Điểm giống nhau của Thông tư số
21/2013/TT-NHNN và Quyết định số
13/2008/QĐ-NHNN là ở chỗ không đưa ra
điều kiện dựa trên cơ sở số dân của địa bàn
đặt chi nhánh, phòng giao dịch mà chỉ lưu ý
đến yếu tố vốn và các yếu tố khác. Việc này
gây nguy hiểm cho đồng vốn của NHTM vì
trên cùng con đường, chỉ trong phạm vi 01
km, có khi có đến 16 ngân hàng19. Khi đó,
ngân hàng sẽ rất khó kinh doanh, gánh nặng
bộ máy kèm theo tình hình kinh doanh khó
khăn, cạnh tranh quyết liệt khiến đồng vốn
của ngân hàng dùng để đầu tư mở rộng và
duy trì mạng lưới hoạt động sẽ làm giảm dần
vốn của ngân hàng. Trong khi đó, các nước
đã lưu ý đến vấn đề này từ lâu và có quy định
khác với luật của Việt Nam. Ví dụ, định mức
số lượng dân cư trên một văn phòng chi
nhánh ở một số nước như Đức là phải có trên
10.000 người, Nhật có hơn 8.000 người, Mỹ
có mức trung bình vào khoảng 4.000. Số dân
được phục vụ bởi một chi nhánh càng lớn thì
càng có nhiều tiền gửi và bán được nhiều
dịch vụ khác, tăng doanh thu cho ngân hàng
và nâng cao hiệu quả hoạt động2. Các điều
kiện mà pháp luật Việt Nam đưa ra để các
NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động chỉ lưu
ý đến điều kiện riêng của từng NHTM mà
không đề cập đến yếu tố dân cư nơi mà các
chi nhánh, phòng giao dịch tọa lạc như các
nước. Quy định như thế là chưa phù hợp với
thực tiễn cuộc sống, khiến “cung” không
tương xứng với “cầu” do đó khó mà đạt được
hiệu quả về mặt kinh tế.
Để đảm bảo được hiệu quả hoạt động
của các chi nhánh, phòng giao dịch của
NHTM, chúng ta nên cân nhắc, đưa thêm
điều kiện số lượng dân cư tại nơi NHTM mở
rộng quy mô hoạt động vào quy định và giới
hạn sự hiện diện của bao nhiêu NHTM tham
gia mở chi nhánh, phòng giao dịch trong một
mật độ dân cư nhất định. Tránh tình trạng có
nơi có quá nhiều ngân hàng mở chi nhánh,
phòng giao dịch nhưng có nơi không có chi
nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng nào.
Nếu trước đây quan điểm phổ biến là càng
mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng
thì càng tốt, thì hiện nay, hoạt động của internet banking, mobile banking cũng khá
hiệu quả, chưa kể đối với một số loại giao
dịch, nhân viên ngân hàng có đến tận nhà của
khách hàng để phục vụ nên việc thu hẹp quy
mô hoạt động của NHTM cũng không phải
là điều gây cản trở chính cho hoạt động của
NHTM. Điều mà chúng ta cần là hiệu quả và
an toàn của đồng vốn NHTM hơn là quy mô
hoạt động
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TYÃ LÏÅ AN TOAÂN VÖËN TÖËI THIÏÍU VAÂ
HOAÅT ÀÖÅNG SÛÃ DUÅNG VÖËN CUÃA NGÊN HAÂNG THÛÚNG MAÅI
1. Quy định của pháp luật Việt Nam về tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu (CaR: Capital
adequacy Ratio)
Theo Điều 9 Thông tư số 36/2014/TT-
NHNN1 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng
(TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(Thông tư 36) thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
phản ánh mức đủ vốn của TCTD trên cơ sở
giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt
động của TCTD. Khoản 1 Điều 4 Thông tư
số 13/2010/TT-NHNN2 quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
(Thông tư 13), đã quy định tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp
nhất tối thiểu là 9%. Hiện nay, Điều 9 Thông
tư 36 quy định “Từng TCTD phải duy trì tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%” và
“TCTD có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ theo quy định
tại điểm b khoản này phải đồng thời duy trì
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất 9%”.
