Tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố liên quan ở nam từ 18 tuổi trở lên tại Quận 6‐thành phố Hồ Chí Minh

Để cải thiện thực trạng hút thuốc lá và thực thi luật của Chính Phủ một cách có hiệu quả, người dân cùng với các ban ngành đoàn thể phải phối hợp nhịp nhàng trong các chiến dịch phòng chống hút thuốc lá ở các nơi công cộng như nơi làm việc, nhà hàng, trạm xe buýt, quán cà phê hay bar. Những nơi này nên có một khu dành riêng cho người hút thuốc và các nhà quản lý là người quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng hút thuốc lá. Đưa chương trình giáo dục về tác hại của hút thuốc lá cho sức khỏe vào nhà trường và các buổi giảng về tôn giáo (phật giáo, thiên chúa giáo, tin lành, hay cao đài) để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi vị thành niên. Đối với nhà sản xuất, đánh thuế cao trên các sản phẩm thuốc lá, yêu cầu bao bì nhãn mác phải ghi rõ nội dung và hình ảnh cho thấy hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, nhà sản xuất phải có trách nhiệm chi trả tiền điều trị cho những người bệnh do hút thuốc. Tăng giá thành thuốc lá và đánh thuế những người hút thuốc cũng là phương cách làm hạn chế tình trạng hút thuốc. Mặt khác, bên y tế nên hỗ trợ điều trị miễn phí và tham vấn cho những người tình nguyện bỏ thuốc lá.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố liên quan ở nam từ 18 tuổi trở lên tại Quận 6‐thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  415 TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NAM   TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI QUẬN 6 ‐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Hồng Hoa*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Ung thư phổi là vấn đề y tế công cộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó tỷ lệ tử vong do  hút thuốc khoảng 53% ở các nước giàu và 47% ở các nước nghèo. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO), xấp xỉ 170.000 trẻ em tử vong hàng năm liên quan với hút thuốc lá thụ động. Điều này cho thấy tác  động nghiêm trọng của hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe con người không chỉ những người hút thuốc mà  còn những người không hút thuốc. Chính vì vậy, WHO đã phát động phong trào cả thế giới phòng chống hút  thuốc lá và lấy ngày 31 tháng 5 hàng năm là ngày thế giới không hút thuốc. Ở Việt Nam, 47,4% nam trưởng  thành hút thuốc và mỗi năm hơn 40.000 trường hợp tử vong. Chính Phủ Việt Nam đã ban hành chính sách cấm  hút thuốc ở các nơi công cộng vào ngày 1 tháng 5 năm 2013 nhằm giảm thiểu tác hại của hút thuốc lá cho cộng  đồng. Tuy nhiên, thực trạng hút thuốc lá vẫn còn là vấn đề nan giải ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt  Nam nói chung.  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố liên quan ở nam từ 18 tuổi trở lên tại quận 6, thành phố  Hồ Chí Minh, năm 2013.   Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 387 nam từ 18 tuổi trở lên tại quận 6, thành phố Hồ Chí  Minh, năm 2013.   Kết quả: Tỷ lệ hút thuốc lá trong mẫu nghiên cứu là 66,4%. Nghiên cứu tìm được mối liên quan giữa thực  trạng hút thuốc lá với các đặc điểm đối tượng nghiên cứu (trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, kinh tế, nhóm  tuổi và nghề nghiệp);  tuyên  truyền  tác hại hút  thuốc  lá và phạt nặng người hút  thuốc  (p<0,05). Tuy nhiên,  nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá với các hoạt động khác như giáo dục học sinh, sinh  viên nói không với thuốc lá; cấm sản xuất thuốc lá, và cấm trẻ vị thành niên hút thuốc.  