Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và các yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Tỷ lệ đối tượng đang nhiễm VRVGB quận 12, TP. HCM tương đối cao, chiếm tỷ lệ 9,7%, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 50‐59 tuổi và nhóm nông dân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ đối tượng có miễn dịch do tiêm chủng giảm dần theo nhóm tuổi. Điều này gợi ý, hệ thống y tế địa phương nên triển khai chương trình tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B cho đối tượng người trưởng thành chưa có miễn dịch và khuyến khích các đối tượng này tiêm ngừa đúng liều. Bên cạnh việc thực hiện tiêm chủng phòng ngừa, cần tăng cường tuyên truyền kiến thức phòng ngừa bệnh viêm gan, đặc biệt là nhóm đối tượng nông dân và nhóm có người thân nhiễm VRVGB. Tiếp tục triển khai chích ngừa vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh tại cộng đồng nhằm tăng độ bao phủ miễn dịch trong cộng đồng trong thời gian tới. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng đang nhiễm, nhiễm tiềm ẩn với truyền máu. Do đó, cần triển khai thực hiện xét nghiệm về anti‐HBc tại các bệnh viện cũng như cơ sở y tế truyền máu để tránh các trường hợp lây truyền.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và các yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 616 TỶ LỆ NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN   Ở NGƯỜI TRÊN 18 TUỔI TẠI QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NĂM 2013  Phạm Minh Khoa*, Đặng Văn Chính**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (VRVG B) cao hiện là vấn đề y tế công cộng. Tìm hiểu về các  yếu tố nguy cơ của nhiễm VRVG B nhằm triển khai công tác dự phòng góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm là cần thiết  và đã được thực hiện tại các bệnh viện lớn tại TP. HCM. Tuy nhiên, vấn đề này rất ít được nghiên cứu trên cộng  đồng.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và các yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi  tại quận 12, TP. HCM.   Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang 454 đối tượng trên 18 tuổi đang cư ngụ  tại 3 phường (Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, và An Phú Đông), quận 12, TP. HCM. Những đối tượng này được chọn  dựa trên phương pháp lấy mẫu cụm nhiều bậc.  Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đang nhiễm VRVGB là 9,7%; nhiễm tiềm ẩn là 15,9%; có  miễn dịch tự nhiên là 26,5%; có miễn dịch do tiêm chủng là 21,6%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa  tình trạng đang nhiễm VRVGB với việc truyền máu; giữa tình trạng có miễn dịch tự nhiên và yếu tố có người  thân nhiễm VRVGB.  Kết luận: Nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ đối tượng đang nhiễm VRVGB tương đối cao tại cộng đồng quận  12, TP. HCM.  Từ khóa:Vi rút viêm gan B, yếu tố liên quan,tỷ lệ nhiễmvi rút viêm gan B.  