Tỷ lệ mang HBsAg và một số yếu tố nguy cơ mang HBsAg của các thành viên trong hộ gia đình: Nghiên cứu cộng đồng tại một xã miền Trung (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)

Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa thấy rõ mối liên quan giữa nhiễm HBV của bố mẹ với con cái họ, cũng giống như kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Tiên Phong (Ba Vì, 2008)(6). Ngược lại, trong nghiên cứu tại cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc năm 2008 (Bản Cầm, Bảo Thắng, Lao Cai) với số đối tượng nghiên cứu tương đương (1146 người), mối liên quan giữa HBsAg(+) của mẹ và nhất là của cả bố lẫn mẹ đối với tình trạng mang HBsAg của con rất chặt chẽ; con các mẹ HBsAg(+) có nguy cơ mang HBsAg cao gấp 15 lần so với con các mẹ HBsAg(-), và nếu cả bố và mẹ đều mang HBsAg, các con họ có nguy cơ mang HBsAg cao gấp đến 45 lần so với trẻ có cả bố và mẹ HBsAg(-)(8). Chúng tôi chưa biết nguyên nhân tại sao có sự khác biệt như vậy trong 2 nghiên cứu cùng loại và cùng cỡ mẫu, chỉ khác nhau về nhóm đối tượng là đồng bằng và miền núi. Điều này gợi ý chúng tôi đi sâu hơn trong những nghiên cứu cùng loại tiếp theo. Kết quả nghiên cứu này về mối liên quan giữa tiền sử có vàng da cấp với tỷ lệ mang HBsAg thấp hơn rõ rệt so với nhóm không có tiền sử vàng da trong quần thể và cùng xu hướng tuy chưa có ý nghĩa thống kê ngay cả trong nhóm 275 đối tượng của 63 gia đình có người HBsAg(+), điều này có vẻ trái với thông lệ và cần được nghiên cứu kỹ càng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có thể lý giải rằng đây là nhóm những đối tượng chưa hề tiếp xúc với kháng nguyên viêm gan B trước đó, chưa có miễn dịch nên bị nhiễm vi rút và bị viêm gan B cấp tính, nhưng sau đó cơ thể đã tiêu diệt được vi rút và trở nên có miễn dịch chủ động như đại đa số các trường hợp viêm gan cấp khác đã được chứng minh, trong khi một phần các đối tượng không có tiền sử vàng da cấp là do đã có vi rút viêm gan B trong máu. Nhóm đối tượng có tiền sử tiêm truyền có nguy cơ mang HBsAg cao hơn khi xem xét trong toàn bộ quần thể nghiên cứu và trở nên rất có ý nghĩa khi xem xét trong nhóm 275 người của 63 gia đình có người mang HBsAg. Tuy số lượng đối tượng còn ít, giá trị khẳng định chưa cao, nhưng đó cũng là một thông điệp cảnh báo về hậu quả tiêm truyền đối với nhiễm vi rút viêm gan B nói riêng cũng như các bệnh lây qua đường máu khác nói chung. Cần nghiên cứu sâu và rộng hơn để có kết luận chắc chắn về tác động của tiêm truyền đối với sự lây truyền vi rút viêm gan B, dù ngày nay việc sử dụng các dụng cụ tiêm truyền một lần duy nhất đã hạn chế rất nhiều tác hại lây truyền bệnh của dụng cụ tiêm truyền.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ mang HBsAg và một số yếu tố nguy cơ mang HBsAg của các thành viên trong hộ gia đình: Nghiên cứu cộng đồng tại một xã miền Trung (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 TỶ LỆ MANG HBsAg VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ MANG HBsAg CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỘ GIA ĐÌNH: NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG TẠI MỘT XÃ MIỀN TRUNG (XÃ QUỲNH ĐÔI, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN) Nguyễn Văn Bàng*, Nguyễn Thị Vân Anh** TÓM TẮT Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là vấn đề lớn của y tế công cộng, vì HBV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư