KẾT LUẬN
Với mục đích xác định tỷ lệ đáp ứng virus
bền vững ở BN VGVC mạn tính genotype 1 và 6,
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đáp ứng virus nhanh là yếu tố tiên lượng tin
cậy đạt đáp ứng virus bền vững ở cả 2 nhóm
genotype 1 và 6.
Tỷ lệ SVR ở nhóm BN VGVC mạn genotype
1 điều trị với peg IFN phối hợp ribavirin là 51%
và genotype 6 là 64,7%, nhóm genotype 1 điều
trị với IFN thường phối hợp ribavirin là 36%.
Tỷ lệ đáp ứng virus bền vững ở bệnh nhân
genotype 1 thấp hơn nhóm genotype 6 nhưng
không có ý nghĩa thống kê.
Ở cả 2 nhóm nghiên cứu, đa số bệnh nhân
đạt đáp ứng virus bền vững sẽ đạt đáp ứng sinh
hóa khi kết thúc điều trị (82% đến 95%).
Các biến số trước điều trị như nồng độ virus
ban đầu thấp < 2triệu copies/ml, giới nữ có
tương quan thuận với SVR.
Phác đồ phối hợp pegylated interferon α và
ribavirin là 1 phác đồ tương đối an toàn hiếm có
tác dụng phụ nghiêm trọng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ đáp ứng điều trị bằng peg-Interferon phối hợp với ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính genotype 1 và 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Lão Khoa 102
TỶ LỆ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ BẰNG PEG-INTERFERON
PHỐI HỢP VỚI RIBAVIRIN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUS C
MẠN TÍNH GENOTYPE 1 VÀ 6
Trịnh Thị Thanh Thúy*, Bùi Hữu Hoàng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Hiệu quả điều trị viêm gan virus C (VGVC) mạn tính của Peg-interferon alfa (Peg-IFN) kết hợp
Ribavirin(RBV) đã được nghiên cứu nhiều, nhưng chủ yếu ở genotype 1. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện
trên người da trắng. Trong khi đó, genotype 6 được phân bố ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,
HongKong và Thái Lan thì số liệu còn rất hạn chế. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát
tỷ lệ đáp ứng với điều trị Peg-IFN kết hợp RBV trong 48 tuần đối với VGVC mạn tính genotype 1 và 6 trên
người Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp: 232 bệnh nhân (BN) VGVC mạn tính genotype 1 và 6 được phân thành ba
nhóm khảo sát: Nhóm I gồm 98 BN genotype 1 điều trị với Peg-IFN và RBV; nhóm II gồm 100 BN genotype 1
điều trị với IFN thường phối hợp RBV và nhóm III gồm 34 BN genotype 6 điều trị với Peg-IFN và RBV. Liều
điều trị của Peg-IFN-2a là 180g/tuần và Peg-IFN-2b là 1,5g/kg/tuần kết hợp RBV chỉnh liều theo cân nặng
trong 48 tuần.
Kết quả: tỷ lệ đáp ứng virus bền vững (SVR) ở nhóm genotype 6 cao hơn nhóm genotype 1 (genotype 1:
51%; genotype 6: 64,7%; p=0.167). Kết quả SVR ở nhóm genotype 1 điều trị với Peg-IFN cao hơn so với nhóm
genotype 1 điều trị bằng IFN thường (tương ứng là 51% so với 36%; p=0.033). Men ALT về bình thường ở
tuần 72 là 82% ở nhóm I; 94,4% ở nhóm II và 95,5% ở nhóm III.
Kết luận: Bệnh nhân VGVC mạn tính genotype 6 khi được điều trị Peg-IFN kết hợp RBV cho hiệu quả
SVR cao hơn so với genotype 1. Phác đồ Peg-IFN phối hợp RBVđạt hiệu quả và an toàn.
Từ khóa: Viêm gan virus C (VGVC), genotype 1, genotype 6, Peg-interferon alpha (Peg-IFN), ribavirin
(RBV), đáp ứng virus bền vững (SVR).
