Kiến nghị
Nguyên nhân của sự bất hợp lý trên chủ
yếu xuất phát từ sự đồng nhất giữa QPPL và
các điều, khoản của các văn bản QPPL - một
hình thức được sử dụng một cách phổ biến
để thể hiện các QPPL trên thực tế. Để khắc
phục sự bất hợp lý trên, chúng ta nên thay
đổi định nghĩa QPPL sao cho gần nhất có
thể với cách thức thể hiện chúng trong văn
bản QPPL. Với thông lệ xây dựng QPPL
theo phương thức tách riêng phần quy định
và phần đảm bảo trong các văn bản QPPL
thuộc các ngành luật khác nhau, nên thay thế
định nghĩa QPPL thành quy tắc do Nhà
nước đặt ra hoặc thừa nhận, không nhất
thiết phải là quy tắc xử sự chung cũng như
không nhất thiết phải nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
Thay đổi định nghĩa QPPL như trên,
chúng ta có thể giải quyết cùng một lúc được
nhiều vấn đề. Thứ nhất, đảm bảo hệ thống
pháp luật là tổng hợp tất cả các quy định của
pháp luật, bao gồm các khái niệm, định
nghĩa, các nguyên tắc, tuyên bố mang tính
pháp lý chứ không phải chỉ là tổng thể các
quy tắc xử sự. Thứ hai, đảm bảo tính hợp lý
của việc phân loại các QPPL theo tiêu chí
ngành luật. QPPL lúc bấy giờ không còn có
tính chất xuyên ngành luật mà được tách ra
thành các quy tắc nhỏ, với các bộ phận cấu
thành được tìm thấy chỉ giới hạn trong phạm
vi các văn bản QPPL của ngành luật đó.
QPPL có thể là quy tắc cư xử không có bộ
phận bảo đảm đi kèm, bộ phận bảo đảm
cùng với giả định của nó trở thành quy tắc
xử phạt hay quy tắc khen thưởng. Hơn nữa,
khi phạm trù của khái niệm QPPL được mở
rộng thì việc phân loại QPPL thành QPPL
chuyên môn (chỉ có bộ phận quy định nêu
lên nguyên tắc) hay QPPL bảo vệ (chỉ có giả
định và chế tài) như hiện nay vẫn hợp lý,
cho dù nó không chứa đựng bất kỳ quy tắc
xử sự nào. Thứ ba, các văn bản QPPL như
BLHS, các Nghị định về xử phạt vi phạm
hành chính, các Nghị quyết quy định về tạm
ngưng, kéo dài hiệu lực của văn bản QPPL
cũng sẽ đảm bảo thuộc tính quan trọng của
văn bản QPPL là chứa đựng QPPL. Cuối
cùng, các hoạt động giải thích và áp dụng
các điều, khoản, điểm của các văn bản
QPPL trong quá trình giải quyết các vụ việc
cá biệt cũng sẽ gần nhất với hoạt động làm
sáng rõ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa cũng
như vận dụng QPPL vào trường hợp cụ thể.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ khái niệm "Quy phạm pháp luật" đến việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý khác có liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Khái niệm quy phạm pháp luật
Được xem là tế bào của pháp luật, khái
niệm QPPL liên quan trực tiếp đến việc xây
dựng và sử dụng các thuật ngữ pháp lý khác
như hệ thống pháp luật, ngành luật, văn bản
QPPL, áp dụng pháp luật và giải thích pháp
luật Tuy vậy, khi xây dựng những thuật ngữ
pháp lý trên, các nhà khoa học luật dường như
đã xa rời nội dung khái niệm QPPL.
