Ứng dụng đường mổ: U sọ hầu là những tổn
thương đa hình thái và đa vị trí nên việc lựa
chọn đường mổ lấy u phụ thuộc vào tuỳ từng
tổn thương. Trước đây, việc lấy bỏ khối u chủ
yếu thực hiện bằng đường mở sọ với đường mổ
trán thái dương, dưới trán hay đường mổ vào
não thất 3 nhưng đều có những nhược điểm
nhất định. Đường mổ qua xoang bướm chủ yếu
đối với những khối u nằm ở hố yên và trên yên
trong bể dịch não tuỷ nền sọ trước hay u độ 1 và
độ 2 theo phân loại của Samii(7). Ngày nay, với
sự tiến bộ của công nghệ hình ảnh, dụng cụ
phẫu thuật và những nghiên cứu sâu áp dụng
nội soi trong phẫu thuật nền sọ, đặc biệt là ứng
dụng đường mổ xoang bướm mở rộng đã có thể
lấy những khối u ở vị trí cao hơn, xa hơn vùng
trên yên, sau dốc nền, thậm chí trong não thất(4).
Phương pháp phẫu thuật nội soi lấy u sọ hầu
qua đường mũi cho thấy những ưu điểm rõ rệt
so với những phương pháp khác như: đường
mổ nhỏ, qua lỗ tự nhiên, không cần phải mở sọ;
tiếp cận trực tiếp khối u mà không cần vén não,
thấy rõ được các mốc giải phẫu khó tiếp cận
vùng nền sọ trước nếu, tỷ lệ lấy bỏ hoàn toàn
khối u cao, thời gian nằm viện ngắn. Nhược
điểm lớn nhất của phương pháp này là tỷ lệ rò
dịch não tuỷ sau mổ cao hơn các phương pháp
khác(8). Hiện nay đã có rất nhiều báo cáo về các
phương pháp vá nền sọ chống rò dịch não tuỷ
như: sử dụng mảnh ghép bằng các vạt có cuống
mạch nuôi, cân đùi, mỡ bụng, mảnh xương ghép
đỡ nền sọ, các vật liệu tạo dính, màng cứng nhân
tạo(1) Trong 33 bệnh nhân, chúng tôi đã sử
dụng đường mổ xoang bướm mở rộng cho
25/33(75,7%) khối u sọ hầu trên yên xâm lấn một
phần vào não thất ba bằng cách mở sàn hố yên,
củ yên và 1 phần mảnh ngang xương bướm để
vào khe giao thoa thị giác và tuyến yên lành tiếp
cận khối u, đường mổ này có thể bọc tách khối u
khỏi giao thoa, mạch máu xung quanh, cuống
tuyến yên rất thuận lợi và rõ ràng. Điều cần chú
ý khi phẫu thuật qua đường mổ xoang bướm
mở rộng: thứ nhất là cầm máu xoang tĩnh mạch
liên xoang hang, chúng tôi sử dụng kẹp đốt
lưỡng cực trước khi cắt, hoặc kẹp clip bạc tạm
thời nếu không đốt được; thứ hai khi phẫu tích
chú ý bảo tồn tối đa các nhánh mạch xiên vào
giao thoa thị giác, cuống tuyến yên để giảm tối
đa giảm thị lực và suy tuyến yên sau mổ. Khi
đóng nền sọ chúng tôi dùng kỹ thuật nhiều lớp
sử dụng cân và mỡ đùi, mảnh xương vách mũi
là miếng đỡ và mảnh ghép bằng vạt vách mũi
bên phải có cuống mạch từ động mạch bướm
khẩu cái. Chúng tôi có 8 bệnh nhân sử dụng
đường mổ xoang bướm kinh điển đơn thuần đối
với những khối u nhỏ, nằm thấp đều cho kết quả
tốt, cuộc mổ diễn biến thuận lợi.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng nội soi qua đường mũi xoang bướm mở rộng phẫu thuật u sọ hầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 122
ỨNG DỤNG NỘI SOI QUA ĐƯỜNG MŨI XOANG BƯỚM MỞ RỘNG
PHẪU THUẬT U SỌ HẦU
Nguyễn Thanh Xuân*, Lý Ngọc Liên*, Kiều Đình Hùng*, Đồng Văn Hệ*, Trần Đình Văn*,
Nguyễn Đức Anh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U sọ hầu là những khối u điều trị chính bằng phẫu thuật với nhiều đường mổ được áp dụng.
