Tư duy pháp lý của luật sư

Lập luận dựa trên phương pháp suy lý mạnh. Cần phải thừa nhận rằng, đôi khi luật viết không rõ ràng, do đó để có thể đưa ra được một kết luận cho một trường hợp cụ thể, luật sư phải áp dụng phương pháp suy lý mạnh. Phương pháp suy lý mạnh có thể được hình thành dựa trên nguyên tắc: Một người có quyền làm nhiều hơn thì cũng có quyền làm ít hơn; một người có quyền làm thì cũng có quyền không làm; một người không có quyền thực hiện một hành vi quan trọng thì cũng không có quyền thực hiện hành vi quan trọng hơn8. Ví dụ, theo khoản 1 Điều 479 BLDS năm 2015, bên thuê phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tài sản thuê. Vậy chắc chắn dù luật viết không quy định thì bên mượn tài sản cũng vẫn phải có nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tài sản mượn. Lập luận dựa trên phương pháp suy lý ngược. Phương pháp suy lý ngược có thể được giải thích dựa trên lý lẽ, tương ứng với một giả định cụ thể, người làm luật có một quy định cụ thể; vậy tương ứng với một giả định cụ thể ngược lại, ta có thể rút ra một kết luận ngược lại. Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 615 BLDS năm 2015, người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Như vậy, có thể suy luận ngược lại là người hưởng di sản mà không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại thì không phải là người thừa kế

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư duy pháp lý của luật sư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 45 Có nhiều cách định nghĩa về Tư duy pháp lý (TDPL) của luật sư. Có quan điểm nghiên cứu cho rằng, TDPL của luật sư là cách suy nghĩ của luật sư để tìm ra giải pháp cho một vụ tranh chấp phù hợp với các quy định của pháp luật2. Trên góc độ khác, hoàn toàn có thể cho rằng, TDPL là phương pháp tư duy để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho một vụ việc được yêu cầu. Ngoài ra, cũng cần mở rộng hơn phạm vi của TDPL theo đó, TDPL không chỉ được áp dụng cho việc tìm ra giải pháp cho các tình huống tranh chấp mà còn có thể áp dụng để tìm ra giải pháp cho bất kỳ tình huống pháp lý nào mà luật sư được yêu cầu hỗ trợ, giải quyết. Bởi lẽ phạm vi hoạt động của luật sư không chỉ bó hẹp trong việc tham gia tố tụng mà còn cả tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng. 1. Đặc điểm tư duy pháp lý của luật sư TDPL vốn là loại hình tư duy chuyên nghiệp của các luật gia, vì vậy nó cần phải tuân thủ đầy đủ những quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức, như quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam và quy luật lý do đầy đủ3. Những quy luật này cũng chính là những yêu cầu cần thiết của luật gia trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với TDPL của luật sư thì đây là một quá trình phân tích các sự kiện một cách khoa học, logic và đích hướng tới của TDPL luật sư là tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi pháp lý đặt ra cho một vụ việc. TDPL đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản là “Đúng – Gọn – Rõ”, lý do là để tránh việc người khác bắt bẻ, gây ra cãi cọ4. 