gan. Mục tiêu. (1) Xác định tỷ lệ mang HBsAg ở các thành viên của các hộ gia đình tại một cộng đồng nông thôn đồng bằng miền Trung, (2) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mang HBsAg của quần thể này. Đối tượng, phương pháp. Nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng trên 1047 đối tượng là thành viên của 305 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên từ 1220 hộ với 5200 thành viên ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Xác định HBsAg bằng kỹ thuật ELISA. Đánh giá mối liên quan về tình trạng mang HBsAg giữa các thành viên trong gia đình bằng test λ2, đánh giá nguy cơ mang HBsAg bằng phân tích đơn và đa biến logistic regression. Kết quả. Có 8,9% (93/1047) số đối tượng mang HBsAg. Số người HBsAg(+) tập trung trong 63 hộ gia đình gồm 275 thành viên. Nam giới có tỷ lệ HBsAg(+) là 12,2% (56/460), cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ 6,3% (37/587) ở nữ giới (p<0,001); nguy cơ mang HBsAg ở nữ giới giảm hơn 2 lần so với nam giới (OR (95%CI.): 0,53 (0,29-0,95)). Trẻ em ≤10 tuổi có tỷ lệ HBsAg(+) là 3,4% (5/146), thấp hơn rõ rệt so với tỷ lệ 9,8% (88/901) ở những người lứa tuổi cao hơn (p10 tuổi (OR (95% CI): 0,23 (0,09-0,63)). Những trẻ từ con thứ 3 trở lên có tỷ lệ HBsAg(+) cao hơn các anh chị, kể cả trong quần thể lẫn trong nhóm 275 thành viên của 63 gia đình có người HBsAg(+). Những đối tượng có tiền sử vàng da cấp có tỷ lệ HBsAg(+) thấp hơn những đối tượng khác trong quần thể (p<0,001), ít nguy cơ mang HBsAg hơn hẳn nhóm không có tiền sử vàng da (OR(95%CI): 0,33 (0,16-0,66)). Trong nhóm 275 đối tượng thuộc 63 hộ gia đình có người HBsAg(+), tỷ lệ HBsAg(+) ở nhóm có tiền sử tiêm truyền là 37,7% (83/220), cao hơn tỷ lệ 18,2% (10/55) ở nhóm chưa từng tiêm truyền bao giờ (p<0,006); nhóm có tiền sử tiêm truyền có nguy cơ HBsAg(+) cao gấp gần 3 lần (OR (CI95%): 2,73 (1,30-5,70)). Không thấy có mối liên quan giữa tình trạng HBsAg của bố hoặc mẹ với tình trạng mang HBsAg của các con họ trong nghiên cứu này. Kết luận. Tỷ lệ mang HBsAg ở quần thể nghiên cứu này phù hợp với đặc điểm vùng dịch tễ cao của nước ta. Cần nghiên cứu sâu thêm để làm rõ hơn vai trò lây truyền từ mẹ sang con, tác động của tiêm chủng và hậu quả tiêm truyền đối với sự thay đổi tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B tại cộng đồng. Từ khoá: HBsAg, tiêm phòng viêm gan B, thành viên hộ gia đình, tiêm truyền, vàng da. ABSTRACT HBsAg RATE AND RISK FACTOR FOR HBsAg CARRIAGE IN HOUSEHOLD MEMBERS: A COMMUNITY-BASED STUDY AT QUYNH DOI VILLAGE (QUYNH LUU, NGHE AN) Nguyen Van Bang, Nguyen Thi Van Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 116 - 122 Hepatitis B virus (HBV) infection is now becoming one of main preoccupations of public health in Vietnam * Bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội, ** Bộ môn Giáo dục Y học ĐH Y Hà Nội Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, ĐT: 0903293212, Email: hongbang52@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2 due to its devastating outcomes (active chronic hepatitis, hepatic cirrhosis and cancer). Objectives. To assess HBsAg(+) rate and risk factor for being HBsAg carriers among household members of a healthy population living in a community in central region. Population and methods. A community-based cross-sectional study was carried out on 1047 healthy members of 305 households randomly