Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng

Trước hết, tiếp tục đổi mới, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với nước. Chú trọng xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý. Khẩn trương thể chế các nội dung quy định ở Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc xác nhận người có công, thực hiện các chế độ ưu đãi mới, đặc biệt chú trọng đến chế độ ưu đãi về trợ cấp, ưu đãi về y tế, giáo dục, đào tạo, nhà ở, đất ở. kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật về công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc sức khỏe, trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng cho người có công Xây dựng Đề án cải cách trợ cấp ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với mức chuẩn để xác định mức trợ cấp ưu đãi phải đạt bằng mức chi tiêu bình quân toàn xã hội ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi, các chế độ ưu đãi khác về y tế, giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, thuế. cũng cần được triển khai đồng bộ. Một bộ phận người có công (bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, thương binh, bệnh binh nặng sống ở gia đình) cần có chế độ chăm sóc đầy đủ, chu đáo, thể hiện rõ sự quan tâm, ưu đãi của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, nêu các kiến nghị thực hiện tốt hơn chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. TÖ TÖÔÛNG HOÀ CHÍ MINH VEÀ THÖÏC HIEÄN CHÍNH SAÙCH THÖÔNG BINH, LIEÄT SÓ VAØ NGÖÔØI COÙ COÂNG VÔÙI CAÙCH MAÏNG Lê Huy Vịnh* Abstract: This article provides analysis of Ho Chi Minh’s thoughts on the policy of the war invalids, fallen heroes and people with meritorious services to the revolution, and also gives out recommendations for better implementation of the policy on war invalids, fallen heroes and revolutionary people. Thông tin bài viết: Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 08/06/2017 Biên tập: 21/06/2017 Duyệt bài: 28/06/2017 Article Infomation: Keywords: Ho Chi Minh’s thoughts, policy of war invalids, fallen heroes and people with meritorious services. Article History: Received: 08 Jun 2017 Edited: 21 Jun 2017 Appproved: 28 Jun 2017 * Trung tướng, TS, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự đóng góp to lớn, sự hy sinh cao cả của thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Người là một tấm gương sáng tiêu biểu thể hiện tấm lòng biết ơn các 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập; Tập 12; Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 503. thương binh, liệt sỹ và gia đình có công với cách mạng. Người viết: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”1. Tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh CHÑNH SAÁCH 28 Số 13(341) T7/2017 và của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với nước là sự kế thừa tư tưởng nhân đạo, truyền thống “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm làm “Ngày thương binh, liệt sĩ” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị của Trung ương tổ chức tại xã Phú Ninh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đã nhất trí lấy ngày 27/7 hàng năm là “Ngày thương binh liệt sĩ” và ngày này được tổ chức lần đầu ngay trong năm 1947. Cùng với những ngày kỷ niệm quốc tế và ngày Quốc khánh, “Ngày thương binh, liệt sĩ” là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. Đến ngày 03/10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Bộ Thương binh - Cựu binh (tiền thân của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày nay) để chuyên trách chăm lo công việc trọng đại này. Khi phong trào “đền ơn đáp nghĩa” đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước được phát động và triển khai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị, phong trào phải xuất phát từ tình cảm chân thành, sự tự nguyện tự giác, làm vừa sức, phù hợp với tính tình cụ thể của mỗi người, không nên hăng hái thái quá: “Các cụ già thượng thọ, các cháu bé sơ sinh, bộ đội, công an trên các mặt trận, những đồng bào đang đau yếu thì không nên nhịn, còn tất cả mọi người khác đều nhịn ăn một bữa một cách tự động, tuyệt đối không cưỡng bức, làm sao cho mọi người hăng hái tham gia”2. Và Người đã tiên 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002. tr. 1425-1426. 