TT của Đảng và Nhà nước bằng xe lưu động trên
khắp địa bàn huyện.
- Tiếp nhận thêm 20 CTV TDTT là giáo viên các
trường THCS, THPT trên địa bàn huyện, 03 CB chuyên
trách và 05 CB bán chuyên trách TDTT phân bổ về các
xã, thị trấn. Nâng số lượng người làm công tác TDTT ở
địa bàn huyện lên tổng số 132 người trong đó có 88
CTV và 44 CB phụ trách TDTT. Như vậy cứ 1329 người
tham gia tập luyện TDTT thường xuyên thì có 01 CB
phụ trách TDTT, tỷ lệ này giảm so với năm 2013.
- Xây mới 01 khu vui chơi thể thao, nâng cấp 04
công trình TDTT và tu bổ được 12 công trình TDTT
đang xuống cấp nhờ vào tiền đóng góp của nhân dân và
tiền tài trợ của các doanh nghiệp.
- Tổ chức được các CLB TDTT hè dành cho các học
sinh, đặc biệt có 01 CLB bóng chuyền được tổ chức ở
xã An Thủy và 01 CLB bơi lội được tổ chức ở trung tâm
văn hóa thể thao huyện. Các CLB này thu hút được
nhiều em học sinh tham gia với nhiều lứa tuổi.
Bên cạnh đó, trong thời gian TN các đội tuyển của
huyện Lệ Thủy đã đạt được nhiều thành tích cao trong
các giải đấu của Tỉnh Quảng Bình tổ chức. Kết quả
được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.
Kết quả bảng 4 cho thấy, thành tích các môn thi
đấu của đội tuyển thể thao của huyện Lệ Thủy đều
tăng cả về số lượng huy chương và thứ hạng. Số lượng
huy chương Vàng và huy chương Bạc tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt những huy chương này đều nằm trong những
môn thế mạnh của huyện như Bóng chuyền, Bơi lội,
Cầu lông.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng và đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
44 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua đánh giá thực trạng phong trào TDTT trên địa
bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình cho thấy tồn tại
một số hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển phong
trào TDTT trên địa bàn huyện như đội ngũ CB, hướng
dẫn viên con thiếu, nguồn kinh phí dành cho TDTT
tăng hàng năm không đáng kể...Việc lựa chọn và
đánh giá hiệu quả một số giải pháp phát triển phong
trào TDTT huyện Lệ Thủy sẽ khắc phục được hạn chế
trên, từ đó góp phần phát triển phong trào TDTT trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình. Từ những lý do đó, đề tài lựa
chọn nghiên cứu: “Ứng dụng và đánh giá hiệu quả
giải pháp phát triển phong trào TDTT huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài
liệu, phỏng vấn, thực nghiệm (TN) sư phạm và toán học
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào
TDTT huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Từ thực trạng phong trào TDTT quần chúng của
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và từ thực trạng các
yếu tố ảnh hưởng đến phong trào TDTT quần chúng
của huyện, đề tài lựa chọn một số giải pháp nhằm cải
thiện và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần
chúng ở huyện Lệ Thủy. Đề tài tiến hành phỏng vấn
lãnh đạo huyện Lệ Thủy, CB làm công tác TDTT ở
huyện và các giáo viên thể dục thường xuyên làm cộng
tác viên (CTV) TDTT trên địa bàn huyện. Kết quả
phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.
Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 1, đề tài lựa chọn
được 6 giải pháp có tỷ lệ số người đồng ý trên 80% để
xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm phát triển phong
trào TDTT quần chúng ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình, đó là những giải pháp:
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả giải pháp
phát triển phong trào thể dục thể thao
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
TS. Phạm Việt Hùng; ThS. Nguyễn Xuân Hải Q
TÓM TẮT:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường
quy nhằm ứng dụng và đánh giá hiệu quả giải
pháp phát triển phong trào thể dục thể
thao(TDTT) huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình,
góp phần thực hiện các mục tiêu về TDTT trên
địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng
Bình nói chung.
Từ khóa: ứng dụng, đánh giá, hiệu quả, giải
pháp, phong trào TDTT...
ABSTRACT:
Using the routine scientific research to apply
and evaluate the effectiveness of development
resolutions of sport movement at Le Thuy district,
Quang Binh province, contributing to achieve
sport goals at Le Thuy district in particular and
Quang Binh province in general.