ABSTRACT
THE RESPONSE RATE OF THE COMBINED TREATMENT PEGYLATED INTERFERON ALFA
PLUS RIBAVIRIN IN CHRONIC HEPATITIS C PATIENTS GENOTYPE 1 AND 6
Trinh Thi Thanh Thuy, Bui Huu Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 79 - 86
Aims: The effectiveness of the combined treatment Peg-IFN plus RBV in Hepatitis C virus (HCV) was
intensively studied, but mainly on genotype 1. Majority of these studies perfomed on caucasian patients. Little
information was known about the treatment of genotype 6 which occurred at high frequency in several Asian
countries, such as China, Vietnam, Hongkong and Thailand, etc. The aims of our study therefore are to evaluate
the rate of viral response in Vietnamese patients with chronic HCV, genotype 1 and 6 treated with Peg-IFN
combined with RBV in 48 weeks.
Patients and methods: 232 chronic HCV patients genotype 1 and 6 were classified into three groups.
* Bộ môn Nội – ĐH Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: BS. Trần Công Thắng ĐT: 0903674732 Email: thangtc89@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Lão Khoa 103
Group I included 98 patients genotype 1, group II included 100 patients genotype 1 treated with standard IFN
alfa combined with RBV, and group III included 34 patients genotype 6. All the patients in groups I and III were
treated with Peg-IFN-2a 180g weekly or Peg-IFN-2b 1.5g/kg/w combined with RBV; the period of treatment
time was 48 weeks.
Results: Sustained virus response (SVR) of genotype 6 was higher than genotype 1 group but it not reached
significant level (Group I: 36%; Group II: 51%; Group III: 67.4%; p>0.05). Normalized transaminases levels at
week 72 were 82%, 94.4%, 95.5% in group I, group II and group III, respectively.
Conclusion: Patients with chronic HCV genotype 6 showed good responses when treated by Peg-IFN
combined with RBV. The sustained viral response was better than that of genotype 1. Peg-IFNplus RBV
regimen was effective and safe.
Key words: Hepatitis C virus (HCV, genotype 1, genotype 6, Peg-interferon alpha (Peg-IFN), ribavirin
(RBV), Sustained virus response (SVR).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện nay có
khoảng hơn 175 triệu người bị nhiễm virus viêm
gan C (VVGC) trên toàn cầu. VVGC là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây bệnh gan
mạn tính và có thể tiến triển sang xơ gan và ung
thư gan. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu và điều trị
VGVC đang phát triển với tốc độ nhanh, trong
đó genotype của virus có ảnh hưởng đến hiệu
quả điều trị. Phần lớn các nghiên cứu trên thế
giới đã đề cập rất nhiều về hiệu quả điều trị của
Peg-IFN- kết hợp với RBV đối với genotype 1
hay 2, 3. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về hiệu
quả điều trị đối với genotype 6. Genotype 6
được phân bố chủ yếu ở một số nước châu Á
như Trung Quốc, Thái lan, HongKong, Việt
Nam. nhưng các số liệu về đáp ứng với điều
trị của genotype này còn hạn chế. Do vậy, cần
có những nghiên cứu về đáp ứng điều trị của
VGVC genotype 1 và 6 ở người Việt Nam. Mục
đích nghiên cứu của chúng tôi là xác định tỷ lệ
đáp ứng virus bền vững ở BN VGVC mạn tính
genotype 1 và 6.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu hồi cứu hàng loạt
trường hợp. Chúng tôi tiến hành thu thập số
liệu thứ cấp từ hồ sơ bệnh án ngoại trú tại
phòng khám Viêm gan, bệnh viện Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 1 năm 2009.
Tiêu chí loại trừ
BN bị đồng nhiễm virus viêm gan B hoặc
HIV.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
BN bị xơ gan mất bù, bệnh gan mạn tính do
các nguyên nhân khác VGVC (do VGVB, rượu,
thuốc), suy tim, bệnh huyết học, bệnh tâm
thần, động kinh, nghiện rượu và các bệnh khác
ảnh hưởng đến việc điều trị. Tiền sử ghép gan,
bệnh lý ác tính như ung thư gan nguyên phát
hay bệnh hệ thống khác.
