Tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con tại bệnh viện Long Thành Đồng Nai từ tháng 06/2008 đến 04/2009

Một nghiên cứu khác, cũng khẳng định rằng HBeAg(+) trong huyết thanh mẹ là yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, năm 2002, De-Zhong Xu nghiên cứu bệnh chứng về các yếu tố nguy cơ và cơ34 chế lây truyền HBV từ mẹ sang con, thấy rằng mẹ có HBeAg(+) làm tăng nguy cơ lây cho con lên 17 lần (OR=17, KTC 95%: 3,4-86,1).[11] Một số nghiên cứu trong nước như Phạm Song [6]; Hòang Công Long [3]; Phan Hùng Việt [7], cũng cho thấy HBeAg(+) làm tăng tỷ lệ lây từ mẹ sang con, mặc dù các tác giả trong nước chỉ xét nghiệm HBsAg qua máu cuống rốn. Khi HBeAg(+) phản ánh siêu vi đang tăng sinh thường kèm HBV DNA(+), nên tỷ lệ lây truyền sang con cao 70-90% [18], nhưng khi HBeAg(-) thì chỉ có những trường hợp thai phụ mang HBV DNA(+) mới lây truyền cho con, các trường hợp còn lại HBeAg và HBV DNA âm tính thì không lây.Tóm lại HBeAg(+) là một yếu tố làm tăng tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con 8,7 lần so với HBeAg(-)(PR=8,7 , KTC 95%: 4,4- 17). Nếu xét thêm yếu tố HBV DNA thì HBeAg(+) tăng tỷ lệ lây từ mẹ sang con khoảng 3 lần (PR=2,9 KT 95%: 1,61-5,53). Theo nhận định của một số tác giả như Ioannis S.E, Zhang SL. [14],[19],[23], thì lây truyền HBV từ mẹ sang con trong vùng dịch tễ lưu hành liên hệ mật thiết với tình trạng HBeAg và nồng độ siêu vi ở mẹ, còn vùng lưu hành thấp thì chỉ liên quan đến nồng độ siêu vi ở mẹ. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng số lượng siêu vi viêm gan B trong huyết thanh mẹ cao sẽ làm tăng tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con. Trong nghiên cứu của De-Zhong Xu, năm 2002, tác giả thấy rằng tỷ lệ lây từ mẹ sang con tăng lên rõ rệt khi nồng độ siêu vi viêm gan B trong máu mẹ cao, với p<0,01[11]. Tương tự, nghiên cứu của Yin YZ., năm 2006, thấy rằng tỷ lệ lây của HBV từ mẹ sang con tăng lên có ý nghĩa thống kê khi nồng độ siêu vi trong huyết thanh mẹ ≥ 107 bản sao/ml (÷2(2)=7,92, p<0,05). [22] Gần đây, năm 2007, tác giả Daniel Candotti, nghiên cứu trên 1386 thai phụ người Ghana, thấy rằng tỷ lệ lây từ mẹ sang con tăng rõ rệt khi nồng độ siêu vi viêm gan B ở mẹ ≥ 104 bản sao/ml, với RR=2,41 (KTC 95%:1,09-5,35 ,p=0,048), nếu có đột biến vùng trước nhân thì tỷ lệ lây tăng lên 11 lần, với RR=11,5 (KTC 95%: 1,68-79,2 ; p=0,00038).[10] 2008, tại Úc, nghiên cứu của Elke Waiseman, tác giả nghiên cứu đoàn hệ, lây truyền HBV từ mẹ sang con, tỷ lệ lây mẹ con sau 9 tháng theo dõi là 9% (4/47) ở những trẻ sanh ra từ mẹ có nồng độ siêu vi ≥ 108 bản sao /ml so với 0% (0/91) ở những trẻ sanh ra từ mẹ có nồng độ siêu vi dưới 108 bản sao /ml. [12]

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con tại bệnh viện Long Thành Đồng Nai từ tháng 06/2008 đến 04/2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 TỶ LỆ LÂY TRUYỀN HBV TỪ MẸ SANG CON TẠI BỆNH VIỆN LONG THÀNH ĐỒNG NAI TỪ THÁNG 06/2008 ĐẾN 04/2009 Đinh Văn Phuơng*, Ngô Thị Kim Phụng** * BV Đa Khoa Khu Vực Long Thành – Đồng Nai;**: Đại học Y dược Tp.HCM Tác giả liên lạc:.Ths.BS. ĐINH VĂN PHUƠNG Email:phuongdinh1125@yahoo.com Điện thoại: 0908669536 TÓM TẮT MỤC TIÊU: (1)Xác ñịnh tỷ lệ HBV DNA trong mu cuống rốn ở mẹ có HBsAg, (2) Xác ñịnh tỷ lệ HBV DNA(+), HBeAg(+) ở những sản phụ có HBsAg(+).