Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac Alpha 123 của Vinamilk

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ước lượng và dự đoán cầu về các mặt hàng tiêu dùng đã được tiến hành rất phổ biến và là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh tế học Vi mô, các Nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê Hà Nội, tính đến hết tháng 7 năm 2011 cả nước đã nhập 484,3 triệu USD sữa và các sản phẩm từ sữa, tăng 15,44% so với cùng kỳ năm 2010, và theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo. Cụ thể, tháng Bảy sản lượng sữa bột đạt 5.400 tấn, tăng 23% so với tháng 7/2010; tính chung 7 tháng đạt 35.200 tấn, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Hiện nay, trên thị trường có hơn 300 loại sản phẩm sữa với nhiều nhãn mác khác nhau do nhiều tổ chức, cá nhân tham gia quá trình sản xuất, nhập khẩu và phân phối. Với nhu cầu sử dụng sữa tại nước ta đang không ngừng gia tăng dù giá cả của mặt hàng này vẫn không ngừng biến động, các nhà hoạch định cần phải có những bằng chứng thực nghiệm để nắm được sự biến đổi của thị trường mặt hàng sữa tại Việt Nam. Xuất phát từ bối cảnh đó, với những kiến thức thu được trong môn Kinh tế học quản lý, chúng em chọn “Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac Alpha 123 của Vinamilk” làm đề tài nghiên cứu. 2. Các mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về ước lượng và dự đoán cầu, cùng với phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu về sữa bột dành cho trẻ em, từ đó đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm đưa ra các dự báo chính xác của lượng cầu về sữa bột Dielac trong tương lai 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu trong đề tài của nhóm, chúng tôi tập trung nghiên cứu về “Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac của Vinamilk”. Về phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu trên thị trường toàn quốc. Với phạm vi về thời gian: thời gian tiến hành khảo sát thực tế từ năm 2008 đến 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của đề tài, Nhóm 5 đã sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích định tính, phân tích định lượng, phương pháp dự báo thông tin Số liệu được lấy từ các nguồn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, trên các kênh thông tin. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, bài tập được chia thành 3 chương: Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu Chương 3: Kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu

doc21 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac Alpha 123 của Vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu 1.3 Phân tích độ co giãn của cầu 1.4 Ước lượng cầu Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.2. Giới thiệu về Công ty cổ phần sữa Việt Nam 2.3. Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu về sữa bột dành cho trẻ em 2.4. Kết quả phân tích mô hình ước lượng CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 3.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu 3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu DANH SÁCH NHÓM 5 2 4 4 4 5 6 8 9 9 9 10 11 14 14 15 17 18 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ước lượng và dự đoán cầu về các mặt hàng tiêu dùng đã được tiến hành rất phổ biến và là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh tế học Vi mô, các Nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê Hà Nội, tính đến hết tháng 7 năm 2011 cả nước đã nhập 484,3 triệu USD sữa và các sản phẩm từ sữa, tăng 15,44% so với cùng kỳ năm 2010, và theo dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo. Cụ thể, tháng Bảy sản lượng sữa bột đạt 5.400 tấn, tăng 23% so với tháng 7/2010; tính chung 7 tháng đạt 35.200 tấn, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Hiện nay, trên thị trường có hơn 300 loại sản phẩm sữa với nhiều nhãn mác khác nhau do nhiều tổ chức, cá nhân tham gia quá trình sản xuất, nhập khẩu và phân phối. Với nhu cầu sử dụng sữa tại