BN đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc
đã được điều trị IFN trước đây.
Giảm bạch cầu trung tính (<1500/mm3), giảm
tiểu cầu (<90.000/mm3), thiếu máu (Hb < 11g/dl ở
nữ và <12g/dl ở nam). Creatinin máu lớn hơn 1,5
giới hạn trên bình thường.
Phương pháp tiến hành
BN được phân bố vào ba nhóm tùy theo ý
định điều trị của bác sĩ điều trị và genotype của
VVGC:
Nhóm I: BN VGVC genotype 1 được điều trị
với Peg-IFN- và RBV.
Nhóm II: BN VGVC genotype 1 được điều
trị với IFN thường.
Nhóm III: BN VGVC genotype 6 được điều
trị với Peg-IFN- và RBV.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Lão Khoa 104
Các BN được điều trị ngoại trú, theo dõi
kiểm tra định kỳ mỗi tháng. Thời gian điều trị 48
tuần, theo dõi đáp ứng sinh hóa, đáp ứng virus,
tác dụng phụ, yếu tố ảnh hưởng điều trị: giới,
tuổi, nồng độ virus, cân nặng cơ thể, men ALT.
Sau khi ngưng điều trị vẫn tiếp tục theo dõi sau
24 tuần. Nồng độ HCV-RNA được định lượng ở
tuần thứ 4, 12, 24, thời điểm kết thúc điều trị ở
tuần 48 và sau 6 tháng kết thúc điều trị.
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng của các nhóm nghiên
cứu trước điều trị: 232 BN được phân bố
theo 3 nhóm (Bảng 1)
Bảng 1: Bảng tóm tắt đặc điểm của ba nhóm:
Đặc
điểm
Geno1
PegIFN
Geno1
IFN
Geno6 P
Tuổi
<45
≥45
46 ± 11
36 (36,7%)
62 (63,3%)
47 ± 11
34 (34%)
66 (66%)
48 ± 10
13 (38,2%)
21 (61,8%)
p1:0,687
p2:0,876
Giới
Đặc
điểm
Geno1
PegIFN
Geno1
IFN
Geno6 P
Nam
Nữ
50 (51%)
48 (49%)
55 (55%)
45 (45%)
18 (52,9%)
16 (47,1%)
p1:0,847
p2:0,575
Cân nặng
≤65 kg
>65kg
76 (77,6%)
22 (22,4%)
81 (81%)
19 (19%)
28 (82,4%)
6 (17,6%)
p1:0,549
p2:0,555
ALT (U/L)
51
(29,75;81,5
)
74,5
(45,25;
119,5)
50,5
(35; 78,25)
p1:0.973
p2:0.001
HCV-
RNA*
(x103cps/
mL)
4000
(1122,5;103
51,25)
4200
(538,5;1097
5)
3455
(787;11225)
p1:0,597
p2:0,853
*trung vị; p1: so sánh giữa nhóm Geno1_PegIFN và
Geno1_IFN; p2: so sánh giữa nhóm Geno1_PegIFN
và Geno6. Geno1_PegIFN: Genotype 1 điều trị với
Peg-IFN- và Geno1_IFN: Genotype 1 điều trị với
IFN thường.
Sự khác biệt về các biến số trước điều trị của
3 nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Đáp ứng điều trị
Biểu đồ 1: Thay đổi men ALT trong quá trình điều trị ở 3 nhóm (Kiểu gien, KG: Genotype)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Lão Khoa 105
Biểu đồ 2: Tóm tắt các đáp ứng virus ở 3 nhóm
nghiên cứu (Kiểu gien, KG: Genotype)
Nhóm BN genotype 1 điều trị với Peg-IFN-
có tỷ lệ đạt đáp ứng virus nhanh (RVR) cao hơn
nhóm IFN thường. Sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p=0,342). BN genotype 6 có tỷ lệ
đạt RVR cao hơn nhóm genotype 1. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p=0,011).
