Thứ năm, về cách thức xử lý trong
trường hợp không thực hiện được việc ủy thác
Chúng tôi cho rằng, quy định của
khoản 5 Điều 105 Bộ luật TTDS năm 2015
là chưa phù hợp. Bởi lẽ, quy định này yêu
cầu: nếu hết thời hạn mà không nhận được
kết quả ủy thác thì Tòa án ủy thác phải tiếp
tục giải quyết vụ án. Thực tế cho thấy, trong
một số trường hợp, nếu thiếu tài liệu, chứng
cứ cần thu thập thông qua ủy thác thu thập
chứng cứ thì không thể giải quyết được (như
chưa có bản vẽ đo đạc, định giá ). Trong
khi đó, các biện pháp thu thập chứng cứ mà
Tòa án được ủy thác tiến hành cũng giống
như các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa
án ủy thác đang thực hiện.
Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi
cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều
105 Bộ luật TTDS năm 2015 theo hướng mở
rộng kênh tiếp nhận kết quả ủy thác thu thập
chứng cứ của Tòa án ủy thác. Chỉ khi nào
thực hiện mọi biện pháp mà vẫn không thể
có được kết quả ủy thác thu thập chứng cứ
theo yêu cầu thì Tòa án ủy thác mới sử dụng
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ giải quyết
vụ án.
Thứ sáu, về trách nhiệm của Tòa án
được ủy thác khi không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ yêu cầu ủy thác
Hiện nay, đa số những hồ sơ có hoạt
động ủy thác thu thập chứng cứ thường có
thời gian giải quyết vụ án kéo dài. Bên cạnh
những khó khăn do nguyên nhân khách
quan, bản thân biện pháp thu thập chứng cứ
mà Tòa án được ủy thác cần áp dụng, còn
có nguyên nhân khác được xem là nguyên
nhân chủ yếu, đó là, Tòa án được ủy thác
xem việc ủy thác là công việc của Tòa án
khác nên ít quan tâm thực hiện hoặc có thực
hiện nhưng không đến nơi đến chốn. Thậm
chí, có những vụ án phải ủy thác nhiều lần.
Mặc dù, Bộ luật TTDS năm 2015 có quy
định thời hạn thực hiện công việc ủy thác
nhưng lại không có chế tài nên vi phạm về
thời gian thực hiện công việc ủy thác trên
thực tế của Tòa án được ủy thác là rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc thực hiện công việc ủy
thác mất nhiều thời gian, khó khăn, phức
tác hơn việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, kết
quả thực hiện ủy thác không được tính là 01
vụ, việc được giải quyết, không tính điểm
khi xét thi đua khen thưởng cho đơn vị Tòa
án được ủy thác, cá nhân thẩm phán, thư ký
Tòa án trực tiếp tiến hành các biện pháp thu
thập chứng cứ. Điều này dẫn đến thực trạng
là Tòa án trực tiếp thực hiện yêu cầu ủy thác
ít quan tâm thực hiện yêu cầu ủy thác.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY THÁC THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Tóm tắt:
Ủy thác thu thập chứng cứ là biện pháp thu thập chứng cứ có
vai trò vô cùng quan trọng, giúp Tòa án ủy thác có được tài liệu,
chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà hoạt động thu
thập phải thực hiện bên ngoài phạm vi lãnh thổ của Tòa án ủy
thác thông qua Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác. Do
quy định của pháp luật tố tụng dân sự về ủy thác thu thập chứng
cứ còn những vướng mắc, bất cập; chưa có chế tài đối với Tòa án
được ủy thác do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
yêu cầu ủy thác làm ảnh hưởng đến việc ủy thác thu thập chứng
cứ trên thực tế, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bài viết này đánh
giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về ủy thác thu thập
chứng cứ, xác định vướng mắc, bất cập qua thực tiễn áp dụng và
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chế định này trong
thực tiễn.