Ngày nay với sự tiến bộ của nội soi, ứng dụng đường mổ xoang bướm mở rộng có thể mổ lấy những khối u sọ
hầu trên yên, thậm chí trong não thất.
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 7/2013 – 8/2014, 33 bệnh nhân (7 trẻ em và 26 người lớn) khối u sọ
hầu đã được phẫu thuật nội soi lấy u qua đường mũi xoang bướm.
Kết quả: Tỷ lệ lấy hết khối u 17/33 (51,5%), lấy gần hoàn toàn 14/33 (42,2%), lấy u một phần 2/33(6,1%).
Biến chứng tử vong 1/33(3%) trường hợp do viêm màng não, rò dịch não tuỷ 3/33 (9,1%).
Kết luận: Phần lớn những khối u sọ hầu vùng trên yên có thể phẫu thuật bằng đường mổ nội soi qua mũi
xoang bướm cho kết quả tốt, an toàn.
Từ khoá: nội soi u sọ hầu
ABSTRACT
EXTENDED ENDOSCOPIC ENDONASAL TRANSPHENOIDAL APPROACH TO MANAGEMENT
OF CRANIOPHARYNGIOMAS
Nguyen Thanh Xuan, Ly Ngoc Lien, Kieu Dinh Hung, Dong Van He, Tran Dinh Van,
Nguyen Duc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 122 – 127
Objective: Craniopharyngiomas have been classically removed using a
variety of transcranial approaches.With the advent of the endoscope in transsphenoidal surgery, its obvious
advantages combined with neurosurgeons increasing interest in extended transsphenoidal approaches made
suprasellar and even intraventricular craniopharyngiomas.
Patients and methods: From 7/2013 – 8/2014, 33 patients (26 adults and 7 children) underwent surgery
for craniopharyngioma with nasal transsphenoidal approaches
Result: Gross total tumor removal was achieved in 17/33 (51,5%) patients, subtotal removal was achieved in
14/33 (42,4%), and partial removal was achieved in 2/33(6,1%). The early postoperative mortality rate was 1/33
(3,0%) cause of meningitis. Cerebrospinal fluid (CSF) leakage occurred in 3/33 (9,1%) patients.
Conclutions: Most craniopharyngiomas including the supradiaphragmatic type can be removed safely by
TSS with a good outcome, although endocrine function frequently worsens after surgery
Keywords: craniopharyngiomas – Endoscopic endonasal transsphenoidal approach
ĐẶT VẤN ĐỀ
U sọ hầu (Craniopharyngiomas) là loại u
biểu mô vảy lành tính ít gặp, phát triển chậm,
nằm phần lớn dọc theo tuyến yên đến vùng
dưới đồi, giải phẫu bệnh gồm 2 thể là u sọ hầu
thể men bào và u sọ hầu thể nhú(3). U gặp chủ
yếu ở hai nhóm tuổi trẻ em từ 5 ‐ 15 tuổi và
người lớn 50 ‐ 70 tuổi. Tỷ lệ mới mắc được phát
hiện 0,5‐2 ca / 1 triệu dân/ năm; tỷ lệ gặp ở hai
giới tương đương nhau(7). U sọ hầu gây nên các
* Khoa PTTK – BV Việt Đức
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thanh Xuân ĐT: 0912423740 Email: xuancon7983@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 123
biến chứng về mắt, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm
thần, tăng áp lực nội sọ. Có nhiều phương pháp
điều trị: phẫu thuật lấy u, xạ trị, hoá chất hoặc
phối hợp nhiều phương pháp. Điều trị phẫu
thuật lấy bỏ hoàn toàn khối u được lựa chọn đầu
tiên. Đây là khối u lành tính nên để việc điều trị
