Thứ nhất, hệ thống hình phạt, trong
đó các hình phạt chính được sắp xếp
theo một trật tự nhất định từ hình phạt
nhẹ đến hình phạt nặng, từ hình phạt ít
nghiêm khắc đến hình phạt nghiêm khắc
nhất9 , mặt khác trong các hình phạt khác
nhau có nhiều hình phạt không tước
tự do, điều đó thể hiện được tinh thần
trong đường lối xử lý của nhà nước ta
là đi từ cải tạo, giáo dục sau đó mới tới
trừng trị đối với người phạm tội. Hình
phạt, về bản chất không phải là sự trả thù
của Nhà nước đối với người phạm tội mà
mục đích chính là giáo dục, cải tạo họ trở
thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Từng hình phạt khác nhau cũng có sự
thay đổi về nhận thức và áp dụng theo
xu hướng chung là mở rộng phạm vi áp
dụng các hình phạt ít nghiêm khắc đồng
thời hạn chế phạm vi áp dụng các hình
phạt nghiêm khắc. Cụ thể, BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp
tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp
dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng
hình phạt không tước tự do đối với người
phạm tội. Theo đó, hình phạt tiền được
mở rộng khả năng áp dụng là hình phạt
chính không chỉ đối với người phạm tội
ít nghiêm trọng (như quy định của BLHS
năm 1999) mà còn được áp dụng ngay
cả đối với người phạm các tội nghiêm
trọng. Riêng đối với nhóm các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường
thì hình phạt tiền còn có thể áp dụng đối
với một số tội rất nghiêm trọng. Bên cạnh
đó, Bộ luật còn sửa đổi hình phạt cải tạo
không giam giữ theo hướng tăng cường
tính cưỡng chế nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục của loại hình phạt này. Ngoài ra,
đối với hình phạt tù, Bộ luật khẳng định
nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù
đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm
trọng do vô ý (khoản 2 Điều 37), theo
đó, tại Phần các tội phạm, số lượng các
khoản không quy định hình phạt tù tăng
từ 6 khoản lên 31 khoản so với quy định
của BLHS năm 1999
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng nhân đạo sâu sắc - Giá trị cốt lõi của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHGD CSND 45
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nói tới truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến những tư
tưởng, quan điểm đạo đức mang giá trị
nhân văn, thể hiện đạo lý về tình thương
con người bao trùm trên các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội. Trong
việc xây dựng nền tảng của hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật hình sự
nói riêng, tư tưởng nhân đạo càng được
thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết.
Trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể
thấy tư tưởng nhân đạo được phản ánh
TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO SÂU SẮC - GIÁ TRỊ
CỐT LÕI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
PHAN THỊ BÍCH HIỀN*
TÓM TẮT NỘI DUNG
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trên cơ sở kế thừa những
nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), ngoài ra
đã cập nhật những vấn đề phản ánh thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
của Đảng và Nhà nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng. Mặc dù đây là văn
bản pháp luật chứa đựng quy phạm quy định những điều cấm và những điều bắt buộc
phải thực hiện với các chế tài nghiêm khắc nhất so với các biện pháp cưỡng chế Nhà
nước khác, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là tư tưởng mang tính nhân văn, khoan dung,
độ lượng của Nhà nước ta đối với người phạm tội.
Từ khóa: Nhân đạo; bộ luật hình sự.
SUMMARY
The Criminal Code 2015 (Amended in 2017) inherited fundamental contents
of the Criminal Code 1999 (Amended in 2009) and updated practical issues in the
practice of crime prevention in the trend of international integration. Although this legal
document contains prohibited and obligatory regulations with the most severe sanctions
compared to other state coercive methods, the Criminal Code 2015 holds humanitarian
and tolerant thoughts of our State to offenders.
Key words: Humanitarian; Criminal Code.
* Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
46 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
rõ nét, là tư tưởng bao trùm, xuyên suốt
trong quan điểm, đường lối đấu tranh
phòng chống tội phạm. Tư tưởng này
cũng được xác định là kim chỉ nam trong
suốt lịch sử lập pháp qua các thời kỳ khác
nhau và trong BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017), tư tưởng nhân đạo
một lần nữa được thể hiện rõ nét và sâu
sắc, thể hiện được bản chất giai cấp của
nhà nước ta trong từng chế định pháp
luật cụ thể.
1. Tư tưởng nhân đạo thể hiện trong
chính sách hình sự
Chính sách hình sự là một bộ phận của
chính sách pháp luật thể hiện tư tưởng,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong từng thời kỳ nhất định. Tư tưởng
nhân đạo trong chính sách hình sự của
Đảng và nhà nước ta thể hiện đường lối
xử lý đối với các tội phạm được xác định
trên cơ sở coi trọng cả mục đích trừng trị
và giáo dục, phòng ngừa tội phạm, trong
đó mục đích giáo dục người phạm tội, đề
cao tính “hướng thiện” luôn được đặt lên
hàng đầu.
Trước hết, tinh thần Nghị quyết số 49/
NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 (Nghị quyết số 49/NQ-TW),
trong đó Đảng ta đã chỉ rõ, cần phải “Coi
trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự
và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu
quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong
việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt
tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hạn
chế áp dụng hình phạt tử hình”. BLHS
số 100/2015/QH13 (gọi là BLHS năm
2015) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm
2015, có hiệu lực toàn phần kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2018 đã kịp thời thể
chế hoá chủ trương cải cách tư pháp của
Đảng, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp,
trong đó nhấn mạnh phải “tạo ra cơ chế
hữu hiệu để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước và tổ chức, góp phần bảo
vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ và thúc
đẩy sự phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN, góp phần tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đấu
tranh phòng, chống tội phạm và tăng
cường hội nhập quốc tế”1. Đây là những
định hướng quan trọng, là cơ sở nền tảng
cho việc xây dựng các chế định khác nhau
của BLHS. Tội phạm và hình phạt được
quy định phải xuất phát từ tính đặc thù
của từng loại tội phạm cũng như các điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội chi phối.
Có như vậy, tính chất giáo dục cũng như
phòng ngừa của hình phạt mới đạt được
hiệu quả và đảm bảo được sự đồng thuận
trong dư luận xã hội.
Có thể nhận thấy, tinh thần đổi mới
trong nhận thức về chính sách hình sự
mang đầy tính nhân văn mà trọng tâm là
đổi mới quan niệm về tội phạm và hình
1 PGS.TS Hà Hùng Cường - Quan điểm chỉ đạo, xây
dựng BLHS năm 2015.
TẠP CHÍ KHGD CSND 47
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự,
về chính sách xử lý đối với một số loại tội
phạm và loại chủ thể phạm tội, đảm bảo
các quy định của BLHS không chỉ là công
cụ pháp lý để các cơ quan chức năng đấu
tranh, trấn áp tội phạm mà còn là cơ sở
pháp lý để mọi người dân tự bảo vệ mình,
bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội;
khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức chủ
động tích cực tham gia đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Trong đó, chính sách
hình sự tập trung vào việc phân hóa trách
nhiệm hình sự được thể hiện khá rõ nét
như phân hóa độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự, phân hóa loại tội phạm phải chịu
trách nhiệm hình sự, mức độ trách nhiệm
hình sự cũng như phân hóa đối tượng áp
dụng của chính sách hình sự...
