f. Cần chú trọng hơn trong việc duy tu,
bảo trì sân bãi và các điều kiện đảm bảo
khác. Mặc dù đã được nhà trường tạo điều
kiện và quan tâm như chi phí cho công tác
GDTC đều tăng 10% theo từng năm (Tô
Thái Hà và cộng sự, 2017) song hầu như
chỉ tập trung trong việc mua sắm dụng cụ
học tập (bóng đá, lưới cầu môn ) song
chưa đầu tư đúng mức cho việc duy tu hay
bảo dưỡng trang thiết bị như đường chạy,
bảo trì mặt sân bóng đá, khung thành.v.v.
g. Vấn đề về giày tập luyện hay thi đấu
cần được xem xét một cách nghiêm túc ở
đối tượng sinh viên không chuyên tại
Trường Đại học Sài Gòn. Đây là cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra các
chấn thương đáng tiếc trong các môn bóng
đá mà giảng viên phụ trách thường hay bỏ
qua. Ngoài ra, sinh viên hay sử dụng loại
giày không phù hợp trong môn bóng đá, có
khi còn đi mượn bạn có cỡ chân nhỏ hơn
để tập luyện. Điều này sẽ làm cho bàn chân
bị bó cứng, gây tình trạng mỏi, tê và cứng
chân nhanh chóng. Từ đó gây ra các chấn
thương ở chi dưới khi hoạt động quá mức.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng các bài tập bổ trợ sức mạnh cơ đồng vận- Đối vận nhằm giảm nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước thông qua hệ thống tính lỗi bật nhảy cho sinh viên câu lạc bộ bóng đá trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 68 (02/2020) No. 68 (02/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
11
ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ SỨC MẠNH CƠ ĐỒNG VẬN-
ĐỐI VẬN NHẰM GIẢM NGUY CƠ CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG
CHÉO TRƯỚC THÔNG QUA HỆ THỐNG TÍNH LỖI BẬT NHẢY CHO
SINH VIÊN CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
The application of the synergistic-antagonist muscle strength exercises to reduce
the risk of anterior cruciate ligament injury through the landing error scoring
system for students of Saigon University football club
TS. Trần Minh Tuấn
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Bài viết ứng dụng các bài tập bổ trợ sức mạnh cơ đồng vận-đối vận nhằm giảm nguy cơ chấn thương
dây chằng chéo trước thông qua hệ thống tính lỗi bật nhảy cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn tham
gia mô hình câu lạc bộ bóng đá. Kết quả đã chọn được 06 bài tập bổ trợ sức mạnh cơ đồng vận-đối vận
gập duỗi ở khớp gối, phù hợp với đặc điểm trang thiết bị, cơ sở vật chất tại Bộ môn Giáo dục thể chất,
đảm bảo tính khoa học, khả năng ứng dụng cao cùng sự linh hoạt trong việc ứng dụng cho nhóm khách
thể nghiên cứu ở cả nam và nữ sinh viên. Ngoài ra, bài viết đã đề xuất 07 biện pháp nhằm phòng tránh
các chấn thương dây chằng chéo trước, các chấn thương chi dưới cho sinh viên Trường Đại học Sài Gòn
nói riêng và người học môn bóng đá nói chung.
Từ khóa: bài tập bổ trợ sức mạnh cơ đồng vận-đối vận, hệ thống tính lỗi bật nhảy, câu lạc bộ bóng đá,
Đại học Sài Gòn
ABSTRACT
The purpose of this study was to apply the synergistic-antagonist muscle strength exercises to reduce the
risk of anterior cruciate ligament injury through the Landing Error Scoring System for students of
Saigon University football club. Results showed that 06 exercises to support the synergistic-antagonist
muscle strength at knee joint were selected to suit with the facilities available at Physical Education
Department, ensuring the science, high applicability and flexibility in applying to participants (included
male and female students). Besides, the article has proposed 07 solutions to prevent anterior cruciate
ligament injury, lower limb injuries for Saigon University students in particular and for persons who
were/are training in football in general.