(3) Phân tích mối liên quan giữa tình trạng HBV DNA con và các yếu tố HBV DNA mẹ, HBeAg mẹ. PHƯƠNG PHÁP: Thiết kế: cắt ngang. Dân số nghiên cứu: sản phụ ñủ tháng ñến sanh tại bệnh viện Long Thành –Đồng Nai từ tháng 06/08 ñến 04/09 có nhiễm siêu vi viêm gan B. Lấy huyết thanh ở máu mẹ làm HBeAg(test nhanh), HBV DNA bằng PCR ñịnh tính. Tương tự, huyết thanh máu cuống rốn con làm HBV DNA bằng PCR ñinh tính và HbsAg( test nhanh). KẾT QUẢ: Từ tháng 06/08 ñến 04/09 chúng tôi ñã tầm soát HBsAg ở 2860 sản phụ tại khoa sản Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Long Thành_Đồng Nai. Phát hiện 196 sản phụ có HBsAg(+) chiếm 6,85%, nhưng chỉ có 164 sản phụ tham gia phỏng vấn và ñược lấy máu cuống rốn bé khi sanh và máu tĩnh mạch mẹ làm xét nghiệm, 32 trường hợp do sanh ngay lúc nhập viện, kết quả HBsAg sau khi sanh, nên không lấy ñược máu cuống rốn bé. Trong 164 mẫu có 4 mẫu bị tán huyết, còn 160 mẫu ñược ñưa vào phân tích. Tỷ lệ HBV DNA dương tính trong máu cuống rốn là 36% (58/160). Tỷ lệ HBeAg dương tính và HBV DNA dương tính ở máu mẹ lần lượt là 42% (67/160) và 62% (99/160).Khi mẹ có HBeAg và HBV DNA âm tính, tỷ lệ lây cho con là 0%. Nếu mẹ có HBeAg âm tính và HBV DNA dươn tính, tỷ lệ này là 25%, mẹ có HBeAg và HBV DNA cùng dương tính thì tỷ lệ này lên ñến 74,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống khê với P=0,000 và PR=3 (95% KTC: 1,61-5,53). Kết luận: (1)Tỷ lệ HBV DNA dương tính trong máu cuốn rốn là 36%.(2) Tỷ lệ HBeAg và HBV DNA ở mẹ lần lượt là 42% và 62%.(3) Có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng HBV DNA con với HBeAg mẹ và HBV DNA mẹ. Nếu mẹ có HBeAg dương tính thì tỷ lệ lây cho con tăng gấp 3 lần so với mẹ có HBeAg âm tính. Từ khóa: HBV, lây truyền mẹ con MOTHER- TO- CHILD INFECTION PROPORTION OF HBV AT LONG THANH HOSPITAL- ĐONG NAI PROVINCE, VIETNAM, FROM 06/2008 TO 04/2009 AIMS: the aims of this study are to detect: (1) HBV DNA proportion in the neonatal cord blood, (2) positive HBeAg and positive HBV DNA proportion in the mother blood, (3) correlation between cord blood’s HBV DNA and HBeAg, HBV DNA in the mother blood. METHODS: Design: Cross-section; Target population: tern pregnancies were delivered at Long Thanh hospital – Đong Nai province-Viet Nam from 06/2008 to 04/2009; Materials: We collected mother blood’s serum that was tested HBeAg (rapid test) and quality PCR of HBV DNA. The same, cord blood’s serum was tested quality PCR of HBV DNA. RESULTS: During research time, we screened HBsAg in 2860 tern pregnancies who were delivered at Long Thanh hospital. We detected 196 cases who had positive HBsAg ( 6.85%). But, only 160 cases entered in our study because 32 cases lost cord blood at birth and 4 cases had hemolysis in the cord blood. Results include: cord blood’s positive HBV DNA proportion was 36% (58/160). Positive HBeAg proportion and positive HBV DNA proportion in the mother blood were 42% (67/160) and 62% (99/160). The mother have been both positive HBeAg and HBV DNA, mother to child infection proportion was 74.6%, negative HBeAg and positive HBV DNA, it was 25%, significant difference with p value= 0.000 and PR=3 (95% confident interval: 1.61- 5.53). CONLUSIONS: (1) Cord blood’s positive HBV DNA was 36%.(2) Positive HBeAg and HBV DNA proportion in the mother’s blood were 42% and 62%.