2. Các bước thực hiện tư duy pháp lý Về mặt thực tiễn, TDPL của luật sư bao gồm các hoạt động chính sau đây: (i) ghi chép, phân loại sự kiện xảy ra; (ii) khái quát hóa nội dung vụ việc; (iii) xác định câu hỏi pháp lý; (iv) xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh; (v) lập luận để giải đáp cho từng trường hợp cụ thể. Bước 1: Ghi chép, phân loại sự kiện xảy ra Thông thường, luật sư tiếp nhận vụ việc thông qua lời kể của đương sự (trực tiếp hoặc qua điện thoại), qua thư và kèm theo là các tài liệu, đồ vật ...Việc đầu tiên của luật sư là phải Tóm tắt: Tư duy pháp lý là một trong những kỹ năng quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Nắm vững kỹ năng này sẽ giúp luật sư rút ngắn thời gian nghiên cứu, xử lý hồ sơ và tìm được câu trả lời tương đối chuẩn xác cho vấn đề mà khách hàng quan tâm. Từ khóa: Tư duy pháp lý, luật sư Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018. Abstract: Legal thinking is one of the important skills in the lawyer practicing activity. When the lawyers masters this skills they will spend less time for researching, handling case files and finding relatively accurate answer for the matter of clients’ interest. Keywords: legal thinking, lawyer Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018. TƯ DUY PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ Vũ Văn Tính1 1 Tiến sỹ, Luật sư, Công Ty Luật TNHH LT & Cộng sự 2 Nguyễn Ngọc Bích, Tư duy pháp lý của luật sư, Nxb Trẻ 2015, tr.15. 3 Phạm Đình Nghiệm, Nhập môn Logic học, Nxb Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr.35-42. 4 Nguyễn Ngọc Bích, Sđd, tr.132. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 46 ghi chép lại một cách đầy đủ, khách quan các sự kiện xảy ra. Cách làm ở đây là liệt kê tất cả các sự kiện đã được nghe, được đọc và xếp chúng theo bản chất (các sự kiện có cùng bản chất xếp chung với nhau – thí dụ thời gian, không gian...). Yêu cầu ở giai đoạn này là phải liệt kê đầy đủ, không bỏ sót chi tiết nào để luật sư có một cái nhìn toàn cảnh về vụ việc và ước lượng thời gian cần thiết để nghiên cứu mỗi chi tiết. Nếu bỏ sót chi tiết thì sau này có thể đặt sai câu hỏi pháp lý5. Sau khi ghi chép đầy đủ các sự kiện, luật sư sẽ phải tiến hành phân loại các sự kiện để xem sự kiện nào quan trọng, sự kiện nào không quan trọng. Mục đích của việc này là để bám sát vào vấn đề cần phải giải quyết; chỉ xem xét những vấn đề nào, sự kiện gì có liên quan tới câu hỏi pháp lý. Như vậy để tránh mất thời gian vào giải quyết những vấn đề không liên quan tới nội dung vụ việc. Bước 2: Khái quát hóa nội dung vụ việc Sau khi đã nắm được các chi tiết quan trọng liên quan đến vụ việc, luật sư phải biết cách tóm tắt hoặc khái quát vụ việc theo cách hiểu của luật sư. Đây là bước quan trọng nhất của TDPL vì khi khái quát được nội dung vụ việc sẽ giúp người nghe hiểu nhanh, đồng thời giúp cho luật sư dễ dàng tìm ra câu hỏi pháp lý. Để khái quát hóa được nội dung vụ việc một cách khách quan, luật sư phải sử dụng các thuật ngữ pháp lý có tính khái quát. Muốn vậy luật sư phải lược bỏ các thuật ngữ mang tính kể chuyện và thay vào đó bằng các thuật ngữ pháp lý. Ví dụ 1: Khách hàng là đại diện Công ty XYZ đến Công ty luật LT và Cộng Sự trình bày vụ việc như sau:“Ngày 15/03/2014, Khách hàng đã ký với Công Ty TNHH PSVN Hợp đồng thi công số 003/2014/PSHD và Phụ lục Hợp đồng số PL003/2014/PLHĐ –PS ngày 03/01/2015 (“Hợp Đồng và Phụ Lục”), theo đó Khách hàng sẽ thi công công trình nhà xưởng J3, nhà ăn J5, nhà xe, trạm điện J6, tháp nước J13, bể nước J14, khu bồn cầu J12, hàng rào và 2 nhà bảo vệ, công trình đường nội bộ toàn khu, hệ thống thoát nước. Tổng giá trị Hợp Đồng và Phụ Lục là 61.931.100.000 đ.Trong quá trình thực hiện Hợp Đồng và Phụ Lục, Khách hàng đã thi công thêm 05 (năm) hạng mục ngoài Hợp Đồng và Phụ Lục nhưng chưa được quyết toán. Tổng giá trị 05 hạng mục là 5.427.000.000 (Năm tỷ, bốn trăm hai mươi bảy triệu đồng – Đã bao gồm thuế VAT). Khách hàng đã thực hiện xong công việc theo Hợp Đồng và Phụ Lục nhưng Công ty PSVN mới thanh toán được 48.360.835.000. Ngoài ra PSVN từ chối thanh toán khoản