Tỷ lệ nhiễm hpv trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại bệnh viện ung bướu Cần Thơ

Một nghiên cứu tại Sóc Trăng(4), trên 282 đối tượng là gái mại dâm, 85% trường hợp có nhiễm HPV. Có 35 týp được phát hiện, 50% týp thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, trong đó týp 52 chiếm tỷ lệ cao nhất (11,4%). Các týp còn lại là 16, 58, 62, 51 và 18. Jack Cuzick và cs, nghiên cứu hơn 60.000 phụ nữ ở châu Âu và Bắc Mỹ, thấy HPV dương tính 80,6% với tổn thương CIN 1, dương tính 96,1% với tổn thương CIN 2, 3. Hiện nay một số nơi đang xem xét đưa 2 vắc xin Cervarix phòng HPV 16, 18 và Gardasil phòng HPV 6, 11, 16, 18 vào Viêt Nam. Chủng HPV phổ biến ở Việt Nam là HPV 18, 16, 11 và 58, tuy nhiên hiện tại mới có vắc xin phòng các týp HPV 18, 16, 11 và 6. Hiện chưa có vắc xin phòng HPV 58 (nguy cơ cao) trong khi týp HPV 58 này tương đối phổ biến trong những trường hợp HPV (+) (11% ở TP HCM và 19% ở Hà Nội). Qua nghiên cứu này chúng ta thấy týp HPV 58 lại gặp hàng thứ ba sau týp 16, 18 có nên chăng cần đưa týp 58 vào tiêm phòng cho phụ nữ ở Cần Thơ, cũng như đồng bằng sông cửu Long và Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nhiễm hpv trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại bệnh viện ung bướu Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 168 TỶ LỆ NHIỄM HPV TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU CẦN THƠ Võ Văn Kha*, Huỳnh Quyết Thắng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung là do Human Papillomavirus (HPV), các công trình nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung hơn 95%. Ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm HPV ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ và các týp nhiễm HPV ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở BV Ung bướu Cần Thơ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại BV Ung bướu TP. Cần Thơ có kết quả giải phẫu bệnh là carcinôm, chưa được điều trị và đồng ý tham gia nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được ghi nhận vào phiếu thu thập. Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV là 92,9%, có 9 týp HPV nhiễm, các týp đều là nhóm nguy cơ cao. Trong đó týp 16, 18, 58 là gặp nhiều nhất. Tỷ lệ nhiễm nhiều hơn 1 tpye là 6,8% . Ta thấy rằng týp HPV 58 là gặp cao hơn ở các nơi trên thế giới. Kết luận : Cùng với týp 16, 18, týp 58 là týp cần xem xét đưa vào chương trình vaccin tiêm chủng cho phụ nữ Cần tho cũng như ở Việt Nam. Từ khóa: HPV, ung thư cổ tử cung. ABSTRACT THE PREVALENCE OF HPV INFECTION IN CERVICAL CANCER AT CAN THO ONCOLOGY HOSPITAL Vo Van Kha, Huynh Quyet Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 168 - 173 Background: Human papilloma virus is a main cause of cervical cancer. Prevalence of HPV infection in cervical cancer were detected more than 95 % in many previous studies in the world. We have not any studies related to prevalence of HPV infection patients with cervical cancer in Vietnam. This study aimed to determine the prevalence of HPV infection as well as the distribution of HPV specific types among cervical cancer patients at Can tho oncology hospital. Patients and Methods: The cervical carcinoma patients who have been diagnosed at Can Tho oncology hospital and agree to enroll to this study Results: HPV –DNA were detected in 78 of 84 patients with cervical cancer (92.9%), 9 types HPV infection, all high risk types. The most common HPV type were 16, 18, 58. Prevalence of multiple of HPV infection is 6.8%. Prevalence