có kết quả tốt phải lấy bỏ hết khối u mà không
làm tổn thương tuyến yên, cuống tuyến yên và
các cấu trúc quan trọng xung quanh. Nhưng bản
chất của khối u thường dính chặt và xâm lấn vào
các cấu trúc quan trọng này nên việc cắt bỏ hết
khối u là điều rất khó khăn. Lựa chọn đường mổ
tiếp cận khối u phụ thuộc vào vị trí, sự xâm lấn
của khối u, tính chất khối u và kinh nghiệm của
phẫu thuật viên. Đường mổ nội soi qua mũi
xoang bướm mở rộng được nhiều tác giả ứng
dụng do tỷ lệ thành công cao và biến chứng
thấp(7). Nguy cơ lớn nhất là rò dịch não
tuỷ(DNT) ngày nay đã được nghiên cứu điều trị,
sử dụng các vật liệu chống rò trong mổ đã được
áp dụng nên tỷ lệ bị rò DNT sau mổ đã được
hạn chế rất nhiều. Chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm 2 mục tiêu:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
33 bệnh nhân được chẩn đoán u sọ hầu vị trí
hố yên, trên yên hoặc xâm lấn một phần não thất
III được phẫu thuật nội soi lấy u qua đường mũi
xoang bướm trong thời gian từ 7/2013 đến
8/2014 tại khoa Phẫu thuật thần kinh, bệnh viện
Việt Đức. Bệnh nhân gồm 9 nữ/ 24 nam , 7 trẻ
em/ 26 người lớn, độ tuổi từ 6 ‐ 65 tuổi, tuổi
trung bình 33,2 tuổi. Có 11 bệnh nhân được chẩn
đoán u tái phát và 22 bệnh nhân mổ lần đầu, 1
bệnh nhân u tái phát đã được xạ phẫu gamma
knife. Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán u sọ
hầu dựa vào khai thác triệu chứng lâm sàng, các
xét nghiệm điện giải, nội tiết đầy đủ, hình ảnh
cắt lớp vi tính (CTscanner), cộng hưởng từ (MRI)
trước và sau mổ, giải phẫu bệnh khẳng định u sọ
hầu. Bênh nhân được khám định kỳ sau mổ theo
dõi tiến triển, biến chứng và điều trị nội khoa.
Trong số 33 bệnh nhân: 8 bệnh nhân được mổ
nội soi qua đường xoang bướm đơn thuần là
những khối u nằm ở vùng hố yên, trên yên đơn
thuần, 25 bệnh nhân được mổ qua đường xoang
bướm mở rộng: mở sàn hố yên và củ yên, bộc lộ
để đi vào khe giao thoa thị giác tuyến yên tiếp
cận khối u đối với những khối u nằm ở trên yên,
sau giao thoa thị giác và não thất III.
Chỉ định phẫu thuật
U sọ hầu nằm trong hố yên, u sọ hầu nằm
vùng trên yên, não thất III sử dụng đường mổ
xoang bướm mở rộng bằng cách mở rộng
xương phần củ yên, phần ngang xương bướm
trước củ yên. Những trường hợp u sọ hầu nằm
sang bên ngoài động mạch cảnh hoặc thần
kinh thị giác trên 1 cm, u nằm trong não thất
bên hoặc sừng trán không có chỉ định đi
đường mũi xoang bướm(1).
Dụng cụ
Sử dụng hệ thống nội soi với camera và màn
hình độ nét cao của hãng Karlstorz (Đức), nguồn
sáng led, optic: 0 độ, 30 độ, 70 độ, hệ thống ghi
video và hình ảnh trong mổ. Bộ dụng cụ phẫu
thuật qua mũi xoang, dụng cụ phẫu thuật tuyến
yên, sử dụng hệ thống khoan mài mũi kim
cương tốc độ cao, có tay mài dài chuyên dụng
qua mũi (Medtronic). Hệ thống định vị
Navigation: Brainlab, Medtronic sử dụng đĩa CD
phim cộng hưởng từ hoăc CT scanner. Dụng cụ
cầm máu: ống hút đốt điện, Kẹp lưỡng cực,
Surgicel, Floseal, vật tư đóng nền sọ: màng cứng
nhân tạo, cân cơ đùi, mỡ, keo sinh học (Bioglue).
