Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh

Có mối liên quan giữa các yếu tố sang chấn tâm lý với trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh như sau: Sang chấn tâm lý liên quan đến người thân (chồng chết hoặc con chết hoặc con ra ở riêng hoặc con dâu vào ở cùng nhà hoặc con thi hoặc con thất nghiệp) với OR* = 3,84, 95% CI = 2,21 – 6,67. Sang chấn tâm lý liên quan đến hôn nhân (độc thân hoặc ly dị hoặc chồng chết) với OR* = 8,65, 95% CI = 2,67 – 32,96. Kết quả phù hợp với Maartens(5) Nguyễn Thị Ngọc Phượng(6). Sang chấn tâm lý liên quan đến công việc (mất việc hoặc nghỉ hưu hoặc giảm thu nhập) với OR* = 2,02, 95% CI = 1,03 – 4,00, giống với kết quả nghiên cứu của Hayden(4). Sang chấn tâm lý liên quan giữa các rối loạn tiền mãn kinh (rối loạn vận mạch, bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ) với rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh với OR* = 3,02, 95% CI = 1,29 – 7,05. Cũng như các tác giả Cohen(2) và Hayden(4), chúng tôi cũng ghi nhận phụ nữ có bất cứ một hay nhiều rối loạn tiền mãn kinh đều làm tăng nguy cơ trầm cảm. Không có mối liên quan giữa sang chấn tâm lý do bệnh lý và rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh, không có mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học gồm: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, trình độ học vấn với rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Từ số liệu và kết quả nghiên cứu này, chúng tôi thấy có mối liên hệ mật thiết của những yếu tố nguy cơ do hệ quả của tuổi quanh mãn kinh đem lại và bệnh lí trầm cảm. Chúng tôi muốn kiến nghị tới cấp chức năng để có thể đưa phác đồ sàng lọc và trị liệu rối loạn trầm cảm cho phụ nữ quanh mãn kinh tại các cơ sở y tế. Những phụ nữ trong tuổi quanh mãn kinh nhất là những phụ nữ có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như những phụ nữ có những sự kiện bất lợi trong cuộc sống cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời những rối loạn trầm cảm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ giúp họ vượt qua một cách nhẹ nhàng giai đoạn khó khăn này của cuộc đời.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 1 TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ QUANH TUỔI MÃN KINH Nguyễn Thị Mỹ Hạnh*, Võ Minh Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở người phụ nữ nhất là phụ nữ lớn tuổi và tỷ lệ này càng tăng trong giai đoạn quanh mãn kinh. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn kinh cần quan tâm nhiều đến các rối loạn tâm sinh lý ở phụ nữ mãn kinh. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan của rối loại trầm cảm ở phụ nữ qu anh tuổi mãn kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ 6/2007 đến 6/2008 ở phụ nữ 45 – 55 tuổi đến khám tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ, được dùng bảng CES-D để tầm soát trầm cảm. Phỏng vấn các yếu tố về nhân khẩu, xã hội, tiền căn bệnh lý, sang chấn tâm lý, các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh rồi so sánh giữa hai nhóm có tầm soát là trầm cảm và không trầm cảm. Kết quả: Khảo sát 380 phụ nữ quanh mãn kinh, tỷ lệ trầm cảm là 37,9%. Trầm cảm trong tuổi quanh mãn kinh liên quan với sang chấn tâm lý và thực thể như: sự ra đi của người thân (OR* = 3,84, 95% CI = 2,21 – 6,67), tình trạng hôn nhân (OR* = 8,65, 95% CI = 2,67 – 32,96), mất việc (OR* = 2,02, 95% CI = 1,03 – 4,00), rối loạn tiền mãn kinh (OR* = 3,02, 95% CI = 1,29 – 7,05). Kết luận: Cần xây dựng phác đồ sàng lọc và trị liệu rối loạn trầm cảm cho phụ nữ quanh mãn kinh tại các cơ sở y tế. ABSTRACT PREVALENCE AND RISK FACTORS OF DEPRESSION AMONG PERIMENOPAUSAL WOMEN Nguyen Thi My Hanh, Vo Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 87 - 91 Background: Depression is a syndrome