Kết  luận: Giải quyết thực trạng hút thuốc lá là vấn đề nan giải không những liên quan trách nhiệm của  chính quyền, ngành y tế, các cơ quan sản xuất thuốc  lá, cơ quan thuế, bản thân người hút thuốc, và cả cộng  đồng. Nên có một khu dành riêng cho người hút thuốc ở các nơi công cộng (nơi làm việc, nhà hàng, trạm xe buýt,  quán cà phê hay bar) và các nhà quản  lý  là người quan  trọng  trong việc kiểm soát  tình trạng hút thuốc  lá ở  những nơi này. Chương trình giáo dục về hút thuốc lá nên đưa vào giảng dạy ở các trường học và các nơi giảng  dạy về tôn giáo. Đánh thuế cao nhà sản xuất và những người hút thuốc, yêu cầu nhãn mác phải ghi nội dung  thuốc lá có hại cho sức khỏe. Ngành y tế nên hỗ trợ điều trị miễn phí và tham vấn cho những người tình nguyện  bỏ thuốc lá.  Từ khóa: Tỷ lệ hút thuốc lá, nam từ 18 tuổi trở lên, thực trạng hút thuốc lá, hoạt động phòng chống hút  thuốc lá.  ABSTRACT  THE SMOKING RATE AND RELEVANT FACTORS OF MEN FROM 18 YEARS OLD AND OVER IN  DISTRICT 6 – HO CHI MINH CITY  Nguyen Hong Hoa* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 415 – 422  Background: Lung cancer is a public health issue in many countries of the world, from that, the mortality  relating  to  smoking  in  rich  and  poor  countries  is  53%  and  47%  respectively(5). According  to WHO,  nearly  * Khoa Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược TPHCM  Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Hồng Hoa  ĐT: 0909951178 Email: honghoa978@yahoo.com Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 416 170,000 children deaths result from second‐hand smoking(6). It is the fact that smoking impacts on human health  not only smokers but also non‐smokers. Therefore, WHO developed the smoking campaign and the date of 31st  May is marked as World No Tobacco Day. In Vietnam, there were 47.4% adult men smoke and 40,000 deaths of  tobacco smoking every year. Vietnam Government passed  the  law of no‐smoking  in public places  to minimize  smoking harms in communities since 1st May, 2013. However, smoking is still a major problem in Ho Chi Minh  City and Vietnam in general.   Objective: To identify smoking rates and smoking‐associated factors of men who are 18 years old and over  in District 6, Ho Chi Minh City, 2013.  Methods: A cross‐sectional study of 387 men who are 18 years old and over was conducted in District 6, Ho  Chi Minh City, 2013.  Results: The smoking rate in this study is 66,4%. The research found that there is a significant statistical  association (p<0.05) between smoking with sample characteristics (education, marital status, economic status, age  groups,  and  occupation);  information‐education‐communication  (IEC)  programs  about  smoking  harms;  and  heavy penalties for smoking. However, there is no significant relationship between smoking with other activities,  for example, student and pupil education to say ‘no‐smoking’; bans on tobacco industry; and bans on smoking  behavior of adolescents.   