(3) Significant correlation between cord blood’s HBV DNA and mother blood’s HBeAg and HBV DNA. The mother have been positive HBeAg, so mother-to-child infection proportion is higher about 3 times compare with negative HBeAg. Key words: HBV, mother to child infection ĐẶT VẤN ĐỀ 30 Viêm gan siêu vi B vẫn còn là vấn ñề lớn của sức khỏe trên thế giới. Phụ nữ mang thai vừa có HBsAg(+) và HBeAg(+) tỷ lệ lây mẹ-con trên 90% [2]. Người lớn nhiễm siêu vi viêm gan B chỉ có 5% trở thành người mang mầm bệnh mãn tính, ngược lại ñối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 4 tuổi thì tỷ lệ này lên ñến trên 90% do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện[1,5,8]. Một số nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ lây từ mẹ sang con thay ñổi từ 10-48%, qua xét nghiệm HBsAg máu cuống rốn[3,4,6,7,8]. Các nghiên cứu ngoài nước cho thấy tỷ lệ khoảng 10-41% với xét nghiệm HBV DNA máu tĩnh mạch trẻ sơ sinh[16],[18], [20], [22], [23]. Hiện nay tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào sử dụng HBV DNA xác ñịnh tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con. Tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con với xét nghiệm HBV DNA là bao nhiêu? Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con tại bệnh viện Long Thành –Đồng Nai từ tháng 06/08 ñến 04/09”, với mong muốn tìm ra tỷ lệ HBV DNA (+) trong máu cuống rốn tại thời ñiểm nghiên cứu. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính Xác ñịnh tỷ lệ HBV DNA trong máu cuống rốn của con ở mẹ có HBsAg(+). Mục tiêu phụ Xác ñịnh tỷ lệ HBV DNA(+), HBeAg(+) ở những sản phụ có HBsAg(+). Phân tích mối liên quan giữa tình trạng HBV DNA con và các yếu tố HBV DNA mẹ, HBeAg mẹ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang. Dân số mục tiêu: sản phụ bị nhiễm siêu vi viêm gan B tại huyện Long Thành –Đồng Nai. Dân số nghiên cứu: sản phụ ñủ tháng ñến sanh tại bệnh viện Long Thành –Đồng Nai từ tháng 06/08 ñến 04/09 có nhiễm siêu vi viêm gan B. Cỡ mẫu: xác ñịnh tỷ lệ trẻ sơ sinh mang HBV DNA(+) trong máu cuống rốn tại thời ñiểm sanh. 2 2 2/1 )1( d ppz n − = − α n: Cỡ mẫu tối thiểu; Xác suất sai lầm lọai I, = 5%=0,05; Z=1,96; P: Tỷ lệ ước lượng trẻ sơ sinh có HBV DNA(+) ở thời ñiểm sanh dựa trên các y văn [9],[10],[22] , p=0,1; d : Sai số cho phép 5%=0,05. Tính ñược n=139 trừ 10% trường hợp không lấy mẫu ñược do ñó cỡ mẫu là 153 sản phụ bị nhiễm. Tiêu chí chọn mẫu Những sản phụ thai ñủ tháng ñến sanh tại BV Long Thành từ tháng 06/08 ñến 04/09 có HBsAg(+). Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Vàng da, vàng mắt. Cấp cứu sản khoa, Apgar 5 phút < 5 ñiểm, Không lấy ñược máu cuống rốn hoặc mẫu máu bị tán huyết. Định nghĩa trẻ bị lây HBV từ mẹ sang con Trẻ bị lây HBV từ mẹ sang con khi HBV DNA dương tính trong máu cuống rốn. Xử lý số liệu Số liệu sẽ ñược nhập và quản lý bằng phần mềm Epi-data phiên bản 3.1 và ñược xử lý bằng phần mềm STATA 10.0. Vấn ñề y ñức Sản phụ tham gia ñược giải thích rõ về mục ñích nghiên cứu và ñồng ý, và ký cam ñoan. Tất cả các bảng thu thập số liệu, thông tin ñược giữ bí mật. Sản phụ sẽ ñược thông báo ñầy ñủ thông tin về tình trạng bệnh của mình và ñược khám, tư vấn giải thích các thắc mắc, xét nghiệm miễn phí. Tất cả các trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+) ñiều ñược tiêm vắc-xin r-HBvax hàm lượng 20mUI/1ml ngừa viêm gan B kể cả những trẻ sinh ra nhẹ cân (cân nặng lúc sanh < 2500g ), liều tiêm ngừa là 10 mUI/ lần, phác ñồ tiêm ngừa là 0-2-4. Do ñó nghiên cứu này không vi phạm về y ñức. Phương pháp thực hiện 31 Đối với mẹ: Được thu thập Tuổi , Nơi ở, Nghề nghiệp, Dân tộc, Số lần sanh, Cách sanh, Ra huyết khi mang thai, sản phụ sẽ ñược lấy 5ml máu, qua hai ống lấy máu khác nhau, ñánh số thứ tự lần lượt là: ống 1có 2ml; ống 2 có 3ml, mẫu máu gửi lên phòng xét nghiệm: Ống 1 gồm 2ml máu sẽ ñược quay ly tâm lấy huyết thanh lưu tại tủ ñông ñể làm xét nghiệm ñịnh tính HBeAg qua que thử nhanh, que thử do công ty ACON (Canada) sản xuất, giấy phép của bộ y tế VNDP:245 0405. 