Ở nước ta, khái niệm QPPL lần đầu tiên
được định nghĩa chính thức tại Điều 3 Luật
Ban hành văn bản QPPL năm 2015 như sau:
QPPL là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành
chính nhất định, do cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền quy định trong luật
này ban hành và được Nhà nước đảm bảo
thực hiện1. Dù có ý kiến cho là đang chứa
đựng nhiều điều kiện không cần thiết, định
nghĩa trên đã khẳng định đặc điểm nổi bật
của QPPL là quy tắc xử sự chung do cơ
quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền
ban hành. Bên cạnh đó, theo Giáo trình lý
luận của Trường Đại học Luật Hà Nội thì
QPPL là “quy tắc xử sự chung do Nhà nước
ban hành và bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo những định
hướng và nhằm đạt được mục đích nhất
định”2. Theo Phạm Hồng Thái và Đinh Văn
Mậu thì QPPL là quy tắc hành vi, có tính bắt
3
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Tûâ khaái niïåm “QUY PHAÅM PHAÁP LUÊÅT”
ÀÏËN VIÏÅC SÛÃ DUÅNG CAÁC THUÊÅT NGÛÄ PHAÁP LYÁ KHAÁC COÁ LIÏN QUAN
HuỳnH THị SinH Hiền*
* ThS, Giảng viên Khoa Luật - Đại học Cần Thơ
1 Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (có hiệu lực ngày 1/7/2016).
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an Nhân dân, H., 2009, tr. 383.
Nhìn từ góc độ lý luận, quy phạm pháp luật (QPPL) được xem là các quy tắc xử
sự chung. Tuy nhiên, khái niệm này đang được vận dụng không thống nhất. Các
điều, khoản của văn bản QPPL không chứa đựng quy tắc xử sự vẫn được xem là
QPPL, các văn bản không chứa quy tắc xử sự chung vẫn được coi là văn bản
QPPL, áp dụng các quy tắc xử phạt hoặc thậm chí các khái niệm pháp lý vẫn
được hiểu là vận dụng QPPL vào trường hợp cụ thể... Bài viết phân tích và tìm
nguyên nhân của sự không thống nhất trên, từ đó đề xuất thay đổi cách định
nghĩa QPPL nhằm tạo sự thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý.
buộc chung, được biểu thị bằng hình thức
nhất định, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội3. Dù có một số điểm khác
biệt nhưng các định nghĩa đều nêu bật được
đặc điểm quan trọng của QPPL là quy tắc xử
sự, là chuẩn mực cư xử, là thước đo cho
hành vi của con người. Tuy nhiên, khi xây
dựng các thuật ngữ pháp lý có liên quan đến
QPPL, thuộc tính quy tắc xử sự chung của
QPPL dường như bị bỏ quên.
2. Một số khái niệm pháp lý có liên quan
đến quy phạm pháp luật
2.1 Hệ thống pháp luật
Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật,
nhiều tác giả đã đồng nhất quan điểm rằng,
QPPL là thành tố nhỏ nhất cấu thành nên hệ
thống pháp luật, là những viên gạch xây
dựng nên tòa nhà pháp luật4. Ví dụ, theo
Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội,
“Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể
các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất
với nhau, được phân định thành các chế định
pháp luật và các ngành luật”5. Với quan
niệm QPPL là quy tắc xử sự chung thì định
nghĩa hệ thống pháp luật như trên sẽ không
còn chính xác. Hệ thống pháp luật của một
quốc gia không chỉ bao gồm các quy tắc xử
sự cho dù thành văn hay bất thành văn, mà
còn phải bao gồm rất nhiều các quy định
không phải là quy tắc xử sự như các phần
giải thích từ ngữ, các nguyên tắc pháp lý,
các quy định về quốc kỳ, quốc ca Tuy
nhiên, không ít tác giả cho rằng, các điều
luật nêu lên định nghĩa, các nguyên tắc
chính trị pháp lý hay xác định tổng quát
chung một trạng thái hiện tại của xã hội là
loại QPPL chuyên môn6. Đặc trưng của loại
QPPL này được cho rằng, nó không đưa ra
quy tắc xử sự mang tính chất ràng buộc
chung, mà chỉ có tác dụng nhằm đảm bảo
hiệu lực của các loại QPPL khác7. Việc xem
các điều luật trên là các QPPL, theo chúng
tôi là không hợp lý, vì chiếu theo định nghĩa,
chúng không phải là các quy tắc xử sự,
không đưa ra hành vi, cách cư xử mẫu. Các
điều, khoản này không chứa đựng bất kỳ bộ
phận cấu thành nào từ giả định, quy định
hoặc bảo đảm. Chính vì lý do này mà tác giả
Nguyễn Quốc Hoàn xem chúng là các mệnh
đề của QPPL, chúng gắn liền để hỗ trợ cho
các QPPL, các chế định pháp luật và cả một
hệ thống pháp luật8. Như vậy, tập hợp tất cả
các QPPL và sắp xếp chúng một cách trật tự
sẽ tạo thành hệ thống pháp luật là chưa
đúng, chưa đủ vì chúng ta đã bỏ sót nhiều
quy tắc không phải là quy tắc xử sự nhưng
chắc chắn chúng phải có mặt trong hệ thống
pháp luật.