Keywords: spplication, evaluation, efficiency,
resolution, sport movement.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019
45THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính
quyền về công tác TDTT quần chúng
- Tuyên truyền nội dung TDTT về các địa phương
- Tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ (CB) TDTT
- Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất
(CSVC), sân bãi tập luyện.
- Thúc đẩy xã hội hóa TDTT nhằm phát triển phong
trào TDTT quần chúng
- Phát triển các môn thể thao có thế mạnh trên
địa bàn
2.2. Nội dung, cách thực hiện các giải pháp phát
triển phong trào TDTT quần chúng huyện Lệ Thủy-
tỉnh Quảng Bình
Sau khi đã lựa chọn được các giải pháp nhằm phát
triển phong trào TDTT quần chúng ở huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình, đề tài tiến hành xây dựng nội dung
các giải pháp như sau:
* Giải pháp thứ nhất: nâng cao nhận thức của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng
nhân dân về công tác TDTT quần chúng
Mục đích, ý nghĩa
Nhận thức được tầm quan trọng, tác dụng của TDTT
quần chúng đóng vai trò to lớn trong việc sự phát triển
của phong trào TDTT. Chỉ có nhận thức đúng và đầy đủ
quan điểm chỉ đạo của Đảng, xác định rõ ý nghĩa, mục
đích của của hoạt động TDTT thì công tác tổ chức và
tập luyện TDTT mới đạt hiệu quả.
Nội dung
Triển khai, thực hiện các chính sách, nghị quyết của
Đảng, Chính phủ và các Bộ về TDTT đặc biệt là TDTT
quần chúng.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tầng lớp nhân
dân, các CB, công nhân viên chức về tác dụng của
TDTT đối với đời sống và xã hội.
Cách thức thực hiện
Triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính
trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát
triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020” và Chương
trình hành động số 12-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Quảng Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 08-
NQ/TW sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.
Duy trì và thực hiện cuộc vận động “toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” sâu rộng khắp
các thôn xóm, xã, thị trấn, các cơ quan, trường học.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền
cho CB, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức
về lợi ích thiết thực của TDTT đối với sức khỏe cho
mọi người
* Giải pháp thứ hai: tuyên truyền nội dung TDTT về
các địa phương
Mục đích, ý nghĩa
Đại đa số người dân chưa tiếp cận được những thông
tin khoa học về TDTT. Nguyên nhân chủ yếu cũng là
việc tuyên truyền còn hạn chế, chưa phổ biến, rộng rãi
đến người dân. Vì vậy, cần phải tăng cường tuyên truyền
các nội dung TDTT đến quần chúng nhân dân, làm cho
họ hiểu được tầm quan trọng và tác dụng của TDTT đối
với sức khỏe, tạo cho họ sự hứng thú, hăng say tập luyện
TDTT từ đó đưa phong trào TDTT phát triển.
Nội dung
Sử dụng các cách thức tuyên truyền để các thông tin
về TDTT đến tận tay từng người dân, từng thôn xóm,
làng bản.
Tạo dựng hứng thú cho người dân đối với TDTT,
khuyến khích, thúc đẩy người dân tập luyện.
Cách thức thực hiện
Tuyên truyền về tầm quan trọng, tác dụng của
TDTT đối với sức khỏe, tinh thần của con người đến với
người dân. Tạo hứng thú, động cơ để nhân dân hăng
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình (n = 30)
TT Các giải pháp Số người đồng ý Tỷ lệ %
1
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác TDTT
quần chúng
30 100
2 Tuyên truyền nội dung TDTT về các địa phương 28 93,33
3 Tăng cường tổ chức các giải thể thao trong toàn huyện hàng năm 21 70
4 Tăng cường phát triển đội ngũ CB TDTT 30 100
5 Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng CSVC, sân bãi tập luyện 27 90
6 Tăng cường phát triển CLB TDTT 18 60
7 Thúc đẩy xã hội hóa TDTT nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng 26 86,67
8 Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra 21 70
9 Phát triển các môn thể thao có thế mạnh trên địa bàn 26 86,67
10 Phát triển các môn thể thao mới trong quần chúng 20 66,67
11 Có cơ chế, chính sách đối với những người tham gia hoạt động TDTT 22 73,33
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
46 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
hái, tự giác tham gia tập luyện TDTT bằng cách:
- Tuyền truyền trên hệ thống loa phát thanh của từng
thôn, xóm về tác dụng và tầm quan trọng của TDTT đối
với con người.
- Đưa tin tức về phong trào TDTT của địa phương
lên các trang thông tin đại chúng của huyện.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
TDTT đối với sức khỏe và đời sống của con người.