of HPV 58 is higher in Can Tho compared to that of other countries. Conclusion: In addition to HPV type 16, 18, type 58 should be considered as vaccination at Can tho as well as Vietnam women. Key words: HPV, cervical cancer. * BV Ung Bướu Cần Thơ Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Văn Kha ĐT: 0913730708, Email: vovankha@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 169 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung là do Human Papillomavirus (HPV), các công trình nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung hơn 95%(6). HPV là một nhóm virus bao gồm hơn 100 kiểu gene, trong đó khoảng 30 týp xâm nhiễm niêm mạc hậu môn-sinh dục và có thể gây ung thư. HPV được phân thành hai nhóm: “nguy cơ cao” và “nguy cơ thấp”. Sự nhiễm các týp “nguy cơ cao” ở bệnh nhân có liên quan chặt chẽ với diễn tiến thành ung thư cổ tử cung. Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về sự nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung gồm các týp 16, 18 chiếm khoảng 70%. Ở Việt Nam theo nghiên cứu tại TP. HCM năm 2009, tỉ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ từ 18-69 tuổi là 10,8%, chủ yếu là týp 16, 18 và 58(10). Hiện nay trên thế giới đã có 2 loại vac-xin được đưa ra thị trường tiêm ngừa cho phụ nữ phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, cũng có 1 vài nơi thực hiện tiêm ngừa HPV cho bé gái và phụ nữ, nhưng chưa có công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm HPV ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tình trạng nhiễm HPV ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở Cần Thơ, góp phần vào đánh giá dịch tễ về sự nhiễm HPV trên bệnh nhân tại Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại BV Ung bướu TP. Cần Thơ. 2. Xác định tỷ lệ các týp HPV đã nhiễm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại BV Ung bướu TP. Cần Thơ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Chọn bệnh Những bệnh nhân ung thư cổ tử cung đến khám tại các bệnh viện tại BV Ung bướu TP. Cần Thơ có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư cổ tử cung, chưa được điều trị phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị trước và đồng ý tham gia nghiên cứu. Loại trừ Những bệnh nhân không có chẩn đoán mô bệnh học hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương Pháp Nghiên Cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được chọn với mục đích là đánh giá tình hình nhiễm HPV ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung, thông qua tỉ lệ nhiễm HPV. Theo các nghiên cứu trước đây trên tỉ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 95%(6). Ước lượng tỉ lệ: n = 2 2 )2/1( )1( d ppZ  ;  : xác suất sai lầm lọai I = 0,05 Z: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96; p = 0,95 là tỉ lệ nhiễm HPV ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung(6). d: sai số cho phép = 0,05 Ta cần khảo sát mẫu tối thiểu là n = 73 bệnh nhân. Các bước tiến hành - Dụng cụ và hóa chất dùng cho thu và xử lý mẫu + Tăm bông vô trùng, tube 1,5ml, dung dịch thu mẫu TEX1, đá bọt làm lạnh. + Hóa chất, dụng cụ dùng chiết tách DNA HPV. + Hóa chất dùng cho phản ứng PCR: PCR mix, chứng dương, chứng âm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 170 - Máy và thiết bị cần thiết + Máy real time PCR Mx 3000P, máy luân nhiệt, máy ly tâm, máy ủ nhiệt, máy vortex, thiết bị điện di nằm ngang, đèn tử ngoại. +Tủ thao tác PCR vô trùng, Micropipette. Phương pháp tiến hành -Phương pháp thu nhận và xử