Conclusion:  Solving  smoking  problem  requires  a multidisciplinary  approach,  involving not  only  policy  makers, health sector, tobacco industry, tax offices, smokers themselves, and communities. Public places such as  workplaces, restaurants, bus stations, coffee shops, and bars should have a private area for smokers, and managers  are  the key people  to control  the smoking status of these places. IEC program should be  taught at schools and  lecture halls of religion places. Raising taxes on tobacco for both tobacco manufacturers and smokers is another  effective way to reduce smoking. Tobacco package labels should have warning health messages. Health care sector  should support free medical treatment and consultancy for smokers who voluntarily quit smoking.   Key words: smoking rate, men who are 18 years old and over, smoking, smoking cessation.   ĐẶT VẤN ĐỀ  Ung  thư  phổi  là  vấn  đề  y  tế  công  cộng  ở  nhiều  quốc gia  trên  thế  giới,  trong  đó  tỷ  lệ  tử  vong do hút thuốc khoảng 53% ở các nước giàu  và 47% ở các nước nghèo(5). Theo  thống kê của  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xấp xỉ 170 000 trẻ  em tử vong hàng năm liên quan với hút thuốc lá  thụ động(6). Điều này cho thấy tác động nghiêm  trọng của hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe  con người không chỉ những người hút thuốc mà  còn  những  người  không  hút  thuốc.  Chính  vì  vậy, WHO đã phát động phong trào cả thế giới  phòng chống hút thuốc lá và lấy ngày 31 tháng 5  hàng năm  là ngày  thế giới không hút  thuốc. Ở  Việt Nam, 47,4% nam trưởng thành hút thuốc và  mỗi năm hơn 40 000 trường hợp tử vong. Chính  Phủ Việt Nam đã ban hành chính sách cấm hút  thuốc  ở  các nơi  công  cộng vào ngày 1  tháng 5  năm 2013 nhằm giảm thiểu tác hại của hút thuốc  lá  cho  cộng  đồng.  Tuy  nhiên,  thực  trạng  hút  thuốc lá vẫn còn là vấn đề nan giải ở thành phố  Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác định tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố liên  quan ở nam từ 18 tuổi trở lên tại Q6, thành phố  Hồ Chí Minh  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối  tượng nghiên cứu: Nam  từ 18  tuổi  trở  lênđang  sinh  sống  tại  Q6,  thành  phố  Hồ  Chí  Minh. Đối  tượng  tình nguyện  tham gia nghiên  cứu, có khả năng trả lời phỏng vấn, và có mặt tại  thời điểm nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  417 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu  Kỹ  thuật  chọn mẫu  thuận  tiện  với  cỡ mẫu  được tính theo công thức  2 2 1 )1( 2 d ppZn      Với p = 0,4(4); d = 0,05 ta được n=369 + 5% dự  phòng mẫu => 387 mẫu  Xử  lý  dữ  kiện:  Nhập  dữ  liệu  bằng  phần  mềm  EpiData  3.01  và  phân  tích  dữ  kiện  bằng  SPSS 20  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=387)  Đặc tính N % Đặc tính N % Trình độ học vấn Kinh tế Mù chữ 19 4,9 Dưới 1 triệu 71 18,3 Cấp 1 86 22,2 1 - <2 triệu 51 13,2 Cấp 2 113 29,2 2 - <3 triệu 56 14,5 Cấp 3 123 31,8 3 - <4 triệu 115 29,7 Đại học/ cao đẳng/ THCN 44 11,4 4 triệu trở lên 94 24,3 Sau đại học 2 0,5 Tình trạng hôn nhân Nhóm tuổi Kết hôn 287 74,2 18-24 39 10,1 Sống chung 2 0,5 25-35 59 15,2 Độc thân 83 21,4 36-45 80 20,7 Góa 9 2,3 46-55 97 25,1 Ly dị 5 1,3 >55 112 28,9 Ly thân 1 0,3 Tối thiểu 19 Tối đa 85 Trung bình 46,9 Nghề nghiệp CNVC nhà nước 34 8,8 Công nhân 68 17,6 Nghỉ hưu/nội trợ 84 21,7 Khác 201 51,9 Qua khảo sát mẫu nghiên cứu, hầu hết các  đối tượng có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất  với 31,8%, kế đến là cấp 2 (29,2%). Đối tượng có  trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,5%.  