tiền liên quan đến 5 hạng mục chưa được quyết toán. Khách hàng đã nhiều lần yêu cầu PSVN thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền còn nợ nhưng PSVN không thực hiện vì cho rằng 5 hạng mục đó có nằm trong bảng dự toán mà Công Ty XYZ gửi cho PSVN. Do đó, Khách hàng muốn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Đồng Nai yêu cầu PSVN thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ còn thiếu theo Hợp Đồng và Phụ Lục và 05 hạng mục phát sinh với tổng số tiền là 18.997.265.000 (mười tám tỷ chín trăn chín bảy triệu hai trăm sáu lăm nghìn) chưa bao gồm lãi suất.” Trên đây là lời trình bày của khách hàng. Sau khi nghe, luật sư có thể khái quát lại vụ việc bằng các thuật ngữ pháp lý như sau: “Một bên nhận thầu xây dựng ký hợp đồng thi công xây dựng công trình nhà xưởng với một bên giao thầu, theo đó, bên nhận thầu sẽ thi công 11 hạng mục công trình. Trong quá trình xây dựng có phát sinh thêm 5 hạng mục công trình ngoài phạm vi của hợp đồng đã ký. Nhà thầu xây dựng đã thi công đủ 5 hạng mục. Tuy 5 Nguyễn Ngọc Bích, Sđd, tr.135. Xem thêm, Methodologies des exercicies juridiques, http: Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 47 nhiên, khi bên nhận thầu yêu cầu bên giao thầu thanh toán khối lượng phát sinh thì bên giao thầu lại từ chối thanh toán với lý do các hạng mục này tuy không có trong hợp đồng nhưng lại có trong bản dự toán gói thầu được phê duyệt. Bên nhận thầu muốn tư vấn về khả năng yêu cầu bên giao thầu thanh toán khối lượng 5 hạng mục phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng đã ký”. Như vậy, luật sư đã hoàn toàn tách khỏi ngôn ngữ kể chuyện của khách hàng và dùng các thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong pháp luật về xây dựng (ví dụ: luật sư không sử dụng thuật ngữ “Công ty XYZ”, “Công Ty PSVN” mà thay bằng “bên nhận thầu”, “bên giao thầu”,...)6 để khái quát hóa nội dung câu chuyện của khách hàng thành một tình huống pháp lý. Bước 3: Xác định câu hỏi pháp lý Câu hỏi pháp lý là câu hỏi dựa trên bản chất của sự việc vừa được tóm tắt. Nó khác với câu hỏi mà khách hàng đặt ra cho luật sư. Trong ví dụ nêu trên, khách hàng có thể đặt câu hỏi “Chúng tôi có đòi được tiền từ Công ty PSVN hay không?”. Về bản chất, câu hỏi pháp lý mà luật sư đặt ra để tìm hướng giải quyết vụ việc không phải là câu hỏi mà khách đặt ra. Câu hỏi pháp lý chính là sản phẩm quan trọng của TDPL luật sư. Câu hỏi pháp lý không phải là chủ đề của câu chuyện. Tìm câu hỏi pháp lý chính là tìm hiểu xem vấn đề pháp lý đặt ra trong tình huống cụ thể đó là gì và vấn đề này thường được đặt ra ở dạng nghi vấn. Câu hỏi pháp lý phải bao trùm các yếu tố chính của vụ việc. Như vậy, câu hỏi pháp lý không được quá hẹp, cũng không được quá rộng hoặc quá đơn giản. Điều quan trọng là câu hỏi pháp lý phải nêu bật được bản chất của tranh chấp và khi tòa án trả lời được câu hỏi đó thì tranh chấp sẽ được giải quyết. Trong ví dụ 1 nêu trên, câu hỏi pháp lý không phải là câu hỏi của khách hàng dạng như “chúng tôi có đòi được tiền từ Công ty PSVN hay không?”. Câu hỏi pháp lý ở đây cần được viết là “trong trường hợp nào thì bên nhận thầu được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng?” hoặc một cách cụ thể hơn “nếu một số hạng mục có trong bản dự toán gói thầu được phê duyệt nhưng không có trong hợp đồng thi công xây dựng thì bên nhận thầu có được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng hay không?”