Thái Chí Bình*
* ThS. Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Abstract
Entrust to collect evidences is a method of collecting evidences,
which play a crucial role, helping the entrusting Court to obtain
necessary documents and evidences for the resolution of the cases
that the evidence collection taking place outside the territory of the
entrusting Court through the entrusted Court and the competent
entrusted authority. Due to the shortcomings, drawbacks of the
legal regulations on civil procedure on entrustment to collect
evidences and due to no sanctions imposed on the entrusted
Court related to its failure to fulfill or insufficient compliance
with the entrustment request, which affects the entrustment to
collect evidence in practice, prolonging the resolution time for the
case, affecting the legitimate rights and interests of the involving
parties. This article provides reviews of the legal regulation on
the civil procedure on the entrustment to collect evidences, find
out shortcomings through practical application and provides
suggestions to improve the effectiveness of the related regulation
in practical enforcement.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Ủy thác thu thập chứng cứ;
biện pháp thu thập chứng cứ; tố tụng
dân sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 26/09/2019
Biên tập : 01/10/2019
Duyệt bài : 05/10/2019
Article Infomation:
Keywords: entrustment for evidence
collection; method of evidence
collection; civil procedure
Article History:
Received : 26 Sep. 2019
Edited : 01 Oct. 2019
Approved : 05 Oct. 2019
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 19(395) T10/2019
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ
luật TTDS năm 2015) quy định nhiều biện
pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án có thể
thực hiện gắn với các điều kiện áp dụng cụ
thể đối với từng biện pháp, trong đó có biện
pháp ủy thác thu thập chứng cứ. Khác với
việc áp dụng các biện pháp thu thập chứng
cứ mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ
án phải trực tiếp thu thập chứng cứ phục vụ
cho việc giải quyết vụ án thì biện pháp ủy
thác thu thập chứng cứ là biện pháp mà Tòa
án đang giải quyết vụ án phải nhờ Tòa án
khác, cơ quan khác thu thập chứng cứ do
Tòa án này không thể tự mình thu thập tài
liệu, chứng cứ vì có sự ngăn cách về địa
giới lãnh thổ quốc gia hoặc giữa các đơn vị
hành chính.
Thời gian qua, các Tòa án được ủy
thác, cơ quan có thẩm quyền nhận ủy thác
thực hiện kịp thời các yêu cầu ủy thác góp
phần giúp Tòa án ủy thác thu thập đầy đủ tài
liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ
án, qua đó, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, việc
thực hiện yêu cầu ủy thác cũng còn nhiều
hạn chế như chậm thực hiện ủy thác, thực
hiện không đầy đủ yêu cầu ủy thác. Từ đó,
kéo dài thời gian giải quyết án, gây khó khăn
cho Tòa án ủy thác, ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các đương sự. Nguyên
nhân của thực trạng này bên cạnh các yếu tố
mang tính chủ quan, còn có những hạn chế
nhất định từ quy định về ủy thác thu thập
chứng cứ trong Bộ luật TTDS năm 2015 và
văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự về ủy thác thu thập chứng cứ
Hiện nay, việc ủy thác thu thập chứng
cứ được thực hiện theo Điều 105 Bộ luật
TTDS năm 2015, Điều 11 Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định
về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật
TTDS (Nghị quyết số 04/2012), Luật Tương
trợ tư pháp năm 2007 và văn bản hướng dẫn
thi hành.
1.1. Thời điểm thực hiện ủy thác thu
thập chứng cứ
Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật TTDS
năm 2015, trong quá trình giải quyết vụ việc
dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác
để Tòa án khác lấy lời khai của đương sự,
người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến
hành định giá tài sản hoặc các biện pháp
khác để thu thập chứng cứ, xác minh các
tình tiết của vụ việc dân sự. Vì vậy, Tòa án
có thẩm quyền giải quyết vụ, việc dân sự có
thể ủy thác thu thập chứng cứ vào bất cứ giai
đoạn tố tụng nào khi cần tiến hành các biện
pháp thu thập chứng cứ được quy định tại
các điểm từ a đến i khoản 2 Điều 97 Bộ luật
TTDS năm 2015 để thu thập chứng cứ.