3ml máu còn lại ở ống 2 ñược quay li tâm lấy huyết thanh, mẫu huyết thanh sẽ ñược lưu tại tủ ñông của phòng xét nghiệm, và ñược giửi ñến MEDIC làm PCR HBV DNA ñịnh tính Đối với con giới tính, Tuổi thai, Cân nặng bé lúc sanh, Apgar 5 phút, Trẻ sinh ra sẽ ñược lấy 5ml máu cuống rốn ở phía mẹ, qua hai ống lấy máu khác nhau, lần lượt là: ống 1chứa 2ml máu cuống rốn; ống 2 chứa 3ml máu cuống rốn, mẫu máu gửi lên phòng xét nghiệm. Ống 1 gồm 2ml máu sẽ ñược quay ly tâm lấy huyết thanh lưu tại tủ ñông ñể làm xét nghiệm ñịnh tính HBsAg qua que thử nhanh, do công ty ACON (Canada) sản xuất, giấy phép của bộ y tế VNDP:2460405. 3ml máu còn lại ở ống 2 ñược quay li tâm lấy huyết thanh, mẫu huyết thanh sẽ ñược lưu tại tủ ñông của phòng xét nghiệm, và ñược giửi ñến MEDIC làm PCR HBV DNA ñịnh tính Đầu pipet là loại có màng siêu lọc và tinh sạch, ống ñựng huyết thanh là loại tinh sạch, găng sử dụng lọai không có bột talc. KẾT QUẢ Từ tháng 06/08 ñến 04/09 chúng tôi ñã tầm soát HBsAg ở 2860 sản phụ tại khoa sản Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Long Thành_Đồng Nai. Phát hiện 196 sản phụ có HBsAg(+) chiếm 6,85%, nhưng chỉ có 164 sản phụ tham gia phỏng vấn và ñược lấy máu cuống rốn bé khi sanh và máu tĩnh mạch mẹ làm xét nghiệm, 32 trường hợp do sanh ngay lúc nhập viện, kết quả HBsAg dương tính sau khi sanh xong, nên không lấy ñược máu cuống rốn bé. Trong 164 mẫu có 4 mẫu bị tán huyết, còn 160 mẫu ñược ñưa vào phân tích. Kết quả xét nghiệm ở sản phụ Tỷ lệ sản phụ có HBeAg dương tính : 42% (67/160) Tỷ lệ sản phụ có HBV DNA dương tính: 62% (99/160) Kết quả xét nghiệm ở trẻ sơ sinh Tỷ lệ trẻ có HBV DNA dương tính: 36% (58/160) Tỷ lệ trẻ có HBsAg dương tính: 31%. (50/160) BÀN LUẬN Tỷ lệ HBV DNA(+) ở con Trong nghiên cứu của chúng tôi, xét nghiệm HBV DNA máu cuống rốn cho 160 trẻ sơ sinh có mẹ mang HBsAg(+), có 58 trẻ có HBVDNA(+) chiếm 36%. Bảng 1.1: Tỷ lệ HBV DNA(+) ở con trong một số nghiên cứu Yếu tố Năm Tỷ lệ(%) Xét nghiệm chẩn ñoán Zhang SL. [23] 1998 41,5 HBV DNA/máu tĩnh mạch Daniel Candotti [10] 2007 9,5 HBV DNA/máu cuống rốn Shu-Ling Zhang [18] 2004 40,7 HBV DNA/máu tĩnh mạch Craig V. Towers [9] 2001 4 HBV DNA/máu cuống rốn Lui Y. [16] 2002 22,9 HBV DNA/máu cuống rốn Xiao-Mao Li 2004 27,3 HBV DNA/máu 32 [20] cuống rốn Han Bai [13] 2007 30 HBV DNA/máu cuống rốn Đinh Văn Phương 2009 36 HBV DNA/máu cuống rốn Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zhang SL., tỷ lệ HBV DNA(+) /HBsAg(+) là 41,5% (17/41) [23]. Tượng tự như kết quả của Shu-Ling Zhang, 40,7% tuy nhiên kết quả của Zhang có thể phản ánh tỷ lệ lây từ mẹ sang con chính xác hơn của chúng tôi vì tác giả xét nghiệm HBV DNA máu tĩnh mạch trẻ sơ sinh. So với tác giả Han Bai, tỷ lệ là 30% HBV DNA(+)/ máu cuống rốn [13], tỷ lệ của chúng tôi tương tự, do mẫu của chúng tôi chưa ñủ lớn ñể thấy sự khác biệt này. Kết quả của chúng tôi cao hơn Xiao-Mao Li, 27,3%, nhưng sự khác biệt này có lẽ do thiết kế nghiên cứu của chúng tôi khác nhau, tác giả nghiên cứu hiệu quả của HBIG ngăn chặn lây trong tử cung của HBV ở những thai phụ có HBsAg(+), tỷ lệ trên là trong nhóm chứng không sử dụng HBIG. So với, Liu Y., nghiên cứu tại Trung Quốc, năm 2002, trên 144 thai phụ có HBsAg(+), có 22,9% trẻ sinh ra có HBV DNA(+) trong máu cuống rốn, cỡ mẫu và thiết kế nghiên cứu, xét nghiệm HBV DNA, của tác giả tương tự chúng tôi, nhưng kết quả của chúng tôi cao hơn 36% so với 22,9%. Sự khác biệt này do thời ñiểm, nơi nghiên cứu khác nhau. Mặt khác, theo nghiên cứu của Craig V. Towers, năm 2001, tại California-Hoa Kỳ, nằm trong vùng dịch tễ lưu hành