến như vũ bão này. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM CMCN lần thứ 4 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á- Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết. Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Các công nghệ mới không chỉ tác động về sản xuất, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, lao động, việc làm, an ninh, chính trị... Các chuyên gia của OECD khuyến nghị các nước đang phát triển như Việt Nam cần đầu tư cho khoa học và công nghệ, đổi mưới công nghệ, tạo môi trường kinh doanh năng động để thúc đẩy lan tỏa công nghệ, cải các thị trường lao động, hệ thống giáo dục – đào tạo. Một số chuyên gia OECD nhấn mạnh các chính sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực để thích ứng với biến đổi nhanh của công nghệ và sự phát triển của CMCN mới. Chính sách công nghiệp mới trước cuộc CMCN lần thứ 4 nên tính đến các yếu tố sau đây: Cải thiện điều kiện khung: Bản chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh đổi mới. Đổi mới được dẫn dắt bởi doanh nghiệp, và để đổi mới các doanh nghiệp phải hoạt động trong điều kiện thuận lợi: thực thi các quy tắc cạnh tranh, mở cửa thương mại, kỹ năng chuyên môn (giáo dục và đào tạo nghề)... Hỗ trợ các liên kết: các hoạt động đổi mới dựa trên các hình thức liên kết khác nhau giữa các chủ thể (các doanh nghiệp, trường đại học, cá nhân, bên trung gian). Nhiều chủ thể trong số này không hoạt động hiệu quả và dẫn đến thị trường hoặc hệ thống bị thất bại, từ đó thúc đẩy sự can thiệp của chính phủ để hỗ trợ nghiên cứu hợp tác, chia sẻ kiến thức giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp và các trường đại học. Vì vậy, các mối liên kết có thể có phạm vi địa lý hoặc ngành, chính sách xếp cụm có thể là hiệu quả. Hỗ trợ công nghệ thượng nguồn: hỗ trợ của chính phủ được cung cấp nhiều hơn ở giai đoạn thượng nguồn cho các công nghệ chung, do vậy không ngăn cản được cạnh tranh hạ lưu hoặc vi phạm các quy định hỗ trợ của nhà nước thể hiện trong các điều ước quốc tế (WTO, EU). Cách tiếp cận này trái ngược với trọng tâm "chọn người chiến thắng" của giai đoạn trước. Sử dụng nhiều công cụ và cố gắng tối ưu hóa hỗn hợp chính sách: một số nước cho rằng mua sắm công có vai trò cụ thể trong việc thúc đẩy sự đổi mới. Khi dẫn dắt người sử dụng, các chính phủ có thể tác động đến sự truyền bá đổi mới. Sáng kiến về phía cầu được coi là đặc biệt hiệu quả trong việc kích thích đổi mới định hướng nhiệm vụ hoặc định hướng vấn đề hoặc bằng cách tạo ra một thị trường cho công nghệ trong các lĩnh vực cần thiết để đáp ứng các thách thức về môi trường và xã hội (ví dụ: y tế và chăm sóc sức khỏe). Hỗ trợ kinh doanh: trong nhiều lĩnh vực công nghệ các công ty mới là rất cần thiết cho phát triển đổi mới và chúng duy trì một áp lực cạnh tranh có hiệu quả vào các công ty đã thành lập. Nhưng chúng phải đối mặt với những rào cản khác nhau (ví dụ: tiếp cận tài chính, thị trường, kỹ năng) mà chính phủ có thể giúp giải quyết. Thu hút các công ty đa quốc gia nước ngoài và tăng cường vai trò của các công ty trong nước trong các chuỗi giá trị toàn cầu: các chính phủ nhận ra rằng mối liên kết quốc tế là rất cần thiết cho ngành công nghiệp hiện đại và các dòng chảy công nghệ mang tính toàn cầu. Đánh giá là cần thiết: nó phải độc lập và có hiệu quả, vì vậy các chương trình thất bại được chấm dứt hoặc định hướng lại (không có khả năng làm điều này là một thất bại lớn của chính sách công nghiệp trước đây). Hàm ý chính sách cho Việt Nam: Trong bối cảnh CMCN lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu nên chăng chúng ta cần phải có chiến lược phát triển ngành tự động hóa và công nghệ cao với 5 nội dung: * Hợp tác mạnh mẽ giữa khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh. * Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong khu vực doanh nghiệp tư nhân. * Triển khai ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các công nghệ mới. * Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. * Ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có thành tích khoa học công nghệ xuất sắc. Cùng với đó là hai nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam: Nhóm giải pháp kết nối theo chiều dọc: - Tích hợp công nghệ thông tin: cần phát triển những giải pháp CNTT mới, tích hợp từ các nhà cung ứng: cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông, các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng. - Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu: CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra một lượng lớn dữ liệu. Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh. - Ứng dụng điện toán đám mây: Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám mây tạo cơ hội tuyệt vời để lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn được tạo ra bởi CMCN lần thứ 4. Các giải pháp dựa trên đám mây sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với CMCN lần thứ 4. - Hiệu quả hoạt động: CMCN lần thứ 4 tạo ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu quả hoạt động. Các phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập được từ máy móc và cảm biến cho phép nhanh chóng đưa ra quyết định để cải thiện an toàn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và bảo trì. - Tổ chức học hỏi: Các doanh nghiệp phải trở thành các tổ chức học hỏi. Nhóm giải pháp tích hợp theo chiều ngang: - Tối ưu hóa mô hình kinh doanh: Để đạt được điều này, các công ty cần phải phát triển các kỹ năng mới, cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức. Nếu chỉ tiếp cận vấn đề từ một phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong hệ thống tổ chức. Ngược lại nếu tiếp cận từ hai phía sẽ có tác động tích cực tới người lao động. - Chuỗi cung ứng thông minh: CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng. - Hậu cần thông minh: Trong thời đại số, các quá trình hậu cần sẽ phải trở nên thông minh hơn trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu. Bao gồm cả hai quá trình quản lý cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm. - Quản lý an ninh mạng: CMCN lần thứ 4 đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin từ đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng. - Mô hình thuế mới: Công nghệ in 3D trong tương lai sẽ cho phép sản xuất trên khắp các quốc gia và châu lục, không có còn biên giới quốc gia nữa. Điều này sẽ tạo ra một nhu cầu mới về các quy định hải quan, thuế giá trị gia tăng mới. - Hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới: Quản lý sở hữu trí tuệ cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp với CMCN lần thứ 4. Những mô hình kinh doanh mới và các mô hình hợp tác mới xuất hiện yêu cầu phải có những giải pháp tốt hơn trong vấn đề sở hữu trí tuệ thời đại số. CMCN lần thứ 4 là một vấn đề mới nhưng đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng tôi hy vọng Tổng luận “Cuộc CMCN lần thứ 4” sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để để cơ quan quản lý, lập chính sách, nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt và đưa ra được các chiến lược và chính sách phù hợp cho Việt Nam để bắt kịp cuộc CMCN lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới. Trung tâm Phân tích Thông tin .. Tài liệu tham khảo chính 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bối cảnh, các xu hướng lớn và những sản phẩm điển hình, Tạp chí Tự động hóa ngày nay, 5/2016; 2. Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios, Hermann, Pentek, Otto, 2015. 3. Only One-Tenth of Germany’s High-Tech Strategy, Bill Lydon, Industry 4.0,2014. 4. Only One-Tenth of Germany’s High-Tech Strategy, Deloitte, Industry 4.0, 2015. 5. Recommendations for implementing the strategic initiative INDUSTRIE 4.0, 4/2013; 6. The dark side of the Fourth Industrial Revolution and how to avoid it, https://www.weforum.org, 12/2015; 7. What does the Fourth Industrial Revolution mean for our jobs? https://www.weforum.org, 12/2015; 8. Science, Technology and Industry O

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_0235.docx