Kỹ thuật mổ
Sử dụng đường mổ đi vào 2 mũi, 2 phẫu
thuật viên thành thạo nội soi kỹ thuật 3 hoặc 4
dụng cụ viên, gồm 4 thì chính: (1) Thì mũi xoang
bướm: mở vào xoang bướm, tạo vặt vách mũi có
cuống để vá nền sọ, cắt 1 phần sau mảnh xương
vách mũi. (2) Thì hố yên: sử dụng khoan mài và
cò súng mở sàn hố yên, rãnh giao thoa, củ yên
để bộc lộ vào khe giữa giao thoa thị giác và
tuyến yên lành. (3) Thì lấy u: phẫu tích tách u
khỏi mạch máu, thần kinh thị giác, cuống tuyến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 124
yên, lấy u từng phần. (4) Thì đóng nền sọ: Sử
dụng cân, mỡ đùi, vạt vách mũi có cuống, keo
sinh học để vá nền sọ(5).
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng
8/2014 đã có 33 bệnh nhân u sọ hầu được phẫu
thuật nội soi lấy u qua đường mũi xoang bướm
theo đúng chỉ định nghiên cứu đề ra với những
đăc điểm theo thống kê (Bảng 1). Hầu hết bệnh
nhân có khối u lớn trên 2cm tập trung ở vùng
trên yên và não thất III là những vị trí rất khó
tiếp cận, dù đi vào bằng đường ở sọ hay đường
xoang bướm. Các khối u phần lớn dạng hỗn hợp
gồm 2 phần: phần nang và phần đặc, trong đó
chúng tôi lựa chọn những khối u có phần nang
chiếm ưu thế, vôi hoá ít, não úng thuỷ chiếm tỷ
lệ cao 39,4%.
Bảng 1 Đặc điểm khối u sọ hầu được phẫu thuật nội
soi qua mũi xoang bướm
Đặc điểm N(33) %
Vị trí Hố yên 2 6,1
Trên yên 6 18,2
Trên yên và
trong NT3
25 75,7
Kích thước < 2cm 2 6,1
2 - 4 cm 28 84,8
> 4 cm 3 9,1
Tính chất u dạng nang 4 12,1
Dạng đặc 3 9,1
Hỗn hợp 26 78,8
Giãn não thất 13 39,4
Kết quả lấy u
Tỷ lệ lấy hết hoàn toàn khối u chiếm 51,5%,
lấy u gần hoàn toàn (> 80%) chiếm 42,4%, lấy u
một phần chiếm 6,1%. Những khối u có kích
thước nhỏ, nằm thấp, mổ lần đầu có tỷ lệ lấy
hết u và gần hết u cao hơn Những khối u tái
phát thường khó lấy hết u hơn. Có 2 trường
hợp (6,1%) chỉ lấy được một phần u, mở thông
nang đều là u sọ hầu tái phát.
Bảng 2 Kết quả phẫu thuật lấy u
Đặc
điểm
Tiền sử mổ
USH Kích thước u Tổng số
Lần
đầu
Tái
phát
<
2cm
2-
4cm >4cm n %
Hết u 14 3 2 14 1 17 51,5%
Gần
hết u 8 6 0 12 2 14 42,4%
Bán
phần 0 2 0 2 0 2 6,1%
MRI trước mổ
MRI sau mổ 6 tháng
Khối u lấy ra
Ảnh 1: Bệnh nhân Kiều Doãn Kh 10 tuổi (Mổ
26.12.2013)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 125
Kết quả biến đổi nội tiết trước và sau mổ
Hầu hết các bệnh nhân đều biểu hiện suy
tuyến yên nặng hơn, do đặc điểm bệnh học của
u sọ hầu là suy tuyến yên. Tỷ lệ suy tuyến yên
một phần hoặc toàn bộ trước mổ chiếm tỷ lệ cao
87,9%. Tình trạng suy tuyến yên nặng hơn sau
mổ chiếm 72,7% số bệnh nhân và tỷ lệ đái nhạt
mới mắc chiếm 51,2%, chỉ có 2/33 (6,1%) trường
hợp có cải thiện triệu chứng nội tiết sau mổ.