Một trong những nội dung trọng tâm
được đề cập đó chính là việc xác định
các đối tượng ưu tiên được hưởng chính
sách nhân đạo của nhà nước khi phạm
tội hoặc khi xét xử được quan tâm đặc
biệt bao gồm: Phụ nữ có thai, người dưới
18 tuổi, người già2... Đối với đối tượng là
người dưới 18 tuổi, xuất phát từ đặc điểm
tâm sinh lý và những giới hạn trong nhận
thức, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ
trong chính sách hình sự. So với BLHS
năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) đã điều chỉnh theo
hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ,
trên tinh thần bảo đảm yêu cầu đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong lứa
tuổi thanh thiếu niên, cụ thể là: Đối với
người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đã thu hẹp đáng kể phạm vi chịu trách
nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi, theo đó chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về việc thực hiện
29 tội danh trong số 314 tội danh được
quy định trong BLHS3. Đối với người từ
đủ 16 tuổi trở lên, nếu hành vi trong giai
đoạn chuẩn bị, BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) quy định người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với 21 tội danh
trong số 314 tội danh4. Bên cạnh việc cụ
thể hóa các điều kiện miễn trách nhiệm
hình sự áp dụng riêng cho từng đối tượng
người chưa thành niên (người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi), BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung
2 Người già là người có độ tuổi đủ 75 tuổi trở lên
không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành
án tử hình khi phạm tội hoặc khi xét xử (khoản 2,3
điều 40 BLHS 2015).
3 Thuộc 4 nhóm tội phạm: Các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người;
các tội xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy;
các tội xâm phạm an toàn công cộng. Ngoài ra, đối
với hành vi chuẩn bị phạm tội, trách nhiệm hình sự
của người dưới 18 tuổi cũng chỉ đặt ra đối với 04
tội danh trong tổng số 314 tội danh được quy định
trong BLHS năm 2015.
4 Thuộc 4 nhóm tội phạm: Các tội xâm phạm an ninh
quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm con người; các tội xâm phạm
sở hữu và các tội xâm phạm an toàn công cộng.
48 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
03 biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng
trong trường hợp họ được miễn trách
nhiệm hình sự. Đó là: Khiển trách; hòa
giải tại cộng đồng; biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn. Một điểm mới
đáng lưu ý trong chính sách hình sự đối
với người chưa thành niên là BLHS năm
2015 quy định rõ trong 3 trường hợp
người chưa thành niên bị kết án được coi
là không có án tích5. Với những quy định
nêu trên cho thấy đường lối xử lý đối với
người dưới 18 tuổi luôn được cân nhắc,
ưu tiên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho người chưa thành niên có cơ hội sửa
chữa sai lầm, phấn đấu trở thành công
dân tốt, sống có ích cho xã hội...
Có thể khẳng định, chính sách hình sự
chứa đựng rất nhiều nội dung mang tính
nhân đạo bao trùm hầu hết các chế định
khác nhau của BLHS năm 2015.
2. Tư tưởng nhân đạo thể hiện trong
chế định tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm đáng
kể cho xã hội so với các hành vi vi phạm
pháp luật khác. Việc xác định và ghi nhận
một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi
là tội phạm và đưa nó vào BLHS là kết quả
của sự đánh giá tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi và sự cần thiết phải xử lý
hành vi đó trước pháp luật. Biểu hiện của
tính nhân đạo trong việc quy định một
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm không phải là sự áp đặt ý chí của
Nhà nước mà về bản chất hành vi đó vốn
dĩ đã hội đủ những yếu tố tiêu cực tồn tại
một cách khách quan, người làm luật quy
định tội phạm nhằm mục đích để bảo vệ
các giá trị xã hội quan trọng khác.
Xuyên suốt chế định tội phạm được
quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) với 314 tội danh quy
định từ chương XIII đến chương XXVI
là sự ghi nhận và phản ánh đúng những
hành vi nguy hiểm cho xã hội đã và đang
tác động tiêu cực đến các phương diện
của đời sống chính trị-xã hội. Tuy nhiên
việc cân nhắc, tính đến khả năng phải
chịu hậu quả pháp lý bất lợi của nhà nước
đối với từng hành vi nguy hiểm, từng tội
phạm cụ thể được dựa trên nhiều yếu
tố khác nhau với phương châm: cụ thể
hóa các trường hợp bị coi là tội phạm và
không bị coi là tội phạm (được loại trừ
trách nhiệm hình sự).