Trong khi đó, điểm b khoản 1 Điều 130 Luật
các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày
16/06/2010 (Luật các TCTD 2010) quy định
ngưỡng của tỷ lệ này chỉ là 8% hoặc tỷ lệ cao
hơn theo quy định của NHNN trong từng
thời kỳ. Thiết nghĩ, quy định này của Luật
các TCTD 2010 cần được sửa đổi vì một số
lý do sau:
Lý do đầu tiên là số lượng các thông tư
trong lĩnh vực ngân hàng ngày một nhiều.
Trong khi chủ trương hiện nay là giảm thiểu
số lượng văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) dưới luật, tiến tới việc Luật sau
khi được ban hành sẽ không cần tới các Nghị
định và Thông tư hướng dẫn, “hạn chế thấp
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là đề
tài mang đậm tính thời sự ở nước ta. Do đó, việc nghiên cứu khung pháp luật liên
quan không chỉ là mối quan tâm mà còn là nhiệm vụ của các nhà hoạch định
chính sách, cũng như của các học giả và của các NHTM. Thời gian gần đây, dư
luận càng quan tâm hơn đến chủ đề này khi nhiều vụ án xảy ra tại ngân hàng
ACB, VietBank và khi tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn khá cao. Bài
viết giới thiệu khung pháp lý về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và hoạt động sử dụng
vốn của các NHTM trong bối cảnh hiện nay.
* GV Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, NCS Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1 Được ban hành 20/11/2014, hiệu lực 1/2/2015.
2 Được ban hành 20/5/2010, hiệu lực 1/10/2010, thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của TCTD (Sau đây gọi tắt là Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN).
NguyễN KIêN BíCh TuyềN*
nhất việc phải ban hành văn bản quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành”3. Điều này nhằm
tránh cho hệ thống VBQPPL không bị cồng
kềnh và chồng chéo như hiện nay.
Lý do thứ hai là Luật các TCTD sẽ có
giá trị pháp lý cao hơn các Thông tư. Trong
khi đó, Ủy ban Basel4 không bắt buộc các
NHTM trên thế giới phải tuân theo khuyến
nghị của Ủy ban này về hệ số CAR mà việc
áp dụng sẽ có sự khác biệt nhất định ở mỗi
quốc gia. Việc Ủy ban Basel quy định tỷ lệ
8% không có nghĩa là các quốc gia khi triển
khai phải nhất định tuân theo tỷ lệ này, mà
tùy theo tình hình riêng của từng quốc gia để
quy định cho phù hợp. Do đó, việc vận dụng
những nguyên tắc của Basel cần được “luật
hóa” trong Luật các TCTD để mang tính
ràng buộc hơn cho các TCTD Việt Nam.
Lý do thứ ba, tuy Ủy ban Basel và Điều
130 Luật các TCTD 2010 đều đưa ra mức tối
thiểu của tỷ lệ an toàn vốn là từ 8%, nhưng
tình hình thực tế của các NHTM tại Việt
Nam cho thấy, con số này đã vượt trên
ngưỡng tỷ lệ đó. Ví dụ: năm 2012, hệ số an
toàn vốn CAR của VCB là 14,10; BIDV là
trên 9,0; Vietinbank là 11,0; ACB là 13,0;
Eximbank là 16,38; Sacombank là trên 9,0;
Techcombank là 12,60; Ngân hàng Quân đội
là 11,15; SHB là 10,72; Seabank là 13,29;
Bảo Việt là 42,00. Bình quân là 13,60 cho
một NHTM cổ phần5. Do đó, quy định về tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu trong Luật các TCTD
2010 cần được điều chỉnh cho phù hợp với
yêu cầu mới và thực tiễn tại các NHTM, mức
tỷ lệ 8% là thấp so với hiện nay, vì “nội dung
văn bản pháp luật phải luôn phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội là một nguyên
tắc không thể bỏ qua”6. Bên cạnh đó, việc
sửa chuẩn an toàn vốn tối thiểu này thực ra
cũng là một cách để nâng chuẩn cho các
NHTM.