1.2. Thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ và
thực hiện yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ
1.2.1. Đối với việc ủy thác cho Tòa án
có thẩm quyền khác thu thập chứng cứ
- Khi cần ủy thác cho Tòa án khác thu
thập chứng cứ, Tòa án đang giải quyết vụ
việc dân sự phải lập hồ sơ ủy thác thu thập
chứng cứ gồm các văn bản sau đây gửi đến
Tòa án được ủy thác: (1) Quyết định ủy thác
thu thập chứng cứ phải ghi rõ tên, địa chỉ
của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp
và những công việc cụ thể ủy thác để thu
thập chứng cứ và tuân theo mẫu số 13 được
ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/
NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; (2) Bản
sao các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc
ủy thác thu thập chứng cứ, có chữ ký xác
nhận của Thẩm phán và đóng dấu Tòa án
(nếu có).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác thu
thập chứng cứ, Tòa án được ủy thác phải
vào sổ thực hiện ủy thác thu thập chứng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 19(395) T10/2019
cứ và căn cứ nội dung yêu cầu để thực
hiện theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự.
- Trong quá trình thực hiện ủy thác thu
thập chứng cứ, nếu nội dung yêu cầu thu thập
chứng cứ chưa rõ thì Tòa án được ủy thác
gửi văn bản yêu cầu Tòa án ủy thác thu thập
chứng cứ bổ sung hoặc làm rõ nội dung đó.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được yêu cầu của Tòa án được ủy thác,
Tòa án ủy thác phải gửi văn bản bổ sung, làm
rõ yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ.
Trường hợp Tòa án ủy thác thu thập
chứng cứ không trả lời thì Tòa án được ủy
thác gửi trả lại hồ sơ ủy thác thu thập chứng
cứ cho Tòa án ủy thác và nêu rõ lý do không
thực hiện được việc ủy thác đó.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày thực hiện xong ủy thác thu thập
chứng cứ hoặc hết thời hạn thực hiện việc
ủy thác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định,
Tòa án được ủy thác gửi kết quả thực hiện
ủy thác cho Tòa án ủy thác.
1.2.2. Đối với việc ủy thác cho cơ
quan có thẩm quyền khác thu thập chứng cứ
Trường hợp việc thu thập chứng cứ
phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm
thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài mà nước đó và Việt
Nam cùng là thành viên của điều ước quốc
tế có quy định về vấn đề này. Việc ủy thác
được thực hiện theo quy định của Luật Tương
trợ tư pháp năm 2007, Thông tư liên tịch số
12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày
19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,
Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình
tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực
dân sự.
1.3. Về thẩm quyền ban hành quyết định
ủy thác thu thập chứng cứ
Theo khoản 3 Điều 48, điểm e khoản 2
Điều 97 và khoản 3 Điều 108 Bộ luật TTDS
năm 2015, thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án là người có thẩm quyền ban
hành quyết định ủy thác thu thập chứng cứ.
1.4. Về thời hạn thực hiện yêu cầu ủy thác
thu thập chứng cứ
Tòa án được ủy thác có trách nhiệm
thực hiện công việc cụ thể được ủy thác
trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận
được quyết định ủy thác và thông báo kết
quả bằng văn bản cho Tòa án ủy thác.
Trường hợp không thực hiện được việc ủy
thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do cho Tòa án ủy thác.
1.5. Cách thức xử lý trong trường hợp
không thực hiện được việc ủy thác hoặc
không nhận được kết quả trả lời
Trường hợp Tòa án được ủy thác
không thực hiện được việc ủy thác theo yêu
cầu hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng
không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án
ủy thác giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ
đã có trong hồ sơ vụ, việc dân sự.
2. Những bất cập, hạn chế và kiến nghị
Các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự về ủy thác thu thập chứng cứ tương đối đầy
đủ, chi tiết tạo thuận lợi trong việc tiến hành
hoạt động thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, qua
thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự, việc
áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng
dân sự về ủy thác thu thập chứng cứ còn phát
sinh những bất cập, hạn chế sau đây:
Thứ nhất, về phạm vi lãnh thổ của
Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ và Tòa án
được ủy thác thu thập chứng cứ
Do Bộ luật TTDS năm 2015 không
quy định rõ phạm vi lãnh thổ của Tòa án ủy
thác thu thập chứng cứ và Tòa án được ủy
thác thu thập chứng cứ nên trên thực tế phát
sinh nhiều cách hiểu khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, phạm
vi lãnh thổ của Tòa án ủy thác và Tòa án
được ủy thác chỉ áp dụng đối với các Tòa án
cùng cấp với nhau (như Tòa án cấp huyện
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 19(395) T10/2019
này với Tòa án cấp huyện khác trong cùng
tỉnh hoặc khác tỉnh, Tòa án cấp tỉnh này với
Tòa án cấp tỉnh khác), không áp dụng đối
với Tòa án khác cấp với nhau (như giữa Tòa
án cấp tỉnh với Tòa án cấp huyện trong cùng
tỉnh hoặc khác tỉnh).
