Tương quan giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc trên phù hoàng điểm đái tháo đường

KẾT LUẬN Đặc điểm chung của bệnh nhân phù hoàng điểm ĐTĐ Tuổi trung bình 57,21±8,33 năm, giới nữ nhiều hơn nam, thị lực trung bình 0,48±0,39, dày võng mạc trung bình 318,87±146,88µm, thời gian ĐTĐ trung bình 8,52±4,84 năm. Tương quan chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc Chỉ xảy ra giữa (1) Rò khu trú trên FA tương quan với tổn thương trên OCT type 1, (2) Rò lan tỏa trên FA tương quan với tổn thương trên OCT type 2, (3) Rò lan tỏa dạng nang trên FA tương quan với tổn thương trên OCT type 3. Tương quan giữa tổn thương trên FA với giai đoạn BVMĐTĐ Chỉ có trong (1) Rò khu trú trên FA tương quan với tổn thương BVMĐTĐ không tăng sinh nhẹ, trung bình; (2) Rò lan tỏa dạng nang trên FA tương quan với tổn thương BVMĐTĐ tăng sinh. Sự tương quan này là rất yếu nhưng có ý nghĩa thống kê. Không có sự tương quan giữa tổn thương trên OCT với giai đoạn BVMĐTĐ

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc trên phù hoàng điểm đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 48 TƯƠNG QUAN GIỮA CHỤP MẠCH HUỲNH QUANG VÀ CHỤP CẮT LỚP VÕNG MẠC TRÊN PHÙ HOÀNG ĐIỂM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Nguyễn Thị Tú Uyên*, Võ Quang Minh** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tương quan giữa tổn thương trên chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc trên bệnh nhân phù hoàng điểm đái tháo đường có ý nghĩa lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang và phân tích tương quan. Kết quả: tương quan giữa (1) rò khu trú với chụp cắt lớp võng mạc type 1, (2) rò lan tỏa với chụp cắt lớp võng mạc type 2, và (3) rò lan tỏa dạng nang với chụp cắt lớp võng mạc type 3. Fisher=15,0715, p=0,003 có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Sự tương quan giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc trên phù hoàng điểm đái tháo đường có ý nghĩa thống kê. Từ khoá: chụp mạch huỳnh quang, phù hoàng điểm, chụp cắt lớp võng mạc, bệnh võng mạc đái tháo dường. ABSTRACT THE CORRELATION BETWEEN FLUORESCEIN ANGIOGRAPHIC AND OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHIC IN DIABETIC MACULAR EDEMA Nguyen Thi Tu Uyen, Vo Quang Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 48 - 52 Purpose: To assess the correlation between the features of fluorescein angiography (FA) and optical coherence tomography (OCT) in diabetic macular edema. Methods: Cross-section and correlate analysis. Results: The correlation between (1) focal leakeage type with OCT type 1, (2) diffuse leakage type with OCT type 2, and (3) diffuse cystoids leakage type with OCT type 3. Fisher=15.0715, p=0.003 significant. Conclusion: The correlation between fluorescein angiographic and optical coherence tomographic in diabetic macular edema is significant. Keywords: florescein angiography, optical coherence tomography, macular edema, diabetic retinopathy. MỞ ĐẦU Bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân chính gây mù ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển(5). Trung bình sau 10 – 20 năm có khoảng 60% - 90% bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có biểu hiện bệnh lý võng mạc(1,3). Phù hoàng điểm là một trong những biến chứng chính của bệnh hoàng điểm ĐTĐ. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ĐTĐ 10 năm tỉ lệ phù hoàng điểm ĐTĐ 13,9% đến 25,4%(9). Vì vậy, việc nghiên cứu hình thái phù hoàng điểm đái tháo đường và sự hiểu biết về:”Tương quan giữa chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc trên phù hoàng điểm đái tháo đường” là cần thiết giúp ta ứng dụng cận lâm sàng hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị. * Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Tú Uyên ĐT: 0983969096 Email: uyeny96@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 49 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá tương quan giữa tổn thương trên FA và OCT trên bệnh nhân phù hoàng điểm ĐTĐ có ý nghĩa lâm sàng. Mục tiêu chuyên biệt - Mô tả đặc điểm bệnh nhân phù hoàng điểm đái tháo đường. - Phân tích tương quan tổn thương trên FA và tổn thương trên OCT. - Phân tích tương quan tổn thương hoàng điểm trên FA và OCT với các giai đoạn BVMĐTĐ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đái tháo đường đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh được chẩn đoán phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng. Quy trình nghiên cứu Khai thác bệnh sử, tiền sử bản thân, tiền sử gia đinh về bệnh lý ĐTĐ Đo khúc xạ: chủ quan, khách quan. Khám mắt: phân loại BVMĐTĐ, phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng. Chụp mạch huỳnh quang (FA). Chụp cắt lớp võng mạc (OCT). Nhập dữ liệu và thống kê. Phân loại phù hoàng điểm đái tháo đường trên chụp mạch huỳnh quang: Type 1: Rò khu trú. Type 2: Rò lan tỏa. Type 3: Rò lan tỏa dạng nang. Phân loại phù hoàng điểm đái tháo đường trên chụp cắt lớp võng mạc: Type 1: dày hoàng điểm đồng nhất ở tất cả các lớp võng mạc. Type 2: dày hoàng điểm kèm tích tụ dịch trong võng mạc. Type 3: dày hoàng điểm với tích tụ dịch dưới hoàng điểm kèm co kéo dịch kính – hoàng điểm. Thống kê và xử lý số liệu Các dữ kiện thu thập được mã hóa, và nhập vào máy tính, dùng phần mềm thống kê Epidata 3.1, Stata 10.0(4), SPSS 16.0(7) để phân tích các test thông kê. Các phương pháp thống kê: - Các biến số biến tuổi, giới tính, thị lực logMAR, dày võng mạc, thời gian mắc bệnh ĐTĐ được mô tả giá trị trung bình (TB), độ lệch chuẩn (ĐLC). - Hệ số tương quan Spearman đánh giá sự tương quan. - Kiểm định giả thiết về mối tương quan dùng phép kiếm Fisher. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Từ ngày 05/10/2009 đến ngày 30/06/2010, đã nghiên cứu 39 bệnh nhân gồm 75 mắt (38 mắt phải vá 37 mắt trái). Trong mẫu nghiên cứu, có 36 bệnh nhân tổn thương 2 mắt và có 03 bệnh nhân tổn thương 01 mắt. Mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu (Bảng 1) Tuổi Tuổi trung bình của dân số trong nghiên cứu chúng tôi là 57,21±8,33 năm, tương đương với tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2008)(10), tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh năm (1999)(11). Theo nghiên cứu của Việt Nam và thế giới, bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở độ tuổi lao động(6,15). Giới Nữ chiếm 62,67%, gần tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy(12), và Võ Thị Hoàng Lan(17). Thị lực logMAR Thị lực logMAR trung bình của mẫu nghiên cứu chúng tôi 0,48 ± 0,39 cao hơn thị lực logMAR trung bình 0,51 ± 0,38 của tác giả Se Woong Kang(8). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 50 Dày võng mạc Trung bình 318,87 ± 146,88µm tương đương với tác giả Se Woong Kang(8), gần tương đương với nghiên cứu của Ozdek(14). Thời gian đái tháo đường Trung bình trong nghiên cứu chúng tôi là 8,52±4,84 năm, thấp hơn thời gian ĐTĐ trung bình của tác giả Se Woong Kang(8). Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tổng số mắt (n=75) Tuổi (TB±ĐLC) 57,21±8,33 Giới (nam:nữ) 37,33%:62,67% Thị lực logMAR 0,48±0,39 Dày võng mạc (µm) 318,87±146,88 Thời gian ĐTĐ (năm) 8,52±4,84 Tương quan giữa phân loại trên FA và trên OCT Bảng 3 cho thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa (1) Rò khu trú trên FA có tổn thương trên OCT type 1, (2) Rò lan tỏa trên FA có tổn thương trên OCT type 2, và (3) Rò lan tỏa dạng nang trên FA có tổn thương trên OCT type 3. Bảng 2 cho thấy Fisher test =15,0715, p=0,003 có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của Kang sự tương quan giữa tổn thương