. Như vậy, câu hỏi pháp lý ở đây đã bao gồm vấn đề tranh chấp giữa Công ty XYZ và Công ty PSVN. Trả lời được câu hỏi pháp lý này sẽ giải quyết được tranh chấp giữa Công ty XYZ và Công ty PSVN. Ví dụ 2: Bà Vũ Thị Lan đến gặp luật sư và trình bày: Bà Vũ Thị Lan là thành viên Hội đồng quản trị - cổ đông sở hữu 14,377 % cổ phần tại công ty cổ phần MTL ông Nguyễn Hoàng Nam là cổ đông sở hữu 0,5% cổ phần của công ty MTL. Ngày 01/08/2017, Công ty MTL gửi thư mời họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2017 vào lúc 8h00 ngày 15/08/2017 cho các cổ đông. Ông Nam nhận được thông báo mời họp và các tài liệu có liên quan, tuy nhiên, bà Lan lại không nhận được bất kỳ tài liệu nào liên quan đến cuộc họp này. Sau khi Công ty MTL tổ chức hợp ĐHCĐ, bà Vũ Thị Lan đến gặp luật sư đề nghị hỗ trợ bà khởi kiện yêu cầu tòa án hủy nghị quyết ĐHCĐ của Công ty MTL họp ngày 15/08/2007. Như vậy, câu hỏi pháp lý trong trường hợp này là “việc cổ đông không nhận được thư mời họp ĐHCĐ và các tài liệu có phải là điều kiện để một nghị quyết của ĐHĐCĐ bị hủy bỏ hay không?”. Bước 4: Xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh 6 Ví dụ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 48 Sau khi đã xác định được vấn đề cần phải giải quyết thông qua câu hỏi pháp lý, luật sư cần phải biết lựa chọn luật áp dụng cho nội dung vụ việc. Hay nói cách khác, câu trả lời cho câu hỏi pháp lý sẽ nằm trong các văn bản pháp luật điều chỉnh nội dung vụ việc. Việt Nam là nước theo hệ thống luật viết, vì vậy nguồn luật chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật. Muốn xác định được chính xác luật áp dụng, luật sư nên sử dụng phương pháp sau: (i) xác định các thuật ngữ chính; (ii) xác định các quy định sẽ áp dụng; (iii) xác định các điều kiện thể thực hiện các quy định của pháp luật và các ngoại lệ của nó. Áp dụng vào ví dụ 2 nêu trên, chúng ta có thể xác định được thuật ngữ chính ở đây là “hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”. Từ thuật ngữ này chúng ta tra cứu trong Luật doanh nghiệp 2014 sẽ thấy điều 147 về yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong đó đưa ra quy định về các trường hợp một nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có thể bị huỷ bỏ. Theo đó “trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: (i) Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này; (ii) Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.” Bước 5: Lập luận để giải đáp cho trường hợp cụ thể Sau khi đã tìm được điều luật điều chỉnh nội dung vụ việc, chúng ta phải biết cách lập luận để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi pháp lý mà chúng ta đã đặt ra. Lập luận dựa trên quy tắc tam đoạn luận. Tam đoạn luận là suy luận đi từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã ngầm chứa trong hai mệnh đề đó. Tam đoạn luận gồm 3 bộ phận: Tiền đề lớn, tiền đề nhỏ và kết luận. Để áp dụng được quy tắc tam đoạn luận trong việc đưa ra kết luận về vụ việc của mình, luật sư cần tiến hành các bước như sau: Bước 1- Tiền đề lớn: Nêu nội dung của điều luật điều chỉnh vụ việc liên quan; Bước 2 - Tiền đề nhỏ: Nhắc lại các tình tiết của sự kiện xảy ra có liên quan đến điều luật để có thể mang đến câu trả lời khi chúng ta kết luận. Nếu việc áp dụng điều luật quy định yêu cầu ba điều kiện thì ba điều kiện đó phải được nêu lên trong bước hai này (nếu sự kiện được nêu không có đủ ba điều kiện thì phải nhắc điều kiện nào còn thiếu). Bước 3 - Kết luận: Kết luận của tam đoạn luận có giá trị chặt chẽ, vì nó là một kết quả tất yếu, không chối bỏ được một khi đã thừa nhận tiền đề. Luật sư phải đưa ra kết luận (câu trả lời) về vụ việc được nêu ra. Câu trả lời không nhất thiết phải đúng như kỳ vọng của luật sư hay khách hàng. Luật sư có thể lập nhiều tam đoạn luận, mỗi