2.2 Ngành luật
Hệ thống pháp luật được hiểu là tổng
thể các QPPL và các QPPL này được sắp
xếp một cách có trật tự thành các ngành luật
và các chế định pháp luật dựa trên đặc điểm
chung của các quan hệ xã hội mà QPPL điều
4
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3 Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Giao thông vận tải, H., 2009, tr. 355.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Sđd., 2009, tr. 400 và Nguyễn Văn Động, Giáo
trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2014, tr. 352.
5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Sđd., tr. 401.
6 Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb, Tổng hợp Đồng Nai, năm 2011, tr. 396.
7 Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, quyển 2 (tái bản có sửa chữa, bổ sung) Nxb. Chính trị quốc gia, H.,
2012, tr. 77.
8 Nguyễn Quốc Hoàn, Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật, Tạp chí Luật học số 2/2004, tr. 37.
chỉnh (đối tượng điều chỉnh). Từ đó, ngành
luật được định nghĩa là tập hợp các QPPL
cùng loại, cùng điều chỉnh một loại quan hệ
xã hội9. Như vậy, QPPL cũng được xem là
tế bào cấu thành nên ngành luật. Tuy nhiên,
liệu rằng việc phân chia QPPL dựa trên tiêu
chí ngành luật có hợp lý? Theo chúng tôi,
nếu hiểu QPPL dưới góc độ là quy tắc xử sự
như trên thì các bộ phận cấu thành của nó
không phải chỉ được tìm thấy trong một
điều, khoản của cùng một văn bản QPPL mà
chúng có thể nằm trong các văn bản QPPL
thuộc các ngành luật khác nhau. Nghĩa là
các QPPL một khi được hiểu dưới góc độ là
quy tắc xử sự chung thì chúng có tính chất
“xuyên ngành luật”.
QPPL nêu lên cách cư xử mẫu (phải làm
gì, không làm gì, được làm gì, làm như thế
nào) cho chủ thể khi rơi vào hoàn cảnh, tình
huống được dự liệu và nếu chủ thể không
làm đúng theo cách cư xử mẫu đó sẽ bị xử
lý như thế nào, hoặc nếu làm tốt theo cách
cư xử đó được khen thưởng gì. Theo quan
điểm được chấp nhận khá phổ biến thì
QPPL có cấu thành từ ba bộ phận: giả định,
quy định và bảo đảm (trong biện pháp bảo
đảm có khen thưởng hoặc (và) chế tài)10.
Trong đó, giả định của QPPL nêu lên hoàn
cảnh, tình huống hoặc điều kiện có thể xảy
ra trong cuộc sống và chủ thể nào rơi vào
trong hoàn cảnh, điều kiện đó. Quy định nêu
lên cách cư xử mẫu cho chủ thể ở giả định
làm theo. Cuối cùng, bộ phận đảm bảo nêu
lên biện pháp tác động (xử lý hoặc động
viên) giúp cho chủ thể ở giả định thực hiện
đúng yêu cầu ở quy định. Tuy nhiên, để đưa
ra biện pháp xử lý hoặc khen thưởng tương
ứng và phù hợp với mức độ vi phạm hoặc
mức độ làm tốt thì bộ phận đảm bảo cũng
cần đến giả định. Tuy nhiên, kỹ thuật lập
pháp của nước ta hiện nay thường tách rời
phần quy định với phần bảo đảm (mỗi phần
đi kèm với giả định của nó) trong các văn
bản QPPL thuộc các ngành luật khác nhau.