nước ta đang không ngừng gia tăng dù giá cả của mặt hàng này vẫn không ngừng biến động, các nhà hoạch định cần phải có những bằng chứng thực nghiệm để nắm được sự biến đổi của thị trường mặt hàng sữa tại Việt Nam. Xuất phát từ bối cảnh đó, với những kiến thức thu được trong môn Kinh tế học quản lý, chúng em chọn “Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac Alpha 123 của Vinamilk” làm đề tài nghiên cứu. 2. Các mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về ước lượng và dự đoán cầu, cùng với phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu về sữa bột dành cho trẻ em, từ đó đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm đưa ra các dự báo chính xác của lượng cầu về sữa bột Dielac trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu trong đề tài của nhóm, chúng tôi tập trung nghiên cứu về “Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em Dielac của Vinamilk”. Về phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu trên thị trường toàn quốc. Với phạm vi về thời gian: thời gian tiến hành khảo sát thực tế từ năm 2008 đến 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của đề tài, Nhóm 5 đã sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích định tính, phân tích định lượng, phương pháp dự báo thông tin.. Số liệu được lấy từ các nguồn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, trên các kênh thông tin. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, bài tập được chia thành 3 chương: Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu Chương 3: Kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, bài tập nhóm của chúng em không thể không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy cô và các bạn nhằm giúp cho bài tập được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Qua đây, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Từ Thúy Anh và TS. Nguyễn Bình Dương đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tập này. Chúng em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản Cầu (D): Phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng các yếu tố khác là không thay đổi. Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu * Giá cả hàng hóa hay dịch vụ Luật cầu: Giả định tất cả các yếu tố đều không đổi nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: Pâ(á) àQD á(â). *Số lượng người mua Số lượng người mua ↑(↓) => cầu ↑(↓) (Do cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân.) *Thị hiếu, sở thích: Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dung muốn mua và thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua các hàng hóa theo thị hiếu và sở thích. *Thu nhập - Đối với hàng hóa/dịch vụ thông thường và cao cấp: thu nhập ↑(↓) => Cầu về hàng hóa ↑(↓) - Đối với hàng hóa/dịch vụ thứ cấp: Thu nhập ↑(↓) => cầu về hàng hóa ↓(↑) * Giá của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: - A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng: PAâ ð cầu về Bâ PA á ð cầu về Bá - M và N là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng: PMâ ð cầu về Ná và PM á ð cầu về Nâ * Các kỳ vọng: - Kỳ vọng về thu nhập: + Kỳ vọng thu nhập trong tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng + Kỳ vọng thu nhập trong tương lại giảm => Cầu hiện tại giảm - Kỳ vọng về giá cả: + Kỳ vọng giá tăng trong tương lai =>Cầu hiện tại tăng + Kỳ vọng giá giảm trong tương lai => Cầu hiện tại giảm * Các chính sách của Chính phủ: đánh thuế, trợ cấp * Các yếu tố khác: thời tiết, quảng cáo…. 