Câu hỏi đặt ra ở đây là việc nâng hệ số
CAR của các NHTM lên bao nhiêu là vừa?
Theo chúng tôi, mức tối thiểu nên là 10% vì
NHTM có mức vốn tốt là NHTM có CAR
lớn hơn 10%. Việc quy định mức này thiết
nghĩ không vượt quá khả năng của các
NHTM do từ năm 2012, nhiều NHTM đã
vượt qua ngưỡng này, các NHTM còn lại
như BIDV và Sacombank cũng đã đạt trên
9%. Thực ra, việc NHTM muốn cho vay 100
đồng mà phải có vốn tự có là 10 đồng (với
điều kiện là hệ số rủi ro là 100%) thì cũng
chưa phải là yêu cầu quá cao đối với các
ngân hàng. Cho nên, khi trên thực tế các
NHTM đã vượt qua ngưỡng 8% từ rất lâu mà
Luật các TCTD 2010 và một số VBQPPL
vẫn duy trì yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
từ 8% trở lên là chưa phù hợp. Đặc biệt, khi
tham khảo hệ số CAR của các ngân hàng trên
thế giới, chúng ta thấy việc quy định tỷ lệ này
ở Luật các TCTD 2010 là thấp. Ví dụ CAR
của Thái Lan là 15,5%, Philippines là 16,7%,
Pakistan là 13,6%, Malaysia là 16,4%,
Indonesia là 17,6%, Ấn Độ là 13,6% và
Trung Quốc là 11,8%. Trong khi đó, tỷ lệ
trung bình của hệ số trên ở Việt Nam là
11,85% (bao gồm TCTD Việt Nam là
11,13% và TCTD nước ngoài là 28,58%).7
53
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
3 Điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành Luật,
Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành, được ban hành 29/11/2013.
4 Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi
một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ.
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà sau này đã được đề cập như là Hiệp ước vốn
Basel (the Basel Capital Accord).
5 Xem: Lý Hoàng Ánh và Phan Diên Vĩ, Kinh nghiệm sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại trong hội nhập
quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 238, 239.
6 Xem: Nguyễn Văn Cương & Trương Hồng Quang, Trường phái kinh tế học pháp luật và khả năng áp dụng tại Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, tháng 3/2012, tr. 7.
7 Xem Nguyễn Đức Trung, Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015,
WMhSCpqhQJw!2002559474!-1734964494?dID=39157 &
Về kỹ thuật lập pháp, việc chỉnh sửa hệ
số CAR nên được thực hiện theo cách mà
Luật số 37/2013/QH13 được ban hành ngày
29/6/2013 đã tiến hành. Luật này được ban
hành chỉ để sửa đổi, bổ sung một điều của
Luật Doanh nghiệp 2005 là Điều 170.
2. Tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và
dài hạn
Trước đây, Điều 15 Quyết định số
457/2005/QĐ-NHNN quy định tỷ lệ tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho
vay trung hạn và dài hạn của NHTM là 40%.
Sau đó, khoản 2 Điều 5 Thông tư số
15/2009/TT-NHNN đã giảm tỷ lệ này xuống
là 30%. Lý do là do tăng trưởng tín dụng cao,
nhất là tín dụng vào bất động sản, gây rủi ro
cho đồng vốn ngân hàng. Với mong muốn tín
dụng tăng trưởng cao hơn mức cuối năm
2014, NHNN lại cho phép tăng tỷ lệ này lên
60% thông qua Thông tư số 36/2014/TT-
NHNN. Chúng tôi nhận thấy việc tăng tỷ lệ
này lên đã thể hiện quan điểm là chúng ta
đang để cho các NHTM tiếp tục thực hiện
chức năng của thị trường vốn. Về vấn đề này,
“ở một số nước trên thế giới, do sự điều tiết
của Nhà nước và sự phát triển cân đối giữa
thị trường vốn ngắn hạn so với thị trường vốn
dài hạn nên tỷ lệ này tự nó điều chỉnh vì sự
an toàn trong hoạt động của chính ngân hàng.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển
thì sự điều chỉnh và cân đối giữa hai thị
trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn trung
và dài hạn còn chưa cân đối. Vì vậy, ngân
hàng trung ương ở các nước này phải ban
hành quy định về tỷ lệ này để đảm bảo an
toàn trong hoạt động của các ngân hàng luôn
được duy trì”8. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn
cho đồng vốn ngân hàng, tỷ lệ này ở Việt
Nam đáng lý nên giảm đi thì lại tăng lên. Do
đó, tỷ lệ này cần phải được xem xét lại và
tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế. Một
chuyên gia Nhật Bản đã khuyến nghị và chia
sẻ “Những gì Việt Nam nên thực hiện là cần
thúc đẩy phát triển hơn nữa thị trường vốn,
thị trường tài chính theo hướng lành mạnh,
để giảm thiểu rủi ro do nền kinh tế và doanh
nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân
hàng. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều
điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn vốn
trực tiếp từ các nhà đầu tư, thay vì phải tìm
đến nguốn vốn gián tiếp tại các ngân hàng”9.