Để làm rõ điều này, chúng ta xem xét
tính hợp lý về cấu thành của một số loại
QPPL được phân loại theo tiêu chí ngành
luật.
Đầu tiên là loại QPPL hiến pháp tạo nên
ngành luật hiến pháp, QPPL này được cho
rằng có cấu thành bởi hai bộ phận, giả định
và quy định mà không nhất thiết phải có bộ
phận bảo đảm11. Theo chúng tôi, khó có thể
phân loại thành QPPL hiến pháp vì nếu xem
QPPL là quy tắc xử sự chung thì một QPPL
có bộ phận giả định và quy định trong Hiến
pháp nhưng lại có bộ phận đảm bảo được
đặt trong các văn bản QPPL thuộc các ngành
luật khác, có thể hành chính hoặc hình sự.
Ví dụ, Hiến pháp năm 2013 tại khoản 2 Điều
45 quy định: “Công dân phải thực hiện
nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền
quốc phòng toàn dân”12. Nếu tìm bộ phận
bảo đảm thì rõ ràng trong phạm vi Điều 45
của Hiến pháp 2013 không có, còn quy tắc
xử sự đã là công dân thì phải thực hiện nghĩa
vụ quân sự thì không thể thiếu bộ phận bảo
đảm. Cụ thể, chế tài phạt tiền về hành vi
không đăng ký nghĩa vụ quân sự, không có
mặt đúng thời gian và địa điểm tại nơi sơ
9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Sđd., tr. 358.
10 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Sđd., tr. 384 và Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà
nước và Pháp luật, Sđd, tr. 64.
11 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, H., 2004.
12 Khoản 2 Điều 45 Hiến pháp năm 2013.
5
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
tuyển lại được quy định trong Nghị định
số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ13 và nếu
bị xử lý hành chính về một trong các hành
vi trên mà còn vi phạm thì có thể bị khởi tố
hình sự về tội trốn nghĩa vụ quân sự. Hiến
pháp được xem là đạo luật gốc, có giá trị
pháp lý cao nhất, nội dung của Hiến pháp
dùng để điều chỉnh những vấn đề mang tính
nguyên tắc, cơ bản. Vì vậy, để giữ tính ổn
định của Hiến pháp, Hiến pháp không thể
chứa bộ phận bảo đảm cụ thể.
Tương tự, việc phân chia thành loại
QPPL hành chính cũng không hợp lý vì các
văn bản luật trong các lĩnh vực quản lý cụ
thể như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hoặc
Luật Giao thông đường bộ thường chỉ chứa
giả định và quy định, không bao gồm các
biện pháp bảo đảm cho bộ phận quy định
được thực hiện. Các biện pháp bảo đảm bao
gồm khen thưởng nhằm động viên, hoặc chế
tài nhằm để trừng trị, xử lý chủ thể thường
được dẫn chiếu sang các văn bản QPPL
thuộc các ngành luật khác. Cụ thể, Chương
VII Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Cá
nhân, tổ chức nào có thành tích trong việc
giải quyết tố cáo thì được khen thưởng về
vật chất hoặc tinh thần, cá nhân, tổ chức vi
phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật”. Như vậy, bộ phận bảo đảm
cho việc thực hiện các cách cư xử trong các
văn bản luật thuộc ngành luật hành chính
được dẫn chiếu đến các nghị định xử phạt vi
phạm hành chính hoặc thậm chí Bộ luật
Hình sự (BLHS), Bộ luật Dân sự (BLDS).
