Dưới thời trị vì của vua Lê Thánh
Tông, nhà vua chủ trương “san định luật
lệ cho thích dụng với thời thế” thành bộ
luật. ‘Quốc triều hình luật’- bộ Tổng luật
điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội - là
một bộ luật lớn với 722 điều, chia thành
13 chương, có đánh số chương, điều và
đặt tên cho từng chương, điều. Để bảo vệ
người dân, Quốc triều hình luật ghi nhận
hàng loạt các hành vi bị cấm đối với quan
lại: quấy nhiễu ức hiếp dân (Điều 164); tự
tiện bắt bớ, giam cầm người vô tội (Điều
636); phạm nhân không đáng gông cùm
mà gông cùm (Điều 658); vô cớ đánh đập
tù nhân (Điều 707); đánh chết hay bức tử
người tù (Điều 682); tra tấn tù nhân tuổi
cao và người chưa thành niên (Điều 665);
không chăm sóc tù nhân (Điều 663); xử tội
không đúng tội danh và theo luật quy định
(Điều 679)21. Những điều luật được soạn
thảo ra trong Quốc triều hình luật này thực
chất là xuất phát từ ý nguyện của vua Lê
Thánh Tông, và cho dù nó gắn bó với thực
tiễn cuộc sống nhưng về cơ bản, nó mang
những tư tưởng, tình cảm và quan niệm của
Lê Thánh Tông, mang theo lòng nhân ái của
vị vua lỗi lạc đó22.
Tư tưởng coi trọng vai trò của nhân
dân trong điều hành, quản lý nhà nước là
điểm dễ nhận thấy trong lịch sử phong kiến
Việt Nam. Nói về vai trò của nhân dân, Phan
Bội Châu nhấn mạnh: “Dân ta là chủ nước
non”; “nước ta hẳn là gia tài tổ nghiệp của
dân ta rồi, bỏ mất nó là do dân ta, thì thu
phục lại nó tất cũng phải do dân ta làm”
và “nước được cường thịnh là nhờ có nhân
dân”23. Điều 248 Quốc triều hình luật đề cao
nghĩa vụ của quan lại đối với người dân:
“Quan lại được xem như cha mẹ của dân nên
trách nhiệm của quan lại là phải bảo vệ tài
sản cho dân, diệt trừ trộm cướp, bảo đảm trật
tự xã hội để người dân yên ổn làm ăn, nếu
để trộm cướp tụ tập trong hạt thì bị bãi chức
hay đồ; không bắt trộm cướp và không tâu
trình thì phải xử tăng tội một bậc”.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng quyền con người trong đời sống pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng chế độ phong kiến Việt
Nam để lại cho chúng ta những di sản có giá trị về tư tưởng quyền con
người trong đời sống pháp luật. Bài viết nêu những giá trị về quyền con
người trong thời kỳ phong kiến Việt Nam mà chúng ta có thể kế thừa
và phát huy trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn
thiện pháp luật Việt Nam hiện nay.