Từ đặc thù của tình hình Việt Nam hiện nay,
quan điểm trên cần được quan tâm và cân
nhắc nghiêm túc. Vì khi đã nâng tỷ lệ nguồn
vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn lên
60%, NHNN lại lo lắng về độ an toàn của
đồng vốn ngân hàng nên đã ban hành Chỉ thị
số 05/CT-NHNN10. Theo đó, NHNN yêu cầu
các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tình hình
tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng,
đặc biệt đối với các dự án xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT: Build-Operation-
Transfer) hay xây dựng - chuyển giao (BT:
Build-Transfer) trong lĩnh vực giao thông;
thận trọng khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay
vốn của khách hàng và quyết định cho vay
trên nguyên tắc bảo đảm tuân thủ đúng quy
định của pháp luật và an toàn, hiệu quả; đầu
tư vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên
theo chủ trương của Chính phủ. Như chúng
ta đã biết, các dự án BOT, BT là những dự án
liên quan đến kết cấu hạ tầng nên có thời hạn
xây dựng rất dài, sau đó là quá trình thu hồi
vốn cũng dài không kém, tức thuộc nhóm vay
trung và dài hạn. Từ trước đến nay, các dự án
BOT, BT có thời gian rất dài, thông thường
khoảng trên 15 năm. Trong khi tình hình huy
54
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
dDocName=CNTHWEBAP01162515247&Rendition=nguyen%20duc%20trung.pdf&filename=666_nguyen%20duc%20trun
g.pdf, tr. 9.
8 Xem: Nguyễn Xuân Hiệp (2008), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam,
Luận văn ThS kinh tế, tr. 31.
9 Xem: Hữu Hòe, Học người Nhật cách vượt qua khủng hoảng tài chính, Đầu tư chứng khoán, 13/5/2015, tr.12
10 Về tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, Ngân hàng Nhà nước
ban hành ngày 15/7/2015.
động vốn của các NHTM phần lớn là vốn
ngắn hạn. Để hoạt động sử dụng vốn của
NHTM được an toàn hơn, chúng ta nên cân
nhắc lại việc có nên duy trì một tỷ lệ nguồn
vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn như
từ trước đến nay. Khi tỷ lệ này không còn
được duy trì, cũng đồng nghĩa là thị trường
vốn được trả về đúng chỗ của nó, thì chúng
ta sẽ không cần những cảnh báo như Chỉ thị
số 05/CT-NHNN nữa.
3. Pháp luật về hoạt động cấp tín dụng có
bảo đảm (giao dịch bảo đảm)
Từ trước đến nay, việc người dân vay
tiền tại các NHTM phải dùng tài sản để đảm
bảo cho các khoản vay là rất phổ biến. Vấn
đề ở chỗ, khi nào thì phải dùng từ cầm cố,
thế chấp và bảo lãnh? Bộ luật Dân sự 2005
(BLDS) đã phân định sự khác nhau giữa các
thuật ngữ trên. Tuy nhiên, có những vụ kiện
mà ngân hàng bị thiệt thòi do giao dịch là thế
chấp nhưng tòa án lại nhận định là bảo lãnh
và tuyên là hợp đồng thế chấp bị vô hiệu.