found often in women, especially in old women, the problem is significant higher within perimenopausal phase. Perimenopausal cares need to be more aware of mental disorder. Our study aim is exam the prevalence and risk factors of depression among perimenopausal women. Method: A cross-sectional study conducted from June 2007 to June 2008, among 45 – 55 year-old women at TuDu Hospital, who came to gynecology unit for checking up. We used CES-D to screen depression. Face-to-face interview applied for demographic, social, history of physical or mental disorder, menopause symptoms’ information, we compared the odd of the factors between with and without depression groups. Result: Conducted research on 380 subjects, rate of perimenopausal depression was 37.9%. There were some factors found having significantly relation with depression including both physical and mental disorders such as: lost relative (OR* = 3.84, 95% CI = 2.21 – 6.67), marital status (OR* = 8.65, 95% CI = 2.67 – 32.96), lost job (OR* = 2.02, 95% CI = 1.03 – 4.00), menopause disorders (OR* = 3.02, 95% CI = 1.29 – 7.05). Conclusion: We are in need of a health policy of screening and treatment for depression among perimenopausal women at health service centers. * Bệnh viện Từ Dũ. ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 2 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU Mãn kinh là một tình trạng sinh lý bình thường mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua trong cuộc sống. Mãn kinh liên quan đến sự chấm dứt của kinh nguyệt hậu quả của việc mất đi chức năng buồng trứng một cách tự nhiên theo tuổi. Tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi còn tuỳ thuộc vào chủng tộc và tình trạng dinh dưỡng hiện tại, tuy nhiên nó có thể xảy ra sớm hơn ở những người đa sản, hút thuốc lá và đã cắt đi tử cung(7). Tuy là một giai đoạn sinh lý trong cuộc sống, nhưng mãn kinh luôn tồn tại trong nó những rối loạn như: rối loạn vận mạch, rối loạn tiết niệu sinh dục, rối loạn tâm sinh lý, bệnh loãng xương, bệnh tim mạch và suy giảm trí nhớ. Chính vì thế chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn kinh ngày càng được quan tâm trong Sản Phụ khoa hiện nay. Rối loạn trầm cảm là 1 hội chứng (nhóm các triệu chứng) phản ánh tâm trạng buồn rầu quá mức. Cụ thể hơn, sự buồn rầu của trầm cảm được mô tả bởi cường độ cao hơn và kéo dài hơn và bởi triệu chứng nặng hơn và bất lực chức năng hơn mức bình thường. Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở người phụ nữ nhất là phụ nữ lớn tuổi và tỷ lệ này càng tăng trong giai đoạn chung quanh mãn kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trầm cảm có liên quan mật thiết với tình trạng hormon của người phụ nữ, và nó sẽ dễ dàng xuất hiện ở những phụ nữ có những xung đột về tâm lý như tình trạng kinh tế suy giảm(7). Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn kinh tại Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện Từ Dũ nói riêng chỉ tập trung vào các bệnh lý phụ khoa thực thể và các rối loạn vận mạch, tiết niệu sinh dục mà chưa quan tâm nhiều đến các rối loạn tâm sinh lý ở phụ nữ mãn kinh. Các nghiên cứu nổi tiếng về mãn kinh trên thế giới chỉ tập trung vào tác dụng và biến chứng của việc điều trị nội tiết thay thế ở phụ nữ mãn kinh. Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn kinh và gần như chưa có nghiên cứu nào về rối loạn tâm sinh lý ở phụ nữ mãn kinh. Chính vì lý do đó chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu: “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh” với ước mong có thể xác định được tỉ lệ và các yếu tố có thể đưa đến trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại Bệnh viện Từ Dũ nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm khuyến cáo với các bác sĩ Sản Phụ khoa Việt Nam bên cạnh điều trị bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mãn kinh cần quan tâm đến chất lượng cuộc sống và gia đình họ. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tới khám tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ trong khoảng thời gian từ 06/2007 – 06/2008. Mục tiêu phụ Tìm mối liên quan giữa rối loại trầm cảm với: 1. Các yếu tố nhân khẩu học gồm: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, trình độ học vấn, số con. 2. Các yếu tố sang chấn tâm lý gồm: không hạnh phúc, mất người thân, mất việc, về hưu, giảm thu nhập, các bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng lipide máu, bệnh khớp, bệnh thận, bệnh xương, có phẫu thuật. 3. Rối loạn tiền mãn kinh gồm: rối loạn vận mạch, bốc hỏa, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Dân số nghiên cứu Dân số đích Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh. Dân số chọn mẫu Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh đến khám và Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 3 ( ) 2 2 α/21 1 d pp n −××Ζ = − điều trị tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2007 – 06/2008. Tuổi 45 – 55 tuổi. Tình trạng sức khỏe và tinh thần có khả năng trả lời được bảng phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ Có bệnh lý tâm thần, thần kinh thực thể. Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi đã tư vấn kỹ về mục tiêu, các bước tiến hành và những lợi ích khi tham gia vào nghiên cứu. Cỡ mẫu Tính cỡ mẫu theo tỷ lệ % trầm cảm ở tuổi quanh mãn kinh Z1-α/2 = 1,96. Theo nghiên cứu của Yahya (2002), p = 0,385. d = 0,05. Thế vào công thức có N = 363. Chúng tôi đã nghiên cứu 380 trường hợp. Phương pháp trình tự nhận bệnh và thu thập số liệu Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện cho đến khi đủ mẫu cần thiết theo thiết kế nghiên cứu. Chúng tôi mời 4 bác sĩ chuyên khoa tâm thần không biết mục tiêu nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bệnh nhân bằng thang điểm tầm soát trầm cảm CES-D (Center for Epidemiologycal Studies Depression Scale)(3). Chúng tôi chọn bệnh vào tất cả các buổi sáng từ thứ hai tới thứ sáu. Nếu thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ thì mời bệnh nhân vào tham gia nghiên cứu. Sau khi giải thích quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh, nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn bệnh nhân 2 bảng câu hỏi trong một phòng ở 2 bàn riêng biệt kín đáo. Bàn thứ nhất do chính tác giả phụ trách bảng phỏng vấn khảo sát các yếu tố liên quan đến trầm cảm. Bàn thứ hai do bác sĩ chuyên khoa tâm thần phụ trách bảng phỏng vấn để tầm soát trầm cảm CES-D. Trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh là biến số nhị giá gồm có hai giá trị: có (Bảng phỏng vấn thang điểm CES-D ≥ 16 điểm) hoặc không (Bảng phỏng vấn thang điểm CES-D < 16 điểm), được bác sĩ chuyên khoa tâm thần sàng lọc. Nếu phát hiện có biểu hiện rối loạn trầm cảm sau khi phỏng vấn, bác sĩ phỏng vấn sẽ tư vấn hướng dẫn cho người bệnh khám và điều trị hợp lý tại bệnh viện tâm thần. Phương pháp xử lý số liệu Nhập số liệu bằng phần mền Epi Data. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 10.0. Phân tích gồm 2 bước: bước 1 mô tả và phân tích đơn biến, bước 2 dùng mô hình hồi qui đa biến nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu để tính OR hiệu chỉnh (OR*) cho các biến số. Tính toán thống kê với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo điểm số các triệu chứng trầm cảm Điểm số* 0 1 2 3 Thang CES-D Không Ít Trbình Nhiều Tổng cộng 140 111 63 63 380 Bực mình vô lý 36,70% 29,20% 16,60% 17,40% 100% 207 84 63 26 380 Không cảm giác ngon miệng 54,50% 22,10% 16,60% 6,80% 100% 244 71 40 25 380 Không bỏ được sự buồn bã 64,20% 