trên FA và OCT có ý nghĩa thống kê với p<0,0001(8). Tuy nhiên, tác giả Kang không nêu lên cụ thể sự tương quan của từng nhóm giữa FA và OCT. Bảng 2: Phân bố tần số kiểu rò trên chụp mạch huỳnh quang đối chiếu với kiểu tổn thương trên chụp cắt lớp võng mạc OCT type FA type Type 1 Type 2 Type 3 Tổng cộng Rò khu trú 24 16 1 41 Hàng% 58,54 39,02 2,44 100,00 Cột% 77,42 40,00 25,00 54,67 Rò lan toả 6 17 1 24 Hàng% 25,00 70,83 4,17 100,00 Cột% 19,35 42,50 25,00 32,00 Rò lan toả dạng nang 1 7 2 10 Hàng% 10,00 70,00 20,00 100,00 Cột% 3,23 17,50 50,00 13,33 Tổng cộng 31 40 4 75 Hàng 41,33 53,33 5,33 100,00 Cột 100,00 100,00 100,00 100,00 Fisher=15,0715, p=0,003 Trong nghiên cứu của Bolz(2), hình ảnh FA và OCT được phân tích trên cùng máy kỹ thuật số. Nhóm rò dạng nang hoa trên FA gây ra bởi những nang rộng của lớp nhân ngoài và lớp rối ngoài. Rò dạng tổ ong trên FA gây ra chủ yếu bởi nang trống và sự phồng lên của lớp nhân ngoài, lớp rối ngoài. Theo nghiên cứu của Otani(13), rò dạng tổ ong đã tìm thấy tương quan chỉ với nang trong lớp nhân trong, và phù của lớp rối ngoài, rò dạng nang hoa liên quan tới phù lớp rối ngoài. Phù dạng nang thường do tụ dịch quanh hoàng điểm. Tương phản với vùng quanh hoàng điểm chỉ phù ở lớp rối ngoài không có nang dạng tổ ong nhưng có dạng lan tỏa và dạng nang hoa. Cả lớp rối ngoài và lớp nhân trong là những vị trí phù võng mạc hay tạo nang. FA bao gồm dạng ứ đọng đổ đầy dạng nang hoa vùng hoàng điểm và dạng tổ ong vùng quanh hoàng điểm, phù hợp với những nang rộng ở lớp rối ngoài và những nang nhỏ ở lớp nhân trong. Schatz nghiên cứu phù hoàng điểm dạng nang ở xung quanh hoàng điểm có dạng tổ ong bởi vì lớp rối ngoài có cấu tạo sợi dọc, và nang có dạng hình sao tại trung tâm hoàng điểm bởi vì lớp rối ngoài có cấu trúc sợi chéo(16). Tương quan giữa tổn thương trên FA với giai đoạn BVMĐTĐ Bảng 4: Phân bố tổn thương trên FA tương ứng với các giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ Giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ FA kts nhẹ kts nặng tăng sinh Tổng cộng 20 15 6 41 Rò khu trú 48,78 35,59 14,63 100,00 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 51 Giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ FA kts nhẹ kts nặng tăng sinh Tổng cộng 64,52 55,56 35,29 54,67 11 6 7 24 45,83 25,00 29,17 100,00 Rò lan toả 35,48 22,22 41,18 32,00 0 6 4 10 0,00 60,00 40,00 100,00 Rò lan toả dạng nang 0,00 22,22 23,53 13,33% 31 27 17 75 41,33 36,00 22,67 100,00 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 Fisher=10,1515, p=0,016. Tương quan giữa tổn thương trên FA với giai đoạn BVMĐTĐ: qua phép kiểm Fisher ta thấy p=0,016 (Bảng 4) có ý nghĩa thống kê giống với nghiên cứu của Kang p=0,016 có ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan Spearman (Bảng 5), ta thấy rò khu trú trên FA có tổn thương BVMĐTĐ không tăng sinh nhẹ, trung bình và rò lan tỏa dạng nang trên FA có BVMĐTĐ tăng sinh là tương quan có ý nghĩa thống kê. Tương quan giữa tổn thương trên OCT với giai đoạn BVMĐTĐ Qua kiểm định Fisher, p=0,681(Bảng 6), tương quan giữa tổn thương trên OCT với giai đoạn BVMĐTĐ không ý nghĩa thống kê, giống với nghiên cứu của Kang(8). Bảng 6: Phân bố tần số kiểu tổn thương trên OCT tương ứng với các giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường Giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ OCT type kts nhẹ kts nặng tăng sinh Tổng cộng 11 11 9 31 35,48 35,48 29,04 100,00 Type 1 35,48 40,74 52,94 41,33 Type 2 19 14 7 40 Giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ OCT type kts nhẹ kts nặng tăng sinh Tổng cộng 47,50 35,00 17,50 100,00 62,29 51,85 41,18 53,33 1 2 1 4 25,00 50,00 25,00 100,00 Type 3 3,23 7,41 5,88 5,33 31 27 17 75 41,33 36,00 22,67 100,00 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 