TÖ TÖÔÛNG QUYEÀN CON NGÖÔØI
TRONG ÑÔØI SOÁNG PHAÙP LUAÄT
THÔØI KYØ PHONG KIEÁN VIEÄT NAM
Hoàng Hùng Hải*
Abstract:
In spite of certain limitations, the Vietnamese feudal regime reserves
valuable legacies of the human rights in the legal life. This article
sets out the human rights values of the Vietnamese feudal era that we
may inherit and promote in the process of building the rule of law and
improve the Vietnam’s laws today.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tư tưởng, quyền con
người, pháp luật, phong kiến.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 25/04/2017
Biên tập: 15/05/2017
Duyệt bài: 22/05/2017
Article Infomation:
Keywords:
Thoughts, human rights, laws,
feudal regime
Article History:
Received: 25 Apr. 2017
Edited: 15 May 2017
Appproved: 22 May 2017
* TS. Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
1. Tôn trọng phẩm giá con người, quý
trọng phụ nữ, trẻ em, người yếu thế
Dưới chế độ phong kiến Việt Nam,
mặc dù còn rất nhiều hạn chế trong bảo vệ
quyền con người, nhưng tư tưởng tôn trọng
con người, coi con người là giá trị cao quý
nhất được truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác. Có thể nhận thấy điều đó qua cách
người dân khuyên bảo, nhắc nhở nhau:
“người là vàng, của là ngãi”, “người sống
hơn đống vàng”, “còn người còn của”;
“người ta là hoa của đất” Con người được
tôn trọng, được tạo điều kiện phát triển, ngay
cả: “những gia nô, nô tỳ tuy tồn tại đến tận
thời Lý - Trần nhưng họ vẫn có thân phận
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 13(341) T7/2017
con người, có quyền sống và có cơ hội để
thành đạt (như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia nô
đã trở thành danh tướng và Trần Hưng Đạo
đã đề cao những người đại diện cho tầng lớp
này”1. Những người yếu thế, các đối tượng
dễ bị tổn thương có thời kỳ được Nhà nước
quan tâm, chăm sóc. “Nhà nước có nghĩa vụ
giúp người nghèo khó, tật nguyền, cô nhi,
quả phụ về lương thực, nơi ở, thuốc men;
binh sĩ, tù nhân đang giam cầm, dân đinh đi
sưu dịch cũng được săn sóc”2.
Tư tưởng yêu thương, quý trọng con
người cũng được thể hiện trong văn học,
trong cách ứng xử giữa con người với con
người qua các triều đại phong kiến Việt Nam.
Không dừng lại ở đó, tư tưởng ấy được cụ
thể hóa phần nào trong pháp luật, như triều
Hậu Lê có một số quy định của pháp luật
liên quan đến việc bảo vệ quyền và các lợi
ích cơ bản của con người trong xã hội3. Điều
294 và 295 Quốc triều hình luật quy định:
Nhà nước và mọi người phải có trách nhiệm
chăm sóc, nuôi nấng những người ốm đau
không ai nuôi nấng, những người vô gia cư,
thấp hèn, những người tàn tật, góa vợ, góa
chồng, mồ côi, nghèo khổ không nơi nương
tựa; tù nhân phạm tội nếu bị thương hay ốm
đau phải được chữa trị, chăm sóc.
“Khác với các quốc gia phương Tây,
kể từ khi lập quốc, tư tưởng tôn dân đã được
1 Phạm Hồng Thái (chủ biên), Tư tưởng Việt Nam về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 108-109.
2 Phạm Hồng Thái, Sđd, tr. 102.
3 Phạm Thị Ngọc Huyền, “Tính nhân văn của pháp luật nhà Lê thế kỷ XV (1428-1497)”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số
2/2000, tr. 51.
4 Nguyễn Minh Tuấn, “Đặc trưng của dân chủ trong chế độ phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10
(45), 2004, tr. 62.
5 Nguyễn Thanh Bình,
va-gia-tri-co-ban-ve-quyen-con-nguoi-trong-Quoc-trieu-hinh-luat-421.html, tra cứu ngày 1/3/2016.
6 Phan Huy Lê, “Lê Thánh Tông và Bộ luật Hồng Đức”, trong sách Quốc triều hình luật: Những giá trị lịch sử và đương
đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008, tr. 33.
xem như là một đặc trưng điển hình của
các quốc gia phương Đông nói chung và
Việt Nam nói riêng”4. Trong chế độ phong
kiến, phân biệt đẳng cấp vẫn còn duy trì, bất
bình đẳng tồn tại như một mặc nhiên. Tuy
nhiên, “Bộ luật Hồng Đức không chỉ nhằm
bảo vệ địa vị và quyền lợi của nhà vua, giai
cấp phong kiến thống trị, mà còn thừa nhận
và bảo vệ những quyền cơ bản nhất của con
người, mọi người”5.