thấp, thấy rằng tỷ lệ HBV DNA(+) trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh có mẹ mang HBsAg(+) chỉ là 4% (3/72), kết quả trên so với các tác giả khác nằm trong vùng dịch tễ lưu hành cao có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng trong nghiên cứu của Daniel Candotti, nghiên cứu trên 1386 thai phụ người Ghana-Tây Phi, nằm trong vùng dịch tễ lưu hành cao, tỷ lệ hiện mắc lên ñến 16%, nhưng tác giả thấy rằng tỷ lệ HBV DNA(+) trong máu cuống rốn chỉ có 9,5%(13/137). Sự khác biệt này có thể do nhiễm típ siêu vi khác nhau giữa hai nhóm nghiên cứu khác nhau, Daniel Candotti trong nghiên cứu của mình ñã ñịnh típ siêu vi viêm gan B, thấy rằng có ñến 99% mang típ E và 1% là típ A1. Tuy chúng tôi không ñịnh típ siêu vi viêm gan B, nhưng theo các tác giả như Yang J.[21]Trung Quốc ; Lui C.J [15]Đài Loan , thấy rằng ở châu Á người nhiễm ña số là típ B và C của siêu vi viêm gan B, có ñặc ñiểm là siêu vi tăng sinh rất nhiều hơn so với các típ khác và diễn tiến ñến xơ gan và ung thư gan rất cao. Qua phân tích trên cho thấy rằng vấn ñề lây từ mẹ sang con của HBV vẫn chưa ñược rõ ràng, tỷ lệ nhiễm thay ñổi tùy theo vùng dịch tễ, thời ñiểm, phương pháp nghiên cứu và típ siêu vi viêm gan B khác nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 36% (KTC 95%:28,7-43,8%), phù hợp thống kê tỷ lệ lây HBV từ mẹ sang con trong vùng dịch tễ lưu hành từ 10-41% [16],[22],[20],[23],[18]. Nhưng kết quả của chúng tôi có khoảng tin cậy rộng, do cỡ mẫu chưa ñủ lớn, ñây cũng là hạn chế chính của ñề tài, do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nên chỉ có thể nghiên cứu cỡ mẫu trên 160 sản phụ có HBsAg(+), với sai số cho phép 5%. Kết quả trên chưa phản ánh chính xác tỷ lệ lây HBV từ mẹ sang con vì trong quá trình chuyển dạ do tử cung co thắt, bánh nhau co hồi làm cho máu mẹ thấm vào cuống rốn, trong trường hợp này máu cuống rốn không thể phản ánh chính xác tình trạng lây HBV từ mẹ sang con. Mối liên quan giữa tình trạng HBV DNA con và tình trạng HBV DNA mẹ và HBeAg mẹ Bảng 2.1: Liên quan giữa HBV DNA mẹ và HBeAg mẹ và HBV DNA con Yếu tố HBVDNAc on(+) N=58 (%) HBVDNA con(-) n =102(%) Tổng N=160 (%) HBVDN A mẹ HbeAg mẹ Am tính Âm tính 0 (0) 61 (100) 61 (100) Dương tính Duơng tính 50 (74,63) 17 (25,37) 67 (100) 33 Âm tính 8 (25) 24 (75) 32 (100) Tổng 58 41 99 Trong nghiên cứu của chúng tôi, 160 sản phụ có HBsAg(+), thì có 99 trường hợp có HBV DNA(+) trong huyết thanh, và 61 trường hợp HBV DNA(-), xét nghiệm HBV DNA trong máu cuống rốn trẻ sinh ra từ những bà mẹ này cho thấy: 61 trẻ mẹ có HBV DNA(-) thì tất cả ñiều âm tính với HBV DNA tỷ lệ 0% (0/61), ngược lại trong 99 trẻ có mẹ mang HBV DNA(+) thì có ñến 58 trẻ mang HBV DNA(+), chiếm tỷ lệ 58.6% (58/99), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,000 , chính xác của Fisher). Nếu xét riêng yếu tố HBeAg ở mẹ, thì kết quả tương tự, trong 160 sản phụ có HBsAg(+) thì có 67 có HBeAg(+), và 93 có HBeAg(-), trong 67 trẻ sinh ra có mẹ mang HBeAg(+) thì có ñến 50 trẻ có HBV DNA(+) chiếm tỷ lệ 74,6%, trong khi ñó 93 trẻ sinh ra từ mẹ HBeAg(-), chỉ có 8 trẻ có HBV DNA(+) chiếm tỷ lệ 8,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (÷2, p=0,000). PR (có HBeAg/ không HBeAg) =8,7 (KTC 95%: 4,4-17), nếu mẹ có HBeAg thì tỷ lệ lây cho con gấp 8,7 lần so với mẹ không có HBeAg. Nhưng nếu xét chung hai yếu tố HBeAg và HBV DNA ở mẹ thì tỷ lệ lây cho con như thế nào? Trong 67 sản phụ có HBeAg(+) thì 100% có HBV DNA(+), ngược lại trong 93 sản phụ có HBeAg(-) thì chỉ có 32 sản phụ có HBV DNA(+), chiếm tỷ lệ 34,4% (32/93), 61 sản phụ còn lại HBV DNA(-). Trong 61 trẻ sinh ra từ mẹ có HBeAg(-) và HBV DNA(-) tất cả ñều âm tính với HBV DNA. 67 trẻ sinh ra từ mẹ có HBeAg(+) và HBV DNA(+) thì có 50 trẻ có HBV DNA(+), chiếm tỷ lệ 74,63%. 