ABSTRACT  PREVALENCE AND ITS ASSOCIATED FACTORS OF HEPATITIS B VIRUS INFECTION IN ALDUTS  OVER 18 YEARS OLD AT DISTRICT 12, HOCHIMINH CITY, 2013  Pham Minh Khoa, Dang Van Chinh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 616 – 621  Background: A high prevalence of hepatitis B virus infection is a public health problem. Understanding of  risk  factors of hepatitis B virus  infection  is essential  to  implement preventive activities. Studies related  to  this  issue have been conducted at big hospitals in HCM city; however few studies have made at community.   Objectives: To determine the prevalence and  its associated  factors of hepatitis B virus  infection  in adults  over 18 years old at district 12, Ho Chi Minh City.   Methods: A cross‐sectional study was conducted among 454 participants over 18 years old who are living at  3 commune (Thanh Xuan, Thanh Loc, and An Phu Dong), district 12, Ho Chi Minh city. These participants  were selected through multi‐stage cluster sampling.  Result: The prevalence of active hepatitis B virus  infection was 9.7%;  latent  infectionwas 15.9%; natural  immunity  26.5%;  immunity  by  vaccination was  21.6%. The  study  found  a  significant  relationship  between  active hepatitis B virus infection and blood transfusion;between natural immunity and relatives infected hepatitis  * Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh **Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Phạm Minh Khoa   ĐT: 0918698323   Email: hoaanpham@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  617 B virus.  Conclusion: This study found that the prevalence of hepatitis B virus infection at community of district 12  was high.  Keywords: Hepatitis B virus, associated factors, prevalence of hepatitis B virus infection.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Nhiễm vi rút viêm gan B là một trong những  bệnh  truyền nhiễm phổ biến nhất  trên  thế giới  với tỷ lệ nhiễm đáng kể. Theo Tổ chức Y tế Thế  giới ước tính, hơn 2 tỷ người nhiễm VRVG B và  khoảng 240 triệu bệnh nhân viêm gan mãn tính  trên  thế giới và đa số  thuộc khu vực Châu Á(6).  Với  tỷ  lệ nhiễm VRVGB vào khoảng 14%, Việt  Nam là một trong những quốc gia trong khu vực  có tỷ lệ nhiễm cao(5).   Nhiễm VRVGB  là nguyên nhân chính của  bệnh viêm gan ở Việt Nam. Ước tính 1/3 bệnh  nhân xơ gan;  80% bệnh nhân ung  thư gan  là  do VRVG B(3). Chi phí liên quan đến việc điều  trị  bệnh  viêm  gan  B  và  các  biến  chứng  của  chúng là đáng kể. Thực hiện các chương trình  phòng  chống bệnh viêm gan nhằm kiểm  soát  tình trạng nhiễm VRVGB góp phần giảm gánh  nặng kinh tế cho đất nước. Tìm hiểu các yếu tố  nguy  cơ  của  nhiễm  VRVGB  là  quan  trọng  trong  khi  thực  hiện  các  chương  trình  phòng  chống bệnh viêm gan.   Hiện  nay,  đã  có  nhiều  đề  tài  về  VRVG  B  được  thực  hiện  tại TP. HCM. Tuy  nhiên  phần  lớn  đều  làm  tại  bệnh  viện  như:  Trung  tâm  Truyền máu Huyết  học  TP. HCM,  Bệnh  Viện  Đại Học YDược TP. HCM, Bệnh Viện Chợ Rẫy,  Bệnh Viện Nhiệt đới TP. HCM, Bệnh Viện Ung  Bướu; hoặc  trên  từng nhóm đối  tượng  riêng  rẽ  như bệnh nhân viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ  gan và ung thư gan; ít các nghiên cứu được thực  hiện  trên  cộng  đồng(1,2,8).  Sự  thiếu  thông  tin  về  tình trạng nhiễm VRVGB và sự phân bố các yếu  tố nguy cơ  lây nhiễm VRVGB  trong cộng đồng  là một rào cản cho việc hoạch định các chương  trình phòng chống hiệu quả.  