selected from a rural commune with 5,200 inhabitants of 1,220 households. HBsAg was determined by ELISA technique. Data related to demographic features and intendedly studied factors (past history of transient jaundice and of IM/IV injection, and hepatitis B vaccination) were collected using structured questionnaire. The data were analyzed using λ2 test and univariate and multivariate logistic regression technique. Results. HBsAg rate was 8.9% (93/1047), aggregated in 63 households with 275 subjects. Female were significantly less affected than male (6.3% versus 12.2%, respectively, p<0.001) with likelihood of HBsAg carrying reduced to a half (OR (95%CI.): 0.53 (0.29-0.95)). Children of age profiting from hepatitis B prophylaxis (≤10 years old) were significantly less affected than others (3.4% versus 9.8% respectively, p<0.005) with 4.3 fold reducing risk (OR (95% CI): 0.23 (0.09-0.63)). The HBsAg rate was significantly higher in third siblings or younger than in their elder brothers/sisters regarding either the whole study population or in 63 households with affected members. In the whole study population, HBsAg rate was significantly lower in subjects with jaundice history than in others (3.7% versus 10.3% respectively, p<0.001), with 3 fold reducing risk (OR (95%CI): 0.33 (0.16-0.66)). Amongst 275 subjects from 63 households with at least one HBsAg positive person, HBsAg rate was significantly higher in those who got injection at least once in the life than others (37.7% versus 18.2% respectively, (p<0.006), with 2.7 fold higher in likelihood of HBsAg(+) (OR (CI95%): 2.73 (1.30-5.70)). There was no significant relationship between HBsAg status of parent and that of their children in this study. Conclusion. Prevalence of hepatitis B virus chronic carriers in this study population is as high as reported in previous studies in the country. Further in-depth studies looking at the role of parent-to-children transmission, protective role of vaccination as well as hazardous role of injection on hepatitis B virus transmission were warranted. Key words: HBsAg, hepatitis B vaccination, household members, injection, jaundice. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm virus viêm gan B (HBV) đang là vấn đề lớn của y tế công cộng. Khoảng 2/3 dân số thế giới có tiền sử nhiễm HBV, trong đó gần 400 triệu người trở thành người mang HBV mạn tính. Hàng năm có hơn một triệu người trên thế giới tử vong vì các bệnh liên quan đến nhiễm HBV mà chủ yếu là do mang HBV mạn tính (suy gan, xơ gan, ung thư gan). Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm HBsAg mạn tính cao (từ 8 đến 25%) nên nhiễm HBV và các bệnh gan liên quan là gánh nặng y tế nên đang rất được quan tâm trong chiến lược y tế quốc gia. Nghiên cứu dịch tễ học nhiễm HBV trên những đối tượng cùng một gia đình có giá trị lớn trong việc đánh giá sự lây truyền HBV, giúp đề ra chiến lược phòng bệnh, nhưng đến nay có rất ít nghiên cứu về tình hình nhiễm HBV của tất cả các thành viên trong cùng hộ gia đình tại Việt Nam và ngay cả trên thế giới(6,9,1); đại đa số các nghiên cứu đều chỉ mới tiến hành trên các đối tượng không cùng một gia đình(2,3,4,5,10). Chúng tôi nghiên cứu đề tài này trên tất cả các đối tượng trong từng hộ gia đình tại một cộng đồng miền Trung (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), nhằm (1) xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong các thành viên của từng hộ gia đình (2) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mang vi rút viêm gan B của quần thể đối tượng nghiên cứu trên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là 1047 thành viên của 305 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên từ 1.220 hộ với 4200 thành viên thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trong đó 404 là nam (43,9%) và 550 nữ (56,1%). Chỉ chọn vào nghiên cứu này những hộ có tất cả các thành viên đều chấp nhận tham gia nghiên cứu. Huyết tương chiết tách từ 3-5ml máu được giữ trong bình lạnh bảo quản vac-xin, vận chuyển về cất giữ ở -400C, xác định HBsAg bằng kỹ thuật ELISA và chuẩn độ ALT (GPT) bằng phương pháp đo động học enzyme tại phòng xét nghiệm trung tâm Đại học Y Hà Nội. Đặc điểm dân số học và một số yếu tố có thể liên quan đến tình trạng lây nhiễm HBV như tiêm truyền, tiền sử vàng da cấp, tiền sử tiêm chủng viêm gan ở trẻ em sinh từ sau khi vắc-xin viêm gan B được đưa vào lịch tiêm chủng mở rộng trong cả nước được triển khai tại địa phương (2001) được thu thập bằng bộ câu hỏi điều tra hộ gia đình (questionnaire). Các số liệu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y-sinh học (λ2 và logistic regression) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 12.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong tổng số 1047 đối tượng từ 305 hộ gia đình, có 93 đối tượng HBsAg(+) (8,9%), trong số này có 7 đối tượng enzyme ALT tăng hơn bình thường (>40 IU), trong đó có 2 người men ALT cao >2 lần so với bình thường. Phân bố tình trạng mang HBsAg theo giới và theo từng thành viên trong hộ gia đình của quần thể nghiên cứu được trình bày trong hình 1 và 2. 404 56 557 37 0 100 200 300 400 500 600 Số ñối tượng Nam Nữ Giới (+) (-) Hình 1: Phân bố tình trạng mang HBsAg theo giới của quần thể nghiên cứu. 159 24 257 16 197 20 153 11 58 12 130 10 0 50 100 150 200 250 300 Số ñối tượng Bố Mẹ Con1 Con 2 Con ≥3 Người khác Thành viên hộ gia ñình (+) (-) Hình 2: Phân bố tình trạng mang HBsAg của các thành viên hộ gia đình trong quần thể nghiên cứu. Sự khác biệt về tỷ lệ HBsAg(+) giữa nam (12,2%) và nữ (6,3%) rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sự khác nhau về tỷ lệ HBsAg(+) giữa bố (13,1%), mẹ (5,9%), con đầu (9,2%), con thứ hai (6,7%), con thứ 3 trở lên (17,1%) và những thành viên khác bao gồm: ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, anh em họ (7,1%) có ý nghĩa thống kê (p=0,015). Bảng 1 đánh giá mối liên quan giữa HBsAg(+) với một số đặc điểm dân số học (tuổi, giới, ngôi thứ trong gia đình), một số sự kiện như tiền sử có vàng da cấp tính, tiền sử tiệm phòng viêm gan B (bắt đầu triển khai cho trẻ tại địa phương từ 2001) và tiền sử có tiêm truyền ít nhất 1 lần trong quá khứ. Bảng 1. Mối liên quan giữa HBsAg(+) trong quần thể với một số yếu tố được nghiên cứu. Yếu tố N HBsAg(+) (%) p OR (95% CI) OR© (95% CI) Nam 460 56 (12,2) 1,00 Giới Nữ 587 37 (6,3) <0,001 0,53 (0,29-0,95) 0,44 (0,28-0,69) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4 Yếu tố N HBsAg(+) (%) p OR (95% CI) OR© (95% CI) >10 tuổi 901 88 (9,8) 1,00 0,29 (0,12-0,73) Tuổi ≤10 tuổi 146 5 (3,4) <0,005 0,23 (0,09-0,63) Bố 183 24 (13,1) 1,00 Mẹ 273 16 (5,9) 0,71 (0,29-1,70) Con 1 217 20 (9,2) 1,12 (0,56-2,23) Con 2 164 11 (6,7) 0,95 (0,41-2,18) Con 3 70 12 (17,1) 3,14 (1,34-7,36) Ngôi thứ Người khác 140 10 (7,1) <0,015 