Hơn nữa, cũng sẽ không hợp lý nếu xem
các điều luật của BLHS là QPPL hình sự, để
rồi từ đó cho rằng các QPPL này hợp thành
ngành luật hình sự. Các điều luật ở phần
chung BLHS như định nghĩa tội phạm, phân
loại tội phạm không đưa ra quy tắc xử sự,
không chứa đựng bất cứ bộ phận nào từ giả
định, quy định và chế tài. Còn các điều luật
chỉ ra hành vi nào là tội phạm cùng với hình
phạt đi kèm chính là các quy tắc xử phạt,
không phải quy tắc xử sự. Có quan điểm cho
rằng, QPPL hình sự được cấu thành bởi giả
định và chế tài mà không có bộ phận quy
định vì nếu thể hiện bộ phận quy định sẽ dài
dòng và chúng có thể được hiểu ngầm theo
cách là “không được thực hiện hành vi mà
Nhà nước cho là phải gánh chịu hình phạt”.
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ ta thấy, giả định
trong các điều luật này không phải là giả
định của QPPL mà là giả định riêng cho bộ
phận bảo đảm. Khác với giả định của QPPL
nêu lên chủ thể, hoàn cảnh, tình huống có
thể xảy ra trong cuộc sống, giả định của bảo
đảm nêu lên chủ thể và hành vi mà chủ thể
đã thực hiện để trên cơ sở đó, Nhà nước
khen thưởng hoặc xử lý chủ thể. Bộ phận
quy định không cần phải hiểu ngầm mà quy
định cùng với giả định của nó được thể hiện
khá rõ trong các văn bản QPPL khác. Có thể
cho rằng, hành vi của chúng ta không chịu
sự điều chỉnh của BLHS mà đang chịu sự
điều chỉnh của các văn bản QPPL khác như
Hiến pháp, BLDS, Luật Nghĩa vụ quân sự,
Luật Hôn nhân và Gia đình nếu vi phạm
quy định của các văn bản QPPL đó ở mức
độ đáng kể thì phải chịu chế tài trong BLHS.
Đó là lý do để cho rằng, tội phạm không
phải là hành vi trái pháp luật hình sự mà
phải hợp với pháp luật hình sự nhưng lại trái
với quy định của ngành luật khác. Như vậy,
đa số các điều luật trong BLHS thường
không phải là QPPL vì không nêu lên được
quy tắc xử sự.
6
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Xem xét cách thức thể hiện QPPL ở
nước ta trước đây sẽ thấy nhiều trường hợp
các bộ phận cấu thành của QPPL (giả định
của quy định, quy định, giả định của bảo
đảm và bảo đảm) đều được đặt chung trong
một điều luật. Ví dụ, Điều 587 Bộ luật Hồng
Đức quy định “Cho vay nợ hay cầm đồ đạc
mỗi tháng được ăn lời là 15 tiền kèm mỗi
quan. Dù lâu năm cũng không được tính quá
gốc, một lời, trái luật thì biếm một tư, mất
tiền lời, nếu tính lời vào gốc rồi bắt làm văn
tự khác thì xử tội nặng thêm một bực”. Điều
luật trên, ngoài giả định và quy định thì từ
trái luật chính là giả định hành vi để làm cơ
sở cho bộ phận bảo đảm là biếm một tư, mất
tiền lời. Một giả định hành vi khác là nếu
tính lời vào gốc rồi bắt làm văn tự khác để
làm cơ sở cho việc xử tội nặng thêm một
bực. Tương tự, theo Điều 22 Sắc lệnh số 13
năm 1946 thì: “Hôm phiên toà, hai phụ thẩm
đã chọn bắt buộc phải đến dự. Người nào
vắng mặt, nếu không có duyên cớ chính
đáng, sẽ bị phạt lần đầu từ 20 đồng đến 50
đồng; lần thứ nhì thì từ 50 đồng đến 100
đồng; lần thứ ba từ 100 đồng đến 200 đồng;
ngoài ra lại có thể mất chức phụ thẩm”.