Quan điểm thứ hai cho rằng, phạm vi
lãnh thổ của Tòa án ủy thác và Tòa án được
ủy thác được áp dụng không chỉ đối với các
Tòa án cùng cấp với nhau, mà còn được áp
dụng đối với các Tòa án khác cấp với nhau.
Bởi vì, Bộ luật TTDS năm 2015 không giới
hạn phạm vi Tòa án ủy thác và Tòa án được
ủy thác.
Tuy nhiên, để có cách áp dụng thống
nhất, chúng tôi cho rằng, Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn cách xác định về phạm vi
lãnh thổ của Tòa án ủy thác và Tòa án được
ủy thác.
Thứ hai, về tính ràng buộc của biện
pháp ủy thác thu thập chứng cứ
Hiện nay, do chưa có quy định về
phạm vi thực hiện các biện pháp thu thập
chứng cứ của Tòa án đang giải quyết vụ việc
dân sự nên thay vì ủy thác cho Tòa án án
khác thu thập chứng cứ ngoài phạm vi lãnh
thổ của mình thì Tòa án đang giải quyết vụ
việc dân sự tự mình trực tiếp tiến hành biện
pháp thu thập chứng cứ (như ghi lời khai
đương sự, người làm chứng ngoài phạm
vi lãnh thổ nơi Tòa án có trụ sở; ban hành
quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
ngoài phạm vi lãnh thổ của Tòa án cung cấp
tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cơ quan chuyên
môn đo đạc quyền sử dụng đất, vật kiến trúc,
cây trồng trên đất ngoài phạm vi lãnh thổ
của Tòa án).
Việc Tòa án tự thực hiện biện pháp thu
thập chứng cứ ngoài phạm vi lãnh thổ của
mình có thuận lợi là rút ngắn thời gian, tránh
việc phải chờ Tòa án được ủy thác thực hiện
việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, việc Tòa
án đang giải quyết vụ việc dân sự thu thập
chứng cứ ngoài phạm vi lãnh thổ của mình
thường phát sinh chi phí lớn và khó khăn
trong việc tiến hành công tác phối hợp.
Để có sự áp dụng thống nhất, chúng
tôi cho rằng, Tòa án nhân dân tối cao cần
hướng dẫn cụ thể phạm vi thực hiện các biện
pháp thu thập chứng cứ của Tòa án đang giải
quyết vụ việc dân sự.
Thứ ba, về trình tự, thủ tục ủy thác,
thực hiện công việc ủy thác
Hiện nay, trình tự, thủ tục ủy thác,
thực hiện công việc ủy thác chỉ được thực
hiện dựa vào quy định tại Điều 105 Bộ luật
TTDS năm 2015 và Điều 11 Nghị quyết
số 04/2012. Tuy nhiên, Bộ luật TTDS năm
2015 và văn bản hướng dẫn chưa quy định
đầy đủ thủ tục mà Tòa án ủy thác thực hiện
(như hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ chưa
có văn bản thể hiện nội dung sự việc, yêu
cầu của đương sự và thẩm quyến ban hành
loại văn bản này); chưa quy định đầy đủ thủ
tục mà Tòa án được ủy thác thực hiện (như
căn cứ pháp lý cần áp dụng khi Tòa án được
ủy thác thực hiện công việc được ủy thác;
nội dung văn bản trả lời kết quả ủy thác và
thẩm quyền ký loại văn bản này). Điều này
gây khó khăn cho Tòa án ủy thác, Tòa án
được ủy thác trong việc thực hiện công việc
ủy thác.
Để khắc phục vướng mắc này, chúng
tôi cho rằng, cần luật hóa trình tự, thủ tục ủy
thác được quy định tại Điều 11 Nghị quyết
số 04/2012 và sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ
tục ủy thác, thực hiện việc ủy thác được quy
định tại Điều 105 Bộ luật TTDS năm 2015
theo hướng chặt chẽ, cụ thể, tạo sự thuận
tiện trong việc áp dụng.