Cơ sở của trách nhiệm hình sự tại
điều 2 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã khẳng định “Chỉ người
nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm
hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào
phạm một tội đã được quy định tại Điều
5 Người bị kết án là người đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi; (2) người bị kết án là người đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi bị kết án về tội ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý;
(3) người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tư
pháp (giáo dục tại trường giáo dưỡng).
6 Tội tảo hôn; kinh doanh trái phép; báo cáo sai
trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn
bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng
trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức
tín dụng.
TẠP CHÍ KHGD CSND 49
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
76 của Bộ luật này mới phải chịu trách
nhiệm hình sự”. Điều đó có nghĩa là xác
định tội phạm phải theo nguyên tắc có
luật mới có tội, không có luật thì không
có tội. Luật hình sự không cho phép quy
tội khách quan, đồng thời không cho
phép áp dụng nguyên tắc tương tự về
luật. Các tội phạm cụ thể cũng được sắp
xếp theo thứ tự từng chương, từng điều
luật căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho
xã hội của khách thể của tội phạm. Điều
đó khẳng định một lần nữa tính ưu việt
của nhà nước trong việc luôn luôn coi
trọng và ưu tiên hàng đầu vấn đề bảo
vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ tính
mạng, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền
và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
pháp nhân.
Trong các quy định về tội phạm của
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), việc bảo đảm quyền con người,
quyền công dân được thể hiện khá rõ
nét. Các hành vi nguy hiểm xâm phạm
các quyền cơ bản của con người trong
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội đều được ghi nhận. Quy định của
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) về nhóm các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của con người (Chương XIV), nhóm
các tội xâm phạm quyền tự do của con
người, quyền tự do dân chủ của công
dân (Chương XV) theo hướng tiếp tục
tăng cường với những chế tài nghiêm
khắc6 nhằm đảm bảo quyền con người,
quyền công dân được bảo vệ một cách
trọn vẹn nhất. Điều đó khẳng định tư
tưởng nhân đạo của nhà nước trong
việc phân định rạch ròi giữa công và tư,
giữa thiện và ác, điều cốt lõi là quyền lợi
của người yếu thế hơn (người bị hành vi
phạm tội xâm phạm đến các lợi ích hợp
pháp) sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo
vệ một cách tuyệt đối. Điều đó không chỉ
đáp ứng yêu cầu của việc thể chế hóa nội
dung của Hiến pháp 2013 mà còn đảm
bảo được yêu cầu nội luật hóa các văn
bản pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã ký
kết trong những năm qua.
Việc phi tội hóa một số hành vi nguy
hiểm cho xã hội ra khỏi BLHS năm
20157 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp
tục khẳng định đường lối xử lý đối với
những hành vi chưa thực sự cần thiết áp
dụng các chế tài hình sự nghiêm khắc,
có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế
hành chính, kinh tế... vừa góp phần giảm
tải chi phí của nhà nước trong việc thi
hành các biện pháp cưỡng chế hành vi vi
phạm pháp luật hình sự nhưng vẫn đảm
6 Bổ sung một số quy định mới để xử lý hình sự đối
với hành vi xâm phạm quyền biểu quyết khi Nhà
nước trưng cầu ý dân, quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của
công dân, đồng thời, có chính sách xử lý nghiêm
khắc hơn đối với các tội xâm phạm quyền tự do của
con người, quyền tự do dân chủ của công dân.
7 Tảo hôn, kinh doanh trái phép; báo cáo sai trong
quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái
phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức
tín dụng.
50 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
bảo sự hợp lý, nhân văn, công bằng, phù
hợp trong sự tương quan với những tội
phạm khác được quy định trong BLHS.