1.3 Phân tích độ co giãn của cầu a. Độ co giãn của cầu theo giá: Độ co giãn của cầu theo giá (EDP): Phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu một mặt hàng khi giá của mặt hàng đó thay đổi 1%. Công thức: EDP = Do luật cầu nên E luôn là một số âm. Giá trị tuyệt đối của E càng lớn thì người mua càng phản ứng nhiều trước sự thay đổi của giá cả. Các độ co giãn: | E | >1 => |%∆Q| >|%∆P|: cầu co giãn | E | |%∆Q| <|%∆P|: cầu kém co giãn | E | = 1 => |%∆Q| = |%∆P|: cầu co giãn đơn vị Các yếu tố tác động đến E - Sự sẵn có của hàng hóa thay thế: Các hàng thay thế đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ càng tốt và càng nhiều thì cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ đó càng co giãn. - Phần trăm ngân sách người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa đó: Phần trăm trong ngân sách tiêu dùng càng lớn cầu càng co giãn. - Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi: Thời gian điều chỉnh càng dài thì cầu càng co giãn. b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập - Co giãn của cầu theo thu nhập: đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi thu nhập (các yếu tố khác là cố định) - Độ co giãn của cầu theo thu nhập >1 đối với hàng hóa cấp cao (xa xỉ) (co giãn theo thu nhập). - Độ co giãn của cầu theo thu nhập > 0 và <1 đối với hàng hóa thiết yếu (không co giãn theo thu nhập). - Độ co giãn của cầu theo thu nhập < 0 đối với hàng hóa thứ cấp (cấp thấp). c. Độ co giãn của cầu theo giá chéo Co giãn của cầu theo giá chéo: đo lường phản ứng của lượng cầu hàng hóa X khi giá của hàng hóa có liên quan Y thay đổi (tất cả các yếu tố khác cố định). - Độ co giãn chéo là dương đối với hàng hóa thay thế - Độ co giãn chéo là âm đối với hàng hóa bổ sung. 1.4 Ước lượng cầu Các phương pháp phổ biến được dùng để ước lượng cầu: - Phỏng vấn hay điều tra khách hàng. - Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường. - Phân tích hồi quy a. Phỏng vấn hay điều tra khách hàng (người tiêu dùng): Người tiêu dùng biểu hiện ý muốn và khả năng mua sắm của họ thông qua cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Điều tra người tiêu dùng là việc hỏi xem họ sẽ phản ứng như thế nào khi có những sự thay đổi liên quan đến giá của hành hóa và các yếu tố khác của cầu, như giá hàng hóa có liên quan, thu nhập… Thông thường các doanh nghiệp sử dụng các mẫu để điều tra . Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của các doanh nghiệp (đặc điểm về sản phẩm, về thị trường…) phương pháp điều tra có thể khác nhau. Có thể việc điều tra được tiến hành rất đơn giản thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại các địa điểm bán hàng, hoặc đôi khi các biểu mẫu điều tra phải được thiết kế rất cẩn thận và được chuyển tới khách hàng trước để họ nghiên cứu. Phương pháp điều tra người tiêu dùng đôi khi rất tốn kém, do đó trong thực tế các doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng là thu thập các thông tin về sở thích của người tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm của họ. Cả hai phương pháp trên thường được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều tra của doanh nghiệp. b . Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm thị trường Đây là phương pháp có thể thực hiện trong các điều kiện thí nghiệm hay thực hiện trong thị trường thực. Với phương thức điều tra cầu của người tiêu dùng trong phòng thí nghiệm, nghĩa là người tiêu dùng được cho một số tiền và được yêu cầu chi tiêu trong một cửa hàng. Tại đó, người ta sẽ thấy được thái độ của người tiêu dùng đối với sự thay đổi về giá của hàng hóa, của bao bì; giá của hàng hóa liên quan và của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu khác. Tuy nhiên người tiêu dùng được chọn phải mang tính “đặc trưng” cho các đặc điểm kinh tế- xã hội của thị trường thử nghiệm .Để đảm bảo cho người tiêu dùng thể hiện đúng ý muốn của họ, các hàng hóa lựa chọn sẽ thuộc về họ. Phương pháp này phản ánh tính hiện thực hơn là phương pháp điều tra người tiêu dùng. Khác với phương thức thử nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm, phương pháp này còn được tiến hành tại thị trường. Một trong những phương pháp thường được tiến hành là lựa chọn một số thị trường có đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá ở một số thị trường ,thay đổi bao bì ở một số thị trường khác, thay đổi hình thức xúc tiến bán hàng ở một số thị trường và ghi chép lại phản ứng của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau. Dựa vào số liệu thu thập