18,70% 10,50% 6,60% 100% 279 38 14 49 380 Cảm giác mình không tốt 73,40% 10,00% 3,70% 12,90% 100% 189 100 64 27 380 Khó tập trung làm việc 49,70% 26,30% 16,80% 7,10% 100% 216 77 63 24 380 Cảm giác chán nản 56,80% 20,30% 16,60% 6,30% 100% 154 84 62 80 380 Cảm giác làm mọi việc với cả 1 sự nỗ lực 40,50% 22,10% 16,30% 21,10% 100% 223 75 33 49 380 Không hy vọng vào tương lai 58,70% 19,70% 8,70% 12,90% 100% 275 45 41 19 380 Nghĩ rằng cuộc đời là 1 sự thất bại 72,40% 11,80% 10,80% 5,00% 100% Cảm thấy sợ 214 79 70 17 380 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 4 Điểm số* 0 1 2 3 Thang CES-D Không Ít Trbình Nhiều Tổng cộng hãi 56,30% 20,80% 18,40% 4,50% 100% 174 74 80 52 380 Giấc ngủ không ngon 45,80% 19,50% 21,10% 13,70% 100% 240 54 55 31 380 Không hạnh phúc 63,20% 14,00% 14,50% 8,20% 100% 241 59 45 35 380 Nói ít hơn bình thường 63,40% 15,50% 11,80% 9,20% 100% 205 73 66 36 380 Cảm thấy cô đơn 53,90% 19,20% 17,40% 9,50% 100% 273 70 25 12 380 Cảm giác mọi người đều không thân thiện 71,80% 18,40% 6,60% 3,20% 100% 270 57 30 23 380 Không yêu thích cuộc sống 71,10% 15,00% 7,90% 6,10% 100% 228 90 48 14 380 Khóc lóc 60,00% 23,70% 12,60% 3,70% 100% 130 117 111 22 380 Cảm thấy buồn 34,20% 30,80% 29,20% 5,80% 100% 264 75 35 6 380 Cảm giác mọi người không thích tôi 69,50% 19,70% 9,20% 1,60% 100% 318 319 22 1 380 Không thể tiếp tục sống 83,70% 10,30% 5,80% 0,30% 100% Qua khảo sát 380 phụ nữ tuổi từ 45 – 55 đến khám tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008 chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ trầm cảm trong nhóm nghiên cứu là 37,9%. Bảng 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỉ lệ rối loạn trầm cảm Rối loạn trầm cảm* N Tỷ lệ % Có rối loạn trầm cảm 144 37,9 Không rối loạn trầm cảm 236 62,1 Tổng cộng 380 100,0 Theo qui ước của bảng CES-D có tổng điểm =44, nếu < 16 điểm: không có rối loạn trầm cảm, nếu ≥ 16/44: có rối loạn trầm cảm. Có sự khác biệt khá lớn giữa kết giữa tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của tác giả Chedraui(1) tại Eucuador (37,9% so với 67,4%), lý giải cho hiện tượng này có lẽ do tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm, nghiên cứu của Chedraui không dựa vào tiêu chuẩn mà chỉ hỏi trực tiếp bệnh nhân có tự mình cảm thấy trầm cảm hay không. Phân tích yếu tố liên quan Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi chọn các biến số trong mục tiêu nghiên cứu chính đưa vào phương trình hồi qui đa biến nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, bảy biến số vào phương trình hồi qui đa biến. Bao gồm: tình trạng kinh tế, số con hiện có, sang chấn tâm lý liên quan đến người thân, sang chấn tâm lý liên quan đến hạnh phúc, sang chấn tâm lý liên quan đến bệnh tật, sang chấn tâm lý liên quan đến công việc và các sang chấn tâm lý do rối loạn tiền mãn kinh. Tất cả các yếu tố nói trên đều có liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh trong phân tích đơn biến (p < 0,05). Bảng 3. Phân tích hồi qui đa biến xác định yếu tố liên quan với trầm cảm Yếu tố OR* 95% CI P Khá giả Ref. Đủ ăn 0,95 0,28 – 3,23 0,94 Tình trạng kinh tế Thiếu ăn 1,30 0,28 – 5,98 0,73 Không con Ref. 1 – 2 con 0,28 0,10 – 0,76 0,01 Số con hiện có > 2 con 0,27 0,09 – 0,76 0,01 Không Ref. Sang chấn người thân Có 3,84 2,21 – 6,67 < 0,01 Không Ref. Sang chấn hạnh phúc Có 8,65 2,67 – 32,96 < 0,01 Không Ref. Sang chấn bệnh tật Có 1,11 0,64 – 1,91 0,71 Không Ref Sang chấn công việc Có 2,02 1,03 – 4,00 < 0,01 Không Ref T/c tiền mãn kinh Có 3,02 1,29 – 7,05 0,01 Có mối liên quan giữa số con với rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh: sanh 1-2 con (OR* = 0,28, 95% CI = 0,10 – 0,76); sanh > 2 con (OR* = 0,27, 95% CI = 0,09 – 0,76). Kết quả tương đồng với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng(6). Có