Trong điều luật trên, hôm phiên tòa, hai phụ
thẩm đã được chọn là giả định nhằm đưa ra
mệnh lệnh là bắt buộc phải đến dự, người
nào vắng mặt, nếu không có duyên cớ chính
đáng là giả định hành vi để làm cơ sở cho
bộ phận chế tài và tùy theo số lần vắng mặt
được giả định mà chủ thể phải chịu các mức
phạt tiền khác nhau.
Như vậy, một QPPL về nguyên tắc vẫn
bao gồm hai phần chính quy định và bảo
đảm cùng với giả định của hai bộ phận này.
Tuy nhiên, cách thức thể hiện các QPPL ra
bên ngoài bằng hình thức văn bản rất đa
dạng và có thể khác nhau qua các thời kỳ.
Với cách thức làm luật ở nước ta ngày nay
thì các bộ phận cấu thành của QPPL thường
nằm trong các văn bản QPPL thuộc ngành
luật khác nhau, nghĩa là các QPPL có tính
chất “xuyên ngành luật”. Do đó, cho rằng
ngành luật là tập hợp các QPPL cùng loại là
không hợp lý.
2.3 Văn bản QPPL
Theo Luật Ban hành văn bản QPPL năm
2015 thì văn bản QPPL là văn bản chứa
đựng các QPPL và các QPPL được luật này
định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 là quy tắc xử
sự chung14. Tuy nhiên, có nhiều văn bản
được xem là văn bản QPPL nhưng lại không
chứa đựng quy tắc xử sự chung, bao gồm:
BLHS, các Nghị định của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính, Lệnh của Chủ tịch
nước dùng để công bố Hiến pháp, luật, pháp
lệnh15, các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy
ban thường vụ Quốc hội quy định về tạm
ngưng, kéo dài toàn bộ hoặc một phần hiệu
lực của các văn bản QPPL, đình chỉ việc thi
hành hoặc bãi bỏ các văn bản QPPL thuộc
thẩm quyền16.
2.4 Giải thích pháp luật và áp dụng
pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật và giải
thích pháp luật được hiểu gắn liền với khái
niệm QPPL. Áp dụng pháp luật được cho là
hoạt động có mục đích nhằm “cá biệt hóa
QPPL hiện hành đối với cá nhân, cơ quan,
tổ chức cụ thể trong trường hợp cụ thể”17.
Giải thích pháp luật là làm sáng rõ nội
dung, tư tưởng, ý nghĩa của các QPPL để
pháp luật được nhận thức và thực hiện
7
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 23(327) T12/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
15 Lệnh dùng để công bố Hiến pháp, luật của Chủ tịch nước được đánh số và ký hiệu của một văn bản QPPL theo Luật Ban
hành văn bản QPPL năm 2008.
16 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 tại Điều 4, điểm c khoản 2 Điều 15, điểm b và c khoản 2 Điều 16.
17 Nguyễn Văn Động, Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2014 tr. 382.
thống nhất18. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt
động áp dụng pháp luật ở nước ta chủ yếu
căn cứ vào các điều khoản, điểm trong các
văn bản QPPL. Các điều, khoản này thường
chỉ chứa bộ phận quy định với giả định của
nó, hoặc chỉ giả định và chế tài, thậm chí chỉ
là định nghĩa về một khái niệm nào đó chứ
không nhất thiết áp dụng toàn bộ QPPL như
một quy tắc xử sự19. Giải thích pháp luật
thường gắn liền với hoạt động áp dụng pháp
luật, gắn liền với việc làm sáng rõ nội dung,
tư tưởng, ý nghĩa của các điều, khoản hoặc
các điểm trong văn bản QPPL được áp dụng.
Thậm chí, giải thích pháp luật dưới dạng
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
cũng chỉ làm rõ nội dung ý nghĩa của các
điều, khoản, điểm liên quan đến sự không rõ
nghĩa của các từ, các ngữ cụ thể.