được, có thể xác định đươc ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như: tuổi tác , giới tính, thu nhập , giáo dục, quy mô gia đình tới cầu đối với hàng hóa. c. Phương pháp phân tích hồi quy Phương pháp phân tích hồi quy là một phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu. Để ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng. Có thể là hàm cầu tuyến tính hoặc hàm cầu phi tuyến tính (hàm cầu mũ). Vì cầu là hàm phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu, do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định được các biến độc lập, căn cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. Sau đó phải tiến hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng. Hàm cầu tuyến tính: Qi = a+ b1Y + b2P + b3Ps + b4Pc + b5 Z + e Trong đó: Qi: Lượng cầu về hàng hóa i. Y: thu nhập P: Giá hàng hóa i. Ps: Giá hàng hóa thay thế. Pc: Giá hàng hóa bổ sung. Z: các nhân tố quyết định cầu hàng hóa I khác. e: sai số Hàm cầu mũ (phi tuyến tính): Qi = A.Yb1Pb2Psb3Pcb4Zb5 Để ước lựong hàm cầu dạng này phải chuyển về loga tự nhiên: lnQi = lna+ b1lnY + b2 lnP + b3 lnPs + b4 lnPc + b5 lnZ + e Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và bi được ước lượng từ số liệu trong quá khứ. 1.5 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Trên thực tế những công trình nghiên cứu ước lượng cầu về sữa bột tại thị trường Việt Nam là rất ít và chưa được quan tâm đúng mức, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm đã phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới cầu về sữa bột Vinamilk trên thị trường Việt Nam và dự báo được nhu cầu cảu sản phẩm này trong giai đoạn tiếp theo. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này. Dữ liệu gồm 2 nguồn: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập. + Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong tổ chức như các báo cáo về doanh thu bán hàng, báo cáo về hoạt động sản xuất của công ty cổ phần sữa Vinamilk. + Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài tổ chức như các niên giám thống kê, các ấn phẩm thương mại, các trang web điện tử. Nguồn dư liệu sơ cấp là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, đó là các dữ liệu gốc chưa được qua xử lý. Trong bài nhóm chỉ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp. 2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để phán tích dữ liệu như: SPSS, Excel, Sdata, Eviews,… Nhóm chọn phương pháp hồi quy trong Excel để phân tích dữ liệu do ưu điểm chính của Excel là có thể cho kết quả nhanh chóng về hàm kinh tế lượng cho các dữ liệu chép, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng. 2.2. Giới thiệu về Công ty cổ phần sữa Việt Nam Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”. Thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Danh mục sản phẩm của Vinamilk, bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Riêng Sữa bột dành cho trẻ em, Vinamilk có: Dielac Alpha Step 1: 0 – 6 tháng tuổi Dielac Alpha Step 2: 7 – 12 tháng tuổi Dielac Alpha 123: 1 – 3 tuổi Dielac Alpha 456: 4 – 6 tuổi Nhóm quyết định lựa chọn sản phẩm Dielac Alpha 123 hộp thiếc 400g để tiến hành ước lượng và dự đoán cầu. 2.3. Thực trạng nhu cầu về sữa bột dành cho trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sữa bột tại Việt Nam Sự kiện trẻ mắc bệnh sỏi tiết niệu do dùng sữa bột Sanlu (Tam Lộc) có chứa chất melamin xảy ra ở Trung Quốc không chỉ làm người tiêu dùng Trung Quốc chấn động mà còn khiến nhiều quốc gia khác bị ảnh hưởng. Sữa bột Vinamilk của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không ít. Tại Việt Nam, nhiều sản phẩm đã được xác định là có melamine do nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, trong đó có những tên tuổi lớn như: HanoiMilk, Anco… Tuy sản phẩm của Vinamilk không có chất melamine nhưng cũng bị ảnh hưởng do tâm lý hoang mang lo ngại về các sản phẩm sữa bột trên thị trường. Chính vì trong nước không có nhà cung cấp nguyên liệu sữa, hiện các hàng