tam đoạn luận đưa ra một câu kết luận/câu trả lời nhỏ. Từ các câu trả lời nhỏ này sẽ rút ra được kết luận chung. Ở ví dụ 2 ta có thể lập luận dựa vào quy tắc tam đoạn luận như sau: Tiền đề lớn: Theo quy định của Điều 147 Luật doanh nghiệp 2014 “...cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: 1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 49 định của Luật này và Điều lệ công ty...”; Tiền đề nhỏ: Việc công ty không gửi thông báo mời họp cho bà Lan là đã vi phạm thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ; Kết luận: Vậy, bà Lan có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ. Lập luận dựa trên phương pháp áp dụng tương tự pháp luật. Cần phải thừa nhận rằng, đôi khi luật viết không đầy đủ các quy định cần thiết để giải quyết các tình huống cụ thể đặt ra trong cuộc sống. Vì vậy, áp dụng pháp luật là một hoạt động so sánh mang tính trí tuệ nhằm mở rộng phạm vi áp dụng một quy tắc được luật ghi nhận cho một trường hợp tương tự không được dự liệu trong luật. Việc xác định trường hợp tương tự có thể dựa trên tiêu chí chủ quan- tương tự về chủ thể hoặc tiêu chí khách quan – tương tự về tính chất cơ bản của quan hệ pháp luật7. Ví dụ: Theo Điều 131. 2.a Luật nhà ở năm 2013. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở thì trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng. Như vậy, ta có thể lập luận rằng trong trường hợp luật không quy định thì người thuê nhà ở theo hợp đồng không xác định thời hạn cũng có quyền chấm dứt hợp đồng với điều kiện thông báo cho bên thuê nhà biết trước 90 ngày. Lập luận dựa trên phương pháp suy lý mạnh. Cần phải thừa nhận rằng, đôi khi luật viết không rõ ràng, do đó để có thể đưa ra được một kết luận cho một trường hợp cụ thể, luật sư phải áp dụng phương pháp suy lý mạnh. Phương pháp suy lý mạnh có thể được hình thành dựa trên nguyên tắc: Một người có quyền làm nhiều hơn thì cũng có quyền làm ít hơn; một người có quyền làm thì cũng có quyền không làm; một người không có quyền thực hiện một hành vi quan trọng thì cũng không có quyền thực hiện hành vi quan trọng hơn8... Ví dụ, theo khoản 1 Điều 479 BLDS năm 2015, bên thuê phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tài sản thuê. Vậy chắc chắn dù luật viết không quy định thì bên mượn tài sản cũng vẫn phải có nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tài sản mượn. Lập luận dựa trên phương pháp suy lý ngược. Phương pháp suy lý ngược có thể được giải thích dựa trên lý lẽ, tương ứng với một giả định cụ thể, người làm luật có một quy định cụ thể; vậy tương ứng với một giả định cụ thể ngược lại, ta có thể rút ra một kết luận ngược lại. Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 615 BLDS năm 2015, người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Như vậy, có thể suy luận ngược lại là người hưởng di sản mà không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại thì không phải là người thừa kế9. Kết luận: Như vậy TDPL của luật sư là một quá trình tư duy đặc thù, bao gồm một chuỗi các hoạt động chính sau đây: Ghi chép, khái quát hóa nội dụng vụ việc; Xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh và lập luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi pháp lý. Một luật sư sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng TDPL sẽ tìm ra câu trả lời nhanh nhất cho vấn đề mà mình cần phải giải quyết./. 7 Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006, tr.101. 8 Nguyễn Ngọc Điện, Sđd, tr.101. 9 Nguyễn Ngọc Điện, Sđd, tr.107.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_duy_phap_ly_cua_luat_su.pdf
Tài liệu liên quan