Keywords: the synergistic-antagonist muscle strength exercises, landing error scoring system, football
club, Saigon University
Email: tuansgu269@gmail.com
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
12
1. Đặt vấn đề
Các tổn thương dây chằng chéo trước
(Anterior Cruciate Ligament - ACL) là chấn
thương thường gặp ở khớp gối do các tổn
thương từ hoạt động thể thao, đặc biệt là
môn thể thao đối kháng trực tiếp như bóng
đá. Đây được xem là một trong ba “chấn
thương bất hạnh”. Nguyên nhân dẫn đến
chấn thương này là do người chơi vận động
ưỡn gối quá mức, đang chạy dừng đột ngột,
xoay người bất chợt khi chân trụ không
xoay theo kịp hoặc té xuống không đúng
cách khi xảy ra tranh chấp.v.v. Theo số liệu
thống kê, hơn 25% số người từng bị chấn
thương đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối
không thể đạt được sức mạnh tối đa như
trước mặc dù đã phẫu thuật thành công cùng
quá trình trị liệu tốt (Woo và cộng sự,
2006). Hơn nữa, 65% những người từng
mắc phải chấn thương loại này đã không
còn chơi bóng đá trong vòng 7 năm (Brophy
và cộng sự, 2012). Do đó, việc áp dụng các
bài tập bổ trợ sức mạnh đồng vận-đối vận
gập duỗi ở khớp gối nhằm hạn chế các tổn
thương khi tập luyện thể thao nói chung và
trong môn bóng đá nói riêng là nhu cầu thiết
yếu cần được đáp ứng cho sinh viên Trường
Đại học Sài Gòn.
Hệ thống tính điểm lỗi bật nhảy (The
Landing Error Scoring System - LESS) là
một công cụ đánh giá lâm sàng nhằm xác
định những cá nhân có nguy cơ bị chấn
thương dây chằng chéo trước (ACL) từ việc
phân tích mô hình động học của động tác
bật nhảy theo hai mặt: trước và ngoài
(Padua và cộng sự, 2009). Đây là công cụ
dễ sử dụng, ít tốn kém, có thể đánh giá ngay
trên sân tập (Read và cộng sự, 2017), có căn
cứ và độ tin cậy cao để đánh giá các nguy
cơ chấn thương nghiêm trọng ở chi dưới
(Padua và cộng sự, 2011; Twiddy, 2016).
Mô hình câu lạc bộ bóng đá Trường
Đại học Sài Gòn đã đạt nhiều thành tích
nhất định trong những năm qua. Khoa Giáo
dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục thể
chất hiện đang duy trì hai câu lạc bộ bóng
đá cho nam và nữ sinh viên tham gia tập
luyện với chương trình huấn luyện và kế
hoạch thực hiện được chuẩn bị một cách
khoa học và phù hợp với đặc thù sinh viên
trường (Trần Minh Tuấn và cộng sự, 2017).
Tuy nhiên trong quá trình huấn luyện, sinh
viên rất hay bị các chấn thương ở chi dưới,
đặc biệt là đầu đối và cổ chân. Theo khảo
sát thì đã có hai trường hợp bị đứt dây
chằng chéo trước và phải can thiệp phẫu
thuật trong năm học 2018-2019 cùng nhiều
trường hợp phản hồi khác về các chấn
thương ở đầu gối do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Vì vậy, cần thiết có các bài tập
tập bổ trợ sức mạnh cơ đồng vận-đối vận
gập duỗi ở khớp gối nhằm giảm các nguy
cơ xảy ra chấn thương ACL cho sinh viên.
Đây là một nhu cầu bức thiết, đặc biệt là
trong nhóm sinh viên thường xuyên tham
gia tập luyện thể thao nói chung và trong
câu lạc bộ bóng đá nói riêng.
2. Cách thức nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả của
các bài tập bổ trợ sức mạnh cơ đồng vận-
đối vận gập duỗi ở khớp gối nhằm giảm
nguy cơ chấn thương ACL.
Khách thể nghiên cứu: bao gồm 21
sinh viên tham gia trong mô hình câu lạc
bộ bóng đá ở Trường Đại học Sài Gòn,
trong đó có 11 nam và 10 nữ. Tất cả các
sinh viên tham gia đều hiểu rõ các quy
trình và lý do lấy số liệu trong đề tài một
cách rõ ràng và công khai.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử
dụng các phương pháp thường quy của
TRẦN MINH TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
13
ngành Thể dục Thể thao (TDTT) như
phương pháp tham khảo tài liệu, phương
pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực
nghiệm sư phạm, phương pháp quan sát
sư phạm và phương pháp thống kê toán
học. Để xử lý và tính toán số liệu, nghiên
cứu này sử dụng chương trình SPSS
(Statistical Package for the Social
Sciences) phiên bản 20.0 cho Windows để
xử lý và tính toán các số liệu thu thập
được. Ngưỡng khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0.05. Số liệu trong đề tài được
mô tả theo nguyên tắc số trung bình ± độ
lệch chuẩn và tần số xuất hiện. Thuật toán
Wilcoxon Sign (Kiểm định dấu
Wilcoxon) được sử dụng để đánh giá sự
khác biệt giữa trước và sau khi ứng dụng
các bài tập bổ trợ do số liệu thu thập được
không đáp ứng mô hình phân phối chuẩn.