32 trẻ sinh ra từ mẹ có HBeAg(-) và HBV DNA(+) thì có 8 trẻ có HBV DNA(+), chiếm tỷ lệ 25%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (÷2, p=0,000 và ÷2 Manstel-Hansel, p=0,000). PR (có HBeAg/không HBeAg) = 2,98 (KTC 95%: 1,61-5,53) trong nhóm sản phụ có HBV DNA(+). Bảng 2.2 : Tỷ lệ HBV DNA(+) liên quan ñến tình trạng HBeAg một số nghiên cứu Tác giả Tình trạng HBeAg Tỷ lệ HBV DNA(+) con(%) Shu-Ling Zhang [18] HBeAg(+) 92,9 (Trung Quốc) HBeAg(-) 14,8 Quin Xu [17] HBeAg(+) 83,3 Liu Y [16] HBeAg(+) 70,5 HBeAg(-) 16,1 Daniel Candotti [10] HBeAg(+) 72,7 HBeAg(-) 16,7 Đinh Văn Phuơng HBeAg(+) 74,6 HBeAg(-) 25 Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự trong nghiên cứu của Shu-Ling Zhang nếu mẹ có HBeAg(+) tỷ lệ lây cho con là 92,9%, HBeAg(-) tỷ lệ lây chỉ 14,8% và trong nghiên cứu của Daniel Candotti nếu mẹ có HBeAg(+) thì tỷ lệ lây cho con cao hơn trong nhóm có HBeAg(-), 72,7% so với 16,7%. [10,18] Trong nghiên cứu của Quin Xu, tác giả nghiên cứu trên 52 thai phụ có HBsAg(+) và HBeAg(+), HBV DNA(+), chia làm 2 nhóm: nhóm sử dụng HBIG gồm 28 thai phụ, nhóm không sử dụng HBIG 24 thai phụ, kết quả trong nhóm chứng có 83,3%(19/24) trẻ sơ sinh có HBV DNA(+) trong máu cuống rốn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, mẹ có HBeAg(+) tỷ lệ lây cho con là 74,6%; HBV DNAmẹ(+) tỷ lệ lây là 58,6%. Tương tự với nghiên cứu của Liu Y., nếu mẹ có HBeAg(+) thì tỷ lệ HBV DNA(+) trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh là 70,5%; HBeAg(-) thì tỷ lệ này là 16,1%; nếu HBV DNA(+) ở mẹ thì tỷ lệ lây lên ñến 61,1%. [16] Một nghiên cứu khác, cũng khẳng ñịnh rằng HBeAg(+) trong huyết thanh mẹ là yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, năm 2002, De-Zhong Xu nghiên cứu bệnh chứng về các yếu tố nguy cơ và cơ 34 chế lây truyền HBV từ mẹ sang con, thấy rằng mẹ có HBeAg(+) làm tăng nguy cơ lây cho con lên 17 lần (OR=17, KTC 95%: 3,4-86,1).[11] Một số nghiên cứu trong nước như Phạm Song [6]; Hòang Công Long [3]; Phan Hùng Việt [7], cũng cho thấy HBeAg(+) làm tăng tỷ lệ lây từ mẹ sang con, mặc dù các tác giả trong nước chỉ xét nghiệm HBsAg qua máu cuống rốn. Khi HBeAg(+) phản ánh siêu vi ñang tăng sinh thường kèm HBV DNA(+), nên tỷ lệ lây truyền sang con cao 70-90% [18], nhưng khi HBeAg(-) thì chỉ có những trường hợp thai phụ mang HBV DNA(+) mới lây truyền cho con, các trường hợp còn lại HBeAg và HBV DNA âm tính thì không lây.Tóm lại HBeAg(+) là một yếu tố làm tăng tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con 8,7 lần so với HBeAg(-)(PR=8,7 , KTC 95%: 4,4- 17). Nếu xét thêm yếu tố HBV DNA thì HBeAg(+) tăng tỷ lệ lây từ mẹ sang con khoảng 3 lần (PR=2,9 KT 95%: 1,61-5,53). Theo nhận ñịnh của một số tác giả như Ioannis S.E, Zhang SL. [14],[19],[23], thì lây truyền HBV từ mẹ sang con trong vùng dịch tễ lưu hành liên hệ mật thiết với tình trạng HBeAg và nồng ñộ siêu vi ở mẹ, còn vùng lưu hành thấp thì chỉ liên quan ñến nồng ñộ siêu vi ở mẹ. Nhiều nghiên cứu gần ñây cũng cho thấy rằng số lượng siêu vi viêm gan B trong huyết thanh mẹ cao sẽ làm tăng tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con. Trong nghiên cứu của De-Zhong Xu, năm 2002, tác giả thấy rằng tỷ lệ lây từ mẹ sang con tăng lên rõ rệt khi nồng ñộ siêu vi viêm gan B trong máu mẹ cao, với p<0,01[11]. Tương tự, nghiên cứu của Yin YZ., năm 2006, thấy rằng tỷ lệ lây của HBV từ mẹ sang con tăng lên có ý nghĩa thống kê khi nồng ñộ siêu vi trong huyết thanh mẹ ≥ 107 bản sao/ml (÷2(2)=7,92, p<0,05). [22] Gần ñây, năm 2007, tác giả Daniel Candotti, nghiên cứu trên 1386 thai phụ người Ghana, thấy rằng tỷ lệ lây từ mẹ sang con tăng rõ rệt khi nồng ñộ siêu vi viêm gan B ở mẹ ≥ 104 bản sao/ml, với RR=2,41 (KTC 95%:1,09-5,35 ,p=0,048), nếu có ñột biến vùng trước nhân thì tỷ lệ lây tăng lên 11 lần, với RR=11,5 (KTC 95%: 1,68-79,2 ; p=0,00038).