mối liên quan giữa các yếu tố sang chấn tâm lý với trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh như sau: Sang chấn tâm lý liên quan đến người thân (chồng chết hoặc con chết hoặc con ra ở riêng Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 5 hoặc con dâu vào ở cùng nhà hoặc con thi hoặc con thất nghiệp) với OR* = 3,84, 95% CI = 2,21 – 6,67. Sang chấn tâm lý liên quan đến hôn nhân (độc thân hoặc ly dị hoặc chồng chết) với OR* = 8,65, 95% CI = 2,67 – 32,96. Kết quả phù hợp với Maartens(5) Nguyễn Thị Ngọc Phượng(6). Sang chấn tâm lý liên quan đến công việc (mất việc hoặc nghỉ hưu hoặc giảm thu nhập) với OR* = 2,02, 95% CI = 1,03 – 4,00, giống với kết quả nghiên cứu của Hayden(4). Sang chấn tâm lý liên quan giữa các rối loạn tiền mãn kinh (rối loạn vận mạch, bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ) với rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh với OR* = 3,02, 95% CI = 1,29 – 7,05. Cũng như các tác giả Cohen(2) và Hayden(4), chúng tôi cũng ghi nhận phụ nữ có bất cứ một hay nhiều rối loạn tiền mãn kinh đều làm tăng nguy cơ trầm cảm. Không có mối liên quan giữa sang chấn tâm lý do bệnh lý và rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh, không có mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học gồm: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, trình độ học vấn với rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Từ số liệu và kết quả nghiên cứu này, chúng tôi thấy có mối liên hệ mật thiết của những yếu tố nguy cơ do hệ quả của tuổi quanh mãn kinh đem lại và bệnh lí trầm cảm. Chúng tôi muốn kiến nghị tới cấp chức năng để có thể đưa phác đồ sàng lọc và trị liệu rối loạn trầm cảm cho phụ nữ quanh mãn kinh tại các cơ sở y tế. Những phụ nữ trong tuổi quanh mãn kinh nhất là những phụ nữ có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như những phụ nữ có những sự kiện bất lợi trong cuộc sống cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời những rối loạn trầm cảm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ giúp họ vượt qua một cách nhẹ nhàng giai đoạn khó khăn này của cuộc đời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chedraui P, Hidalgo L, Chavez D, Morocho N; Menopausal symptoms and associated risk factors among postmenopausal women screened for the metabolic syndrome; Arch Gynecol Obstet, 2007 Mar;257(3):161-8. Epub 2006 Sep 20. 2. Cohen LS, Soares CN, Vitonis AF, Otto MV, Harlow BL; Risk for new onset of depression during the menopausal transition: the Harvard study of moods and cycles; Arch Gen Psychiatry. 2006 Apr; 63(4):385-90. 3. Harlow BL, Wise LA, Otto MW, Soares CN, Cohen LS; Prevelence and predictor of depressive symptoms in older pre menopausal women, the Harvard Study of Moods and Cycles; Arch Gen Psychiatry.Vol 56 May 1999:418 – 424. 4. Hayden B, et all (2001), Depressive symptom, menopause status and climacteric symptoms in women at midlife, Psychosomatic Medicine 63: 603 – 608. 5. Maartens LW, Knottnerus JA, Pop VJ; Menopausal transition and increased depressive symptomatology: a community based prospective study; Maturitas. 2002 Jul 25;42(3):195-200. 6. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2006), Sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội nghị Việt – Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần VI, trang 69 – 80. 7. Shifren JL., Schiff IS (2007), Menopause, Novak’s Gyneacology 14, p 1950-1974. 8. Yahya S, Rehan N; Age, pattern and sumptoms of menopause among rural women of Lahore; J Ayub Med Coll Abbottabad. 2002 Jul-Sep;14(3):9-12. Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 6 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_roi_loan_tram_cam_o_phu_nu.pdf
Tài liệu liên quan