Quy trình nghiên cứu:
Một tuần trước khi thực hiện việc áp
dụng các bài tập bổ trợ, tất cả sinh viên
tham gia mô hình câu lạc bộ bóng đá phải
tiến hành kiểm tra sư phạm bằng bài test
LESS nhằm đánh giá mức độ chấn thương
ACL. Hai máy quay phim được thiết lập
như trong Hình 1, ván nhảy (thảm tập) sẽ
linh động dịch chuyển theo 50% chiều cao
của đối tượng tham gia lấy số liệu (nhưng
vẫn đảm bảo không bị dịch chuyển khi tiếp
xúc). Sau đó, người tham gia bước lên và
đứng vững vàng trên bục, rồi thực hiện
động tác bật từ bục nhảy xuống khu vực đã
được xác định sẵn (thảm tập có kích thước
100x100 cm).
Hình 1. Cách bố trí sơ đồ trong LESS
Sau khi tiếp xúc thảm tập, người tham
gia phải thực hiện động tác hoãn xung bằng
động tác khuỵu gối, lưng thẳng, mắt nhìn
thẳng, rồi sau đó tiếp tục thực hiện động
tác bật nhảy lên cao nhất có thể lần thứ hai.
Toàn bộ quá trình thực hiện sẽ được ghi lại
từ hai máy quay phim như đã nêu trên. Mỗi
người sẽ thực hiện 3 lần, kết quả điểm số là
số điểm cao nhất trong 3 lần thực hiện
động tác bật nhảy này. Phần mềm Kinovea
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
14
(phiên bản 0.8.15) được sử dụng nhằm
phân tích các hình ảnh từ các đoạn phim
được lưu lại từ máy quay phim, sau đó quy
ra điểm từ hệ thống tính điểm lỗi khi bật
nhảy. Bảng đánh giá LESS bao gồm 17
tiêu chí với 4 tiêu chí độ linh hoạt (ở đầu
gối, hông, thân và chân), 4 tiêu chí về vị trí
(đầu gối, thân, chân xoay ra ngoài và vào
trong), 3 tiêu chí về tư thế (đứng xoay ra
ngoài, xoay vào trong và sự đối xứng của
chân), 5 tiêu chí về độ xê dịch, dịch chuyển
(ở đầu gối, hông, thân, xương bánh chè và
tổng quan toàn bộ chi dưới) và 1 tiêu chí
đánh giá việc thực hiện toàn bộ bài bật
nhảy (Padua et al., 2009). Số điểm đạt
được càng thấp thì cho thấy nguy cơ chấn
thương dây chằng chéo trước càng thấp.
Sau 8 tuần áp dụng các bài tập bổ trợ, các
quy trình trên được lặp lại nhằm đánh giá
sự thay đổi về nguy cơ chấn thương ACL.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Đặc điểm nhóm khách thể
nghiên cứu
Tổng số lượng sinh viên trong hai câu
lạc bộ bóng đá nam và nữ là 21 người, bao
gồm 11 sinh viên nam và 10 sinh viên nữ.
Tuy nhiên, sau 08 tuần ứng dụng các bài
tập bổ trợ cùng với quá trình tập luyện theo
chương trình huấn luyện thường niên (Trần
Minh Tuấn & Nguyễn Trà Giang, 2017), 2
sinh viên nữ và 1 sinh viên nam đã không
thể tiếp tục tham gia vì các lý do cá nhân,
vì vậy câu lạc bộ bóng đá nam còn lại 11
sinh viên và bóng đá nữ còn 10 sinh viên.
Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu được
mô tả trong Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu
Giới tính Độ tuổi (năm) Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)
Nam 19.54±1.51 169.45±4.76 59.64±6.23
Nữ 20.2±1.14 160.1±4.63 49.1±4.38
Số liệu được mô tả theo hình thức số trung bình ± độ lệch chuẩn
3.2. Các bài tập bổ trợ sức mạnh cơ
đồng vận-đối vận gập duỗi ở khớp gối
Theo đề xuất của Bùi Trọng Toại &
Đặng Hà Việt (2015) đã giới thiệu nhiều
bài tập đơn khớp, đa khớp, lưng-bụng, lực
ứng suất đàn hồi hay nhượng bộ-khắc
phục. Trong nghiên cứu mới nhất của Bùi
Trọng Toại và cộng sự (2018) đã đưa ra 6
bài tập sức mạnh đẳng động cơ gập – duỗi
khớp gối như sau: nằm úp gập chân, ngồi
gập chân, đứng gập chân, ngồi duỗi cẳng
chân, đạp chân, gánh tạ. Các bài tập này đã
được lựa chọn và ứng dụng trên các đối
tượng vận động viên bóng chuyền và võ
karate có độ tin cậy và mang tính ứng dụng
cao. Ngoài ra, Frederick A., & Frederick C.