0,79 (0,34-1,84) Không 803 84 (10,3) 1,00 TS vàng da cấp: Có 244 9 (3,7) <0,001 0,33 (0,16-0,66) 0,35 (0,21-0,69) Không 809 77 (9,5) 0,18 1,00 Tiêm phòng VGB: Có 238 16 (6,7) 0,68 (0,39-1,20) Không 188 11 (5,9) 1,00 TS tiêm truyền: Có 859 82 (9,5) 0,11 1,70 (0,89-3,25) © Phân tích đa biến logistic regression kỹ thuật bước lùi (conditional backward-stepwise) với các tham số: giới, nhóm tuổi, thứ bậc trong gia đình, tiền sử vàng da cấp, tiêm chủng và tiền sử tiêm truyền. Nữ có tỷ lệ HBsAg(+) thấp hơn rất rõ rệt so với nam (p<0,001). Qua phân tích logistic regression đơn và đa biến, nữ ít nguy cơ bị nhiễm HBsAg mạn tính hơn nam 2 lần. Trẻ ≤10 tuổi ít có nguy cơ mang HBsAg mạn tính 3,4-4,4 lần so với người >10 tuổi. Các con từ thứ 3 trở lên có nguy cơ mang HBsAg mạn gấp 3,13 lần so với các anh chị con thứ nhất và thứ 2. Những người có tiền sử vàng da cấp ít nguy cơ mang HBsAg mạn 3 lần so với những người không có tiền sử vàng da. Chưa thấy mối liên quan rõ rệt giữa tiền sử tiêm truyền và tiêm chủng vắc-xin viêm gan với tỷ lệ mang HBsAg trong toàn bộ quần thể nghiên cứu này. Tất cả 93 đối tượng HBsAg(+) tập trung vào 275 thành viên của 63 hộ gia đình, có đặc điểm phân bố theo tuổi và theo thứ tự trong gia đình được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Phân bố HBsAg(+) ở 273 đối tượng theo giới và theo thành viên gia đình có người HBsAg(+). Đối tượng Số lượng HBsAg(+) (%) p Nam 129 56 (43,4) Giới Nữ 146 37 (25,3) <0,04 Bố 47 24 (51,1) Mẹ 63 16 (25,4) Con 1 57 20 (35,1) Con 2 45 12 (26,7) Con ≥3 27 11 (40,7) Thành viên gia ñình Người khác* 36 10 (27,8) <0,05 Tổng 275 93 (33,8) * Người khác bao gồm: Ông hoặc bà (nội hoặc ngoại), cô, dì, chú, bác hoặc anh em họ ở cùng nhà. Tỷ lệ HBsAg(+) ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,04). Bố và con từ thứ 3 trở lên có tỷ lệ mang HBsAg cao hơn các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, sự khác biệt chưa đủ ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa tình trạng mang HBsAg với một số yếu tố được nghiên cứu trong nhóm 275 đối tượng của 63 gia đình có người mang HBsAg được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Mối liên quan giữa tình trạng mang HBsAg trong 273 thành viên của 63 hộ gia đình có người mang HBsAg với một số yếu tố được nghiên cứu. Yếu tố N HBsAg (+) (%) p OR (95% CI) OR© (95% CI) Nam 129 56 (43,4) 1,00 Giới Nữ 146 37 (25,3) <0,02 0,39 (0,23-0,68) 0,43 (0,25-0,73) >10 tuổi 230 88 (38,3) 0,0001 1,00 Tuổi ≤10 tuổi 45 5 (11,1) 0,21 (0,07-0,57) 0,21 (0,08-0,56) Ngôi thứ Bố 47 54 (21,1) >0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5 Yếu tố N HBsAg (+) (%) p OR (95% CI) OR© (95% CI) Mẹ 63 16 (25,4) Con 1 57 20 (35,1) Con 2 45 12 (26,7) Con 3 27 11 (49,7) Người khác 26 10 (27,8) Không 234 84 (35,9) 1,00 TS vàng da cấp: Có 41 9 (22,0) 0,08 0,50 (0,23-1,10) Không 215 76 (35,3) 1,00 Tiêm phòng VGB: Có 60 17 (28,3) 0,31 0,72 (0,39-1,35) Không 55 10 (18,2) 1,00 TS tiêm truyền: Có 220 83 (37,7) 0,006 2,73 (1,30-5,70) 2,52 (1,29-5,12) © Phân tích đa biến logistic regression kỹ thuật bước lùi (conditional backward-stepwise) với các tham số: giới, nhóm tuổi, thứ bậc trong gia đình, tiền sử vàng da cấp, tiêm chủng và tiền sử tiêm truyền. Trong nhóm những thành viên trong 63 gia đình có người mang HBsAg này, nữ giới và nhóm tuổi được tiêm chủng (≤10 tuổi) vẫn là những nhóm đối tượng ít nguy cơ mang HBsAg một cách