Những khối u sọ hầu nhỏ, ít chèn ép hoặc xâm
lấn vào cuống tuyến yên hay sàn não thất III ít
gây suy tuyến yên hơn cả trước và sau mổ, khối
u càng lớn và lan rộng gây suy tuyến yên càng
cao hơn .Như vậy đối với phẫu thuật u sọ hầu
thường không cải thiện triệu chứng nội tiết mà
kết quả thường biểu hiện suy tuyến yên nặng
hơn so với trước mổ.
Bảng 3 Kết quả biến đổi nội tiết trước và sau mổ
Đặc điểm nội tiết u trong hố yên u trên yên u trên yên và NT3
Tổng số
N %
Trước
mổ
Bình thường 1 2 1 4 12,1
Suy tuyến yên 1 4 24 29 87,9
Đái nhạt 0 1 6 7 21,2
Sau mổ
Cải thiện 0 2 0 2 6,1
Không thay đổi 2 3 2 7 21,2
Suy tuyến yên nặng thêm 0 1 23 24 72,7
Đái nhạt mới mắc 0 2 15 17 51,5
Kết quả thay đổi thị lực
Có 21/33 trường hợp có rối loạn do tổn
thương thần kinh thị giác trước mổ: như giảm
thị lực hẹp thị trường, trong số đó có tất cả 11
bệnh nhân u tái phát và 10 bệnh nhân u nguyên
phát.Sau mổ có 12/21(57,1%) bệnh nhân có cải
thiện triệu chứng thị giác,7 bệnh nhân không cải
thiện,2 bệnh nhân kém hơn trước mổ, trong đó
có 1 bệnh nhân mù 1 mắt sau mổ do tổn thương
thần kinh thị giác trong mổ. Triệu chứng cải
thiện thị giác rõ rệt nhất ở những bệnh nhân mổ
lần đầu, diễn biến giảm thị lực nhanh.
Biến chứng
Biến chứng gặp nhiều nhất là rò dịch não tuỷ
3/33 (9,1%) và viêm màng não sau mổ 4/33 (12,1),
có 2 trường hợp cấy vi khuẩn dương tính là trực
khuẩn mủ xanh và phế cầu.Trong 3 trường hợp
rò dịch não tuỷ: 1 trường hợp phải mổ lại vá rò
qua đường mũi, 1 trường hợp chọc dịch não tuỷ
dẫn lưu thắt lưng hết rò sau 5 ngày. Có 1 trường
hợp tử vong do rò dịch não tuỷ gây viêm màng
não, cấy dịch não tuỷ dương tính với trực khuẩn
mủ xanh là bệnh nhân nam 19 tuổi, u sọ hầu
vùng trên yên mổ lấy toàn bộ u, sau mổ ổn định,
ra viện sau 10 ngày, 2 tuần sau bệnh nhân được
chuyển đến trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, rò
dịch não tuỷ, viêm màng não, bệnh nhân tử
vong sau 2 ngày nhập viện. Một trường hợp
máu tụ ngoài màng cứng sau mổ do chảy máu
từ chân đinh cố định đầu ở bệnh nhân 7 tuổi,
bệnh nhân ổn định ra viện sau khi mổ lấy máu
tụ. Biến chứng nặng hay gặp là rối loạn điện giải,
chúng tôi gặp 2 trường hợp rối loạn điện giải
nặng sau mổ do bệnh nhân đái nhạt. Một trường
hợp sụp mi sau mổ do liệt dây III và một trường
hợp tràn khí nội sọ nhiều sau mổ.