(2006) cũng giới thiệu các bài căng cơ
đẳng trường cho cả chi trên và chi dưới.
Madden và cộng sự (2017) cũng chỉ rõ các
chấn thương chi dưới trong thể thao và đưa
ra các bài tập hồi phục sau chấn thương.
Từ đây chúng tôi đã lựa chọn được nhiều
bài tập bổ trợ đã được kiểm định và có thể
áp dụng được ngay, như bài tập duỗi chân,
bài tập gập chân, bài tập đứng duỗi cổ
chân, bài tập gánh tạ, bài tập bước xoạc có
tạ và không tạ, bài tập gập bụng chéo, bài
tập căng cơ gân kheo, bài tập căng cơ dép
và cơ bụng lớn, bài tập linh hoạt đầu gối
trên ghế cao.v.v.
TRẦN MINH TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
15
Các bài tập bổ trợ được nhóm tác giả
tổng hợp hiện nay đều được mô tả thực
hiện bằng thiết bị chuyên dụng để tiến
hành các động tác, đồng thời mỗi lần chỉ
thực hiện được cho một đối tượng, trong
khi trang thiết bị trong nhà trường chưa thể
đáp ứng đủ. Nhóm tác giả có thể đưa sinh
viên sang các phòng tập gym chuyên dụng
nhưng lại không đáp ứng nhu cầu thực tiễn
là tập các bài bổ trợ ngay tại chỗ, rồi tiếp
tục chương trình tập luyện ngay tại
Trường, cũng như đáp ứng đặc thù nhóm
khách thể nghiên cứ phải tiếp tục lên lớp
học sau giờ thể thao ngoại khóa. Do đó,
sau khi tổng hợp các ý kiến từ nhiều
chuyên gia, cùng một số kỹ thuật viên về
vật lý trị liệu trong các chấn thương chi
dưới, nhóm tác giả đã thống nhất ý kiến sử
dụng các trang thiết bị hiện có trong nhà
trường nhưng vẫn đảm bảo các động tác bổ
trợ đẳng động cơ tập trung vào gập-duỗi
khớp gối. Ngoài ra, chúng tôi linh hoạt sử
dụng tạ, tạ chân (để có thể thay đổi áp lực
bài tập bằng cách thêm vào các thanh sắt
khoảng 200g mỗi thanh, được mô tả trong
Hình 2) và độ lệch và/hoặc độ co giãn của
động tác để tăng mức độ khó của bài tập,
tùy theo khả năng của mỗi người.
Hình 2. Tạ chân và các thanh sắt
Sáu (06) bài tập bổ trợ được nhóm
tác giả lựa chọn cho sinh viên Trường
Đại học Sài Gòn, các bài tập này được
thực hiện trước khi vào buổi tập 30 phút,
mỗi bài tập được sinh viên thực hiện theo
3 tổ, mỗi tổ thực hiện 10 lần động tác.
Trước khi thực hiện các bài tập bổ trợ
này, sinh viên phải tiến hành khởi động
trước trong 5 phút như xoay các khớp và
căng cơ (Hình 3).
Hình 3. Minh họa thực hiện một số bài căng cơ chi dưới
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
16
Các bài tập bổ trợ này được liệt kê và mô tả cách thức thực hiện trong các Hình 4,
Hình 5, Hình 6, Hình 7, Hình 8 và Hình 9 dưới đây.