* Giải pháp thứ ba: tăng cường phát triển đội ngũ
CB TDTT
Mục đích, ý nghĩa
Số lượng CB làm công tác TDTT ở huyện Lệ Thủy
còn quá ít so với nhu cầu phát triển của phong trào
TDTT ở địa phương. Bên cạnh đó, về trình độ chuyên
môn, ý thức của đội ngũ này phần nào đó còn hạn chế
nên kìm hãm sự phát triển của phong trào TDTT huyện
nhà. Vì vậy, phát triển đội ngũ CB làm công tác TDTT
cả về chiều sâu lần chiều rộng là phần tất yếu để phát
triển phong trào TDTT quần chúng của huyện.
Nội dung
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực
chuyên môn cho các CB cơ sở.
Nâng cao năng lực quản lý của các CB quản lý
TDTT.
Phát triển đội ngũ CB, CTV TDTT...
Cách thức thực hiện
Phát triển đội ngũ CB TDTT từ cấp cơ sở trở lên
nhằm kiện toàn bộ máy ngành TDTT của huyện Lệ
Thủy ở các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn, bằng cách:
- Thường xuyên mở lớp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CB TDTT ở
các xã, thị trấn cũng như CB TDTT trực thuộc huyện.
- Tăng cường đội ngũ CB làm công tác TDTT ở các
xã, thị trấn thông qua hình thức chuyên trách, bán
chuyên trách, CTV...
* Giải pháp thứ tư: tăng cường đầu tư kinh phí xây
dựng CSVC, sân bãi tập luyện.
Mục đích, ý nghĩa
Hiện nay trên địa bàn huyện Lệ Thủy, số lượng sân
bãi, CSVC phục vụ cho TDTT quần chúng còn hạn chế
cả về số lượng và chất lượng. Kéo theo sự hạn chế đó
sự kém phát triển của phong trào TDTT của địa
phương. Vì vậy, tăng số lượng và nâng cao chất lượng
CSVC phục vụ tập luyện, hỗ trợ kinh phí hoạt động
TDTT là biện pháp hữu hiệu mang yếu tố thiết thực
kích thích thái độ và tinh thần tập luyện của quần chúng
nhân dân.
Nội dung
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn
hóa thể thao từ huyện đến cơ sở nhằm đáp ứng tốt nhu
cầu tập luyện của quần chúng nhân dân. Phát huy tiềm
năng, thế mạnh giao lưu vốn có, tăng cường mở rộng
quan hệ, hợp tác về TDTT, tranh thủ sự giúp đỡ của các
tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện để phát
triển phong trào TDTT quần chúng của huyện.
Cách thức thực hiện
Cần tiến hành lập quy hoạch phát triển sự nghiệp
TDTT nằm trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
của huyện để từng bước đưa phong trào TDTT quần
chúng ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Ký kết hợp đồng quảng cáo, xây dựng với các
doanh nghiệp nhằm thu hút tiền đầu tư, tài trợ về nhằm
xây mới và nâng cấp, tu sửa lại các công trình TDTT
phục vụ cho việc tập luyện và hoạt động TDTT của
nhân dân.
* Giải pháp thứ năm: thúc đẩy xã hội hóa TDTT
nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng
Mục đích, ý nghĩa
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, tập
luyện TDTT vì nhu cầu giải trí, sức khỏe và thẩm mỹ
ngày càng trở thành một phần không thế thiếu của
người dân thì xã hội hóa TDTT ngày càng được phát
triển mạnh mẽ. Thúc đẩy xã hội hóa TDTT chính là
thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng, đây là một
biện pháp tích cực để phong trào TDTT quần chúng
phát triển.
Nội dung
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động phong
trào, hướng dẫn loại hình tập luyện phù hợp với các đối
tượng, từng vùng nhất là vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa ...để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của
người dân nông thôn.
Cách thức thực hiện
Tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện về TDTT
đối với người dân, nâng cao tầm hiểu biết của họ đối
với tác dụng của việc tập luyện TDTT.
Kêu gọi, khuyến khích các tổ chức xã hội, tư nhân
mở trường, lớp đào tạo năng khiếu thể thao, đầu tư xây
dựng cơ sở tập luyện và đào tạo tài năng thể thao.
* Giải pháp thứ sáu: phát triển các môn thể thao có
thế mạnh trên địa bàn
Mục đích, ý nghĩa
Phát triển các môn thể thao thế mạnh trên địa bàn
không những phát triển được phong trào TDTT mà còn
nâng cao được chất lượng của phong trào và trình độ
tập luyện của người tập. Bên cạnh đó, thành lập được
đội tuyển của huyện có khả năng giành được thành tích
cao khi tham gia thi đấu các giải trong tỉnh và các vùng
lân cận.