lý mẫu - Dùng tăm bông vô trùng đưa vào đường sinh dục để quét 1 lớp tế bào ở cổ ngoài cổ tử cung. Đưa vào tube vô trùng, chuyển đến nơi xử lý mẫu, lưu trữ -20°C. - Tách chiết DNA: Trộn đều các dung dịch trước khi sử dụng. - Thực hiện phản ứng PCR: Cho 10ml chứng âm, chứng dương, và dịch DNA tách chiết vào tube PCR mix. Đặt nắp tube PCR thật kỹ và đặt vào máy luân nhiệt. Lập trình cho máy luân nhiệt hoạt động: 1 chu kỳ 95°C trong 5 phút; 40 chu kỳ: 95°C 15 giây; 55°C trong 15 phút; 72 °C trong 20 giây. Đọc kết quả PCR: Sau khi kết thúc chương trình PCR, nhấn nút report, chọn chế độ hiển thị toàn phần và in ra kết quả. Nếu kết quả dương tính, đưa kit genotype vào mẫu để phân lập týp HPV. Kít phát hiện HPV Bộ kit phát hiện HPV dựa trên kỹ thuật realtime PCR có độ nhạy cao, đặc biệt realtime PCR không ngoại nhiễm như PCR thông thường nên tránh dương tính giả, kết quả sẽ chính xác nhất. Thời gian xét nghiệm: 3 – 4 giờ. Kít định genotype HPV liên tục Đây là bộ kit định 24 týp HPV (Low-risk: 6,11, 42, 43, 61, 70, 71, 81 và High-risk: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66, 68, 82). Sản phẩm PCR dương tính qua realtime PCR hoặc điện di sẽ được sử dụng trực tiếp cho định type. Bộ kit cho phép xác định chính xác sự nhiễm và đồng nhiễm của các genotype HPV, đây là những lợi thế so với phương pháp giải trình tự. Việc không xác định được sự đồng nhiễm các genotype có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thu thập và xử lý số liệu Cách thu thập dữ liệu nghiên cứu được ghi nhận vào phiếu thu thập số liệu. Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0. Kết quả ghi nhận sẽ được phân tích, so sánh và bàn luận với các kết quả trong và ngoài nước. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 84 trường hợp ung thư cổ tử cung có xác định giải phẫu bệnh là carcinôm được khám và chẩn đoán tại bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy kết quả như sau. Một số đặc điểm nhóm nghiên cứu -Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 54,8. Tuổi nhỏ nhất là 33, tuổi lớn nhất là 78 tuổi. Đa số bệnh nhân đến từ TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Các bệnh nhân đến từ Cần Thơ là 32%, Sóc trăng 36%, Hậu Giang 20%, Vĩnh Long 8%, còn lại đến từ các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau - Giải phẫu bệnh: carcinôm tế bào gai 84%, carcinôm tuyến 16%. Tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung Qua nghiên cứu 84 trường hợp ung thư cổ tử cung chúng tôi thực hiện xét nghiệm PCR mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm HPV- DNA dương tính là 92,9%. Có 7 trường hợp xét nghiệm âm tính, tất cả các trường hợp âm tính lần đầu chúng tôi đều thực hiện lại, nếu đến lần thứ 3 là âm tính thì chúng tôi kết luận âm tính. Trong số các mẫu thử âm tính lần đầu, có 1 mẫu xét nghiệm lại dương tính ở lần thứ 2. Còn lại 6 mẫu âm tính đến lần xét nghiệm thứ 3. Theo đánh giá của các nghiên cứu, xét nghiệm PCR-DNA có độ nhạy và độ chuyên khá cao, kết quả hơn 90%. Theo ghi nhận của nhiều tác giả trên thế giới(6), HPV nhóm nguy cơ cao xuất hiện với tỉ lệ 95-100%, các trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn, 75-95% các trường hợp có kết quả tế bào học HSIL (CIN 2/3). Ngoài ung thư Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 171 cổ tử cung, HPV còn là nguyên nhân chính của ung thư âm hộ, âm đạo và dương vật (50%), ung thư hậu môn (85%), ung thư hầu họng (20%), ung thư thanh quản và đường hô hấp tiêu hóa (10%), đa bướu gai hô hấp tái diễn, tất