Trên 50% đối tượng trong mẫu nghiên cứu trên  45 tuổi. Nghề nghiệp chủ yếu là nghề tự do (thợ  mộc,  thợ may, họa sĩ, điêu khắc  tượng,  thợ hớt  tóc, đầu bếp, xe ôm, giặt ủi, hàn xì và buôn bán)  chiếm 51,9%; kế đến nghỉ hưu hoặc nội  trợ với  21,7%. Công nhân viên chức nhà nước chiếm tỷ  lệ thấp 8,8%. Các đặc tính này phù hợp với đặc  điểm của người Hoa đang sinh sống tại quận 6  thành phố Hồ Chí Minh, đa phần là nghề tự do  và có trình độ sau đại học thấp. Hơn nữa, nhóm  nghiên cứu phỏng vấn đối tượng vào ban ngày  nên đa số người  tham gia phỏng vấn  là những  người  trung niên và những người  lớn  tuổi. Do  đặc thù nghề nghiệp như vậy nên kinh tế của các  đối tượng này tương đối đủ sống (trên 50% đối  tượng  có  thu  nhập  trên  3  triệu  đồng/tháng).  74,2% các đối tượng kết hôn, chỉ có một tỷ lệ rất  nhỏ 1,6% các  trường hợp  ly dị và  ly  thân. Điều  này phản ánh một phần phong tục tập quán của  người  Hoa  nói  riêng  và  người  Việt  Nam  nói  chung đều cho rằng gia đình  là điểm  tựa vững  chắc về tinh thần cho tất cả mọi người. Ai cũng  muốn có một gia đình hạnh phúc do đó tâm  lý  chung  của  hầu  hết mọi  người  là  duy  trì  cuộc  sống hôn nhân sau khi kết hôn.  Bảng 2: Thực trạng hút thuốc lá của đối tượng  nghiên cứu  Đặc tính N % Đặc tính N % Hút thuốc lá (n= 387) Số năm hút thuốc (n= 257) Không 130 33,6 ≤10 năm 60 15,5 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 418 Đặc tính N % Đặc tính N % Có 257 66,4 > 10 năm 197 50,9 Lý do hút thuốc lần đầu (n= 257) Tiền hút thuốc/tháng (n= 257) Bắt chước, tò mò 118 30,5 ≤100 ngàn 42 10,9 Bạn bè thách đố 36 9,3 101-200 ngàn 51 13,2 Cảm thấy buồn/stress 58 15,0 201-300 ngàn 73 18,9 Phong cách đàn ông 28 7,2 > 300 ngàn 91 23,5 Khác 17 4,4 Năm hút thuốc lần đầu (n= 257) Số điếu thuốc/ngày (n= 257) ≤18 tuổi 107 27,6 ≤10 điếu 152 39,3 > 18 tuổi 150 38,8 > 10 điếu 105 27,1 Nơi hút thuốc (n= 430) Bỏ thuốc (n= 257) Nhà 179 41,6 Không 115 29,7 Nơi công cộng 112 26,1 Có 142 36,7 Nơi làm việc 105 24,4 Lần đó bỏ thuốc thành công (n= 142) Phòng riêng 7 1,6 Không 92 23,8 Khác 27 6,3 Có 50 12,9 Lý do không bỏ thuốc (n= 211) Theo sự chỉ dẫn của BS 8 13,1 Nghiện thuốc 100 47,4 Nhai sinh gôm/kẹo 19 31,1 Kích thích khả năng sáng tạo, suy nghĩ 13 6,2 Cất giấu thuốc ở nơi không nhìn thấy 3 4,9 Xung quanh toàn những người hút thuốc 40 18,9 Tham gia hoạt động khác để bỏ thuốc 7 11,5 Stress 25 11,8 Tìm kiếm hỗ trợ tâm lý 2 3,3 Khác 33 15,7 Khác 22 36,1 Tỷ  lệ  hút  thuốc  lá  trong mẫu  nghiên  cứu  66,4% cao hơn tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam theo  tổng điều  tra của Bộ Y Tế năm 2010  là 47,4% ở  đối tượng nam từ 15 tuổi trở lên(2). Sự khác biệt  này có  thể  lý giải được do mẫu nghiên cứu  tại  quận 6 nhỏ và chọn mẫu thuận tiện nên có khả  năng gặp nhiều đối  tượng hút  thuốc. Mặt khác  hơn một nửa mẫu nghiên cứu  trên 45  tuổi nên  thời gian phơi nhiễm với thuốc  lá  lâu hơn (trên  50%  đối  tượng  hút  thuốc  lá  thời  gian  dài  >10  năm).Thời gian hút thuốc càng nhiều thì số tiền  chi trả cho việc hút thuốc lá càng nhiều.Chính vì  vậy,  trên  40% mẫu  nghiên  cứu  bỏ  ra  trên  200  ngàn để mua thuốc lá hàng tháng.  