Quận  12  là  cửa  ngõ  vào  thành  phố,  nhiều  khu đô thị mới hình thành tập trung  lượng  lớn  dân nhập cư. Hệ  thống chăm sóc y  tế  tại quận  hoạt động còn non yếu và thiếu các số liệu thống  kê y tế trong đó bao gồm tỷ  lệ nhiễm VRVG B.  Vì  vậy,  nghiên  cứu  này  được  thực  hiện  nhằm  xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và các yếu  tố liên quan tại quận 12, TP. HCM.  Mục tiêu tổng quát  Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và các  yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi tại quận 12,  TP. HCM.  Mục tiêu cụ thể  Xác  định  tỷ  lệ  các dạng nhiễm vi  rút viêm  gan  B  (đang  nhiễm, miễn  dịch  tự  nhiên, miễn  dịch tiêm chủng, nhiễm tiềm ẩn) ở người trên 18  tuổi tại quận 12, TP. HCM.  Mô  tả  sự  phân  bố  tình  trạng  nhiễm  vi  rút  viêm gan B theo nhóm tuổi, nghề nghiệp.  Xác  định mối  liên  quan  giữa  nhiễm  vi  rút  viêm gan B với các yếu tố nguy cơ (truyền máu,  tình  trạng  nhiễm  vi  rút  viêm  gan  B  trong  gia  đình).  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Những người trên 18 tuổi đang cư ngụ tại 3  phường  (Thạnh  Xuân,  Thạnh  Lộc,  và An  Phú  Đông), quận 12, TP. HCM được chọn vào nghiên  cứu. Các  trường  hợp  tâm  thần,  không  có  khả  năng  trả  lời  bộ  câu  hỏi,  hoặc  bị  tán  huyết  thì  không được chọn.   Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp  lấy mẫu cụm nhiều bậc được  áp dụng  trong nghiên  cứu. Chọn ngẫu nghiên  đơn 3 trong số 11 phường tại quận 12. Từ danh  sách  17  khu  phố  tại mỗi  phường,  xác  định  16  cụm  trong  danh  sách  các  khu  phố  này  với  số  người trong mỗi cụm là 30. Chọn ngẫu nhiên hộ  gia  đình  đầu  tiên  cho mỗi  cụm,  và  chọn ngẫu  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 618 nhiên một thành viên đáp ứng tiêu chí chọn vào  trong mỗi hộ gia đình. Các đối tượng được tiến  hành lấy máu và phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn  sẵn.  Mẫu máu  được  tiến hành  xét nghiệm phát  hiện  kháng  nguyên  và  kháng  thể  vi  rút  nhằm  phân loại tình trạng nhiễm VRVGB: nhiễm mãn  tính hay cấp tính có khả năng lây khi HbsAg(+),  HbeAg(+),  anti‐HBc(+);  nhiễm  mãn  tính  khả  năng lây thấp: HbsAg(‐), HbeAg(‐), anti‐HBc(+);  có  miễn  dịch  do  tiêm  chủng:  HbsAg(‐),  anti‐ HBs(+),  anti‐HBc(‐);  có  miễn  dịch  tự  nhiên:  HbsAg(‐),  anti‐HBc(+),  anti‐HBc(+);  nhiễm  tiềm  ẩn: HbsAg(‐), anti‐HBs(‐), anti‐HBc(+).     KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=454)  Đặc điểm n % Tuổi 18-30 95 20,9 31-40 103 22,7 41-50 96 21,1 51-60 106 23,4 > 60 54 11,9 Giới tính Nam 152 33,3 Nữ 302 66,7 Nghề nghiệp Cán bộ viên chức 123 27,1 Công nhân 38 8,4 Nông dân 63 13,9 Tự làm chủ 83 18,3 Nội trợ 119 26,2 Khác 28 6,2 Trình độ học vấn Không đi học 19 4,2 Cấp 1 89 19,6 Cấp 2 156 34,4 Cấp 3 100 22,0 Trên cấp 3 90 19,8 Nữ  giới  chiếm  tỷ  lệ  cao  gấp  đôi  nam  giới  (66,7% so với 33,3%). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu  ở  các  nhóm  tuổi  gần  tương  đương  nhau,  dao  động 20%‐23% ở mỗi nhóm, ngoại trừ nhóm tuổi  trên 60, chiếm gần 12%. Trình độ học vấn của các  đối tượng này tương đối còn thấp, với hơn 80%  học dưới cấp III; trong đó, số người không đi học  chiếm tỷ lệ 4,2%. Nội trợ và công nhân viên chức  là hai nhóm nghề  chủ yếu  trong nhóm nghiên  cứu với tỷ lệ khoảng 27% mỗi nhóm.  