[10] 2008, tại Úc, nghiên cứu của Elke Waiseman, tác giả nghiên cứu ñoàn hệ, lây truyền HBV từ mẹ sang con, tỷ lệ lây mẹ con sau 9 tháng theo dõi là 9% (4/47) ở những trẻ sanh ra từ mẹ có nồng ñộ siêu vi ≥ 108 bản sao /ml so với 0% (0/91) ở những trẻ sanh ra từ mẹ có nồng ñộ siêu vi dưới 108 bản sao /ml. [12] Hạn chế của nghiên cứu Với mục ñích xác ñịnh tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con, chúng tôi chọn thiết kế nghiên cứu cắt ngang là phù hợp, tuy nhiên trong nghiên cứu này vẫn còn hạn chế nhiều mặt: Chọn sai số tuyệt ñối d=0,05, cỡ mẫu nghiên cứu 160, nhưng tỷ lệ HBV DNA(+) trong máu cuống rốn có khoảng tin cậy 95% dao ñộng quá rộng 28,72-43,78%, ñể khắc phục tình trạng này phải hạ sai số tuyệt ñối xuống, ñồng nghĩa với việc tăng cỡ mẫu, nhân lực và chi phí. Xét nghiệm HBV DNA trong máu cuống rốn, có thể vây nhiễm máu mẹ trong quá trình sanh, trong quá trình lấy máu, do ñó kết quả HBV DNA(+) chưa phản ánh chính xác tình trạng lây từ mẹ sang con, ñể khắc phục ñiều này xét nghiệm máu tĩnh mạch trẻ, tuy nhiên ñây là thủ thuật xâm lấn, sản phụ sẽ khó chấp nhận hơn, và tại bệnh viện không có kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch trẻ sơ sinh. KẾT LUẬN Thông qua thực hiện ñề tài “ Tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con trong tử cung tại bệnh viện Long Thành-Đồng Nai từ tháng 06/08 ñến 04/09” trên 160 cặp sản phụ và trẻ sơ sinh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Tỷ lệ HBV DNA dương tính trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh là 36% tỷ lệ HBsAg dương tính trong máu cuống rốn là 31%. Tỷ lệ HBV DNA dương tính trong huyết thanh mẹ là 62%, tỷ lệ HBeAg mẹ dương tính là 42%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng HBV DNA con với tình trạng HBeAg mẹ và HBV DNA mẹ (p=0,000). Nếu mẹ có HBeAg dương tính làm tăng tỷ lệ lây từ mẹ sang con lên ñến 3 lần (KTC 95%: 1,61-5,53) so với mẹ không có HBeAg dương tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Ngọc Nga. (2003). Nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong chủng ngừa viêm gan siêu vi B tại TP. Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ y học, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 35 2. Châu Hữu Hầu. ( 1995). Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ học nhiễm virút viêm gan trong cộng ñồng dân cư tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Học Viện Quân Y, Hà nội, 31-67. 3. Hòang Công Long. (1998). Kết quả ñiều tra tỉ lệ nhiễm virút viêm gan B từ mẹ sang con trên nhóm sản phụ tại TP. Đà Lạt 4. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phan Văn Quyền, Trương Công Hổ. (1995). Viêm gan siêu vi B và bà mẹ, sơ sinh. Báo cáo hội nghị viêm gan, Trường Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Hữu Chí. (2004). Một số ñặc ñiểm của bệnh viêm gan siêu vi. NXB TP.Hồ Chí Minh. 6. Phạm Song, Đào Đình Đức, Đỗ Trung Phấn và cộng sự. (1991). Sự lan truyền của mẹ qua nhũ nhi của viêm gan cấp. Hội thảo khoa học kỹ niệm 100 năm ngày sinh của Pasteur tại TP.Hồ Chí Minh, 17- 18/12/1991. 