Bắt chước,  tò mò  là  lý do chủ yếu dẫn đến  hành  vi  hút  thuốc  của  các  đối  tượng  trong  nghiên cứu này (30,5%). Điều này  tương tự với  kết quả nghiên cứu của Kanda năm 2013 ở Nhật  (trẻ  vị  thành  niên  hút  thuốc  phần  lớn  do  bắt  chước  cha  mẹ  và  bạn  bè)(1).  Đối  tượng  trong  nghiên  cứu hút  thuốc  lần  đầu  chủ yếu  trên 18  tuổi  với  38,8%.  Nhà  và  các  địa  điểm  công  là  những nơi  đối  tượng  thường  xuyên  hút  thuốc  với 41,6% và 26,1%. Điều này dẫn đến tình trạng  gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá thụ động cho các đối  tượng khác như bà mẹ và trẻ em, làm tăng nguy  cơ tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc  như tim mạch và các bệnh đường hô hấp.   Số điếu thuốc đối tượng hút hàng ngày dưới  10 điếu (39,3%) trong khi nghiên cứu trẻ vị thành  niên Mỹ gốc phi hút  thuốc  trung bình 17  điếu  mỗi ngày(3). Điều này cho thấy, đối tượng có thể  nhận  thức  được  tác  hại  của  hút  thuốc  lá  nên  giảm  thiểu số  lượng điếu hút hoặc  tìm cách bỏ  thuốc  lá  (36,7%) do ý  chí bản  thân  (36,1%) hay  nhai kẹo sinh gôm  (31,1%). Tuy nhiên,  tỷ  lệ bỏ  thuốc  thành  công  chỉ  xấp  xỉ  13%  do  các  đối  tượng  đa phần nghiện  thuốc  (47,4%)  trong khi  nghiên cứu của Yangpin Cui và cộng sự chỉ  ra  rằng  các  đối  tượng  không  bỏ  thuốc  được  chủ  yếu do  thói  quen  và  thú  tiêu  khiển  cá  nhân(7).  Thực trạng này cho thấy việc bỏ thuốc lá không  phải chuyện dễ dàng mặc dù ai cũng biết về tác  hại của hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe.  Bảng 3: Tầm quan trọng của các hoạt động cấm hút  thuốc lá của Chính Phủ (n=387)  Đặc tính N % Đặc tính N % Truyền thông tác hại thuốc lá Cấm sản xuất thuốc lá Rất quan trọng 132 34,1 Rất quan trọng 75 19,4 Quan trọng 166 42,9 Quan trọng 113 29,2 Không ý kiến 58 15,0 Không ý kiến 128 33,1 Ít quan trọng 23 5,9 Ít quan trọng 51 13,2 Hoàn toàn không quan trọng 8 2,1 Hoàn toàn không quan trọng 20 5,2 Giáo dục học sinh/sinh viên Phạt nặng người hút thuốc Rất quan trọng 182 47,0 Rất quan trọng 52 13,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  419 Đặc tính N % Đặc tính N % Quan trọng 140 36,2 Quan trọng 87 22,5 Không ý kiến 47 12,1 Không ý kiến 155 40,1 Ít quan trọng 12 3,1 Ít quan trọng 58 15,0 Hoàn toàn không quan trọng 6 1,6 Hoàn toàn không quan trọng 35 9,0 Cấm trẻ vị thành niên hút thuốc Rất quan trọng 207 53,5 Quan trọng 115 29,7 Không ý kiến 49 12,7 Ít quan trọng 9 2,3 Hoàn toàn không quan trọng 7 1,8 Trên 75% đối  tượng cho rằng các hoạt động  của Chính Phủ đóng vai trò quan trọng trong việc  cấm hút thuốc lá như truyền thông tác hại thuốc  lá,  giáo  dục  sinh  viên  học  viên  nói  không  với  thuốc lá, và cấm trẻ vị thành niên hút thuốc. Thái  độ  tích  cực  trong  việc  phòng  chống  hút  thuốc  được  đa  số  đối  tượng  trong  mẫu  nghiên  cứu  đồng tình. Các hoạt động khác như cấm sản xuất  thuốc  lá  và  phạt  nặng  người  hút  thuốc  không  được ủng hộ trong mẫu nghiên cứu (trên 50% đối  tượng không ý kiến hoặc cho rằng các  loại hình  này không hiệu quả). Điều này có thể phản ánh  thực trạng hút thuốc là vấn đề nan giải của cộng  đồng bởi vì  thuế  thuốc  lá  đóng góp không nhỏ  vào nền kinh tế và những người hút thuốc không  thể từ bỏ thuốc lá do nghiện, công việc, giao tiếp  hay stress. Trong khi đó báo cáo của Stobbe năm  2009 cho thấy tỷ lệ hút thuốc ở nam trưởng thành  giảm  nhờ  chiến  dịch  vận  động  từ  bỏ  thuốc  và  đánh thuế cao người hút thuốc.  Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc tính mẫu và hút thuốc lá  Đặc điểm Hút thuốc lá p PR (KTC95%) Không Có n (%) n (%) Trình độ học vấn Mù chữ 7 36,8 12 63,2 1 Cấp 1 19 22,1 67 77,9 0,183 2,057 (0,711–5,951) Cấp 2 28 24,8 85 75,2 0,275 1,771(0,635 – 4,937) Cấp 3 46 37,4 77 62,6 0,963 0,976 (0,359 – 2,657) Đại học/cao đẳng/THCN 29 65,9 15 34,1 0,036 0,302 (0,098 – 0,926) Sau đại học 1 50,0 1 50,0 0,718 0,583 (0,031 – 10,863) Tình trạng hôn nhân Kết hôn/sống chung 82 28,4 207 71,6 1 Độc thân/góa/ly dị/ly thân 48 49,0 50 51,0 0,000 0,413 (0,258 – 0,661) Kinh tế Dưới 1 triệu 34 47,9 37 52,1 1 1 - <2 triệu 19 37,3 32 62,7 0,244 1,548 (0,743 – 3,225) 2 - <3 triệu 19 33,9 37 66,1 0,115 1,789 (0,868 – 3,688) 3 - <4 triệu 31 27,0 84 73,0 0,004 2,490 (1,337 – 4,636) 4 triệu trở lên 27 28,7 67 71,3 0,012 2,280 (1,196 – 4,348) Nhóm tuổi 18-24 25 64,1 14 35,9 1 25-35 18 30,5 41 69,5 0,001 4,067(1,726 - 9,587) 36-45 18 22,5 62 77,5 0,000 6,151(2,659 - 14,229) 46-55 22 22,7 75 77,3 0,000 6,088 (2,712 - 13,666) >55 47 42,0 65 58,0 0,019 2,470 (1,162 - 5,250) Nghề nghiệp CNVC nhà nước 24 70,6 10 29,4 1 Công nhân 13 19,1 55 80,9 0,000 10,154 (3,912 – 26,352) Nghỉ hưu/nội trợ 39 46,4 45 53,6 0,019 2,769 (1,180 – 6,500) Khác 54 26,9 147 73,1 0,000 6,533 (2,933 – 14,554) Theo số liệu bảng ta thấy mối liên quan có ý  nghĩa  thống  kê  giữa  hút  thuốc  lá  với  các  đặc  điểm mẫu nghiên cứu như trình độ học vấn, tình  trạng  hôn  nhân,  kinh  tế,  nhóm  tuổi,  và  nghề  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 420 nghiệp (p<0,05).   Tỷ  lệ hút  thuốc ở những người có  trình độ  học vấn đại học, cao đẳng hay trung học chuyên  nghiệp thấp hơn những người mù chữ với PR =  0,302 và khoảng  tin cậy 95%  (0,098 – 0,926). Đa  phần đối tượng là công nhân, nghỉ hưu, nội trợ  và  làm nghề  tự do hút  thuốc nhiều hơn so với  đối tượng là cán bộ viên chức nhà nước. Người  công nhân hút thuốc cao gấp 10 lần cán bộ viên  chức nhà nước với khoảng tin cậy 95% (3,912 –  26,352). Đối tượng làm nghề khác hút thuốc cao  gấp  6,5  lần  đối  tượng viên  chức nhà nước với  khoảng  tin  cậy  95%  là  2,933  –  14,554. Các  đối  tượng nghỉ hưu hay nội trợ hút thuốc nhiều hơn  cán  bộ  viên  chức  nhà  nước  với  PR  =  2,769  và  khoảng tin cậy 95% (1,180 – 6,500). Điều này dễ  hiểu vì người có học vấn cao có thể tiếp cận với  khoa  học  công  nghệ  và  thông  tin  nên  ý  thức  được tầm quan trọng của sức khỏe và có thái độ  tích cực từ bỏ thuốc lá.  Xu hướng hút thuốc ở những đối tượng góa,  độc thân, ly dị hay ly thân ít hơn các đối tượng  kết  hôn  hay  sống  chung  với  PR  (0,413)  và  khoảng tin cậy 95% là 0,258 – 0,661. Trong cuộc  sống  gia  đình  có  thể  có  những mâu  thuẫn  và  xung đột làm cho các đối tượng dễ dàng tìm đến  thuốc lá để tìm quên hoặc giảm stress. Người có  thu nhập càng cao  thì hút thuốc càng nhiều. Ví  dụ như đối tượng có thu nhập 3 đến dưới 4 triệu  hút  thuốc  gấp  2,49  lần  đối  tượng  có  thu  nhập  dưới 1  triệu với khoảng  tin  cậy 95%  là 1,337 –  4,636. Tương tự như vậy, người có thu nhập cao  trên 4 triệu hút thuốc  lá cao gấp 2,28  lần người  có thu nhập thấp dưới 1 triệu với khoảng tin cậy  95%  (1,196  –  4,348). Người kiếm nhiều  tiền  thì  nhu cầu về các dịch vụ càng nhiều, trong đó hút  thuốc lá có thể là một trong những dịch vụ thiết  yếu của họ trong giao tiếp, làm ăn, hay hình thức  giảm stress.  