Nhận định về những tiến bộ quy định
trong Bộ luật Hồng Đức, GS. Phan Huy Lê
chỉ ra rằng, có 4 điều luật bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ mà các bộ luật phương Đông
cùng thời không có, đó là: Người con gái
được chia tài sản như con trai (Điều 388);
con gái trưởng được thừa kế đất hương hỏa
nếu gia đình không có con trai (Điều 391);
khi gia đình phải phân chia tài sản thì tài
sản do vợ chồng làm ra được chia đôi (Điều
374,375) và trường hợp chồng không đi lại
với vợ trong 5 tháng thì người vợ có quyền
bỏ chồng (Điều 308)6. Bên cạnh đó, nhiều
quy định trong Bộ luật Hồng Đức không chỉ
tiến bộ so với thời bấy giờ mà còn có giá trị
kế thừa trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện pháp luật ngày nay. Ví dụ, Điều 322,
333 Bộ luật Hồng Đức quy định: Phụ nữ có
quyền xin ly hôn; phụ nữ phạm tội thì được
giảm nhẹ mức độ hình phạt so với nam giới
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 13(341) T7/2017
- là các biểu hiện rõ nét tư tưởng tôn trọng
phụ nữ. Mỗi triều đại phong kiến Việt Nam
đều có những nét tích cực trong tư tưởng tôn
trọng, bảo vệ quyền con người, trong đó:
“Triều Hậu Lê đã đạt được nhiều thành tựu
trong việc bảo vệ quyền con người, thể hiện
lòng yêu thương con người, trân trọng phẩm
giá con người, tin tưởng vào sức mạnh con
người, hành động vì con người”7.
2. Yêu chuộng hòa bình, đấu tranh vì
quyền dân tộc tự quyết
Từ xa xưa trong lịch sử, các Nhà nước
phong kiến Việt Nam đã xác định nguyên
tắc trị quốc là giữ yên dân, trừ bạo ngược
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu
phạt trước lo trừ bạo”8. Đồng thời, tư tưởng
bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ Tổ quốc
luôn được gìn giữ và phát triển qua các triều
đại. Ông cha ta đã khẳng định: “Sông núi
nước Nam vua Nam ở” thể hiện tinh thần
kiên quyết đấu tranh bảo vệ bờ cõi, bảo vệ
quyền tự quyết của dân tộc mình. “Cốt lõi tư
tưởng pháp luật của Lê Thánh Tông là luật
pháp phải có chức năng giữ cho đất nước
luôn ở thế chủ động đối phó với quân xâm
lược nước ngoài”9.
Khẳng định chủ quyền quốc gia,
Nguyễn Trãi đã viết: “Xét ra từ xưa, Giao
Chỉ không phải là đất của Trung Quốc rõ lắm
rồi” (thư gửi Vương Thông, Sơn Thọ, Mã
7 Nguyễn Thanh Bình, Một số nội dung và giá trị cơ bản về quyền con người trong Quốc triều hình luật, Tạp chí Triết
học số 7/2008, tr. 15.
8 Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 201.
9 Nguyễn Minh Tuấn, Mai Văn Thắng (đồng chủ biên), Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con
người, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2014, tr. 38.
10 Bài biểu tiến công, dẫn theo Nguyễn Tài Thư (Chủ biên), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1993, tr. 262.
11 Phan Bội Châu, Toàn tập, t.3. Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1990, tr. 478.
12 Phan Bội Châu, Sđd., t.3, tr.134-135.
Kỳ), “vẫn trộm nghĩ, đất cõi Giao Nam thực
là nơi ở ngoài cương giới (Trung Quốc)10.
Đến thời kỳ thực dân - phong kiến, tư
tưởng độc lập dân tộc, giành quyền tự quyết
tiếp tục được phát huy. “Phan Bội Châu lấy
việc cứu quốc làm chủ nghĩa, cho nên muốn
cho nước ta độc lập. Lại lấy việc cứu dân
làm chủ nghĩa, cho nên không muốn ngó
thấy dân ta phải lầm than”11. Đối với Phan
Bội Châu, “phải xóa bỏ chính thể quân chủ,
vì đó là một chính thể rất xấu xa vậy” và
phải “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước
Việt Nam và thành lập nước Cộng hòa
dân chủ”12.