3. Kiến nghị
Nguyên nhân của sự bất hợp lý trên chủ
yếu xuất phát từ sự đồng nhất giữa QPPL và
các điều, khoản của các văn bản QPPL - một
hình thức được sử dụng một cách phổ biến
để thể hiện các QPPL trên thực tế. Để khắc
phục sự bất hợp lý trên, chúng ta nên thay
đổi định nghĩa QPPL sao cho gần nhất có
thể với cách thức thể hiện chúng trong văn
bản QPPL. Với thông lệ xây dựng QPPL
theo phương thức tách riêng phần quy định
và phần đảm bảo trong các văn bản QPPL
thuộc các ngành luật khác nhau, nên thay thế
định nghĩa QPPL thành quy tắc do Nhà
nước đặt ra hoặc thừa nhận, không nhất
thiết phải là quy tắc xử sự chung cũng như
không nhất thiết phải nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
Thay đổi định nghĩa QPPL như trên,
chúng ta có thể giải quyết cùng một lúc được
nhiều vấn đề. Thứ nhất, đảm bảo hệ thống
pháp luật là tổng hợp tất cả các quy định của
pháp luật, bao gồm các khái niệm, định
nghĩa, các nguyên tắc, tuyên bố mang tính
pháp lý chứ không phải chỉ là tổng thể các
quy tắc xử sự. Thứ hai, đảm bảo tính hợp lý
của việc phân loại các QPPL theo tiêu chí
ngành luật. QPPL lúc bấy giờ không còn có
tính chất xuyên ngành luật mà được tách ra
thành các quy tắc nhỏ, với các bộ phận cấu
thành được tìm thấy chỉ giới hạn trong phạm
vi các văn bản QPPL của ngành luật đó.
QPPL có thể là quy tắc cư xử không có bộ
phận bảo đảm đi kèm, bộ phận bảo đảm
cùng với giả định của nó trở thành quy tắc
xử phạt hay quy tắc khen thưởng. Hơn nữa,
khi phạm trù của khái niệm QPPL được mở
rộng thì việc phân loại QPPL thành QPPL
chuyên môn (chỉ có bộ phận quy định nêu
lên nguyên tắc) hay QPPL bảo vệ (chỉ có giả
định và chế tài) như hiện nay vẫn hợp lý,
cho dù nó không chứa đựng bất kỳ quy tắc
xử sự nào. Thứ ba, các văn bản QPPL như
BLHS, các Nghị định về xử phạt vi phạm
hành chính, các Nghị quyết quy định về tạm
ngưng, kéo dài hiệu lực của văn bản QPPL
cũng sẽ đảm bảo thuộc tính quan trọng của
văn bản QPPL là chứa đựng QPPL. Cuối
cùng, các hoạt động giải thích và áp dụng
các điều, khoản, điểm của các văn bản
QPPL trong quá trình giải quyết các vụ việc
cá biệt cũng sẽ gần nhất với hoạt động làm
sáng rõ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa cũng
như vận dụng QPPL vào trường hợp cụ thể.
Định nghĩa QPPL khi thay đổi theo
hướng không còn là quy tắc xử sự mà chỉ là
quy tắc nói chung sẽ góp phần đảm bảo cho
việc sử dụng thống nhất các thuật ngữ pháp
lý liên quan, góp phần nâng cao vai trò, ý
nghĩa của khoa học lý luận Nhà nước và Pháp
luật trong khoa học pháp lý nước nhà n
8
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 23(327) T12/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Nguyễn Văn Động, Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Sđd, tr. 386.
19 Ví dụ, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã áp dụng điều 84 BLDS năm 2005 quy định thế nào là pháp nhân để hủy bản
án sơ thẩm với lý do Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý sai vì nguyên đơn không thể tự mình tham gia vào quan hệ pháp luật
có tranh chấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_khai_niem_quy_pham_phap_luat_den_viec_su_dung_cac_thuat_n.pdf