Điển hình là vụ kiện giữa Chị T. và chi nhánh
NHTM cổ phần A ở huyện Bình Chánh (TP.
Hồ Chí Minh), vụ kiện giữa NHTM cổ phần
K với cơ sở sản xuất gỗ B. Cả hai vụ kiện
đều xảy ra vào năm 200711. Hoặc việc người
thứ 3 là bà A dùng quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất thế chấp cho ngân hàng
để đảm bảo cho khoản vay của Công ty B.
Do Công ty B không trả được nợ nên ngân
hàng khởi kiện ra tòa yêu cầu kê biên phát
mại toàn bộ tài sản đã “thế chấp” của bà A.
Đối với tình huống này, hiện các tòa án địa
phương có hai cách giải quyết: Có tòa án cho
rằng “hợp đồng thế chấp” này vô hiệu về
hình thức do không thực hiện đúng quy định
tại các Điều 715 đến Điều 721 BLDS 2005.
Ngược lại, có tòa án cho rằng, tuy hợp đồng
ký kết giữa bà A với ngân hàng ghi là “hợp
đồng thế chấp” nhưng thực chất đây là “hợp
đồng bảo lãnh” (vì BLDS không có quy định
về hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất mà chỉ có quy định về hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất)12. Theo phản ảnh của các
NHTM (như NHTM cổ phần Ngoại thương
Việt Nam, NHTM cổ phần Quân đội) thì một
số hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ
ba đã bị Tòa án tuyên vô hiệu do có sự nhầm
lẫn về hình thức hợp đồng. “Theo đó, hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba thực
chất là quan hệ bảo lãnh”13. Tất cả những
tranh cãi nêu trên đều dẫn đến bất lợi cho
ngân hàng: hoặc việc kiện tụng bị kéo dài,
hoặc hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Xuất phát
từ thực trạng này, Tòa kinh tế đã đề nghị cơ
quan có thẩm quyền sớm ban hành văn bản
hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật14.
Chúng ta có thể tham khảo cách giải
quyết của chế định về giao dịch bảo đảm
(GDBĐ) hiện đại. Cách tiếp cận truyền thống
của các BLDS 1995 và 2005 là phân biệt giữa
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Nếu BLDS 1995 phân biệt giữa thế chấp và
cầm cố dựa vào việc tài sản là động sản hay
bất động sản thì cách tiếp cận của BLDS 2005
là dựa vào việc có chuyển giao tài sản cho bên
nhận đảm bảo nắm giữ hay không. Điều 361
BLDS 2005 quy định “Bảo lãnh là việc người
thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết
với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
11 Theo phapluattp.vn, Xử án tín dụng: rối chuyện thế chấp bảo lãnh,
php?option=com_content&view=article&id=683:x-an-tin-dng-ri-chuyn-th-chp-bo-lanh, truy cập 27/7/2015.
12 Xem: Hoàng Yến (2013), Rối chuyện bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, đăng ngày 20/3/2013,
luat-chu-nhat/roi-chuyen-bao-lanh-bang-quyen-su-dung-dat-1030.html, truy cập 27/72015.
13 Hồ Quang Huy (2013), Hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong BLDS Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3
(252), 2013, tr. 2.
14 Xem: Hoàng Yến (2013), tlđd, 12.
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh),
nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về
việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
khi bên được bảo lãnh không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình”.