Hình 4. Bài tập 1 - nằm gập chân
Hình 5. Bài tập 2 - đứng gập chân
Hình 6. Bài tập 3 - gánh tạ
Hình 7. Bài tập 4 - ngồi duỗi chân
TRẦN MINH TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
17
Hình 8. Bài tập 5 - bước xoạc không tạ
Hình 9. Bài tập 6 - phối hợp căng cơ gân kheo và cơ dép
3.3. Ứng dụng các bài tập bổ trợ sức
mạnh cơ đồng vận-đối vận gập duỗi ở
khớp gối cho sinh viên trong mô hình câu
lạc bộ bóng đá Trường Đại học Sài Gòn
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp
dụng trên đối tượng ở mô hình câu lạc bộ
bóng đá vì đang duy trì 2 buổi tập/tuần,
đồng thời trình độ tập luyện của nhóm
khách thể nghiên cứu cũng tương đối
tương đồng nhau. Sau khi ứng dụng các bài
tập bổ trợ (tiến hành trong 8 tuần, mỗi tuần
2 buổi, mỗi buổi khoảng 20-30 phút trước
khi tập luyện, được thực hiện ngay cạnh
sân bóng đá), chúng tôi tiến hành đánh giá
lại bằng công cụ LESS. Do có sự khác biệt
về giới tính nên chúng tôi phân chia nam
và nữ thành hai nhóm riêng biệt để đánh
giá, kết quả được mô tả trong Bảng 2.
Bảng 2. Đánh giá nguy cơ chấn thương
sau khi ứng dụng các bài tập sức mạnh cơ
đồng vận-đối vận gập duỗi ở khớp gối ở
nam và nữ câu lạc bộ bóng đá
Giới
tính
Trước
(điểm)
Sau (điểm)
Độ lệch n
Trung bình
độ lệch
Z
p
(2-đuôi)
Nam
(n=11)
4.64±1.07 3.73±0.65
Lệch xấu 2 2.00
1.995* 0.046 Lệch tốt 6 5.33
Giữ nguyên 3
Nữ
(n=10)
5.4±1.17 4.3±0.82
Lệch xấu 2 2.5
2.111* 0.035 Lệch tốt 7 5.71
Giữ nguyên 1
Ghi chú: * Dựa vào Lệch tốt.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
18
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, ở nhóm
nam có 2 sinh viên thay đổi theo chiều
hướng xấu, 6 sinh viên thay đổi theo chiều
hướng tốt và 3 sinh viên giữ nguyên số
điểm; thứ hạng trung bình lệch xấu
(negative ranks) là 2.00, thứ hạng trung
bình lệch tốt (positive ranks) là 5.33, độ
lệch chuẩn Z theo lệch tốt là 1.995, kết quả
cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê với p (2 đuôi) = 0.046<0.05. Ở
nhóm nữ có 2 sinh viên thay đổi theo chiều
hướng xấu, 7 sinh viên thay đổi theo chiều
hướng tốt và 1 sinh viên giữ nguyên số
điểm; thứ hạng trung bình của lệch xấu
(negative ranks) là 2.5, thứ hạng trung bình
lệch tốt (positive ranks) là 5.71, độ lệch
chuẩn Z theo lệch tốt là 2.111, có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê với p (2 đuôi) =
0.035<0.05.
Kết quả cho thấy, có sự khác biệt về
nguy cơ chấn thương ACL giữa trước và
sau khi ứng dụng các bài tập sức mạnh cơ
đồng vận-đối vận gập duỗi ở khớp gối ở cả
nam và nữ sinh viên, đặc biệt là thứ hạng
trung bình “lệch xấu” cao hơn so với “lệch
tốt”. Thực tế trong công tác huấn luyện đã
cho thấy sinh viên có những phản hồi tốt
với những bài tập bổ trợ này. Điểm khác
biệt ở các bài tập bổ trợ đẳng động cơ gập-
duỗi khớp gối trong nghiên cứu này đã
được biến đổi cho phù hợp với điều kiện
thực tế chuyên môn, điều kiện đặc thù ở cơ
sở tại Trường Đại học Sài Gòn cùng các
vấn đề về tính linh động, đặc thù nhóm
khách thể nghiên cứu. Nó thực sự đã tạo ra
kết quả đáp ứng mong đợi của nhóm tác
giả nghiên cứu, đáp ứng tốt trong thời gian
thực hiện là 8 tuần, đặc biệt phù hợp với
giai đoạn tiền thi đấu sau khi tập trung đội
tuyển ở giai đoạn 2 (giai đoạn sau khi nghỉ
lễ Tết Nguyên Đán) song cần có nhiều
nghiên cứu ở các khoảng thời gian lâu hơn
8 tuần và/hoặc trên nhóm đối tượng tham
gia tập luyện ở các học phần Giáo dục thể
chất tại trường.