Tư tưởng nhân đạo, tôn trọng quyền
con người trong lịch sử phong kiến Việt Nam
còn được thể hiện qua cách ứng xử với giặc
ngoại xâm, với những tù binh, hàng binh.
Sau chiến thắng lừng lẫy chống Nguyên -
Mông, nhà Trần bảo toàn tính mạng rồi tha
tù binh, hàng binh về nước. Thời nhà Minh,
Nhà nước phong kiến Việt Nam còn tạo điều
kiện cho những người bị bắt trở về nước
họ, nếu đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì cho
ngựa, đồng thời cấp lương thực, thực phẩm
cho họ.
3. Con người gắn với cộng đồng, xã hội
Quyền con người không chỉ là quyền
riêng có của cá nhân mỗi người mà nó còn
là giá trị nền tảng cho sự tồn tại của cộng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 13(341) T7/2017
đồng, quốc gia, dân tộc. Dân tộc Việt Nam
có truyền thống yêu thương, đoàn kết gắn bó
với nhau, nhắc nhau: “Bầu ơi thương lấy bí
cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn”; “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người
trong một nước phải thương nhau cùng”.
Tinh thần gắn bó tập thể luôn được đề cao,
tạo nên sức mạnh: “Một cây làm chẳng nên
non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Trong chế độ phong kiến, chính sách,
pháp luật của Nhà nước chú trọng hướng
tới việc gìn giữ mối quan hệ khăng khít của
làng bản, đất nước. Bên cạnh phép vua thì
có lệ làng. Phép vua và lệ làng tuy không
phải là một nhưng nhìn chung không hoàn
toàn khác biệt nhau, chống lại nhau. Điều
đó cho thấy, trong chế độ phong kiến Việt
Nam chính sách, pháp luật cũng góp phần
phát huy được tính đa dạng của phong tục,
tập quán, nét văn hóa của các địa phương,
vùng miền, đồng thời duy trì và phát triển
được tinh thần đoàn kết, tính thống nhất của
dân tộc. Tinh thần đoàn kết cũng được thể
hiện trong mối quan hệ dân với nước, dân
với vua. Phan Bội Châu cho rằng: dân là chủ
nước, nước là của dân. Vua phải lấy dân làm
trời, dân chính là trời của kẻ đứng đầu cai
trị nước; rằng, một nước có ba điều quan
trọng là nhân dân, đất đai, chủ quyền, trong
đó nhân dân đứng thứ nhất13. Nhận thức rõ
giá trị truyền thống của các quốc gia, dân
tộc về tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng,
sau này, Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con
người của Liên hiệp quốc xác định rằng:
“Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với
13 Phan Bội Châu, Toàn tập, t.2. Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1990, tr. 386.
14 Trung tâm nghiên cứu Quyền con người, Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Sđd, Hà Nội, 2002, tr. 34.
cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của
bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ”
(Điều 29)14.
4. Yêu chuộng công lý, đấu tranh vượt
qua những quy định hà khắc trong xã hội
Quyền con người là yếu tố động, luôn
vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Có được
những thành tựu như ngày nay, trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, con người
đã trải qua không ít thử thách, khó khăn,
phải đấu tranh, phấn đấu vươn lên giành lấy
quyền con người, quyền tự do cho mình. Đấu
tranh giành quyền tự do cho con người được
thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,
thông qua văn học, nghệ thuật, qua các quy
định của pháp luật và bằng cả các cuộc đấu
tranh. Trong văn học dân gian hay trong các
tác phẩm văn học hiện thực phê phán, các
tác phẩm, câu chuyện, câu ca dao, hò vè
luôn nhằm phê phán, đả kích thói hư, tật xấu
của con người, chê trách các quy định hà
khắc hay đả kích các vị quan tham, nhũng
lại của chế độ phong kiến. Tuy còn có những
hạn chế nhất định, nhưng các tác phẩm này
đã góp phần thúc đẩy việc bảo đảm quyền
tự do, dân chủ, chống áp bức, bóc lột, bất
công ở nước ta thời phong kiến. Cũng vì thế,
khi nhận thức rõ nguy cơ tha hóa trong bộ
máy nhà nước, Nguyễn Trãi - một vị quan
của Nhà nước phong kiến - đã nhấn mạnh
rằng: “Phàm người có chức vụ coi quan trị
dân đều phải theo phép công bằng... đổi bỏ
thói tham ô, sửa trừ tệ lười biếng, coi công
việc của quốc gia là công việc của mình; lấy
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 13(341) T7/2017
điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ”15.