Nhóm BN genotype 1 điều trị với PegIFN có
tỷ lệ đạt đáp ứng virus sớm (EVR) cao hơn
nhóm IFN thường. Sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p=0,107). BN genotype 6 có tỷ lệ
đạt EVR cao hơn nhóm genotype 1. Sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p=0,761).
Nhóm BN genotype 1 điều trị với PegIFN có
tỷ lệ đạt đáp ứng virus bề vững (SVR) cao hơn
nhóm IFN thường. Sự khác biệt về SVR giữa 2
nhóm BN genotype 1 điều trị với PegIFN và IFN
thường có ý nghĩa thống kê (p=0,033). BN
genotype 6 có tỷ lệ đạt SVR cao hơn nhóm
genotype 1. Tuy nhiên, sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p=0,167).
Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả điều trị:
Biểu đồ 3: Tỷ lệ đạt RVR trong từng nhóm (Kiểu
gien, KG: Genotype)
Trong nhóm genotype 1 điều trị với PegIFN
đạt RVR có tỷ lệ đạt SVR cao hơn; sự khác biệt
này có p<0,0001. Trong nhóm genotype 1 điều
trị với IFN thường đạt RVR có tỷ lệ đạt SVR cao
hơn nhóm không đạt RVR; sự khác biệt này có
p<0,0001. Trong nhóm genotype 6 đạt RVR có tỷ
lệ đạt SVR cao hơn nhóm không đạt RVR; sự
khác biệt này có p=0,279.
Trong nhóm genotype 1 điều trị với PegIFN
đạt EVR có tỷ lệ đạt SVR cao hơn; sự khác biệt
có p= 0,007. Trong nhóm genotype 1 điều trị với
IFN thường đạt EVR có tỷ lệ đạt SVR cao hơn;
sự khác biệt có p<0,0001. Trong nhóm genotype
6 đạt EVR có tỷ lệ đạt SVR cao hơn; sự khác biệt
có p= 0,279.
Ngoài ra, các biến số trước điều trị như: tuổi,
giới, cân nặng, nồng độ HCV RNA không ảnh
hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ đáp ứng
virus của genotype 1 và 6.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Lão Khoa 106
Tác dụng phụ:
Biểu đồ 4. Sự thay đổi nồng độ Hb của 3 nhóm trong
quá trình điều trị (Kiểu gien, KG: Genotype)
Trong quá trình điều trị, ở cả 3 nhóm, sau
điều trị 1 tháng, mức Hb bắt đầu giảm, sau 5
tháng nồng độ Hb giảm xuống đến mức thấp
nhất là 10g/dl và ổn định trong quá trình điều
trị. Tuy nhiên, sau khi kết thúc 12 tháng Hb
ổn định trở lại gần bằng so với trước điều trị.
Khi so sánh sự thay đổi Hb trong quá trình
điều trị, thấy rằng mức Hb thay đổi tương tự
ở 3 nhóm nghiên cứu.
Bảng 2: Tần suất các tác dụng phụ về tuyến giáp ở
các nhóm nghiên cứu
Nhóm Cường giáp Suy giáp Không
Geno1
PegIFN
1 (1%) 1 (1%) 96 (98%)
Geno1
IFN
3 (3%) 1 (1%) 96 (96%)
Geno 6 1 (2,9%) 0 33 (97,1%)
Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ tuyến giáp ở
các nhóm nghiên cứu thì rất thấp. Khoảng 1-
3%. Tác dụng phụ cường giáp thường gặp hơn.
Bảng 3: Tỷ lệ giảm liều thuốc ở các nhóm nghiên cứu
Nhóm
Giảm liều
IFN
Giảm liều
RBV
IFN và
RBV Không
Geno1
PegIFN
8 (8,2%) 12 (12,2%) 1 (1%) 77 (78,6%)
Geno1
IFN
3 (3%) 10 (10%) 2 (2%) 85 (85%)
Geno 6 3 (9,1%) 1 (3%) 1 (3%) 28 (84,8%)
Tỷ lệ giảm liều thuốc ở nhóm genotype 1
điều trị với PegIFN cao hơn nhóm genotype 6.