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019
47THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Nội dung
Rà soát những môn thể thao có thế mạnh của huyện
nhà với số lượng lớn người tham gia tập luyện, đạt
thành tích cao trong các giải thi đấu trong tỉnh và các
vùng lân cận.
Lên kế hoạch phát triển các môn thể thao có thế
mạnh thông qua xây dựng, tu sửa CSVC, sân bãi, thành
lập các câu lạc bộ, thường xuyên tổ chức các giải thu
hút người dân tham gia.
Cách thức thực hiện
Những môn thể thao có thế mạnh của huyện nhà
như: Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá... Đây
cũng là những môn thể thao thu hút được đông đảo quần
chúng tham gia với CSVC và dụng cụ tập luyện đơn
giãn, kinh phí tập ít.
Phát triển các môn thế mạnh thông qua các hình thức:
- Đầu tư xây dựng, tu bổ lại sân bãi, dụng cụ ở các
địa phương
- Thành lập, tổ chức các câu lạc bộ (CLB) thể thao để
tạo điều kiện cho nhân dân tham gia, đặc biệt là tổ chức
các CLB hè nhằm tạo sân chơi cho các em học sinh.
- Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp
cơ sở, cấp huyện để phát động phong trào tập luyện của
quần chúng nhân dân.
2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp
phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Lệ
Thủy- tỉnh Quảng Bình
Bước đầu ứng dụng các giải pháp đã cho thấy sự tiến
triển rõ rệt. Sau 1 năm TN, các chỉ tiêu đánh giá về
phong trào TDTT quần chúng ở huyện Lệ Thủy đều
tăng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: sau thời gian TN các giải pháp
phát triển phong trào quần chúng của huyện Lệ Thủy
thì các chỉ tiêu tăng lên rõ rệt, cụ thể:
- Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên
đạt 58.496/142.232 người, chiếm tỷ lệ 41%, có mức
tăng trưởng cao hơn trước TN là 7,6%. Số gia đình thể
thao đạt 16.202/36.660 hộ, chiếm tỷ lệ 44%, mức tăng
trưởng 13,87%.
- Số CLB TDTT tăng thêm 17 CLB đạt mức tăng
tưởng 20,35%.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cho phong trào
TDTT quần chúng của huyện Lệ Thủy tăng lên rõ rệt
cả về ngân sách nhà nước và nguồn đầu tư từ công tác
xã hội hóa. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy sau thời gian TN, nguồn ngân
sách nhà nước đầu tư cho phong trào TDTT quần chúng
ở huyện Lệ Thủy tăng. So với những năm trước khi TN,
hàng năm ngân sách chi cho TDTT quần chúng tăng chỉ
từ 40 đến 70 triệu đồng thì sao thời gian TN ngân sách
Nhà nước chi cho TDTT quần chúng tăng với số tiền
220 triệu đồng, có tỷ lệ tăng trưởng 30,13%. Nguồn
đóng góp của xã hội hóa cũng tăng với tỷ lệ tăng trưởng
36,36%. Tổng kinh phí đầu tư cho TDTT quần chúng
tăng lên đến 1 tỷ 230 triệu đồng, có tỷ lệ tăng trưởng là
32,08%.
Từ đó chứng tỏ các giải pháp mà đề tài ứng dụng
vào phong trào TDTT quần chúng của huyện Lệ Thủy
đã bước đầu đạt được hiệu quả.
Trong thời gian TN, đè tài đã tiến hành thực hiện
các giải pháp đã được lựa chọn, kết quả cụ thể như sau:
- Tổ chức được 02 buổi tọa đàm quán triệt Nghị
quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường
Bảng 2. Kết quả ứng dụng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Trước thực nghiệm
(Năm 2013)
Sau thực nghiệm
(Năm 2014) TT Các chỉ tiêu
Số lượng % Số lượng %
Tỷ lệ tăng
trưởng W
(%)
1 Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên 53804 38 58496 41 7,6
2 Số gia đình thể thao 14100 39 16202 44 13,87
3 Số CLB TDTT 75 92 20,35
4 Tổ chức các giải cấp xã, thị trấn 155 167 7,45
5 Tổ chức các giải cấp huyện 16 19 17,14
6 Lễ hội hàng năm 03 03 0
Bảng 3. Kết quả kinh phí đầu tư cho phong trào TDTT quần chúng ở huyện Lệ Thủy sau khi ứng dụng các giải pháp
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TT Nội dung
Trước thực nghiệm
(Năm 2013)
Sau thực nghiệm
(Năm 2014)
Tỷ lệ tăng
trưởng (W%)
1
Trích từ nguồn ngân sách nhà nước cho TDTT
quần chúng
620 840 30,13
2 Nguồn đóng góp xã hội hóa 270 390 36,36
Tổng cộng 890 1230 32,08
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
48 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ
về thể dục thể thao đến năm 2020” đến một số cơ
quan, ngành và toàn thể CB TDTT trên địa bàn huyện
Lệ Thủy.