Không những thế, “tư tưởng bạo động chính
trị có cả trong những câu nói truyền khẩu
dân gian như “được làm vua, thua làm giặc”;
“bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại
ra quét chùa”; “thà rằng bạo động bất lương,
còn hơn chết đói nằm đường thối thây”16.
Pháp luật của các Nhà nước phong
kiến cũng có nhiều quy định chống bất công,
chống oan sai. Triều Lý thực hiện việc đặt
Lầu chuông trong thành Thăng Long để
dân chúng ai có việc kiện tụng, oan uổng
thì đánh chuông lên17. Tiếng chuông đó vừa
như là tiếng kêu ai oán, vừa là lời nói công
khai cho mọi người, vừa để báo cho quan lại
có nghĩa vụ biết để giải quyết vụ việc. Điều
29 Quốc triều hình luật còn quy định phải
xét xử đúng người, đúng tội, nghiêm cấm
trường hợp tăng tội nhẹ thành nặng, chuyển
tội nặng ra nhẹ, đem tội nhẹ buộc thành tội
nặng, thể hiện rõ nét tính công bằng, nghiêm
minh, tinh thần bảo vệ và đấu tranh vì công
lý, tư tưởng tôn trọng, bảo vệ quyền con
người.
5. Tư tưởng bảo vệ quyền con người
trong mối quan hệ giữa chính quyền với
người dân
Quyền con người được thể hiện chủ
yếu trong mối quan hệ giữa Nhà nước với
người dân, ở việc Nhà nước ghi nhận và
tuyên bố bảo vệ các quyền và tự do của
con người. Mặc dù chưa thoát khỏi chế độ
người bóc lột người, chưa thoát khỏi sự ràng
15 Xem Nguyễn Trãi, Sđd, tr. 199.
16 Phan Huy Lê, Tìm về cội nguồn, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1999, t. 1, tr. 112.
17 Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009, t.1, tr. 119.
18 Nguyễn Minh Tuấn, Mai Văn Thắng, Sđd, tr. 36.
19 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.1, tr. 342.
buộc bởi sự thống trị giai cấp bất bình đẳng,
nhưng trong suốt chiều dài tồn tại của chế
độ phong kiến Việt Nam, vẫn nổi lên nét đẹp
chủ đạo trong mối quan hệ gắn bó giữa Nhà
nước với người dân. Nguyễn Trãi - một vị
quan của Nhà nước phong kiến - đã “mong
sao cho đất nước thái bình, nhân dân no
đủ để “nơi thôn cùng xóm vắng không còn
tiếng hờn giận, oán sầu. Như vậy, điều kiện
mà Nguyễn Trãi đặt ra ở đây là vua phải là
một vị minh quân, một vị vua sáng, phải
biết quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân
dân”18. Và ông cũng chỉ ra chân lý cai trị:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Mối quan hệ giữa Nhà nước với người
dân, sự quan tâm của nhà vua đến người dân
còn được thể hiện rõ nét qua một chỉ dụ của
vua Lý Thánh Tông. Mùa đông giá rét, vua
Lý Thánh Tông lệnh cho các quan: “Trẫm
ở trong quan, sưởi than xương thú, mặc áo
lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người
tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm,
chưa rõ gian ngay, ăn không no bụng, mặc
không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có
kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót.