3 Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sđd, tr. 1425-1426. phong gương mẫu thực hiện việc giúp đỡ thương binh, liệt sĩ. Người viết trong thư gửi Ban tổ chức Trung ương nhân Ngày thương binh, liệt sĩ: “Ngày 27 tháng 7 là một ngày kỷ niệm. Mỗi năm đến ngày ấy, thì những người ái quốc Việt Nam càng tưởng nhớ đến anh em thương binh, tưởng nhớ đến các gia đình liệt sĩ, tưởng nhớ đến những người vô danh anh hùng, hoặc đã hy sinh tính mệnh, hoặc đã góp phần xương máu trong cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc ta.... Người viết: “Năm nay Chính phủ không mở cuộc lạc quyên cho ngày ấy. Nhưng tôi mong rằng các đoàn thể văn hóa, công nhân, nông dân, phụ nữ, nhi đồng và các bộ đội hoặc đến an ủi thương binh và gia đình tử sĩ, hoặc viết thư hỏi thăm, ai sẵn quà thì biếu quà ấy để tỏ lòng thương mến. Nhân dịp này tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa của tôi và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng”3. Trong những Ngày Thương binh, liệt sĩ được tổ chức nhiều năm tiếp theo, Người thường xuyên gửi một tháng tiền lương và nhiều quà tặng cho các thương binh, gia đình liệt sĩ. Từ những chủ trương, đường lối theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện ngay sau khi thành lập chính quyền cách mạng, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách cụ thể, có hệ thống, trên mọi lĩnh vực của đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, như chế độ đãi ngộ, các ưu tiên, ưu đãi về giáo dục, đào tạo, tổ chức cán bộ. Tư CHÑNH SAÁCH 29Số 13(341) T7/2017 tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng không chỉ thể hiện trong đường lối, chính sách, mà còn được thể hiện trong các hành động cụ thể của Người. Người đã dành nhiều thời gian thăm hỏi thương binh, bệnh binh ở các bệnh viện và những cuộc thăm viếng của Người làm cho thương binh, bệnh binh, các bác sĩ, y tá, nhân viên phục vụ vô cùng phấn khởi, cảm động và là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc chữa trị thương binh, bệnh binh chóng lành bệnh. Cảm động nhất là những phút Người đến đặt vòng hoa, mặc niệm ở các nghĩa trang liệt sĩ, đài liệt sĩ trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Ngày 31/12/1954, Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn Đại biểu Đảng và Nhà nước tới đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài liệt sĩ Hà Nội vào trước ngày nhân dân Thủ đô đón Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Trong Diễn từ buổi lễ, Người nêu rõ: “Chí khí dũng cảm các liệt sĩ đã thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc đấu tranh giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ. Máu đỏ của các liệt sĩ đã nhuốm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm các liệt sĩ muôn đời lưu truyền với sử xanh”4. Trong thư gửi anh em thương binh và bệnh binh tháng 7 năm 1948, Người nhắc nhở các thương binh, bệnh binh: Chắc các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng không, các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khỏe, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khỏe, các đồng chí sẽ hăng 4 Sách “Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch”, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1958, tr. 266. 5 Thư gửi anh em thương binh và gia đình liệt sĩ ngày 27/7/1958. 6 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 503. hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc, cũng như các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận. Tôi cùng đồng bào luôn luôn nhớ đến các đồng chí. Người cũng nhắc nhở các thương binh, bệnh binh nên sửa chữa các sai lầm, như: công thần, ỷ lại, kém kỷ luật, kém tin tưởng, yêu cầu nhân dân quá đáng, không tích cực công tác. Làm được như vậy, thương binh sẽ xứng đáng với lời khen ngợi của Người là “Thương binh tàn nhưng không phế”5. Thực hiện lời dạy chí tình, chí nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều thương binh đã lập thành tích trên mặt trận chiến đấu mới, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, huy hiệu Bác Hồ. Một trong những gương tiêu biểu là thương binh Trương Viết Hùng, quê ở Bạc Liêu, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp bị thương mù hai mắt trong chiến đấu, khi tập kết ra Bắc vẫn tích cực tham gia công tác, lập nhiều thành tích được Bác Hồ khen thưởng và nhiều tấm gương thương binh sau này được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết lòng khen ngợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”6. Tấm lòng và tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, gia đình liệt sĩ được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta học tập, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” lan CHÑNH SAÁCH 30 Số 13(341) T7/2017 rộng trong cả nước từ ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Các cháu thiếu niên, nhi đồng cũng thi đua với ông bà, cha mẹ trong việc thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” - một nét đẹp trong đời sống văn hóa của thế hệ trẻ. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ là thực hiện đúng lời dạy của Người, xem đây là một nghĩa vụ của mình, chứ không phải là việc làm phúc. Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không quên căn dặn Đảng, Chính phủ và đồng bào: “Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”7. Bác nhắc nhở Đảng và Chính phủ ta: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”8. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng và 7 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tập 15, tr. 616-617. 8 Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, tr. 616-617. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội 2011, tr. 229-230. Chính phủ ta đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách xã hội với quyết tâm: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tình thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn”9. Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách xã hội đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, chúng ta cần thực hiện tốt những giải pháp thiết thực, cơ bản sau: Trước hết, tiếp tục đổi mới, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với nước. Chú trọng xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý. Khẩn trương thể chế các nội dung quy định ở Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc xác nhận người có công, thực hiện các chế độ ưu đãi mới, đặc biệt chú trọng đến chế độ ưu đãi về trợ cấp, ưu đãi về y tế, giáo dục, đào tạo, nhà ở, đất ở... kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật về công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc sức khỏe, trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng cho người có công CHÑNH SAÁCH 31Số 13(341) T7/2017 Xây dựng Đề án cải cách trợ cấp ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với mức chuẩn để xác định mức trợ cấp ưu đãi phải đạt bằng mức chi tiêu bình quân toàn xã hội ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi, các chế độ ưu đãi khác về y tế, giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, thuế... cũng cần được triển khai đồng bộ. Một bộ phận người có công (bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, thương binh, bệnh binh nặng sống ở gia đình) cần có chế độ chăm sóc đầy đủ, chu đáo, thể hiện rõ sự quan tâm, ưu đãi của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công. Thứ hai, tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đảm bảo các khoản phụ cấp, trợ cấp được trao “tận tay, đúng kỳ, đúng số” cho các đối tượng. Theo đó, các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, những bất hợp lý trong công tác chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trước mắt, tập trung triển khai thực hiện tốt Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc” đúng tiến độ, đúng, đủ đối tượng. Thực hiện tốt Nghị quyết số 494/NQ- UBTVQHXIII, ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hỗ trợ nhà ở cho 10 Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị về: “Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công còn gặp khó khăn, thực hiện tốt Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện điều kiện về nhà ở. Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa phong trào “đền ơn đáp nghĩa” trong cả nước; thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức xã hội, đặc biệt là nhận thức của thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý, trách nhiệm đối với người và gia đình có công với Tổ quốc. Khơi dậy và phát huy phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, thu hút, tập hợp nhiều nguồn lực vật chất, tinh thần của đồng bào ta cùng với Nhà nước chăm lo người có công. Riêng đối với các liệt sĩ cần “tiếp tục tổ chức tốt việc thông báo, thông tin về mộ liệt sĩ đến thân nhân gia đình liệt sĩ. Tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ hiện có; xây dựng và từng bước hoàn thiện các thiết kế tri ân liệt sĩ (nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ) ở cấp xã, cấp huyện bằng nguồn ngân sách do Nhà nước bảo đảm, kết hợp với các nguồn xã hội hóa...”10. Thứ tư, tiếp tục giải quyết các tồn đọng chính sách trong chiến tranh theo quy định hiện hành. Theo đó, thực hiện chặt chẽ, chu đáo các chế độ đối với người bị thương, bị bệnh, thân nhân các liệt sĩ; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và trên các nước bạn (Lào, Campuchia,..). Các cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, địa phương cần tiếp tục làm tốt nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ; mặt khác, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, vận động phong trào “cung cấp thông tin mộ liệt sĩ” trên phạm vi (Xem tiếp trang 8) CHÑNH SAÁCH 32 Số 13(341) T7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_thuc_hien_chinh_sach_thuong_binh_lie.pdf
Tài liệu liên quan