Ngoài ra, bài LESS là công cụ để đánh
giá nguy cơ chấn thương ACL và/hoặc các
chấn thương chi dưới liên quan đến các
động tác bật nhảy, động tác tiếp đất, động
tác giảm chấn (tức là các nguy cơ chấn
thương ACL một cách gián tiếp). Tuy
nhiên, chấn thương ACL do nhiều nguyên
nhân khác nhau như vận động viên đó đã bị
quá tải (Gokeler và cộng sự, 2014), đang bị
các chấn thương đầu gối ở dạng nhẹ (Padua
và cộng sự, 2011), đột ngột tăng áp lực lên
ACL (Withrow và cộng sự, 2008) hay các
chấn thương ACL một cách trực tiếp (do
va chạm khi thi đấu).v.v. Thực tế chứng
minh là sau khi kết thúc giai đoạn đánh giá,
2 thành viên nam khi tham gia thi đấu đã
dính chấn thương nặng ở đầu gối cùng 3
thành viên nữ báo cáo về các chấn thương
chi dưới khác nhau. Do đó, công tác phòng
ngừa nguy cơ chấn thương ACL nói riêng
hay các nguy cơ chấn thương chi dưới nói
chung đòi hỏi sự hợp tác từ phía sinh viên
về các thói quen xấu trong vận động hằng
ngày như chạy rượt đuổi nhau, vật lộn với
bạn, nhảy cầu thang hay tâm lý ham vui
trước khi tập luyện ở sinh viên mà không
tiến hành khởi động, rất dễ xảy ra các chấn
thương đáng tiếc.
3.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm
phòng tránh nguy cơ chấn thương dây
chằng chéo trước
Từ thực tế khi tiến hành đánh giá nguy
cơ chấn thương ACL, các kết quả từ các
nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây
cùng với các học thuyết về y học TDTT,
nhóm tác giả xin đề xuất một số biện pháp
nhằm phòng tránh chấn thương ACL
TRẦN MINH TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
19
và/hoặc các vấn đề về chấn thương chi
dưới như sau:
a. Cần đảm bảo về vệ sinh sân tập. Đặc
thù môn bóng đá là môn tập luyện ngoài
trời nên cần hạn chế hoặc không nên tiến
hành tập luyện khi có trời mưa do mặt sân
đọng nước gây trơn trượt, dễ té ngã và có
thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng.
Đặc thù sinh viên ở Trường Đại học Sài
Gòn vốn không chuyên về TDTT nên tập
luyện bóng đá thường là sau thời gian học
chính khóa và điều kiện sân bãi ở trường
chỉ cho phép tập luyện 2 tiếng cho mỗi
buổi tập, mỗi tuần chỉ có hai buổi tập. Vì
vậy, họ tận dụng tối đa thời gian để tập
luyện, dù điều kiện thời tiết không thuận
lợi. Điều này cần được giảng viên phụ
trách lưu ý và có phương án xử lý phù hợp.
b. Cần đảm bảo về vệ sinh tập luyện.
Vốn là sinh viên không chuyên TDTT nên
tâm lý khi tập luyện hay thi đấu rất háo
hức, họ sẵn sàng lao ngay ra sân để đá
bóng, tranh giành bóng, sút bóng mà
chưa tiến hành khởi động cũng dễ gây ra
các chấn thương, đặc biệt là ở đầu gối.
Đồng thời, sau khi tập luyện, giảng viên
phụ trách cần lưu ý giành thời gian cho
sinh viên thực hiện một số bài căng cơ thả
lỏng. Thực tế là nhiều sinh viên còn đi tắm
ngay sau khi tập luyện, dễ gây ra các bệnh
sổ mũi, viêm hô hấp, cảm cúm.v.v.
c. Sử dụng bộ công cụ LESS ngay
trước khi lập đội tuyển hoặc trước chu kỳ
huấn luyện hoặc các buổi học Giáo dục thể
chất (GDTC) đầu tiên để sàng lọc các sinh
viên có nguy cơ cao chấn thương ACL, từ
đó có thể lên kế hoạch thực hiện câu lạc bộ
hoặc đưa ra các giáo án giảng dạy phù hợp,
đặc biệt là ở môn bóng đá, bóng rổ và bóng
chuyền vì các động tác tập luyện đều có
liên quan đến các động tác bật nhảy, tiếp
xúc đất, xoay chuyển đột ngột.v.v. Hơn thế
nữa, trong các học phần GDTC đều có hai
giáo án đầu là lý thuyết và làm quen môn
học nên tính khả thi khi thực hiện rất cao.