Bảng 3: Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng n %
Rò DNT 3 9,1
VMN 4 12,1
Máu tụ NMC 1 3,0
Tràn khí trong não 1 3,0
Tổn thươngng mạch máu lớn 0 0
Tổn thương TK thị giác 1 3,0
Liệt thần kinh sọ 1 3,0
RL điện giải nặng 2 6,1
Tử vong 1 3,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 126
BÀN LUẬN
Ứng dụng đường mổ: U sọ hầu là những tổn
thương đa hình thái và đa vị trí nên việc lựa
chọn đường mổ lấy u phụ thuộc vào tuỳ từng
tổn thương. Trước đây, việc lấy bỏ khối u chủ
yếu thực hiện bằng đường mở sọ với đường mổ
trán thái dương, dưới trán hay đường mổ vào
não thất 3 nhưng đều có những nhược điểm
nhất định. Đường mổ qua xoang bướm chủ yếu
đối với những khối u nằm ở hố yên và trên yên
trong bể dịch não tuỷ nền sọ trước hay u độ 1 và
độ 2 theo phân loại của Samii(7). Ngày nay, với
sự tiến bộ của công nghệ hình ảnh, dụng cụ
phẫu thuật và những nghiên cứu sâu áp dụng
nội soi trong phẫu thuật nền sọ, đặc biệt là ứng
dụng đường mổ xoang bướm mở rộng đã có thể
lấy những khối u ở vị trí cao hơn, xa hơn vùng
trên yên, sau dốc nền, thậm chí trong não thất(4).
Phương pháp phẫu thuật nội soi lấy u sọ hầu
qua đường mũi cho thấy những ưu điểm rõ rệt
so với những phương pháp khác như: đường
mổ nhỏ, qua lỗ tự nhiên, không cần phải mở sọ;
tiếp cận trực tiếp khối u mà không cần vén não,
thấy rõ được các mốc giải phẫu khó tiếp cận
vùng nền sọ trước nếu, tỷ lệ lấy bỏ hoàn toàn
khối u cao, thời gian nằm viện ngắn. Nhược
điểm lớn nhất của phương pháp này là tỷ lệ rò
dịch não tuỷ sau mổ cao hơn các phương pháp
khác(8). Hiện nay đã có rất nhiều báo cáo về các
phương pháp vá nền sọ chống rò dịch não tuỷ
như: sử dụng mảnh ghép bằng các vạt có cuống
mạch nuôi, cân đùi, mỡ bụng, mảnh xương ghép
đỡ nền sọ, các vật liệu tạo dính, màng cứng nhân
tạo(1)Trong 33 bệnh nhân, chúng tôi đã sử
dụng đường mổ xoang bướm mở rộng cho
25/33(75,7%) khối u sọ hầu trên yên xâm lấn một
phần vào não thất ba bằng cách mở sàn hố yên,
củ yên và 1 phần mảnh ngang xương bướm để
vào khe giao thoa thị giác và tuyến yên lành tiếp
cận khối u, đường mổ này có thể bọc tách khối u
khỏi giao thoa, mạch máu xung quanh, cuống
tuyến yên rất thuận lợi và rõ ràng. Điều cần chú
ý khi phẫu thuật qua đường mổ xoang bướm
mở rộng: thứ nhất là cầm máu xoang tĩnh mạch
liên xoang hang, chúng tôi sử dụng kẹp đốt
lưỡng cực trước khi cắt, hoặc kẹp clip bạc tạm
thời nếu không đốt được; thứ hai khi phẫu tích
chú ý bảo tồn tối đa các nhánh mạch xiên vào
giao thoa thị giác, cuống tuyến yên để giảm tối
đa giảm thị lực và suy tuyến yên sau mổ. Khi
đóng nền sọ chúng tôi dùng kỹ thuật nhiều lớp
sử dụng cân và mỡ đùi, mảnh xương vách mũi
là miếng đỡ và mảnh ghép bằng vạt vách mũi
bên phải có cuống mạch từ động mạch bướm
khẩu cái. Chúng tôi có 8 bệnh nhân sử dụng
đường mổ xoang bướm kinh điển đơn thuần đối
với những khối u nhỏ, nằm thấp đều cho kết quả
tốt, cuộc mổ diễn biến thuận lợi.