Tỷ lệ giảm liều thuốc giữa các nhóm khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p=0,638). Tỷ lệ giảm
liều thuốc ở nhóm genotype 1 điều trị với
PegIFN cao hơn nhóm genotype 1 với IFN
thường. Tỷ lệ giảm liều thuốc giữa các nhóm
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p=0,241).
Bảng 4: Tần suất sử dụng Erythropoetin ở các nhóm
nghiên cứu
Nhóm Erythropoetin Không dùng Tổng
Geno1
PegIFN
12 (12,2%) 86 (87,8%) 98
Geno1
IFN
9 (9%) 91 (91%) 100
Geno 6 5 (14,7%) 29 (85,3%) 34
Tỷ lệ dùng Erythropoetin ở nhóm genotype
1 với PegIFN cao hơn nhóm genotype 1 với IFN
thường. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p=0,458). Tỷ lệ dùng
Erythropoetin ở nhóm genotype 1 với PegIFN
cao hơn nhóm genotype 6. Tuy nhiên, sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,768).
BÀN LUẬN
Genotype 1 của VVGC là genotype khá phổ
biến trên thế giới. Trong đó, genotype 1b thường
gặp nhất. Genotype 2 cũng thường gặp nhưng
tần suất thấp hơn nhiều. Genotype 3 chủ yếu
được phát hiện ở Ấn Độ, Pakistan, Úc và
Scotland, genotype 4 thường gặp ở Trung Đông
và Châu Phi, genotype 5 ở Nam Phi. Genotype 6
thì ưu thế ở các nước Đông Nam Á như Việt
Nam(1). Trong nghiên cứu của Hồ Tấn Đạt và cs.,
năm 2005, trên 229 BN Việt Nam, tỷ lệ nhiễm
VVGC genotype 1 và 6 lần lượt là 58,4% và
23,9%(6). Gần đây, PegIFN phối hợp RBV là phác
đồ điều trị chuẩn cho BN VGVC mạn tính. Hầu
hết các nghiên cứu ghi nhận BN bị VGVC
genotype 2 và 3 đạt SVR cao hơn BN genotype 1
(76–80% so với 46–52%)(5). Tuy nhiên, đáp ứng
virus ở BN genotype 6 chưa được nghiên cứu
nhiều và số lượng BN trong các nghiên cứu còn
hạn chế.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Lão Khoa 107
Sau khi kết thúc 48 tuần điều trị, tỷ lệ đạt
SVR tức là HCV RNA âm tính ở tuần thứ 24 sau
kết thúc điều trị ở nhóm BN genotype 1 điều trị
với PegIFN là 51%. Trong khi đó, tỷ lệ đạt SVR ở
nhóm BN genotype 1 điều trị với IFN thường là
36% và tỷ lệ đạt SVR ở nhóm BN genotype 6
điều trị với PegIFN là 64,7%. Tỷ lệ đạt SVR ở
nhóm genotype 1 điều trị với PegIFN cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm genotype 1 điều
trị với IFN thường. Ghi nhận này phù hợp với
các nghiên cứu trước đây so sánh hiệu quả điều
trị của PegIFN với IFN thường(2, 3). Như vậy,
nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng
định PegIFN là thuốc điều trị hiệu quả cho BN
VGVC mạn. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt SVR trong
nhóm genotype 1 điều trị với PegIFN của
chúng tôi không cao như các tác giả khác trên
người Châu Á(10,12). Tỷ lệ SVR trong nghiên
cứu của Liu và cs. trên BN genotype 1 người
Châu Á là 76%, cao hơn trong nghiên cứu của
chúng tôi, có lẽ là do tỷ lệ hoàn thành đủ 48
tuần điều trị trong nghiên cứu của Liu cao
hơn (88%) và đó là một nghiên cứu tiền cứu
có thể theo dõi BN sau kết thúc điều trị nên
giảm tỷ lệ mất theo dõi. Tỷ lệ SVR của chúng
tôi vẫn cao hơn tỷ lệ SVR của các nghiên cứu
trên người da đen và người da trắng. Trong
nghiên cứu của Jeffers và cộng sự năm 2004,
cho thấy tỷ lệ đạt SVR ở người da đen là 26%
so với 39% ở nhóm da trắng(8). Nghiên cứu
của Muir và cs., năm 2004, cho thấy tỷ lệ đạt
SVR ở người da đen là 19% so với 52% ở
nhóm da trắng(13).