Đồng thời trong các mô hình câu lạc bộ
cũng cần có các buổi đánh giá theo chu kỳ
như trước huấn luyện, trước giai đoạn thi
đấu, sau giai đoạn thi đấu nhằm tránh tình
trạng nhiều sinh viên bị chấn thương chi
dưới trong năm học 2018-2019 vừa qua đã
làm bị động trong công tác chuẩn bị thi đấu
cũng như việc khắc phục hậu quả từ các
chấn thương đáng tiếc này.
d. Cần có các kiểm tra, đánh giá y học
về các vấn đề về nguy cơ chấn thương cho
sinh viên trước khi tham gia mô hình câu
lạc bộ bóng đá cũng như các nhóm môn
GDTC khác. Điều này hiện nay vẫn còn
đang bị bỏ ngỏ trong công tác GDTC ở
Trường Đại học Sài Gòn, đồng thời chưa
có sự liên kết công việc giữa Bộ môn
GDTC và Phòng Y tế.
e. Quá trình giảng dạy cần hướng đến
công tác giáo dục và hướng dẫn cho sinh
viên các phương pháp tập luyện phù hợp,
các kỹ năng vận động đúng vì hầu hết sinh
viên Trường Đại học Sài Gòn có kiến thức
còn khá hạn chế về các vấn đề chấn thương
trong tập luyện TDTT. Minh chứng là số
lượng lớn sinh viên nữ được điều tra cho
thấy tiêu chí “Hiếm khi tham gia các hoạt
động TDTT” chiếm đến 76% từ kết quả
nghiên cứu của Trần Minh Tuấn & Huỳnh
Thanh Sơn (2017). Đồng thời vấn đề giáo
dục đạo đức trong thể thao nói chung cũng
là một vấn đề cần các nhà giáo dục quan
tâm với tâm lý tranh đua, thường xảy ra các
tình huống khó kiềm chế trong sinh viên,
gây gổ gây mất đoàn kết, cùng các chấn
thương đáng tiếc có thể xảy ra khi tham gia
tập luyện thể thao trong nhà trường.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 68 (02/2020)
20
f. Cần chú trọng hơn trong việc duy tu,
bảo trì sân bãi và các điều kiện đảm bảo
khác. Mặc dù đã được nhà trường tạo điều
kiện và quan tâm như chi phí cho công tác
GDTC đều tăng 10% theo từng năm (Tô
Thái Hà và cộng sự, 2017) song hầu như
chỉ tập trung trong việc mua sắm dụng cụ
học tập (bóng đá, lưới cầu môn) song
chưa đầu tư đúng mức cho việc duy tu hay
bảo dưỡng trang thiết bị như đường chạy,
bảo trì mặt sân bóng đá, khung thành.v.v.
g. Vấn đề về giày tập luyện hay thi đấu
cần được xem xét một cách nghiêm túc ở
đối tượng sinh viên không chuyên tại
Trường Đại học Sài Gòn. Đây là cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra các
chấn thương đáng tiếc trong các môn bóng
đá mà giảng viên phụ trách thường hay bỏ
qua. Ngoài ra, sinh viên hay sử dụng loại
giày không phù hợp trong môn bóng đá, có
khi còn đi mượn bạn có cỡ chân nhỏ hơn
để tập luyện. Điều này sẽ làm cho bàn chân
bị bó cứng, gây tình trạng mỏi, tê và cứng
chân nhanh chóng. Từ đó gây ra các chấn
thương ở chi dưới khi hoạt động quá mức.
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự
chuyển biến tốt về nguy cơ chấn thương
ACL giữa trước và sau khi ứng dụng các
bài tập bổ trợ sức mạnh cơ đồng vận-đối
vận gập duỗi khớp gối trên nhóm khách thể
nghiên cứu cả nam và nữ sinh viên trong
mô hình câu lạc bộ bóng đá tại Trường Đại
học Sài Gòn. Đồng thời, bài viết còn đưa ra
07 biện pháp nhằm phòng tránh các chấn
thương ACL nói riêng và chấn thương chi
dưới nói chung cho sinh viên Trường Đại
học Sài Gòn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brophy, R. H., Schmitz, L., Wright, R. W., Dunn, W. R., Parker, R. D., Andrish, J. T.,
McCarty, E. C., & Spindler, K. P. (2012). Return to play and future anterior cruciate
ligament injury risk after anterior cruciate ligament reconstruction in soccer athletes
from the multi-center orthopaedic outcomes network group. American Journal of
Sports Medicine, 40(11), 2517-2522. Doi: 10.1177/0363546512459476.
Bùi Trọng Toại & Đặng Hà Việt. (2015). Giáo trình huấn luyện sức mạnh. HCMC, Việt
Nam: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
Bùi Trọng Toại, Phạm Hoàng Tùng, Phạm Đình Quý, Phạm Thanh Tú, Nguyễn Khánh
Duy, Huỳnh Thị Ngọc Phương, Đào Duy Phước, Trương Thị Có và Phạm Cao Cường.