Bảng 2:Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (n=454)  Dạng nhiễm n % Chưa nhiễm 119 26,3 Đang nhiễm 44 9,7 Miễn dịch tự nhiên 121 26,5 Miễn dịch tiêm chủng 98 21,6 Nhiễm tiềm ẩn 72 15,9 Hơn ¼ đối tượng tham gia nghiên cứu chưa  từng  nhiễm  VRVG  B;  khoảng  1/10  đối  tượng  hiện đang nhiễm vi rút này. Gần 50% đối tượng  có miễn  dịch  với VRVG  B,  trong  đó  tỷ  lệ  đối  tượng có miễn dịch tự nhiên chiếm 26,5% và có  miễn dịch do tiêm chủng chiếm 21,6%. Chỉ có 72  trường hợp  là dạng nhiễm  tiềm  ẩn chiếm  tỷ  lệ  15,9 %.  Những  người  đang  nhiễm  và  nhiễm  tiềm  ẩnVRVGB tập trung ở nhóm tuổi 50‐59 tuổi, với  tỷ lệ lần lượt là 14% và 25% (hình 1). Đối với các  trường hợp miễn dịch tự nhiên thì tỷ lệ người có  miễn  dịch  tự  nhiên  tăng  dần  theo  từng  nhóm  tuổi:  thấp nhất  là  lứa  tuổi  18‐29 và  cao nhất  ở  nhóm  tuổi ≥60 tuổi. Tuy nhiên ở những  trường  hợp miễn dịch do tiêm chủng thì tỷ lệ người có  miễn dịch  do  tiêm  chủng  giảm dần  theo  từng  nhóm  tuổi, cao nhất ở 18‐29 và thấp nhất ở  lứa  tuổi 50‐59 tuổi.  Tình  trạng  nhiễm  VRVGB  phân  bố  khác  nhau ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Nông  dân có tỷ lệ cao nhất so với các ngành nghề khác  trong nhóm người đang nhiễm và nhiễm tiềm ẩn  VRVGB với tỷ lệ lần lượt là 13% và 30% (hình 2).  Bên  cạnh  đó,  nông  dân  và  công  nhân  là  hai  nhóm  có  tỷ  lệ miễn  dịch  do  tiêm  chủng  thấp  nhất.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  619 Hình 1: Tỷ lệ nhiễm VRVGB theo nhóm tuổi  Hình 2: Tỷ lệ nhiễm VRVGB theo nghề nghiệp  Bảng 3: Mối liên quan giữa nhiễm VRVGB và truyền máu  Tình trạng nhiễm Truyền máu PR (KTC 95%) p Đã từng (n, %) Chưa từng (n, %) Đang nhiễm Có 7 (20,0) 37 (8,8) 2,26 (1,09- 4,70) 0,032 Không 28 ( 80,0) 382 (91,2) Miễn dịch tự nhiên Có 8 (22,9) 113 (27,0) 0,85 (0,45-1,59) 0,597 Không 27 (77,1) 306 (73,0) Miễn dịch tiêm chủng Có 5 (14,3) 93 (22,2) 0,64 (0,28-1,47) 0,274 Không 30 (85,7) 326 (77,8) Nhiễm tiềm ẩn Có 10 (28,6) 62 (14,8) 1,93 (1,09- 3,42) 0,032 Không 25 (71,4) 357 (85,2) Những người từng truyền máu có nguy cơ  nhiễm  VRVGB  cao  gấp  2  lần  những  người  chưa từng truyền máu và sự khác biệt này có ý  nghĩa  thống  kê  với  p<0,05.  Bên  cạnh  đó,  kết  quả cũng cho  thấy, những người  từng  truyền  máu  có  nguy  cơ  nhiễm VRVGB  tiềm  ẩn  cao  gấp gần 2  lần những người chưa  từng  truyền  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 620 máu và sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê  với p<0,05.  Bảng 4: Mối liên quan giữa nhiễm VRVGB và người  thân nhiễm VRVGB  Tình trạng nhiễm Người thân nhiễm VRVGB PR (KTC 95%) p Có (n, %) Không (n, %) Đang nhiễm 1,77 (0,83- 3,76) 0,144 Có 7 (16,3) 32 (9,2) Không 36 ( 83,7) 316 (90,8) Miễn dịch tự nhiên 0,43 (0,19- 0,99) 0,029 Có 5 (11,6) 94 (27,0) Không 38 (88,4) 254 (73,0) Miễn dịch tiêm chủng 1,06 (0,62-1,82) 0,802 Có 11 (25,6) 83 (23,9) Không 32 (74,4) 265 (76,1) Nhiễm tiềm ẩn 1,13 (0,51- 2,50) 0,765 Có 6 (13,9) 43 (12,4) Không 37 (86,1) 305 (87,6) Những đối tượng nghiên cứu có người thân  nhiễm VRVGB  ít  có khả năng  có miễn dịch  tự  nhiên khoảng 57% (PR=0,43) so với những người  không có người thân nhiễm vi rút này.  