sữa Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nên khi thị trường thế giới biến động đã tác động ngay đến thị trường trong nước. Tình hình khan hiếm nguồn nguyên liệu sữa bột và sữa tươi đang diễn ra trên khắp các thị trường. Hai khu vực cung cấp nguyên liệu sữa lớn của thế giới là New Zealand và Úc đang gặp khó khăn về thời tiết. Trong lúc nguồn cung hạn chế thì cầu lại tăng nhanh. Ở Trung quốc, lượng nhập sữa nguyên liệu tăng 60%, Ấn Độ tăng 30% ... Thêm vào đó, các yếu tố như thu nhập, thị hiếu, thói quen tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân. Về thị trường sữa bột tại Việt Nam, ngoài Dielac, người tiêu dùng đã quen thuộc với các nhãn hiệu Cô gái Hà Lan, XO, Friso, Dugro, Pedia sure, Hipp, Gain IQ, Milex, Similac, … Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng trở nên khắt khe hơn với lựa chọn các sản phẩm trực tiếp liên quan đến sức khỏe. Thậm chí, đối với những người tiêu dùng ở khu vực đô thị, có mức thu nhập khá, họ sẵn sàng chi trả thêm 1 khoản tiền để mua sữa bột ngoại với kỳ vọng về chất lượng tốt. Cuối cùng, thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên theo danh nghĩa nhưng lại giảm trên thực tế, do nguyên nhân từ phía lạm phát. Về lý thuyết, ảnh hưởng của lạm phát sẽ dẫn đến thu nhập giảm và chi tiêu giảm. Tuy nhiên người dân Việt Nam đã và đang hình thành thói quen tiêu thụ sữa. Sữa, trong đó có sữa bột không còn là mặt hàng xa xỉ tại nước ta. Thị trường Việt Nam trở thành 1 thị trường tiềm năng cho các công ty sữa, trong đó có Vinamilk. 2.4. Kết quả phân tích mô hình ước lượng Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này, Nhóm 5 chỉ xét ảnh hưởng của giá sữa bột Dielac Alpha 123, thu nhập và giá của hàng hóa thay thế (sữa Dutch Lady 123) đến lượng cầu về sữa bột Dielac Alpha 123 của Vinamilk tại Việt Nam. Hàm cầu về sữa bột Dielac của Vinamilk tại Việt Nam có dạng: Q = a+ b1M + b2P + b3Pd Q: sản lượng tiêu thụ trong từng quý (đơn vị: hộp) M: thu nhập bình quân đầu người theo quý (đơn vị: VNĐ) P: giá của sữa bột Dielac Alpha 123 của Vinamilk hộp thiếc 400g (đơn vị: VNĐ) Pd: giá sữa của Dutch Lady 123 hộp 400g (đơn vị: VNĐ) Bảng 1: Thị trường sữa bột Dielac Alpha 123 của Vinamilk tại Việt Nam năm 2008 - 2010 Quan sát Q M P Pd 1 9524000 3750000 74200 69400 2 9566700 4076200 74100 69300 3 9582000 4457558 74200 69500 4 9674000 4520693 74000 69200 5 9632000 4712608 74500 69000 6 9790000 4750168 74000 69500 7 9761000 4885000 74500 70500 8 9732000 5232225 74800 70200 9 9730000 5257673 75000 70500 10 9880000 5723250 74500 70000 11 9840000 5784864 75000 70500 12 9860000 6086214 75000 70500 Mô hình hàm cầu được ước lượng từ số liệu trong quá khứ bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và chạy phân tích hồi quy trong Excel. Bảng kết quả ước lượng mô hình SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,97115889 R Square 0,94314958 Adjusted R Square 0,92183068 Standard Error 33386,7385 Observations 12 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 3 1,479E+11 4,931E+10 44,240054 2,511E-05 Residual 8 8,917E+09 1,115E+09 Total 11 1,569E+11 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 90,0% Upper 90,0% Intercept 18267800 3037037,1 6,0150071 0,000318 11264380 25271220 12620284 23915316 P -192,664973 50,205049 -3,8375617 0,0049643 -308,43802 -76,891923 -286,02367 -99,306273 M 0,19600783 0,0243258 8,0576272 4,147E-05 0,1399126 0,2521031 0,1507729 0,2412427 Pd 69,1459773 31,312357 2,2082649 0,0582384 -3,0604471 141,3524 10,919146 127,37281 Mô hình hàm cầu về sữa bột Dielac của Vinamilk tại Việt Nam: Q= 18267800 – 192,6650P + 0,196008M + 69,14598Pd Giả sử với mức ý nghĩa α = 10% Kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của giá sữa bột Dielac, thu nhập của hộ gia đình, lượng cầu ở thời kỳ trước, giá của sữa bột Dutch lady (hàng hóa thay thế) đều có dấu phù hợp với kỳ vọng ban đầu: Hệ số hồi quy của biến giá cả = - 192,6650 < 0 điều này chứng tỏ giá của sữa bột Dielac tỷ lệ nghịch với lượng cầu về sữa bột Dielac, điều này phù hợp với thực tế. Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của sữa bột Dielac tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu về sữa bột Dielac giảm đi 192,6650 đơn vị. Pvalue < α nên tham số có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số hồi quy của biến thu nhập = 0,196008 > 0 điều này chứng tỏ sữa bột Dielac là hàng hóa thông thường, điều này phù hợp với thực tế. Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu về sữa bột Dielac tăng lên 0,196008 đơn vị. Pvalue < α nên tham số có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số hồi quy của biến giá hàng hóa thay thế (sữa bột Dutch lady) = 69,14598 > 0, điều này chứng tỏ sữa bột Dielac và sữa bột Dutch lady là 2 hàng hóa thay thế cho nhau, điều này phù hợp với thực tế. Pvalue < α nên tham số có ý nghĩa về mặt thống kê. Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của sữa bột Dutch lady tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu về sữa bột Dielac tăng lên 69,14598 đơn vị. - Hệ số xác định R2 bằng 0,94315 là khá cao điều này có nghĩa là 94,315% biến thiên của nhu cầu về sữa bột Dielac được giải thích bởi các nhân tố như giá cả, thu nhập, tiêu dùng, giá của sữa bột Dutch lady là hàng hóa thay thế ở thời kỳ trước. Giá trị của thống kê F = 44,24005, với Significance F = 0.000025 < 10%, cho thấy mô hình phù hợp tốt với dữ liệu. Độ co giãn của cầu sữa bột Dielac ở Việt Nam Các hệ số co giãn thể hiện đặc trưng cho cấu trúc cầu về sữa bột Dielac ở Việt Nam được thể hiện trong bảng sau: Biến độc lập Giá trị trung bình Độ co giãn Giá của sữa bột Dielac (P) 74.483,33 -1,4772 Thu nhập bình quân của hộ gia đình (M) 4.936.371 0,0996 Giá của sữa bột Dutch lady (Pd) 69.841,67 0,4971 Co giãn của cầu sữa bột Dielac theo giá của nó |EP| = 1,4772 >1 => Cầu co giãn Với các yếu tố khác không đổi khi giá của sữa bột Dielac tăng lên 1% thì lượng cầu về sữa bột Dielac giảm xuống 1,4772%. Điều này rất phù hợp với thực tế do hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế cho sản phẩm sữa bột Dielac như: Dutch lady, nutifood, dumax, abboott,… Co giãn của cầu sữa bột Dielac theo thu nhập EM = 0,0996 0 => Cầu kém co giãn và sữa là hàng hóa thiết yếu Với các yếu tố khác không đổi khi thu nhập trung bình của hộ gia đình tăng lên 1% thì lượng cầu về sữa bột Dielac tăng lên 0,0996%. Vì sữa bột Dielac hiện nay đã trở thành hàng hóa thiết yếu trong nhiều người tiêu dùng nên khi thu nhập thay đổi thì lượng cầu về sản phẩm này cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Co giãn của cầu sữa bột Dielac theo giá của sữa bột Dutch Lady EPd = 0,4971 0 => Cầu kém co giãn và đây là 2 hàng hóa thay thế Với các yếu tố khác không đổi khi giá của sữa bột Dutch lady tăng lên 1% thì lượng cầu về sữa bột Dielac tăng lên 0,4971%. Vì trên thị trường có nhiều sản phẩm thay thế nên chỉ Dutch lady thay đổi giá thì cầu về sữa bột Dielac cũng không bị tác động nhiều. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu Qua nghiên cứu mô hình ước lượng cầu về sữa bột Dielac của Vinamilk ta nhận thấy: Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu về sữa bột Dielac của Vinamilk như: giá, thu nhập, giá của đối thủ cạnh tranh, chính sách marketing của công ty, thị hiếu của người tiêu dùng, dân số … Nhưng các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới lượng cầu về sữa bột Dielac của Vinamilk là giá của bản thân sản phẩm, thu nhập của người dân, và giá của mặt hàng thay thế chủ yếu cho sản phẩm là sữa bột Dutch lady. Thứ nhất về giá của sản phẩm sữa bột Dielac. Mặc dù nguyên liệu làm ra sữa bột Dielac được nhập khẩu 100%, nhưng so với các sản phẩm sữa bột ngoại nhập thành phẩm thì giá của sữa bột Dielac chỉ bằng nửa hoặc 1/3 giá sữa ngoại, đây chính là một lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này so với các hãng sữa ngoại. Với mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân Việt Nam, nên cầu về sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào mức giá của sản phẩm hay nói cách