Tỷ lệ đạt SVR ở nhóm BN genotype 6 điều
trị với PegIFN có cao hơn so với nhóm
genotype 1 nhưng sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê, có thể do chênh lệch số BN
trong hai nhóm. Ghi nhận này thì thấp hơn
các nghiên cứu trên BN Châu Á bị nhiễm
VVGC genotype 6, có lẽ là do cỡ mẫu của
chúng tôi nhỏ hơn. Nghiên cứu của Tsang và
cs. Cho thấy tỷ lệ SVR của BN genotype 6
cũng cao hơn 75,7% so với 57,1% của
genotype 1(16). Ghi nhận tương tự ở nghiên
cứu của Fung và cs., tỷ lệ đạt SVR ở BN
genotype 6 là 86% so với 52% của BN
genotype 1(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN
thuộc genotype 1 điều trị với PegIFN có tỷ lệ
SVR thấp hơn nghiên cứu của Võ Ngọc Quốc
Minh với SVR ở 75 BN VGVC mạn điều trị với
IFN thường là 69,3%(17). Tuy nhiên, trong nghiên
cứu này, tác giả chưa phân chia đáp ứng virus
theo genotype và cỡ mẫu cũng nhỏ hơn nghiên
cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu gần đây nhất của Dou Narith là
nghiên cứu hồi cứu trên 129 BN Campuchia, tỷ
lệ SVR của nhóm genotype 1 điều trị với PegIFN
là 69,8%, nhóm genotype 6 là 86,9%(1). Tác giả
cũng chưa tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ SVR có
ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm genotype. Nhận
xét này tương tự kết quả của chúng tôi nhưng tỷ
lệ SVR trong nhóm genotype 1 của chúng tôi
thấp hơn có lẽ do tỷ lệ hoàn thành điều trị trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.
Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Thủy (từ
2005 đến 2009) thực hiện trên 61 BN VGVC
genotype 6 điều trị với Peg IFNα -2b cho thấy tỷ
lệ SVR là 68,85%.
Do đây là nghiên cứu hồi cứu nên có thể
không thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết.
Đánh giá hiệu quả điều trị theo ‘ý định điều trị’
có thể đánh giá thấp hiệu quả thật sự do mất
theo dõi (15% BN), BN ngưng trị sớm vì lý do
kinh tế chứ không phải thật sự không đáp ứng
điều trị.
Khi phân tích đơn biến cho thấy ở những
BN VGVC genotype 1 điều trị với PegIFN thì
giới tính, RVR, EVR là các yếu tố tiên đoán độc
lập cho SVR, điều này tương tự trong các nghiên
cứu khác(10, 14). Phân tích đa biến cho thấy giới
tính và RVR vẫn là yếu tố tiên đoán độc lập cho
SVR. Như vậy, ở những BN genotype 1 điều trị
với PegIFN và RBV, giới nữ và việc đạt được
RVR là các yếu tố tiên đoán độc lập cho việc đạt
được SVR cao hơn. Nhận xét này tương tự kết
quả nghiên cứu của Liu và cs(10).Tỷ lệ SVR ở
genotype 1 cao hơn trong nghiên cứu của chúng
tôi, có thể do việc đạt được RVR và EVR cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Lão Khoa 108
trong quá trình điều trị. Ở những BN VGVC
genotype 6, khi phân tích đơn biến cho thấy
mức HCV RNA khởi đầu thấp và men ALT khởi
đầu cao có giá trị tiên đoán SVR. Nhưng phân
tích đa biến, sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê, có thể do hạn chế của cỡ mẫu nhỏ.