7. Phan Hùng Việt. (2004). Khảo sát tình hình nhiễm HBV ở các thai phụ sanh tại khoa sản bệnh viện ña khoa Trà Vinh. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 8. Trần Thị Lợi. (1996). Lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang con. Khả năng dự phòng. Luận văn phó tiến sĩ khoa học y dược, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 9. Craig V.Tower, Asrat T, Pamela Rumney. (2001). the presence of hepatitis B surface antigen and deoxyribonucleic acid in amniotic fluid cord blood. Am J Obstet Gynecol, 184, 1514-1520. 10. Daniel Candotti, & Allain J-P, Kwabena D. (2007). Maternofetal transmission of hepatitis B virus genotype E in Ghana, west Africa. Journal of General Virology, 88, 2686-2695. 11. De-Zong-Xu, Yan Y-P., Bernard C.K., Jian-Qui Xu, Ke Men, Jing-Xia Zhang, Zhi-Hua Liu, Fu-Sheng Wang. (2002). Risk factors and mechanism of transplacental tranmission of hepatitis B virus: A case- control study. Journal of Medical Virology, 67(1), 20-26. 12. ElkeWiseman, Fraser M.A., Sally Holden. (2009). Perinatal transmission of hepatitis B virus: an Australian experience. MJA, 190(9), 489-492. 13. Han-Bai, Zhang L., Li Ma, Xiao-Guang Dou, Guo-He Feng, Gui-Zhen Zhao. (2007). Relationship of hepatitis B virus infection of placental barrier and hepatitis B virus intra-uterine transmission mechanism. World J Gastroenterol, 13(26), 3625-3630. 14. IoannisS.Elefsiniotis, Glynou I., Ioanna Magaziotou, Konstantinos D. Pantazis, Nikolaos V. Fotos, Hero Brokalaki, & Helen Kada, G. S. (2006). HBeAg negative serological status and low viral replication levels characterize chronic hepatitis B virus-infected women at reproductive age in Greece: A one-year prospective single center study. World J Gastroenterol, 11(31), 4879-4882. 15. Liu C J., Kuang J., Chen PJ., Lai My, Chen DS. (2002). Molecular epidemiology of hepatitis B virus serotypes and genotypes in Taiwan. J. Biomed Sci., 9(2), 166-170. 16. Liu Y., Kuang J., Zhang R, Lin S, Ding H, Lui X. (2002). Analysis about clinical data of intrauterine infection of hepatitis B virus. zhonghua Fu Chan Ke Za Zhi, 37(8), 465-468. 17. Qin-Xu, Xiao L., Xiao-Bo Lu, Yue-Xin Zhang, Xia Cai. (2006). A randomized controlled clinical trial: Interruption of intrauterine transmission of hepatitis B virus infection with HBIG. World J Gastroenterol, 12(21), 3434-3437. 18. Shu-Lin-Zhang, Yue Y-F. Gui-Qin Bai, Lei Shi, Hui Jiang. (2004). Mechanism of intrauterine infection of hepatitis B virus. World J Gastroenterol, 10(2), 437-438. 19. Tram T. Tran, and Emmet B. Keeffe. (2008). Management of the Pregnant Hepatitis B Patient. Current Hepatitis Reports, 7, 12-17. 20. Xiao-Mao-Li, Shi M-F., Yue-Bo Yang, Zhong-Jie Shi, Hong-Ying Hou, Hui-Min Shen, Ben-Qi Teng. (2004). Effect of hepatitis B immunoglobulin on interruption of HBV intrauterine infection. World J. Gastroenterol, November 1, 10(21), 3215-3217. 21. Yang J., Guo Y, Dai L. (2002). Classification of genotyping hepatitis B virus with multiplex PCR. Zhonghua Gan Zang Zhi, 10(1), 55-57. 22. Yin YZ, Chen XW, Li XM, Hou HY, Shi ZJ. (2006). intrauterine HBv infection: risk factors and impact of HBV DNA. Nan Fang Yi Ke Da Xue Xue Bao, 26(10), 1452-1454. 23. Zhang-SL., Hang XB, Yue YF. (1998). Relationship Between HBV viremia level of pregnant Women and intrauterine infection: Neated PCR for detection of HBV DNA. World J. Gastroenterol, November 1, 4(1), 61-63.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_lay_truyen_hbv_tu_me_sang_con_tai_benh_vien_long_thanh.pdf
Tài liệu liên quan