Fisher=2,1489, p=0,681. KẾT LUẬN Đặc điểm chung của bệnh nhân phù hoàng điểm ĐTĐ Tuổi trung bình 57,21±8,33 năm, giới nữ nhiều hơn nam, thị lực trung bình 0,48±0,39, dày võng mạc trung bình 318,87±146,88µm, thời gian ĐTĐ trung bình 8,52±4,84 năm. Tương quan chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp võng mạc Chỉ xảy ra giữa (1) Rò khu trú trên FA tương quan với tổn thương trên OCT type 1, (2) Rò lan tỏa trên FA tương quan với tổn thương trên OCT type 2, (3) Rò lan tỏa dạng nang trên FA tương quan với tổn thương trên OCT type 3. Tương quan giữa tổn thương trên FA với giai đoạn BVMĐTĐ Chỉ có trong (1) Rò khu trú trên FA tương quan với tổn thương BVMĐTĐ không tăng sinh nhẹ, trung bình; (2) Rò lan tỏa dạng nang trên FA tương quan với tổn thương BVMĐTĐ tăng sinh. Sự tương quan này là rất yếu nhưng có ý nghĩa thống kê. Không có sự tương quan giữa tổn thương trên OCT với giai đoạn BVMĐTĐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benson WE, Tasman W. (1988). “Diabetes and ocular complications”. Philadenphia: WB Saunders: 116 – 117. 2. Bolz M., et al. (2009). “A systematic correlation of angiography and high – resolution optical coherence tomography in diabetic macular edema”. Ophthalmology; 116(1)” 66 – 72. 3. Donald S. (2003). “Diabetic retinopathy”. Diabetes Care; 26: 99 – 101. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 52 4. Đỗ Văn Dũng (2008). “Phương pháp nghiên cứu khoa học và xử lý số liệu, phân tích thống kê bằng Epidata 3.1 và Stata 10.0”. Đại học Y Dược TP.HCM. 5. Fong D.S., Ferris F.L., et al. (2004). “Diabetic retinopathy”. Diabetes Care; 27(10): 2540 – 2553. 6. Gitter K., et al (2008). “Practical management of diabetic retinopathy”. J. La State Med. Soc.; 140(10): 26 – 38. 7. Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”. Nhà xuất bản Thống kê. 8. Kang S., et al. (2004). “The correlation between fluorescein angiographic and optical coherence tomographic features in clinically significant diabetic macular edema”. Am. J. Ophhtalmol.; 137(2): 313 – 322. 9. Klein R., et al. (1984). “The Winconsin epidemiologic study of diabetic retinopathy. IV. Diabetic macular edema”. Ophthalmology; 91(12): 1464 – 1474. 10. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Minh Thông (2008). “ Khảo sát các yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đường”. Y học TP.HCM; tập 12, phụ bản số 1: 84 – 89. 11. Nguyễn Thị Tuyết Minh (1999). “Khảo sát lâm sàng bệnh võng mạc tiểu đường ở bệnh viện Chợ Rẫy”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM. 12. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trần Anh Tuấn (2008). “Khảo sát biến chứng tại mắt trong bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM”. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM. 13. Otani T. (2007). “Correlation between optical coherence tomography and fluorescein angiography findings in diabetic macular edema”. Ophthalmology; 114: 104 – 107. 14. Ozdek S., et al. (2005). “Optical coherence tomographic assessment of diabetic macular edema: comparison with fluorescein angiographic and clinical findings”. Opthalmologica; 219(2): 86 – 92. 15. Phạm Đình Tuấn, Nguyễn Thy Khuê (2003). “Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường trong cộng đồng dân cư TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 7(1): 14 – 19. 16. Schat H., Yannuzzi L., Rabb M. (1978). “Interpretation of fundus fluorescein angiography”. St. Louis: Mosby: 550 – 631. 17. Võ Thị Hoàng Lan (2009). “Nghiên cứu ứng dụng quang đông toàn bộ võng mạc bằng laser KTP điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường tăng sinh”. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_quan_giua_chup_mach_huynh_quang_va_chup_cat_lop_vong_m.pdf
Tài liệu liên quan