cả các mụn cóc sinh dục (hơn 90%). Bảng 1: Tỷ lệ HPV (+) ở một số quốc gia trên thế giới(10) STT Quốc gia n Tỷ lệ % HPV(+) 1 Brazil 169 97,0 2 Mali 65 96,9 3 Morocco 175 97,1 4 Paraguay 106 98,1 5 Philippines 331 96,4 6 Thai Lan 339 96,3 7 Peru 171 95,3 8 Tây Ban Nha 159 82,4 9 Colombia 111 78,4 10 Cantho, Viet Nam 84 92,9 Đa số các nghiên cứu, nhận thấy tỷ lệ HPV (+) trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung là trên 95%. Riêng 2 quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm HPV (+) trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung xâm lấn có tỷ lệ dương tính thấp là Tây Ban Nha và Colombia có tỷ lệ lần lượt là 78,4% và 82,4%. Ở Việt Nam, chưa thấy nghiên cứu nào nhằm xác định tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung được công bố. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy 92,9% dương tính, đây cũng là một tỷ lệ nhiễm cũng khá cao đã được xác định. Nubia MD và cs(1), phân tích các nghiên cứu đa trung tâm ở 9 quốc gia châu Âu, Á, Phi và Mỹ. Nhận thấy tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 90,7%. Các týp găp thường nhất là 16, 18, 45, 31, 33, 52, 58, 35. Trong đó 91,1% nhiễm đơn type, 8,9% nhiễm đa type. Theo nghiên cứu Phạm Việt Thanh(8), năm 2005, bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện tầm soát cho 123.588 trường hợp, trong đó ASCUS, AGUS (0,67%), LSIL (0,47%), HSIL (0,15%), carcinôm (0,05%) và soi cổ tử cung cho 1312 trường hợp trong đó CIN (9,15%), ung thư xâm lấn (25%). Nghiên cứu xác định HPV DNA cho 408 trường hợp có tổn thương LSIL, HSIL (CIN 2/3) và ung thư cổ tử cung xâm lấn. Kết quả có đến 93,1% dương tính với HPV (95% là HPV nguy cơ cao), 3 týp HPV gặp nhiều nhất là HPV 16, 18 và 58. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của HPV trong ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ các týp HPV nhiễm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung Trong tổng số 84 trường hợp ung thư cổ tử cung, có 78 trường hợp HPV (+), 7 trường hợp HPV (-). Có 9 týp mắc phải, toàn bộ là nhóm nguy cơ cao. Bảng 2: Tỷ lệ các týp HPV phân bố STT Type N (tần suất) Tỉ lệ (%) HPV(+)/tổng số kết quả dương 1 HPV 16 51 56,7 2 HPV 18 21 22,3 3 HPV 58 6 6,7 4 HPV 33 3 3,3 5 HPV 35 3 3,3 6 HPV 45 2 2,2 7 HPV 52 2 2,1 8 HPV 53 1 1,1 9 HPV 68 1 1,1 Tổng cộng 9 type 90 100 Bảng 3: Sự phân bố của các bệnh nhân ung thư cổ tử cung nhiễm của các týp HPV STT Týp HPV N Tỉ lệ (%) dương tính trên tổng số kết quả dương 1 HPV 16 46 59,0 2 HPV 18 16 20,6 3 HPV 58 2 2,7 4 HPV 33 1 1,3 5 HPV 35 2 2,7 6 HPV 45 1 1,3 7 HPV 52 2 2,6 8 HPV 53 1 1,3 9 HPV 68 1 1,3 10 HPV 16, 18 1 1,3 11 HPV 18, 45 1 1,3 12 HPV 33, 35 1 1,3 13 HPV 16,18,58 2 2,6 14 HPV 33, 53,58 1 1,3 Tổng cộng 78 100 Tổng cộng có 09 týp HPV nhiễm trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, trong đó týp 16, 18 chiếm đa số (79,6 %), các týp còn lại là 18, 58, 33, 35, 45, 52, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 172 53 và 68. Kết quả này cho thấy tỷ lệ týp 16, 18 cao hơn ghi nhận ở các nơi. Trong đó týp 58 là đứng hàng thứ 3 thường gặp trong các týp nhiễm, kết quả này ghi nhân có sự thay đổi ở các nơi. Trong số các bệnh nhân ung thư cổ tử cung có nhiễm HPV, tất cả các týp nhiễm là nhóm nguy cơ cao, không có trường hợp nào phát hiện nhiễm nhóm nguy cơ thấp. Tỷ lệ nhiễm nhiều hơn 1 tpye là 6,8%, đặc biệt có bệnh nhân nhiễm đến 3 type, chiếm tỷ lệ 3,9%. Bảng 4 : Tỷ lệ phân bố các týp HPV nhiễm trên các bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở một số quốc gia(6). Hạ Sahara Châu Phi Bắc Phi Nam Trung Mỹ Nam Á Châu Âu và Bắc Mỹ Týp HPV Tỷ lệ % Týp HPV Tỷ lệ % Týp HPV Tỷ lệ % Týp HPV Tỷ lệ % Týp HPV Tỷ lệ % 16 47,7 16 67,6 16 57,0 16 52,5 16 69,7 18 19,1 18 17,0 18 12,6 18 25,7 18 14,6 45 15,0 45 5,6 31 7,4 45 7,9 45 9,0 53 3,2 33 4,0 45 6,8 52 3,1 31 4,5 58 3,2 31 3,6 33 4,3 58 3,0 56 2,2 Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm các týp HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung và tổn thương HSIL Týp HPV Carcinôm tế bào gai HSIL N HPV(+) N HPV(+) Tất cả 8550 87,6 4338 84,2 16 8594 54,3 4338 45,0 18 8502 12,6 4302 7,1 33 8449 4,3 2214 7,2 45 5174 4,2 4036 2,3 31 7204 3,0 2175 8,8 58 5646 3,0 2153 6,9 GM Clifford và cs(2), đã phân tích 8550 trường hợp ung thư cổ tử cung ở 78 trung tâm trên thế giới, thấy có 87,6% HPV dương tính. Trong đó týp 16, 18, 33, 45, 31, 58 có tỷ lệ lần lượt là 54,3%; 12,6%; 4,3%; 4,2%; 3%; 3%. Trong khi đó có 4338 trường hợp tổn thương HSIL, 84,2% có dương tính với HPV. Týp 16, 18, 33, 45, 31, 58 với tỷ lệ lần lượt là 45,0%; 7,1%; 7,2%; 2,3%; 8,8%; 6,9%. Bảng 6: Sự nhiễm kết hợp các týp HPV ở các nơi Týp HPV Ubia Muno(6) NC này N Tỷ lệ(%) n Tỷ lệ (%) 16 và 18 36 2,1 3 3,9 16 và 58 2 0,1 2 2,6 16 và 33 9 0,5 0 0 Týp HPV Ubia Muno(6) NC này N Tỷ lệ(%) n Tỷ lệ (%) 18 và 45 9 0,5 1 1,3 18 và 58 2 0,1 3 2,6 18 và 52 3 0,2 0 0 Nhiễm HPV ở phụ nữ chung ở các nơi Theo tác giả Vũ Thị Nhung(11), nghiên cứu 1500 phụ nữ tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, tỷ lệ nhiễm HPV chung là 11,2%, trong đó týp 16,18 là % Tỷ lệ nhiễm các týp HPV nguy cơ cao là 77,52% và chiếm đa số là nhóm 18 (36%), kế đó là nhóm 58 (14,6%) và nhóm 16 (8,98%). Tỷ lệ các týp HPV nguy cơ thấp là 14,04% trong đó nhiều nhất là nhóm 81 (4,86%). Tỷ lệ nhiễm cả 2 loại nhóm là 8,44%. Ngoài ra, còn có một số nhóm hiếm nguy cơ cao như týp 82 và các týp HPV nguy cơ thấp là 70, 71, 81 khiến việc định týp sẽ khó khăn và tốn kém vì không thuộc những týp thông thường. Theo PGS Trần Thị Lợi(10), nghiên cứu tại TP.HCM năm 2009, từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 08 năm 2009, thực hiện khám phụ khoa và làm xét nghiệm HPV DNA cho 1550 phụ nữ tại 20 phường xã của 10 quận, huyện thuộc TP. HCM. Kết quả tỉ lệ HPV (+) trong cộng đồng phụ nữ thành phố HCM là 10,8%, trong đó HPV nguy cơ cao l 9,10%, phân bố như sau: týp 16 chiếm tỉ lệ 55,95%, týp 18 chiếm 36,11%, týp 58 chiếm 11,31%. Các týp nguy cơ thấp có tỉ lệ nhỏ hơn: týp 11 4,76%, týp 6 3,57%. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hà và cs(5), năm 2010, điều tra dịch tễ về tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ tuổi từ 18-65 tại Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ nhiễm HPV tại Hà Nội: 6,13% và TP HCM: 8,27%. Có tất cả 18 týp HPV được xác định. Phân bố chủng HPV có sự khác biệt giữa HN và HCM. Chủng 18, 16 và 58 là các chủng phổ biến tại cả hai địa điểm. Tỷ lệ nhiễm HPV đa chủng ở TP. HCM cao hơn HN. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh và cs(7), năm 1997, tỷ lệ nhiễm HPV tại TP.HCM là 10,6%, ở Hà Nội là 2,3%. Có khoảng 30 týp nhiễm, đa số là týp 16, kế đến là týp 58, 18, và 56. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 173 Một nghiên cứu tại Sóc Trăng(4), trên 282 đối tượng là gái mại dâm, 85% trường hợp có nhiễm HPV. Có 35 týp được phát hiện, 50% týp thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, trong đó týp 52 chiếm tỷ lệ cao nhất (11,4%). Các týp còn lại là 16, 58, 62, 51 và 18. Jack Cuzick và cs, nghiên cứu hơn 60.000 phụ nữ ở châu Âu và Bắc Mỹ, thấy HPV dương tính 80,6% với tổn thương CIN 1, dương tính 96,1% với tổn thương CIN 2, 3. Hiện nay một số nơi đang xem xét đưa 2 vắc xin Cervarix phòng HPV 16, 18 và Gardasil phòng HPV 6, 11, 16, 18 vào Viêt Nam. Chủng HPV phổ biến ở Việt Nam là HPV 18, 16, 11 và 58, tuy nhiên hiện tại mới có vắc xin phòng các týp HPV 18, 16, 11 và 6. Hiện chưa có vắc xin phòng HPV 58 (nguy cơ cao) trong khi týp HPV 58 này tương đối phổ biến trong những trường hợp HPV (+) (11% ở TP HCM và 19% ở Hà Nội). Qua nghiên cứu này chúng ta thấy týp HPV 58 lại gặp hàng thứ ba sau týp 16, 18 có nên chăng cần đưa týp 58 vào tiêm phòng cho phụ nữ ở Cần Thơ, cũng như đồng bằng sông cửu Long và Việt Nam. KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm HPV là 92,9%, có 9 týp HPV nhiễm, các týp đều là nhóm nguy cơ cao. Trong đó týp 16, 18 chiếm 79,6%, các týp còn lại là 18, 58, 33, 35, 45, 52, 53 và 68. Tỷ lệ nhiễm nhiều hơn 1 tpye là 6,8%, đặc biệt có bệnh nhân nhiễm đến 3 type, chiếm tỷ lệ 3,9%. Ta thấy rằng týp HPV 58 là gặp cao hơn ở các nơi trên thế giới, kể cả trên phụ nữ bình thường và bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bosch FX, Manos MM, Muñoz N, et al (1995). Prevalence of human papillomavirus in cervical cancer: a worldwide perspective. International biological study on cervical cancer (IBSCC) study group. Journal of the National Cancer Institute 87(11):796–802. 2. Clifford GM, Smith JS, Aguado T, Francheshi S, (2003). Comparision of HPV type distribution in high-grad cervical lesion and cervical cancer. Bristish Journal of cancer, 89, p 101-105. 3. Franco EL, Rohan TE, Villa LL(1999). Epidemiologic evidence and human papillomavirus infection as a necessary cause of cervical cancer. Journal of the National Cancer Institute 91(6):506– 511. 4. Hernandez BY, Nguyen Thuong Vu (2008), Cervical human papillomavirus infection among female sex workers in southern Vietnam. Infectious Agents and Cancer 2008, 3, 3-7. 5. Lê Thị Thanh Hà, Vũ Thị Hoàng Lan, Lương Thu Oanh (2010) Đặc điểm dịch tễ học HPV của phụ nữ thuộc hai quận thuộc Hà Nội và TP. HCM năm 2010. Tạp chí Ung Thư Học, số 1. Trang 138-144. 6. Munoz U, Bosch FX (2003). Epidemiologic Classification of Human Papillomavirus Types Associated with Cervical Cancer. N Engl J Med;348:518-27. 7. Pham Thi Hoang Anh, Nguyen Trong Hieu, Rolando H (2003). Human papillomavirus infection among women in south and north Vietnam. Int. J. Cancer: 104, 213–220. 8. Phạm Việt Thanh, (2009). Định danh Human papilloma virus (HPV) ở những phụ nữ có kết quả phết mỏng cổ tử cung bất thường. Báo cáo hội nghị Việt-Pháp 2009. 9. Schiffman MH, Bauer HM, Hoover RN, et al (1993). Epidemiologic evidence showing that human papillomavirus infection causes most cervical intraepithelial neoplasia. J Natl Cancer Inst;85:958-64. 10. Trần Thị Lợi, Lê Thị Kiều Dung, Hồ Văn Phúc (2009). Tỷ lệ hiện mắc nhiễm HPV của phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan, Trích Hội nghị ung thư phụ khoa lần thứ IV- 2009 BV Từ Dũ TP HCM. 11. Vũ Thị Nhung, (2006). Báo cáo khảo sát tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ Tp.HCM bằng kỹ thuật sinh học phân tử. tháng 8. 2006. 12. Walboomers JMM, Jacobs MV, et al (1999). Human papillomavirus is a necessary cause of invasive cervical cancer worldwide. J Pathol;189:12-9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_nhiem_hpv_tren_benh_nhan_ung_thu_co_tu_cung_tai_benh_v.pdf
Tài liệu liên quan