Về những trường hợp không phải là
tội phạm, ngoài việc tiếp tục duy trì và cụ
thể hóa các trường hợp như trong Bộ luật
hiện hành8, BLHS năm 2015 đã bổ sung
thêm 3 trường hợp được loại trừ trách
nhiệm hình sự là: Gây thiệt hại trong khi
bắt giữ người phạm pháp; rủi ro trong
nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ; thi hành
mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của
cấp trên (các điều 24, 25, 26 BLHS năm
2015). Đây là những trường hợp cần thiết
quy định nhằm tạo hành lanh pháp lý an
toàn để khuyến khích người dân an tâm,
tích cực tham gia phòng chống tội phạm;
tham gia các hoạt động sản xuất, nghiên
cứu khoa học có tính chất “đột phá” vì
lợi ích chung của toàn xã hội đồng thời
nhằm để bảo vệ chính quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể trong từng điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Như vậy, có thể thấy tính nhân đạo
không chỉ được truyển tải trong chính
sách hình sự nói chung mà nó còn được
cụ thể hóa trong từng chế định tội phạm
cụ thể.
3. Tư tưởng nhân đạo thể hiện trong
chế định hình phạt
Nhìn nhận một cách tổng thể, BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
tiếp tục đề cao hiệu quả phòng ngừa và
tính hướng thiện trong việc xử lý người
phạm tội, tôn trọng và bảo đảm thực thi
quyền con người, quyền công dân theo
tinh thần Hiến pháp năm 2013.
Thứ nhất, hệ thống hình phạt, trong
đó các hình phạt chính được sắp xếp
theo một trật tự nhất định từ hình phạt
nhẹ đến hình phạt nặng, từ hình phạt ít
nghiêm khắc đến hình phạt nghiêm khắc
nhất9 , mặt khác trong các hình phạt khác
nhau có nhiều hình phạt không tước
tự do, điều đó thể hiện được tinh thần
trong đường lối xử lý của nhà nước ta
là đi từ cải tạo, giáo dục sau đó mới tới
trừng trị đối với người phạm tội. Hình
phạt, về bản chất không phải là sự trả thù
của Nhà nước đối với người phạm tội mà
mục đích chính là giáo dục, cải tạo họ trở
thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
Từng hình phạt khác nhau cũng có sự
thay đổi về nhận thức và áp dụng theo
xu hướng chung là mở rộng phạm vi áp
dụng các hình phạt ít nghiêm khắc đồng
thời hạn chế phạm vi áp dụng các hình
phạt nghiêm khắc. Cụ thể, BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp
tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp
dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng
hình phạt không tước tự do đối với người
phạm tội. Theo đó, hình phạt tiền được 8 Sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế
cấp thiết, tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự, hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng tính
chất mức độ không đáng kể...
9 Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục
xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
TẠP CHÍ KHGD CSND 51
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
mở rộng khả năng áp dụng là hình phạt
chính không chỉ đối với người phạm tội
ít nghiêm trọng (như quy định của BLHS
năm 1999) mà còn được áp dụng ngay
cả đối với người phạm các tội nghiêm
trọng. Riêng đối với nhóm các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường
thì hình phạt tiền còn có thể áp dụng đối
với một số tội rất nghiêm trọng. Bên cạnh
đó, Bộ luật còn sửa đổi hình phạt cải tạo
không giam giữ theo hướng tăng cường
tính cưỡng chế nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục của loại hình phạt này. Ngoài ra,
đối với hình phạt tù, Bộ luật khẳng định
nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù
đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm
trọng do vô ý (khoản 2 Điều 37), theo
đó, tại Phần các tội phạm, số lượng các
khoản không quy định hình phạt tù tăng
từ 6 khoản lên 31 khoản so với quy định
của BLHS năm 199910.
Đối với hình phạt tử hình, BLHS tiếp
tục thể chế hóa chủ trương thu hẹp phạm
vi áp dụng (giảm số tội áp dụng và đối
tượng áp dụng) hình phạt tử hình được
khẳng định tại các Nghị quyết của Đảng
về cải cách tư pháp. Theo đó, Điều 40 của
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã khoanh phạm vi áp dụng loại
hình phạt này chỉ đối với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng và thuộc một trong
nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia,
xâm phạm tính mạng con người, các tội
phạm về ma túy, tham nhũng và một số
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do
Bộ luật này quy định. Đồng thời, Bộ luật
đã bổ sung thêm các trường hợp không
áp dụng hình phạt tử hình và không thi
hành án tử hình11. Một điểm đáng chú ý
đối với quy định liên quan đến hình phạt
tử hình là Bộ luật đã bỏ hình phạt tử hình
ở 08 tội danh12. Như vậy, cho đến thời
điểm này trong BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) còn giữ lại hình phạt
tử hình đối với 16 tội danh trong số 314
tội danh.