có ý nghĩa. Tiền sử vàng da cấp không thấy có liên quan có ý nghĩa với tình trạng mang HBsAg như trong quần thể chung. Nhóm trẻ đã được tiêm phòng viêm gan B vẫn không thấy có liên quan với tỷ lệ mang HBsAg. Những người có tiền sử tiêm truyền có nguy cơ tăng tỷ lệ mang HBsAg lên 2,5-2,7 lần so với những người chưa bị tiêm truyền. Bảng 4 trình bày kết quả phân tích mối liên quan giữa tình trạng mang HBsAg của 47 người bố, 63 người mẹ với 127 con họ trong 63 gia đình có người mang HBsAg. Bảng 4. Mối liên quan giữa HBsAg(+) của bố, mẹ và con trong 63 gia đình có người HBsAg(+). HBsAg bố mẹ HBsAg con Người HBsAg N HBsAg(+) n (%) p OR (95% CI) OR© (95% CI) (-) 59 22 (37,3) >0,05 1,00 Bố (+) 39 8 (20,5) 2,52 (0,95-6,68) 2,20 (0,86-5,65) (-) 96 31 (32,3) >0,05 Mẹ (+) 28 10 (35,7) 1,17 (0,48-2,82) 2(-) 60 24 (40) >0,05 1(-)/1(+) 63 18 (28,3) Bố và mẹ 2(+) 2 0 © Phân tích đa biến logistic regression kỹ thuật bước lùi (conditional backward-stepwise) với các tham số: giới, nhóm tuổi, tình trạng HBsAg của bố, của mẹ và của các con (loại tham số tình trạng HBsAg của cả 2 bố mẹ). Chưa thấy rõ mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng mang HBsAg của bố, mẹ với các con cái họ trong nhóm đối tượng nghiên cứu này. BÀN LUẬN Đây là một trong số ít các nghiên cứu về tình hình nhiễm HBV tại cộng đồng được tiến hành cho tất cả các thành viên trong cùng hộ gia đình tại Việt Nam(6-8). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mang HBV ở những đối tượng sống tại vùng nông thôn miền Trung này là 8,9%. Tỷ lệ này thấp hơn so với 12% trong nghiên cứu trước đây của Cao Văn Viên và cộng sự (2003) ở 2.400 công nhân nhà máy xi măng Hoàng Thạch(2). Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ 6,6% trong nghiên cứu năm 2008 của chúng tôi trên tất cả các thành viên hộ gia đình tại một xã miền trung du Bắc bộ (xã Tiên Phong, Ba Vì, Hà Tây cũ)(6), nhưng lại thấp hơn tỷ lệ 11% trong nghiên cứu khác của chúng tôi (2008) trên toàn thể các thành viên hộ gia đình một cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc (xã Bản Cầm, Bảo Thắng, Lào Cai)(8). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng thấy tỷ lệ nam giới mang HBV cao hơn nữ giới rõ rệt như đã được công bố trong nhiều nhiên cứu tại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6 Việt Nam và trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại xã Tiên Phong, Ba Vì(6). Trong 2 nghiên cứu trước đây tại Tiên Phong (Ba Vì, Hà Tây cũ) và Bản Cầm (Bảo Thắng, Lao Cai) chúng tôi đều nhận thấy lứa tuổi từ 6-18 tuổi có tỷ lệ mang HBV cao nhất, gấp đôi lứa tuổi nhỏ hơn và người lớn(6,8). Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến lứa tuổi từ khi trẻ em được tiêm phòng viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai đến địa phương nghiên cứu (2001) nên chỉ đánh giá sự khác nhau về tỷ lệ HBsAg ở nhóm được tiêm phòng viêm gan B (từ 10 tuổi trở xuống). Kết quả cho thấy nhóm trẻ từ 10 tuổi trở xuống có tỷ lệ mang HBsAg thấp hơn rất rõ so với nhóm tuổi cao hơn cả trong quần thể nghiên cứu và trong nhóm 275 đối tượng là thành viên của 63 gia đình có người mang HBsAg. Tuy nhiên, khi đánh giá tỷ lệ mang HBsAg ở nhóm có và không tiêm phòng viêm gan B trong toàn quần thể nghiên cứu và cả trong nhóm các đối tượng của 63 gia đình có người mang HBsAg, chúng tôi chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa nào. Có thể là do việc tiêm