Cách tiếp cận hiện đại của Ủy ban Luật
Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc
(UNCITRAL: United Nations
Commission On International Trade Law)
hướng đến mục tiêu không phân biệt giữa
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ,
mà sẽ gọi chung là GDBĐ15. Thiết nghĩ, việc
tiếp cận này mang lại những lợi ích kinh tế
sau: Đầu tiên là loại trừ được rủi ro tín dụng
cho ngân hàng khi giao dịch bảo đảm bị
tuyên bố vô hiệu (do dùng không đúng từ,
không đúng tên gọi hay không đúng hình
thức như đã nêu trên). Kế đến, giảm thiểu
chi phí thời gian, công sức và tiền bạc khi
tham gia vào các vụ kiện tương tự, giảm
tranh cãi không có hồi kết, giảm thủ tục
phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Một
điểm rất quan trọng là người dân, những
người mà phần lớn không hiểu biết nhiều về
luật ngân hàng, không hiểu được sự khác
biệt giữa các biện pháp bảo đảm, sẽ dễ dàng
nắm bắt vấn đề có liên quan đến giao dịch
bảo đảm của họ. Đó mới là yêu cầu quan
trọng khi người dân tiếp cận và hiểu được
luật. Cuối cùng, các quy định của pháp luật
sẽ trở nên tinh gọn hơn, không cần nhiều văn
bản để giải thích, để hướng dẫn những vấn đề
có liên quan đến từng biện pháp bảo đảm. Do
đó, chi phí ban hành các quy định của pháp
luật sẽ được giảm đáng kể. Hiện nay, GDBĐ
đang được quy định ở nhiều VBQPPL khác
nhau như BLDS 2005, Nghị định số
163/2006/NĐ-CP, Nghị định số 11/2012/NĐ-
CP sửa đổi Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
về giao dịch bảo đảm.v.v...
4. Quy định của pháp luật về mở rộng
mạng lưới hoạt động trong nước của các
ngân hàng thương mại
Việc các NHTM mở rộng phạm vi hoạt
động để tiếp cận khách hàng theo chiến lược
ngân hàng bán lẻ là một nhu cầu có thật và
hết sức chính đáng. Quy định của Việt Nam
về vấn đề này chủ yếu được đề cập ở hai văn
bản quy phạm pháp luật là Quyết định số
13/2008/QĐ-NHNN và Thông tư số
21/2013/TT-NHNN của NHNN.
Theo Quyết định số 13/2008/QĐ-
NHNN16 thì mạng lưới hoạt động của
NHTM bao gồm: sở giao dịch, chi nhánh,
văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phòng
giao dịch, quỹ tiết kiệm, máy giao dịch tự
động và điểm giao dịch. Hiện nay, theo Điều
3 của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN, mạng
lưới hoạt động của NHTM còn bao gồm chi
nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100%
vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp
luật, nhưng không bao gồm Sở giao dịch.
Điều kiện để mở Sở giao dịch, chi nhánh
trong nước của các NHTM được đề cập ở
Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN17 tập
trung ở các nội dung như: đảm bảo các tỷ lệ
an toàn; hoạt động kinh doanh có lãi; bộ máy
quản trị, điều hành, kiểm toán hiệu quả;
không bị xử phạt hành chính từ 30 triệu đồng
trở lên; tổng số vốn để các chi nhánh hoạt
động không được lớn hơn vốn điều lệ của
NHTM. Riêng đối với việc mở văn phòng đại
diện và đơn vị sự nghiệp ở trong nước thì
không có yêu cầu về việc đáp ứng điều kiện
về vốn điều lệ và không đưa vấn đề bị xử phạt
hành chính ra để xem xét. So với Quyết định
số 13/2008/QĐ-NHNN thì Thông tư số
21/2013/TT-NHNN còn quy định thêm nhiều
điều kiện như phải phân loại nợ, trích lập dự
phòng rủi ro đầy đủ, tỷ lệ nợ xấu so với tổng
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
15 “They are either replaced by a unitary notion of a security right” (page 69 of UNCITRAL Secured Transactions Legislative
Guide).
16 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc NHNN.
17 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc NHNN.
dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm
trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3%
hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của
Thống đốc NHNN trong từng thời kỳ, v.v..
Trước đây, Quyết định số 13/2008/QĐ-
NHNN yêu cầu vốn đi kèm đối với các chi
nhánh đã mở và đề nghị mở tại Tp. Hà Nội và
Tp. Hồ Chí Minh là 100 tỷ đồng, ngoài địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội là 50 tỷ
đồng. Hiện nay, theo Thông tư số 21/2013/TT-
NHNN thì yêu cầu tương ứng là 300 tỷ đồng
và 50 tỷ đồng. Kế tiếp, Thông tư số
21/2013/TT-NHNN giới hạn cho mỗi NHTM
là “tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội
thành Tp. Hà Nội hoặc nội thành Tp. Hồ Chí
Minh” và “3. NHTM có thời gian hoạt động
dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt
động đến thời điểm đề nghị) được phép thành
lập không quá ba (03) chi nhánh và các chi
nhánh này không được thành lập trên cùng
một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. 4. NHTM có thời gian hoạt động từ 12
tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt
động đến thời điểm đề nghị) được phép thành
lập không quá năm (05) chi nhánh trong một
(01) năm tài chính”18.