Đối tượng càng lớn tuổi thì hút thuốc lá càng  nhiều, lứa tuổi trung niên có khuynh hướng hút  thuốc nhiều nhất có thể do họ có cảm giác buồn  chán và cô đơn do họ có nhiều  thời gian  trống  trải. Kết quả nghiên  cứu này  tương  tự với kết  quả  nghiên  cứu  của  tác  giả  Lỗ Ngọc  Phương  năm 2011(4). Đối tượng lứa tuổi 25‐ 35 hút thuốc  nhiều hơn gấp  4  lần  đối  tượng  18‐  24  tuổi với  khoảng  tin  cậy  95%  là  1,726‐ 9,587. Nhóm  tuổi  36‐ 45 hút  thuốc  lá  cao gấp 6  lần  so với nhóm  tuổi 18 – 24 với khoảng tin cậy 95% từ 2,659 đến  14,229. Tình trạng hút thuốc lá này tương tự với  nhóm 46 – 55 tuổi. Người lớn tuổi (>55 tuổi) hút  thuốc nhiều hơn người trẻ (18 – 24 tuổi) với PR  và khoảng tin cậy 95% lần lượt là 2,47 và 1,162 –  5,250.   Bảng 5: Mối liên quan giữa tầm quan trọng của các hoạt động cấm hút thuốc lá của Chính Phủ và tình trạng hút thuốc lá Đặc điểm Hút thuốc lá p PR(KTC95%) Không Có n (%) n (%) Truyền thông tác hại thuốc lá Rất quan trọng 56 42,4 76 57,6 1 Quan trọng 61 36,7 105 63,3 0,319 1,268 (0,795 – 2,025) Không ý kiến 9 15,5 49 84,5 0,001 4,012 (1,820 – 8,841) Ít quan trọng 3 13,0 20 87,0 0,013 4,912 (1,391 – 17,346) Hoàn toàn không quan trọng 1 12,5 7 87,5 0,130 5,158 (0,617 – 43,123) Phạt nặng người hút thuốc Rất quan trọng 15 28,8 37 71,2 1 Quan trọng 31 35,6 56 64,4 0,411 0,732 (0,348 – 1,540) Không ý kiến 60 38,7 95 61,3 0,202 0,642 (0,345 – 1,269) Ít quan trọng 20 34,5 38 65,5 0,527 0,770 (0,343 – 1,728) Hoàn toàn không quan trọng 4 11,4 31 88,6 0,042 3,142 (1,945 – 10,450) Giáo dục học sinh/sinh viên 0,597 Cấm sản xuất thuốc lá 0,064 Cấm trẻ vị thành niên hút thuốc 0,962 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  421 Kết  quả  bảng  5  ta  thấy  không  có mối  liên  quan giữa  thực  trạng hút  thuốc  lá với các hoạt  động như giáo dục học sinh, sinh viên nói không  với thuốc lá; cấm sản xuất thuốc lá; và cấm trẻ vị  thành niên hút thuốc. Tuy nhiên, các hoạt động  khác như truyền  thông tác hại  thuốc  lá và phạt  nặng  người  hút  thuốc  có mối  liên  quan  có  ý  nghĩa thống kê với thực trạng hút thuốc của đối  tượng (p<0,05).  Về  phương  diện  truyền  thông  tác  hại  hút  thuốc  lá, đối  tượng không ý kiến cao hơn gấp 4  lần đối  tượng cho  rằng hoạt động này  rất quan  trọng  với  khoảng  tin  cậy  95%  (1,820  –  8,841).  Tương tự như vậy, đối tượng cho rằng hoạt động  này  ít quan  trọng nhiều hơn gấp 4,9  lần ý kiến  hoạt  động  truyền  thông  rất  quan  trọng  với  khoảng  tin  cậy  95%  là  1,391  –  17,346.  Điều này  chứng tỏ hoạt động truyền thông không hiệu quả  có thể do nội dung không hấp dẫn đối tượng hay  thời gian truyền thông không phù hợp.   Ý kiến cho rằng hoạt động phạt nặng người  hút thuốc hoàn toàn không quan trọng cao hơn  gấp 3 lần ý kiến cho rằng hoạt động này rất quan  trọng với khoảng  tin cậy 95%  là 1,945 – 10,450.  Thực trạng này cho thấy việc thi hành luật có thể  chưa được sự ủng hộ nhiệt  tình của người dân  hay hình  thức này mới nên việc áp dụng chưa  hiệu quả.   