- Thực hiện được 03 lần tuyên truyền công tác
TDTT của Đảng và Nhà nước bằng xe lưu động trên
khắp địa bàn huyện.
- Tiếp nhận thêm 20 CTV TDTT là giáo viên các
trường THCS, THPT trên địa bàn huyện, 03 CB chuyên
trách và 05 CB bán chuyên trách TDTT phân bổ về các
xã, thị trấn. Nâng số lượng người làm công tác TDTT ở
địa bàn huyện lên tổng số 132 người trong đó có 88
CTV và 44 CB phụ trách TDTT. Như vậy cứ 1329 người
tham gia tập luyện TDTT thường xuyên thì có 01 CB
phụ trách TDTT, tỷ lệ này giảm so với năm 2013.
- Xây mới 01 khu vui chơi thể thao, nâng cấp 04
công trình TDTT và tu bổ được 12 công trình TDTT
đang xuống cấp nhờ vào tiền đóng góp của nhân dân và
tiền tài trợ của các doanh nghiệp.
- Tổ chức được các CLB TDTT hè dành cho các học
sinh, đặc biệt có 01 CLB bóng chuyền được tổ chức ở
xã An Thủy và 01 CLB bơi lội được tổ chức ở trung tâm
văn hóa thể thao huyện. Các CLB này thu hút được
nhiều em học sinh tham gia với nhiều lứa tuổi.
Bên cạnh đó, trong thời gian TN các đội tuyển của
huyện Lệ Thủy đã đạt được nhiều thành tích cao trong
các giải đấu của Tỉnh Quảng Bình tổ chức. Kết quả
được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.
Kết quả bảng 4 cho thấy, thành tích các môn thi
đấu của đội tuyển thể thao của huyện Lệ Thủy đều
tăng cả về số lượng huy chương và thứ hạng. Số lượng
huy chương Vàng và huy chương Bạc tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt những huy chương này đều nằm trong những
môn thế mạnh của huyện như Bóng chuyền, Bơi lội,
Cầu lông.
3. KẾT LUẬN
Qua quá trình TN cho thấy, các giải pháp được lựa
chọn nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bước đầu đã đem lại
hiệu quả cao. Đây là tiền đề quan trọng để chúng tôi
tiếp tực triển khai ứng dụng các giải pháp sâu rộng hơn
nữa nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT trên địa bàn
huyện Lệ Thủy, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh
tế - xã hội đã đề ra.
Bảng 4. Thành tích thi đấu các giải cấp tỉnh của các đội tuyển thể thao huyện Lệ Thủy
(Đơn vị tính: HC)
Năm 2013 Năm 2014 TT Môn thi đấu
HC Vàng HC Bạc HC đồng HC Vàng HC Bạc HC đồng
1 Cầu lông 2 1 1 4 2 1
2 Bóng chuyền nam 1 1
3 Bóng chuyền nữ 1 1
4 Bơi lội 4 2 2 7 2 1
5 Bóng bàn 2 0 1 3 1 1
6 Điền kinh 3 2 3 3 4 2
7
Bóng chuyền nam trung học
phổ thông
1 1
Tổng cộng 11 7 8 19 10 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010.
2. Phạm Đình Bẩm, Đặng Bình Minh, (1998), Giáo trình Quản lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, tháng 5/2014, Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2013.
4. Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Lệ Thủy, Báo cáo số 31 /BC-VH&TT, ngày 15/01/2013, về việc tổng
kết công tác TDTT năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
5. Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Kế hoạch
thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm
2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao
đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình.
Nguồn bài báo: Bài báo được trích từ kết quả nghiên cứu luận văn thạc sỹ của Nguyễn Xuân Hải (2015):
“Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình”.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 8/12/2018; ngày phản biện đánh giá: 10/1/2019; ngày chấp nhận đăng: 26/2/2019)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_va_danh_gia_hieu_qua_giai_phap_phat_trien_phong_tra.pdf