Điểm giống nhau của Thông tư số
21/2013/TT-NHNN và Quyết định số
13/2008/QĐ-NHNN là ở chỗ không đưa ra
điều kiện dựa trên cơ sở số dân của địa bàn
đặt chi nhánh, phòng giao dịch mà chỉ lưu ý
đến yếu tố vốn và các yếu tố khác. Việc này
gây nguy hiểm cho đồng vốn của NHTM vì
trên cùng con đường, chỉ trong phạm vi 01
km, có khi có đến 16 ngân hàng19. Khi đó,
ngân hàng sẽ rất khó kinh doanh, gánh nặng
bộ máy kèm theo tình hình kinh doanh khó
khăn, cạnh tranh quyết liệt khiến đồng vốn
của ngân hàng dùng để đầu tư mở rộng và
duy trì mạng lưới hoạt động sẽ làm giảm dần
vốn của ngân hàng. Trong khi đó, các nước
đã lưu ý đến vấn đề này từ lâu và có quy định
khác với luật của Việt Nam. Ví dụ, định mức
số lượng dân cư trên một văn phòng chi
nhánh ở một số nước như Đức là phải có trên
10.000 người, Nhật có hơn 8.000 người, Mỹ
có mức trung bình vào khoảng 4.000. Số dân
được phục vụ bởi một chi nhánh càng lớn thì
càng có nhiều tiền gửi và bán được nhiều
dịch vụ khác, tăng doanh thu cho ngân hàng
và nâng cao hiệu quả hoạt động2. Các điều
kiện mà pháp luật Việt Nam đưa ra để các
NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động chỉ lưu
ý đến điều kiện riêng của từng NHTM mà
không đề cập đến yếu tố dân cư nơi mà các
chi nhánh, phòng giao dịch tọa lạc như các
nước. Quy định như thế là chưa phù hợp với
thực tiễn cuộc sống, khiến “cung” không
tương xứng với “cầu” do đó khó mà đạt được
hiệu quả về mặt kinh tế.
Để đảm bảo được hiệu quả hoạt động
của các chi nhánh, phòng giao dịch của
NHTM, chúng ta nên cân nhắc, đưa thêm
điều kiện số lượng dân cư tại nơi NHTM mở
rộng quy mô hoạt động vào quy định và giới
hạn sự hiện diện của bao nhiêu NHTM tham
gia mở chi nhánh, phòng giao dịch trong một
mật độ dân cư nhất định. Tránh tình trạng có
nơi có quá nhiều ngân hàng mở chi nhánh,
phòng giao dịch nhưng có nơi không có chi
nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng nào.
Nếu trước đây quan điểm phổ biến là càng
mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng
thì càng tốt, thì hiện nay, hoạt động của in-
ternet banking, mobile banking cũng khá
hiệu quả, chưa kể đối với một số loại giao
dịch, nhân viên ngân hàng có đến tận nhà của
khách hàng để phục vụ nên việc thu hẹp quy
mô hoạt động của NHTM cũng không phải
là điều gây cản trở chính cho hoạt động của
NHTM. Điều mà chúng ta cần là hiệu quả và
an toàn của đồng vốn NHTM hơn là quy mô
hoạt động n
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
18 Điều 7 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN.
19 Xem: Ánh Hồng (2013), 1km có 16 ngân hàng, báo Tuổi trẻ, 24/10/2013, tr.7.
20 Xem: Hồ Diệu, Quản trị ngân hàng, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002, tr. 331.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_an_toan_von_toi_thieu_va_hoat_dong_su_dung_von_cua_nga.pdf