Vậy lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và cấp
cơm ăn ngày hai bữa”19.
Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho
ban hành Bộ luật Hình thư, đây là bộ luật
thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ
Việt Nam. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho
các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Nhu
cầu và tác dụng của Hình thư được phản
ánh trong nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 13(341) T7/2017
Liên như sau: “Trước kia, trong nước, việc
kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình
câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm
chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai
sửa định luật lệnh, châm chước cho, thích
dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên
ra điều khoản làm sách hình luật của mọi
triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm
xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy
làm tiện”. Đến Bộ luật Hình thư, “phép xử
án được bằng thẳng, rõ ràng”20.
Dưới thời trị vì của vua Lê Thánh
Tông, nhà vua chủ trương “san định luật
lệ cho thích dụng với thời thế” thành bộ
luật. ‘Quốc triều hình luật’- bộ Tổng luật
điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội - là
một bộ luật lớn với 722 điều, chia thành
13 chương, có đánh số chương, điều và
đặt tên cho từng chương, điều. Để bảo vệ
người dân, Quốc triều hình luật ghi nhận
hàng loạt các hành vi bị cấm đối với quan
lại: quấy nhiễu ức hiếp dân (Điều 164); tự
tiện bắt bớ, giam cầm người vô tội (Điều
636); phạm nhân không đáng gông cùm
mà gông cùm (Điều 658); vô cớ đánh đập
tù nhân (Điều 707); đánh chết hay bức tử
người tù (Điều 682); tra tấn tù nhân tuổi
cao và người chưa thành niên (Điều 665);
không chăm sóc tù nhân (Điều 663); xử tội
không đúng tội danh và theo luật quy định
(Điều 679)21... Những điều luật được soạn
thảo ra trong Quốc triều hình luật này thực
chất là xuất phát từ ý nguyện của vua Lê
Thánh Tông, và cho dù nó gắn bó với thực
20 Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.1, tr. 331.
21 Quốc triều hình luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
22 Lê Thị Khánh Ly,
AT-PHAP-VIIET-NAM-THOI-PHONG-KIEN/, truy cập ngày 21/3/2015.
23 Phan Bội Châu. Sđd, tr. 202, 394.
tiễn cuộc sống nhưng về cơ bản, nó mang
những tư tưởng, tình cảm và quan niệm của
Lê Thánh Tông, mang theo lòng nhân ái của
vị vua lỗi lạc đó22.
Tư tưởng coi trọng vai trò của nhân
dân trong điều hành, quản lý nhà nước là
điểm dễ nhận thấy trong lịch sử phong kiến
Việt Nam. Nói về vai trò của nhân dân, Phan
Bội Châu nhấn mạnh: “Dân ta là chủ nước
non”; “nước ta hẳn là gia tài tổ nghiệp của
dân ta rồi, bỏ mất nó là do dân ta, thì thu
phục lại nó tất cũng phải do dân ta làm”
và “nước được cường thịnh là nhờ có nhân
dân”23. Điều 248 Quốc triều hình luật đề cao
nghĩa vụ của quan lại đối với người dân:
“Quan lại được xem như cha mẹ của dân nên
trách nhiệm của quan lại là phải bảo vệ tài
sản cho dân, diệt trừ trộm cướp, bảo đảm trật
tự xã hội để người dân yên ổn làm ăn, nếu
để trộm cướp tụ tập trong hạt thì bị bãi chức
hay đồ; không bắt trộm cướp và không tâu
trình thì phải xử tăng tội một bậc”.
Dẫu biết rằng, trong chế độ phong
kiến từng tồn tại không ít tư tưởng, hành vi
xâm hại đến quyền con người, nhưng những
tư tưởng tiến bộ về quyền con người trong
chế độ phong kiến Việt Nam vẫn cần được
nghiên cứu, kế thừa, phát huy trong quá trình
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và
hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 13(341) T7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_quyen_con_nguoi_trong_doi_song_phap_luat_thoi_ky_ph.pdf