Các tác giả cho rằng tải lượng virus trước
điều trị, tỷ lệ BN xơ gan và giới nữ làm cho SVR
cao hơn(3,11). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng
tôi có tỷ lệ nam/ nữ tương đương, nhưng tải
lượng virus trước điều trị cao chiếm tỷ lệ cao
hơn ở cả ba nhóm nghiên cứu. Do đó, vẫn có
khả năng là người Châu Á nhạy cảm hơn với
phác đồ phối hợp nên trong tương lai cần có các
nghiên cứu sâu hơn về virus học để có thể giải
thích cơ chế đáp ứng điều trị trên người Châu
Á.
Các nghiên cứu trước đây cố gắng giải thích
nguyên nhân sự khác biệt của chủng tộc trong
đáp ứng đối với điều trị VGVC mạn của người
Mỹ gốc Phi(7,9,15). Tuy nhiên, cho đến nay các
nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được cơ chế phân
tử giải thích cho sự khác biệt trong đáp ứng điều
trị kháng VVGC ở người Châu Á.
KẾT LUẬN
Với mục đích xác định tỷ lệ đáp ứng virus
bền vững ở BN VGVC mạn tính genotype 1 và 6,
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đáp ứng virus nhanh là yếu tố tiên lượng tin
cậy đạt đáp ứng virus bền vững ở cả 2 nhóm
genotype 1 và 6.
Tỷ lệ SVR ở nhóm BN VGVC mạn genotype
1 điều trị với peg IFN phối hợp ribavirin là 51%
và genotype 6 là 64,7%, nhóm genotype 1 điều
trị với IFN thường phối hợp ribavirin là 36%.
Tỷ lệ đáp ứng virus bền vững ở bệnh nhân
genotype 1 thấp hơn nhóm genotype 6 nhưng
không có ý nghĩa thống kê.
Ở cả 2 nhóm nghiên cứu, đa số bệnh nhân
đạt đáp ứng virus bền vững sẽ đạt đáp ứng sinh
hóa khi kết thúc điều trị (82% đến 95%).
Các biến số trước điều trị như nồng độ virus
ban đầu thấp < 2triệu copies/ml, giới nữ có
tương quan thuận với SVR.
Phác đồ phối hợp pegylated interferon α và
ribavirin là 1 phác đồ tương đối an toàn hiếm có
tác dụng phụ nghiêm trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dev, A.T., McCaw, R., Sundararajan, V., Bowden, S., Sievert, W.
(2002), "Southeast Asian patients with chronic hepatitis C: the
impact of novel genotypes and race on treatment outcome".
Hepatology, 36 (5), pp. 1259-1265.
2. Dou Narith (2010), Đánh giá hiệu quả của điều trị kết hợp peg
Interferon alfa 2a và ribavitin trên bệnh nhân Campuchia bị viêm gan
siêu vi C mạn mang kiểu gien 6, Luận văn thạc sĩ y học, Đai học y
dược TP. Hồ Chi Minh, TP. Hồ Chi Minh.
3. Ferenci, P., Fried, M.W., Shiffman, M.L., Smith, C.I., Marinos, G.,
Goncales, F.L., Jr., et al. (2005), "Predicting sustained virological
responses in chronic hepatitis C patients treated with
peginterferon alfa-2a (40 KD)/ribavirin". J Hepatol, 43 (3), pp.
425-433.
4. Fried, M.W., Shiffman, M.L., Reddy, K.R., Smith, C., Marinos, G.,
Goncales, F.L., Jr., et al. (2002), "Peginterferon alfa-2a plus
ribavirin for chronic hepatitis C virus infection". N Engl J Med,
347 (13), pp. 975-982.