KẾT LUẬN  Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hút thuốc  lá 66,4%, xác định được mối liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa thực trạng hút thuốc lá với các đặc  điểm mẫu nghiên cứu như trình độ học vấn, tình  trạng  hôn  nhân,  kinh  tế,  nhóm  tuổi  và  nghề  nghiệp; tuyên truyền tác hại hút thuốc lá và phạt  nặng  người  hút  thuốc.  Tuy  nhiên,  nghiên  cứu  không tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá  với các hoạt động khác như giáo dục học sinh,  sinh viên nói không với  thuốc  lá; cấm sản xuất  thuốc lá, và cấm trẻ vị thành niên hút thuốc.  KIẾN NGHỊ  Để cải thiện thực trạng hút thuốc lá và thực  thi  luật  của Chính  Phủ một  cách  có  hiệu  quả,  người dân cùng với các ban ngành đoàn thể phải  phối hợp nhịp nhàng trong các chiến dịch phòng  chống hút thuốc lá ở các nơi công cộng như nơi  làm việc, nhà hàng,  trạm xe buýt, quán  cà phê  hay bar. Những nơi này nên  có một khu dành  riêng cho người hút thuốc và các nhà quản lý là  người quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng  hút  thuốc  lá. Đưa chương  trình giáo dục về  tác  hại  của  hút  thuốc  lá  cho  sức  khỏe  vào  nhà  trường và các buổi giảng về tôn giáo (phật giáo,  thiên  chúa giáo,  tin  lành, hay  cao  đài)  để ngăn  chặn tình trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi vị thành  niên. Đối với nhà sản xuất, đánh  thuế cao  trên  các sản phẩm thuốc lá, yêu cầu bao bì nhãn mác  phải ghi rõ nội dung và hình ảnh cho  thấy hút  thuốc lá có hại cho sức khỏe. Hơn nữa, nhà sản  xuất phải có trách nhiệm chi trả tiền điều trị cho  những người bệnh do hút thuốc. Tăng giá thành  thuốc  lá và  đánh  thuế những người hút  thuốc  cũng là phương cách làm hạn chế tình trạng hút  thuốc. Mặt  khác,  bên  y  tế  nên  hỗ  trợ  điều  trị  miễn  phí  và  tham  vấn  cho  những  người  tình  nguyện bỏ thuốc lá.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Kanda H, Osaki Y, Kaneita Y, Itani O, Ikeda M and Ohida T  (2013). Smoking rate  trends of male 7th and 11th graders  in  Japan based on repeated, nationwide, cross‐sectional surveys  every 4 years from 1996 to 2008. Health, 5(8) 1241‐1246.  2. Lê Thị Thanh Hương  (2013) Hút  thuốc  lá  thụ động và  sức  khỏe trẻ em. Tạp chí y Tế Công Cộng. 23. 11‐19.  3. Moolchan ET  , Hudson DL, Schroeder  JR, Sehnert SS  (2004).  Heart  Rate  and  Blood  Pressure  Responses  to  Tobacco  Smoking  among  African‐American  Adolescents.  Journal  of  the National Medical Association. 96(6) 767‐71.  4. Phương Lỗ Việt  (2011) Một số yếu  tố  tác động đến mức độ  hút thuốc của nam vị thành niên và thanh niên. Phân tích số  liệu  của  Điều  tra  về  tình dục  và  sức  khoẻ  sinh  sản  của  vị  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 422 thành niên và thanh niên Hà Nội năm 2006).Nghiên cứu Gia  đình và Giới. 19(2)73‐84.  5. WHO  (2004) Gender  in  lung  cancer  and  smoking  research.  WHO. Switzerland. Pp. 12‐24.  6. WHO  (2010) Gender, women and  tobacco epidemic. WHO.  Geneva. Pp. 89‐90.  7. Yanping C, MaoY, Fan H  (2011) Cigarette  smoking practice  and  attitude,  and  proposed  effective  smoking  cessation  measures  among  college  student  smokers  in China. Health  education, 112(4), pp. 365‐379.  Ngày nhận bài báo:       4/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   10/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_hut_thuoc_la_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nam_tu_18_tuoi.pdf
Tài liệu liên quan