Tỷ lệ thành công ở nhóm bệnh nhân mổ
lần đầu và với những khối u có phần nang
nhiều hơn phần đặc là do những khối u này dễ
bóc tách khỏi các cấu trúc xung quanh nhờ còn
lớp màng nhện ngăn cách. Những khối u tái
phát hoặc u có vôi hoá nhiều thường dích
chắc, khó bóc tách nên tỷ lệ lấy hết u thấp hơn.
Đối với sự biến đổi nội tiết sau mổ, hầu hết có
tình trạng suy tuyến yên, đái nhạt nặng hơn là
do bản chất của khối u đã gây biến loạn nội
tiết trước mổ, khi lấy khối u thường làm tổn
thương cuống tuyến yên, tuyến yến lành, cách
mạch máu xiên của tuyến yên và vùng dưới
đồi. Biến chứng đáng ngại nhất sau mổ là rò
dịch não tuỷ, viêm màng não và rối loại nước
điện giải. Để giảm được biến chứng này thì
trong mổ phải đảm bảo đóng nền sọ thật cẩn
thận, theo nhiều lớp, điều trị kháng sinh tốt
sau mổ, sớm phát hiện các biểu hiện nhiễm
khuẩn, dự phòng và điều chỉnh sớm các thay
đổi về nước điện giải ngay trong và sau mổ.
KẾT LUẬN
Sử dụng đường mổ nội soi qua mũi xoang
bướm để phẫu thuật lấy u sọ hầu là đường mổ
thuận lợi để lấy những khối u ở vùng hố yên,
trên yên và khối u trên yên xâm lấn vào não thất
ba. Đây là đường mổ cho kết quả tốt, an toàn
mặc dù tỷ lệ suy tuyến yên sau mổ cao. Điều cần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 127
lưu ý quan trọng trong phẫu thuật này là kỹ
thuật đóng nền sọ tốt nhằm giảm tối đa biến
chứng rò dịch não tuỷ sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abuzayed B, Tanriover N, Akar Z, et al (2010). Extended
endoscopic endonasal approach to the suprasellar
parachiasmatic cisterns: anatomic study. Childs Nerv Syst,
26, 1161‐1170.
2. Buchfelder M, Schlaffer SM, Lin F, et al (2013). Surgery for
craniopharyngioma. Pituitary, 16, 18‐25.
3. De Divitiis E, Esposito F, Cappabianca P, et al (2009).
Extended endoscopic endonasal transsphenoidal approach
to supra‐parasellar tumors. cavernous sinus, Springer‐
Verlag/Wien, Austria, 207‐221.
4. Elliott RE, Jane JA Jr, Wisoff JH (2011). Surgical
Management of Craniopharyngiomas in Children: Meta
analysis and Comparison of Transcranial and
Transsphenoidal Approaches. Neurosurgery, 69, 630–643.
5. Komotar RJ, Roguski M, Bruce JN (2009). Surgical
management of craniopharyngiomas. J Neurooncol, 92,
283‐296.
6. Kong DS, Kim HY, Kim SH, et al (2011). Challenging
reconstructive techniques for skull base defect following
endoscopic endonasal approaches. Acta Neurochir, 153,
807‐813.
7. Leng LZ, Vijay K. Anand, Schwartz TH (2011). Endoscopic
management of craniopharyngiomas. Operative
Techniques in Otolaryngology, 22, 215‐222.
8. Yamada S, Fukuhara N, Oyama K, et al (2010). Surgical
Outcome in 90 Patients with Craniopharyngioma: An
Evaluation of Transsphenoidal Surgery. World
Neurosurg, 74 (2/3), 320‐330.
Ngày nhận bài báo 15/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_noi_soi_qua_duong_mui_xoang_buom_mo_rong_phau_thuat.pdf