5. Fung, J., Lai, C.L., Hung, I., Young, J., Cheng, C., Wong, D., et al.
(2008), "Chronic hepatitis C virus genotype 6 infection: response
to pegylated interferon and ribavirin". J Infect Dis, 198 (6), pp.
808-812.
6. Ghany, M.G., Strader, D.B., Thomas, D.L., Seeff, L.B. (2009),
"Diagnosis, management, and treatment of hepatitis C: an
update". Hepatology, 49 (4), pp. 1335-1374.
7. Hồ Tấn Đạt, Phạm Thị Thu Thủy (2006), "Kiểu gien của siêu vi
viêm gan C ở Việt Nam". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 10 (1), tr. 28-
34.
8. Ioannou, G.N., Dominitz, J.A., Weiss, N.S., Heagerty, P.J.,
Kowdley, K.V. (2003), "Racial differences in the relationship
between hepatitis C infection and iron stores". Hepatology, 37 (4),
pp. 795-801.
9. Jeffers, L.J., Cassidy, W., Howell, C.D., Hu, S., Reddy, K.R.
(2004), "Peginterferon alfa-2a (40 kd) and ribavirin for black
American patients with chronic HCV genotype 1". Hepatology,
39 (6), pp. 1702-1708.
10. Layden-Almer, J.E., Ribeiro, R.M., Wiley, T., Perelson, A.S.,
Layden, T.J. (2003), "Viral dynamics and response differences in
HCV-infected African American and white patients treated with
IFN and ribavirin". Hepatology, 37 (6), pp. 1343-1350.
11. Liu, C.H., Liu, C.J., Lin, C.L., Liang, C.C., Hsu, S.J., Yang, S.S., et
al. (2008), "Pegylated interferon-alpha-2a plus ribavirin for
treatment-naive Asian patients with hepatitis C virus genotype 1
infection: a multicenter, randomized controlled trial". Clin Infect
Dis, 47 (10), pp. 1260-1269.
12. Mangia, A., Minerva, N., Bacca, D., Cozzolongo, R., Ricci, G.L.,
Carretta, V., et al. (2008), "Individualized treatment duration for
hepatitis C genotype 1 patients: A randomized controlled trial".
Hepatology, 47 (1), pp. 43-50.
13. Missiha, S., Heathcote, J., Arenovich, T., Khan, K. (2007), "Impact
of asian race on response to combination therapy with
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Lão Khoa 109
peginterferon alfa-2a and ribavirin in chronic hepatitis C". Am J
Gastroenterol, 102 (10), pp. 2181-2188.
14. Muir, A.J., Bornstein, J.D., Killenberg, P.G. (2004), "Peginterferon
alfa-2b and ribavirin for the treatment of chronic hepatitis C in
blacks and non-Hispanic whites". N Engl J Med, 350 (22), pp.
2265-2271.
15. Poordad, F., Reddy, K.R., Martin, P. (2008), "Rapid virologic
response: a new milestone in the management of chronic
hepatitis C". Clin Infect Dis, 46 (1), pp. 78-84.
16. Sugimoto, K., Stadanlick, J., Ikeda, F., Brensinger, C., Furth, E.E.,
Alter, H.J., et al. (2003), "Influence of ethnicity in the outcome of
hepatitis C virus infection and cellular immune response".
Hepatology, 37 (3), pp. 590-599.
17. Tsang, O.T., Zee, J.S., Chan, J.M., Li, R.S., Kan, Y.M., Li, F.T., et al.
"Chronic hepatitis C genotype 6 responds better to pegylated
interferon and ribavirin combination therapy than genotype 1". J
Gastroenterol Hepatol, 25 (4), pp. 766-771.
18. Võ Ngọc Quốc Minh (2003), Đáp ứng điều trị nhiễm siêu vi viêm
gan C mạn tính với công thức phối hợp interferon + ribavirin. Luận
văn thạc sĩ y học, TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_dap_ung_dieu_tri_bang_peg_interferon_phoi_hop_voi_riba.pdf