BÀN LUẬN  Tỷ  lệ đối tượng đang nhiễm VRVGB quận  12, TP. HCM  là 9,7%  (bảng 2). Tỷ  lệ này  thấp  hơn so với tỷ lệ đang nhiễm VRVGB của cộng  đồng Hà Nội và một số tỉnh lân cận năm 1990  (15‐20%). So với các nước trong khu vực thì tỷ  lệ đang nhiễm VRVGB tương đương so với tỷ  lệ  này  tại  Trung Quốc  (9,5)%(9),  tại  Thái  Lan  (10%)(8).  Điều  này  cho  thấy,  khu  vực  châu Á  Thái  Bình  Dương  hiện  nay  đang  nằm  trong  vùng  lưu  hành  cao  của  dịch,  các  nước  trong  khu  vực  hầu  như  có  tỷ  lệ  nhiễm  tương  đối  bằng nhau và luôn ở mức cao.  Bên  cạnh  đó,  tỷ  lệ  đối  tượng  có miễn dịch  tiêm chủng là 21,6%; gần bằng tỷ lệ đối tượng có  miễn dịch tự nhiên (26,5%). Điều này gợi ý, cần  triển khai các biện pháp tăng tỷ lệ đối tượng có  miễn dịch  tiêm  chủng nhằm  đảm bảo  sự miễn  dịch  trong  cộng  đồng.  Tỷ  lệ  đối  tượng  nhiễm  tiềm ẩn chiếm tương đối cao (15,9%). Đây là các  đối  tượng  có  khả  năng  lây  truyền  cao  trong  truyền máu do họ hiện nay không được xác định  bằng xét nghiệm HBsAg và xét nghiệm anti‐HBc  chưa được phổ biến trong truyền máu.  Kết quả nghiên cứu này cũng cho  thấy mối  liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng nhiễm tiềm  ẩn  với  việc  đã  từng  truyền máu;  và  giữa  tình  trạng đang nhiễm với việc đã từng truyền máu  (bảng 3). Từ năm 1993 khi điều lệnh truyền máu  được ban hành quy định  tất cả các đơn vị máu  tiếp nhận trên toàn quốc bắt buộc phải sàng lọc 5  loại bệnh, trong đó có viêm gan B thì việc truyền  máu được kiểm soát rất kỹ để tránh các trường  hợp  lây  truyền. Tuy  nhiên  trước  năm  1990 do  điều  kiện  chưa  được  đảm  bảo,  khó  tránh  các  trường  hợp  các  test  không mang  độ  đặc  hiệu  cao,  ngoài  ra  không  loại  trừ  các  trường  hợp  nhiễm  tiềm  ẩn  không  xác  định  được  nên  dẫn  đến  khả  năng  lây  truyền  cho  người  nhận.  Nghiên  cứu  này  không  đề  cập  đến  năm  đối  tượng được nhận máu, do đó có thể những đối  tượng này có nguy cơ nhiễm VRVGB khi truyền  máu vào những năm trước 1990.   Nghiên cứu không chỉ ra mối liên quan giữa  tình trạng đang nhiễm VRVGB với việc có người  thân  nhiễm VRVGB;  tuy  nhiên  nghiên  cứu  lại  tìm  thấy mối  liên quan giữa tình  trạng có miễn  dịch  tự  nhiên  với  việc  có  người  thân  nhiễm  VRVGB (bảng 4). Nhận định này khác biệt so với  các nghiên cứu trước đây  (7). Có thể giải thích là  do khi  có người  thân bị nhiễm,  các  thành viên  khác  trong gia đình có khả năng có nhiều kiến  thức về bệnh hơn do đó phòng ngừa tốt về viêm  gan B,  tránh  tiếp xúc với các đường  lây  truyền  tốt hơn so với những người không có người thân  bị  bệnh. Ngoài  ra,  có  thể  những  đối  tượng  có  người  thân  nhiễm  VRVGB  đã  tạo  được miễn  dịch tự nhiên chống lại.  KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ  Tỷ  lệ  đối  tượng  đang nhiễm VRVGB  quận  12, TP. HCM  tương  đối  cao,  chiếm  tỷ  lệ  9,7%,  trong  đó  tập  trung  chủ yếu  ở nhóm  tuổi 50‐59  tuổi  và  nhóm  nông  dân.  