Thứ hai, ngoài các biện pháp cưỡng
chế hình sự, các biện pháp tha, miễn hình
sự cũng được chú trọng đề cập với mục
đích nhân đạo, là những quy định có lợi
tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm
tội có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng một
cách tốt nhất. Ngoài việc xác định các
trường hợp được miễn trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, miễn
chấp hành hình phạt, xóa án tích BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
10 Chủ yếu tập trung ở chương các tội phạm về môi
trường, các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của
công dân
11 Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người
đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử;
hình phạt tử hình không thi hành đối với người bị
kết án tử hình nhưng đến thời điểm thi hành án
người bị kết án đủ 75 tuổi trở lên hoặc người bị
kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ
nhưng đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài
sản tham ô, nhận hối lộ.
12 Cướp tài sản; sản xuất, buôn bán hàng cấm là
lương thực, thực phẩm; tàng trữ trái phép chất ma
túy; chiếm đoạt chất ma túy; phá hủy công trình,
cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia;
chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; tội hoạt động phỉ.
52 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đã bổ sung chế định tha tù trước hạn có
điều kiện (Điều 66) với những quy định
hết sức chặt chẽ nhưng đầy tính nhân
văn, nhằm tạo cơ hội cho những phạm
nhân tích cực cải tạo tốt trong quá trình
chấp hành án ở các cơ sở giam giữ được
sớm trở về với gia đình và xã hội, đồng
thời tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình
trong môi trường xã hội bình thường, có
sự giám sát của chính quyền địa phương
và của gia đình. Quy định này góp phần
thực hiện chủ trương của Đảng về việc
giáo dục, cải tạo người phạm tội, xóa bỏ
dần những định kiến của xã hội đối với
người đã từng vi phạm pháp luật trong
quá khứ nhưng có sự cải tạo tốt, thể hiện
quyết tâm “hướng thiện”.
Có thể khẳng định, BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) thực sự là
một sản phẩm của trí tuệ, của tính nhân
văn, trong đó thông điệp của người làm
luật muốn nhấn mạnh bản chất nhà
nước, bản chất giai cấp của chế độ ta là
luôn luôn bảo vệ quyền con người, quyền
công dân đến mức có thể. Chính vì vậy,
các chủ thể áp dụng pháp luật cần nhận
thức đúng đắn vấn đề này để triển khai
trong hoạt động đấu tranh phòng chống
tội phạm với phương châm không bỏ lọt
tội phạm, không làm oan người vô tội,
đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của mọi cá nhân, tổ chức không bị
xâm phạm.
P.T.B.H
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013.
2. Quốc hội, Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017).
3. Ban soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa
đổi) (2015), Dự thảo Báo cáo đánh giá tác
động Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Hà
Nội.
4. PGS. TS. Hà Hùng Cường, Sự cần
thiết, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây
dựng và nội dung cơ bản của bộ luật hình
sự năm 2015; Tài liệu tuyên truyền Bộ
luật hình sự 2015.
5. PGS, TS Trần Văn Độ, Những điểm
mới cơ bản trong BLHS năm 2015; Tài
liệu tuyên truyền Bộ luật hình sự 2015.
6. TS. Trần Văn Biên - TS. Đinh Thế
Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh.
7. TS. Nguyễn Văn Hoàn, Những điểm
mới cơ bản về hình phạt tử hình trong bộ
luật hình sự năm 2015; Tài liệu tuyên
truyền Bộ luật hình sự 2015.
(Nhận bài: 08/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_nhan_dao_sau_sac_gia_tri_cot_loi_cua_bo_luat_hinh_s.pdf