khác, cầu của sản phẩm co giãn theo giá. Thứ hai về giá của mặt hàng thay thế. Hiện nay trên thị trường sữa bột Việt Nam, có rất nhiều các hãng sữa ngoại và nội cạnh tranh nhau. Trong đó, thị phần các công ty trong phân khúc thị trường sữa bột như sau: dẫn đầu là các hãng Abbott, Mead Johnson, và FrieslandCampina chiếm thị phần lần lượt vào khoảng 26,8%, 13,9%, và 26,7%. Tiếp sau đó là các hãng sữa ngoại khác như Dumex, Nestlé… Đại diện cho doanh nghiệp sữa trong nước có Vinamilk chiếm thị phần khoảng 12,6%. Thị phần các doanh nghiệp trong thị trường sữa bột Việt Nam Với thị trường có nhiều mặt hàng thay thế, thì mức giá của các mặt hàng thay thế có ảnh hưởng lớn đến cầu của sản phẩm. Thứ ba về thu nhập của người tiêu dùng. Qua kết quả nghiên cứu mô hình ước lượng cầu về sữa bột Dielac cho thấy khi thu nhập người dân tăng lên thì lượng cầu về sữa Dielac cũng tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế, khi thu nhập của người dân tăng lên thì xu hướng của người tiêu dùng chuyển sang dùng các loại sữa nhập ngoại nhiều hơn là dùng các sản phẩm sữa nội như sữa bột của Vinamilk, Dutch lady. Hiện nay trên thị trường sữa bột tại Việt Nam thì có tới 85% là sữa nhập ngoại. Lý do người tiêu dùng tin cậy sữa nhập khẩu là bởi thương hiệu sữa, sữa nhập từ Mỹ, từ Úc… được cho là có mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn, được kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn. Chưa kể nhìn “cảm quan” bên ngoài, các hộp sữa thành phẩm nhập khẩu có bao bì, mẫu mã, nhãn hiệu rõ ràng, bắt mắt, rất khó làm giả làm nhái. Trên thực tế ở thị trường VN chưa phát hiện hay có vụ kiện cáo nào liên quan tới sữa ngoại rởm! Dựa vào đó, người tiêu dùng có cơ sở để tin vào chất lượng sữa ngoại. Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu, phân phối sữa đã dành những khoản chi phí khổng lồ để quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền thông, tổ chức tiếp thị và chia sẻ hoa hồng trực tiếp cho người mua sữa tại các nhà trẻ, trường tiêu học, các bác sĩ, điều dưỡng viên, y tá… tại các bệnh viện để đưa sản phẩm tới mọi đối tượng tiêu dùng. 3.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu Theo dự báo của chúng tôi thì lượng cầu về sữa bột Dielac trong tương lai sẽ có xu hướng tăng do các nguyên nhân sau: Thị trường Việt Nam với hơn 86 triệu dân, tỉ lệ tăng hàng năm vào khoảng 1,2% nên mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, với mức tăng GDP khoảng 6-8% mỗi năm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức tương đối cao (khoảng 20%) sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành sữa. Mức tiêu thụ sữa trong nước trong một số năm 2000 2005 2006 2007 2008 Dân số (triệu người) 77,63 82,16 83,08 83,99 84,90 Tiêu thụ sữa nội địa (triệu lít quy đổi) 628 1004 1056 1239 1257 Tiêu thụ bình quân (lít/người/năm) 8,09 12,22 12,71 14,75 14,81 (Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan) Mức tăng trưởng tiêu thụ sữa trong nước các giai đoạn Tốc độ tăng trưởng Đơn vị 2001-2005 2006-2008 2001-2008 Tiêu thụ sữa %/năm 9,84 7,79 9,06 Tiêu thụ sữa bình quân đầu người %/năm 8,60 6,62 7,85 (Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan) Hơn nữa, như thống kê ở bảng trên, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2008 là 14,8 lít/người/năm, còn ở mức rất thấp so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140 lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm, Úc 110 lít/người/năm, Đài Loan 40 lít/người/năm… nên nhu cầu về sữa và tiềm năng của thị trường sữa còn rất lớn. Hơn nữa, như thống kê ở bảng trên, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2008 là 14,8 lít/người/năm, còn ở mức rất thấp so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140 lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm, Úc 110 lít/người/năm, Đài Loan 40 lít/người/năm… nên nhu cầu về sữa và tiềm năng của thị trường sữa còn rất lớn. Sữa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành thị có kinh tế phát triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng thì người dân thành thị sử dụng lượng sữa bình quân hàng năm nhiều gấp 4 lần người dân nông thôn. Các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được dùng các sản phẩm sữa càng ít. Ngay ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ sữa của các xã nghèo chỉ bằng một phần năm mức tiêu thụ sữa ở xã không nghèo. Trong tương lai khi mức thu nhập bình quân tăng lên thì mức tiêu thụ sữa cũng sẽ gia tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Đây là một yếu tố kỳ vọng về tăng cầu sản phẩm sữa bột Dielac trong tương lai. Xu hướng tiêu dùng trong tương lai sẽ chuyển sang các sản phẩm sữa nội nhiều hơn sữa ngoại vì 100% nguyên liệu để sản xuất sữa bột của các hãng sữa trong nước đều là nhập khẩu , do vậy hoàn toàn có thể cạnh tranh về yếu tố chất lượng với sữa ngoại. Ngoài ra, hiện giá cả của sữa bột Dielac Alpha/Vinamilk so với sữa bột ngoại chỉ bằng một phần ba, hoặc một nửa. Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp chế biến sữa bột ở Việt Nam, tuy nhiên Vinamilk chỉ chiếm hơn 10% thị phần sữa bột trên toàn quốc, 85% là sữa nhập ngoại, 5% là các hãng sữa trong nước khác. Do vậy, nếu xu hướng tiêu dùng sữa nội tăng thì lượng cầu về sữa bột của Vinamilk cũng tăng cao so với các hãng trong nước khác. Theo kết quả phân tích các hệ số co giãn thể hiện đặc trưng cho cấu trúc cầu về sữa bột Dielac ở Việt Nam cho thấy: cầu về sữa bột co giãn so với giá. Do vậy, sự thay đổi của giá có ảnh hưởng lớn tới lượng cầu về sản phẩm này. Từ đó công ty muốn tăng nhanh lượng cầu về sản phẩm thì cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí để giảm giá cho sản phẩm này. 3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu Dữ liệu về sản lượng và giá cả là dữ liệu thương mại nên sẽ có những thiên lệch trong biến sản lượng và biến giá cả. Vì vậy khi nghiên cứu thì dự báo đưa ra có thể không chính xác so với thực tế. Dữ liệu về biến thu nhập được tính bằng GDP bình quân đầu người được tính theo quý, nhưng trên thực tế thì cục thống kê không có các con số cụ thể về thu nhập bình quân đầu người theo tháng mà chỉ được tính theo năm thôi. Do đó, sẽ có những tác động lớn ảnh hưởng đến biến thu nhập trong nghiên cứu này. Các mặt hàng thay thế cho sữa bột Dielac trên thị trường hiện nay cũng có nhiều hãng khác chứ không phải chỉ có sữa bột Dutch lady, đặc biệt là có nhiều loại sữa nhập ngoại. Vì vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo cần phải nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc cầu và khả năng thay thế của các sản phẩm khác trên thị trường sữa bột cho trẻ em tại Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc một sản phẩm nào đó có thể đứng vững trên thị trường hay không? Không chỉ cần chất lượng, giá cả mà yếu tố quan trọng không kém tác động đến lượng cầu của sản phẩm là các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Do đó, để nghiên cứu được xác thực hơn thì trong các nghiên cứu tiếp theo cần phải xem xét đến vấn đề này. DANH SÁCH NHÓM 5 STT Họ và tên Ngày sinh Nơi sinh Ghi chú 88 Lưu Thị Lan Phương 25/08/84 Hải Dương Trưởng nhóm 89 Ngô Văn Quân 15/02/83 Nam Định 90 Nguyễn Hồng Quân 02/10/83 Hà Nội 91 Phí Anh Quang 17/10/83 Thái Bình 92 Đào Vinh Quang 27/01/83 Nghệ An 93 Nguyễn Xuân Quế 15/11/86 Bắc Ninh 94 Nguyễn Ngọc Quỳnh 15/11/85 Cao Bằng 95 Lâm Hùng Sơn 11/11/86 Hà Nội 96 Ngô Ngọc Sơn 20/12/80 Hà Nội 97 Nguyễn Đắc Sơn 10/03/83 Nghệ An 98 Bùi Thị Hồng Tâm 14/05/84 Nghệ An 99 Đỗ Đức Tâm 14/12/86 Hưng Yên 100 Nguyễn Như Thắm 03/11/88 Hà Nội 101 Nguyễn Mạnh Thắng 19/09/85 Phú Thọ 102 Nguyễn Tiến Thành 22/10/84 Hà Nội 103 Bùi Thị Kim Thành 12/05/86 Thái Bình 104 Lê Văn Thành 10/10/85 Bắc Giang 105 Hoàng Thị Thanh 27/04/87 Thanh Hóa 106 Lê Quang Thịnh 16/06/84 Hà Nam 107 Nguyễn Thị Thơm 20/12/87 Thái Bình 108 Bùi Thị Hà Thu 02/03/87 Hải Dương 109 Nguyễn Hà Thu 22/01/87 Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4317899c l4327907ng v d7921 273on c7847u c7911a m7863t hamp.doc