phòng viêm gan B mới triển khai, chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng trong cộng đồng và tỷ lệ thấp ở trẻ ≤ tuổi chỉ đơn thuần là do ảnh hưởng của lứa tuổi. Ngoài ra, cần xem xét thêm về tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B của địa phương này, vì đây là một yếu tố quan trọng để phát huy tác dụng bảo vệ của việc tiêm phòng một vắc-xin bất kỳ tại một cộng đồng. Hơn nữa, mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn khiêm tốn nên kết quả chưa đủ độ mạnh để khẳng định. Cần có nghiên cứu rộng hơn và sâu hơn về lĩnh vực này. Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa thấy rõ mối liên quan giữa nhiễm HBV của bố mẹ với con cái họ, cũng giống như kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Tiên Phong (Ba Vì, 2008)(6). Ngược lại, trong nghiên cứu tại cộng đồng dân tộc miền núi phía Bắc năm 2008 (Bản Cầm, Bảo Thắng, Lao Cai) với số đối tượng nghiên cứu tương đương (1146 người), mối liên quan giữa HBsAg(+) của mẹ và nhất là của cả bố lẫn mẹ đối với tình trạng mang HBsAg của con rất chặt chẽ; con các mẹ HBsAg(+) có nguy cơ mang HBsAg cao gấp 15 lần so với con các mẹ HBsAg(-), và nếu cả bố và mẹ đều mang HBsAg, các con họ có nguy cơ mang HBsAg cao gấp đến 45 lần so với trẻ có cả bố và mẹ HBsAg(-)(8). Chúng tôi chưa biết nguyên nhân tại sao có sự khác biệt như vậy trong 2 nghiên cứu cùng loại và cùng cỡ mẫu, chỉ khác nhau về nhóm đối tượng là đồng bằng và miền núi. Điều này gợi ý chúng tôi đi sâu hơn trong những nghiên cứu cùng loại tiếp theo. Kết quả nghiên cứu này về mối liên quan giữa tiền sử có vàng da cấp với tỷ lệ mang HBsAg thấp hơn rõ rệt so với nhóm không có tiền sử vàng da trong quần thể và cùng xu hướng tuy chưa có ý nghĩa thống kê ngay cả trong nhóm 275 đối tượng của 63 gia đình có người HBsAg(+), điều này có vẻ trái với thông lệ và cần được nghiên cứu kỹ càng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có thể lý giải rằng đây là nhóm những đối tượng chưa hề tiếp xúc với kháng nguyên viêm gan B trước đó, chưa có miễn dịch nên bị nhiễm vi rút và bị viêm gan B cấp tính, nhưng sau đó cơ thể đã tiêu diệt được vi rút và trở nên có miễn dịch chủ động như đại đa số các trường hợp viêm gan cấp khác đã được chứng minh, trong khi một phần các đối tượng không có tiền sử vàng da cấp là do đã có vi rút viêm gan B trong máu. Nhóm đối tượng có tiền sử tiêm truyền có nguy cơ mang HBsAg cao hơn khi xem xét trong toàn bộ quần thể nghiên cứu và trở nên rất có ý nghĩa khi xem xét trong nhóm 275 người của 63 gia đình có người mang HBsAg. Tuy số lượng đối tượng còn ít, giá trị khẳng định chưa cao, nhưng đó cũng là một thông điệp cảnh báo về hậu quả tiêm truyền đối với nhiễm vi rút viêm gan B nói riêng cũng như các bệnh lây qua đường máu khác nói chung. Cần nghiên cứu sâu và rộng hơn để có kết luận chắc chắn về tác động của tiêm truyền đối với sự lây truyền vi rút viêm gan B, dù ngày nay việc sử dụng các dụng cụ tiêm truyền một lần duy nhất đã hạn chế rất nhiều tác hại lây truyền bệnh của dụng cụ tiêm truyền. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng trên 1047 đối tượng là các thành viên của 305 hộ gia đình tại một xã vùng đồng bằng miền Trung cho thấy: Tỷ lệ HBsAg(+) là 8,9%, ở nam cao hơn rõ rệt so với ở nữ; nguy cơ HBsAg(+) ở nữ giảm hơn 2 lần so với ở nam. Trẻ ≤10 tuổi có tỷ lệ HBsAg(+) thấp hơn rõ rệt so với lứa tuổi cao hơn; nguy cơ mang HBsAg ở trẻ ≤10 tuổi giảm 4,3 lần so với nhóm >10 tuổi. Trẻ từ con thứ 3 trở lên có tỷ lệ HBsAg(+) cao hơn các anh chị. Các đối tượng có tiền sử vàng da cấp có tỷ lệ HBsAg(+) thấp và ít nguy cơ mang HBsAg hơn 3 lần so với nhóm không có tiền sử vàng da. Trong số 275 đối tượng thuộc 63 hộ gia đình có người HBsAg(+), tỷ lệ HBsAg(+) ở nhóm có tiền sử tiêm truyền cao hơn với nguy cơ HBsAg(+) cao gấp gần 3 lần ở nhóm chưa từng bị tiêm truyền. Không thấy có mối liên quan giữa tình trạng HBsAg của bố hoặc mẹ với tình trạng mang HBsAg của các con họ. Tình trạng mang HBsAg ở quần thể nghiên cứu này phù hợp với đặc điểm vùng dịch tễ cao của nước ta. Cần nghiên cứu sâu thêm để làm sáng tỏ hơn vai trò lây truyền từ mẹ sang con, tác động của tiêm chủng và hậu quả tiêm truyền đối với sự thay đổi tỷ lệ nhiễm vi rút viêm ban B tại cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân Trường, Nguyễn Văn Bàng (2009). Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C và đồng nhiễm virus viêm gan B/C và đồng nhiễm virus viêm gan B/C và các kiểu gen virus viêm gan B thuộc khu vực biên giới Việt Trung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Tạp chí nghiên cứu Y học, 64(5): 52-59. 2. Cao Văn Viên, Trần Duy Hưng (2003). Khảo sát tình trạng nhiễm trùng viêm gan virus B tại công ty xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương) năm 2002. Tạp chí y học Dự phòng, tập XIII, Phụ bản số 1(59): 147-50 3. Hipgrave DB, Van NT, Huong VM et al. (2003). Hepatitis B infection in rural Vietnam and the implications for a national program of infant immunization. Am J Tro Med Hyg 69:288 - 294. 4. Huy Thien Tuan Tran et al. (2003). “Prevalance of hepatitis virus types B through E genotypic distribution of HCV in Ho Chi Minh City, Vietnam”, Hepatology Research, 26: 275-280. 5. Nguyễn Trường Sơn, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Khánh Trạch, Trần Minh Phương, Nguyễn Công Long, Nguyễn Văn Bàng (2006). Nghiên cứu tỷ lệ các kiểu gen của virus viêm gan B ở một số người lành mang virus và người mắc bệnh gan mạn tính tại miền Bắc Việt Nam. Y học lâm sàng. Bệnh viện Bạch Mai, số 2 (đặc san), tr 139-142. 6. Nguyễn Văn Bàng (2008). Tình hình nhiễm virus và các kiểu gien virus viêm gan B ở trẻ em và bố mẹ tại xã Tiền Phong (Ba Vì, Hà Tây). Tạp chí Y học thực hành, 629: 406-411. 7. Nguyễn Văn Bàng, Lương Công Sỹ (2008). Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm virus viêm gan B (HBV) ở trẻ em các dân tộc xã Bản Cầm, Bảo Thắng, Lào Cai. Y học thành phố HCM, 12(4): 44-48. 8. Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Thị Vân Anh, Lương Công Sỹ (2009). Một số đặc điễm dịch tễ học nhiễm virus viêm gan B (HBV) ở trẻ em và người lớn các dân tộc thuộc xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lao Cai. Tạp chí Nhi khoa, 2(2): 62-69. 9. Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Thị Vân Anh (2010). Đặc điểm lâm sàng, sinh học nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em và người lớn các dân tộc tại xã Bản Cầm, Bảo Thắng, Lao Cai. Tạp chí Nhi khoa, 3(1): 48-55. 10. Ni YH, Chang MH, Huang LM et al. (2001). Hepatitis B virus infection in children and adolescents in a hyperendemic area: 15 years after mass hepatitis B vaccination. Ann Intern Med, 135: 796-800. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_mang_hbsag_va_mot_so_yeu_to_nguy_co_mang_hbsag_cua_cac.pdf
Tài liệu liên quan