(2018). Xây dựng chương trình huấn luyện nhằm cân đối sức mạnh giữa cơ đồng vận
và đối vận. Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học TDTT TP.HCM.
Frederick, A., & Frederick, C. (2006). Stretch to win: Flexibility for improved speed,
power and agility. Champaign, IL: Human Kinetics.
Gokeler, A., Eppinga, P., Dijkstra, P. U., Welling, W., Padua, D. A., Otten, E., &
Benjaminse, A. (2014). Effect of fatigue on landing performance assessed with the
landing error scoring system (LESS) in patients after ACL reconstruction. A pilot
study. International Journal of Sports Physical Therapy, 9(3), 302-11. PMCID:
PMC4060307.
TRẦN MINH TUẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
21
Madden, C., Putukian, M., McCarty, E., & Young, C. (2017). Netter’s Sports Medicine
(2nd ed.). Philadelphia, USA: Saunders Elsevier.
Padua, D. A., Boling, M. C., DiStefano, L. J., Onate, J. A., Beutler, A. I., & Marshall, S.
W. (2011). Reliability of the Landing Error Scoring System-Real Time, a Clinical
Assessment Tool of Jump-Landing Biomechanics. Journal of Sport Rehabilitation, 20,
145-156. Doi: 10.1123/jsr.20.2.145.
Padua, D. A., Marshall, S. W., Boling, M. C., Thigpen, C. A., Garrett, W. E., & Beutler, A.
I. (2009). The Landing Error Scoring system (LESS) is a valid and reliable clinical
assessment tool of jump-landing biomechanics: The JUMP-ACL study. American
Journal of Sports Medicine, 37(10), 1996-2002. Doi: 10.1177/0363546509343200.
Read, P. J., Oliver, J. L., Ste C., Mark B. A., Myer, G. D., & Lloyd, R. S. (2017). A
Review of Field-Based Assessments of Neuromuscular Control and Their Utility in
Male Youth Soccer Players. Journal of Strength and Conditioning Research. Doi:
10.1519/JSC.000000 0000002069.
Tô Thái Hà, Lê Kiên Giang & Nguyễn Thị Xuân Hương. (2017). Nghiên cứu đánh giá
thực trạng và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất
Trường Đại học Sài Gòn. Đề tài cấp cơ sở, đã báo cáo thành công năm học 2016-2017
Trường Đại học Sài Gòn, lưu hành nội bộ. Mã số: CS2014-42.
Twiddy, H. M. (2016). The Relationship between Landing Error Scoring System-Real
Time and Dorsiflexion Range of Motion in Recreational Athletes. Human Movement
Sciences. Master Thesis in Old Dominion University.
Trần Minh Tuấn & Nguyễn Trà Giang. (2017). Effect of 15-week training on aerobic,
anaerobic, body composition, and skill-related fitness in male collegiate futsal athletes.
Proceedings International Conference on Sport Management (ICSM 2017), 463-472.
Trần Minh Tuấn, Trần Ngọc Cương & Lê Thành Phượng. (2018). Đánh giá sự thay đổi
các chỉ tiêu ưu khí, yếm khí, tỷ lệ mỡ, kỹ thuật và thể lực của nam sinh viên Trường
Đại học Sài Gòn tham gia đội tuyển bóng đá sau 15 tuần tập luyện. Đề tài cấp cơ sở
đã báo cáo thành công trong năm học 2017-2018 Trường Đại học Sài Gòn, lưu hành
nội bộ. Mã số: CS2016-69.
Withrow, T. J., Huston, L. J., Wojtys, E. M., & Ashton-Miller, J. A. (2008). Effect of
varying hamstring tension on anterior cruciate ligament strain during in vitro
impulsive knee flexion and compression loading. The Journal of Bone and Joint
Surgery American Volume, 90(4), 815-23. Doi: 10.2106/JBJS.F.01352.
Woo, S. L-Y., Wu, C., Dede, O. Vercillo, F., & Noorani, S. (2006). Biomechanics and
anterior cruciate ligament reconstruction. J. Orthop. Surg. Res. (Open Access), available
from: Doi: 10.1186/1749-799X-1-2.
Ngày nhận bài: 18/11/2019 Biên tập xong: 15/02/2020 Duyệt đăng: 20/02/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_cac_bai_tap_bo_tro_suc_manh_co_dong_van_doi_van_nha.pdf