Kết  quả  nghiên  cứu  cũng cho  thấy, tỷ  lệ đối  tượng có miễn dịch do  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  621 tiêm chủng giảm dần theo nhóm tuổi. Điều này  gợi ý, hệ  thống y  tế địa phương nên  triển khai  chương trình tiêm chủng phòng ngừa viêm gan  B  cho  đối  tượng  người  trưởng  thành  chưa  có  miễn dịch và khuyến khích  các  đối  tượng này  tiêm  ngừa  đúng  liều.  Bên  cạnh  việc  thực  hiện  tiêm chủng phòng ngừa, cần  tăng cường  tuyên  truyền  kiến  thức  phòng  ngừa  bệnh  viêm  gan,  đặc biệt  là nhóm đối  tượng nông dân và nhóm  có người thân nhiễm VRVGB. Tiếp tục triển khai  chích ngừa vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh tại  cộng  đồng  nhằm  tăng  độ  bao  phủ miễn  dịch  trong cộng đồng trong thời gian tới.  Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên  quan giữa tình trạng đang nhiễm, nhiễm tiềm ẩn  với truyền máu. Do đó, cần triển khai thực hiện  xét nghiệm về anti‐HBc  tại  các bệnh viện  cũng  như cơ sở y  tế truyền máu để  tránh các trường  hợp lây truyền.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bùi Hữu Hoàng,  Đinh Dạ  Lý Hương,  Phạm Hoàng  Phiệt,  Erwin Sablon (2003).Kiểu gen của siêu vi viêm gan B ở bệnh nhân  xơ gan và ung  thư gan nguyên phát.Y học  thành phố Hồ Chí  Minh. 7(2) 128‐133.  2. Bùi Phan Quỳnh Phương  (2001).Khảo  sát đặc  điểm các yếu  tố  nguy cơ  liên quan đến nhiễm siêu vi viêm gan B và C.Luận văn  thạc sỹ. Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tr. 67‐78.  3. Dienstag  JL,  Isselbacher  KJ  (2004).Acute  viral  Hepatitis.  Harrison’s  Principles  of  Internal  Medicine.  MacMilan.  Pp  5173‐5205.  4. Ishida T, Takao S, Settheetham‐Ishada W, Tiwawech D (2002).  Prevalence  of  hepatitis  B  and  C  virus  infection  in  rural  ethnic  populations  of  Northern  Thailand.  Journal  of  Clinical  Virol.  24(2):31‐35.  5. Pham HP (2004). Epidemiology of HBV infection in Vietnam. The  first international liver symposium for evolving issues in Asia  Pacific Countries. Korea. Pp 12‐14.  6. Te HS,  Jensen DM  (2010).  Epidemiology  of  hepatitis B  and C  virus: A global overview. Clin Liver Dis. 14: 1‐21. vii.  7. Trần Thị Lợi  (1995). Lây truyền siêu vi viêm gan B từ mẹ sang  con. khả năng dự phòng. Luận văn phó tiến sĩ. Đại Học Y Dược  Thành Phố Hồ Chí Minh. Tr. 23‐45.  8. Trần Xuân Chương (2008).Nghiên cứu sự liên quan của kiểu gen  virus viêm gan B với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của  bệnh viêm gan vi rút B cấp. Luận văn tiến sỹ y học. Đại Học Y  Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tr. 67‐78.  9. Yu Z, Weiming F, Lichun F  (2013). Hepatitis B surface antigen  prevalence among 12393 rural women of childbearing age in Hainan  province. China: a cross‐sectional study. Virology Journal. 10: 25.  Ngày nhận bài báo:       13/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   14/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_nhiem_vi_rut_viem_gan_b_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguo.pdf
Tài liệu liên quan