Thứ tư, về thời gian thực hiện công
việc ủy thác
Theo khoản 3 Điều 105 Bộ luật TTDS
năm 2015, Tòa án nhận được quyết định ủy
thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ
thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
58 Số 19(395) T10/2019
từ ngày nhận được quyết định ủy thác. Tuy
nhiên, công việc cần thực hiện khi ủy thác
theo khoản 3 Điều 105 Bộ luật TTDS năm
2015 lại là các biện pháp thu thập chứng cứ
do Tòa án thực hiện. Trong khi đó, để thực
hiện một số biện pháp thu thập chứng cứ do
Bộ luật TTDS năm 2015 quy định (xem xét,
thẩm định tại chỗ để đo đạc, định giá tài sản,
giám định) phải mất rất nhiều thời gian,
thậm chí có trường hợp vượt quá thời hạn
chuẩn bị xét xử do Bộ luật TTDS năm 2015
quy định. Cho nên, thời gian thực hiện công
việc ủy thác mà Bộ luật TTDS năm 2015
quy định là không phù hợp với thực tế.
Để khắc phục bất cập này, chúng tôi
cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung thời gian
thực hiện công việc ủy thác cho phù hợp với
từng biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa
án được ủy thác cần thực hiện, theo hướng
nâng thời gian thực hiện đối với những biện
pháp thu thập chứng cứ cần nhiều thời gian.
Thứ năm, về cách thức xử lý trong
trường hợp không thực hiện được việc ủy thác
Chúng tôi cho rằng, quy định của
khoản 5 Điều 105 Bộ luật TTDS năm 2015
là chưa phù hợp. Bởi lẽ, quy định này yêu
cầu: nếu hết thời hạn mà không nhận được
kết quả ủy thác thì Tòa án ủy thác phải tiếp
tục giải quyết vụ án. Thực tế cho thấy, trong
một số trường hợp, nếu thiếu tài liệu, chứng
cứ cần thu thập thông qua ủy thác thu thập
chứng cứ thì không thể giải quyết được (như
chưa có bản vẽ đo đạc, định giá). Trong
khi đó, các biện pháp thu thập chứng cứ mà
Tòa án được ủy thác tiến hành cũng giống
như các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa
án ủy thác đang thực hiện.
Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi
cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều
105 Bộ luật TTDS năm 2015 theo hướng mở
rộng kênh tiếp nhận kết quả ủy thác thu thập
chứng cứ của Tòa án ủy thác. Chỉ khi nào
thực hiện mọi biện pháp mà vẫn không thể
có được kết quả ủy thác thu thập chứng cứ
theo yêu cầu thì Tòa án ủy thác mới sử dụng
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ giải quyết
vụ án.
Thứ sáu, về trách nhiệm của Tòa án
được ủy thác khi không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ yêu cầu ủy thác
Hiện nay, đa số những hồ sơ có hoạt
động ủy thác thu thập chứng cứ thường có
thời gian giải quyết vụ án kéo dài. Bên cạnh
những khó khăn do nguyên nhân khách
quan, bản thân biện pháp thu thập chứng cứ
mà Tòa án được ủy thác cần áp dụng, còn
có nguyên nhân khác được xem là nguyên
nhân chủ yếu, đó là, Tòa án được ủy thác
xem việc ủy thác là công việc của Tòa án
khác nên ít quan tâm thực hiện hoặc có thực
hiện nhưng không đến nơi đến chốn. Thậm
chí, có những vụ án phải ủy thác nhiều lần.
Mặc dù, Bộ luật TTDS năm 2015 có quy
định thời hạn thực hiện công việc ủy thác
nhưng lại không có chế tài nên vi phạm về
thời gian thực hiện công việc ủy thác trên
thực tế của Tòa án được ủy thác là rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc thực hiện công việc ủy
thác mất nhiều thời gian, khó khăn, phức
tác hơn việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, kết
quả thực hiện ủy thác không được tính là 01
vụ, việc được giải quyết, không tính điểm
khi xét thi đua khen thưởng cho đơn vị Tòa
án được ủy thác, cá nhân thẩm phán, thư ký
Tòa án trực tiếp tiến hành các biện pháp thu
thập chứng cứ. Điều này dẫn đến thực trạng
là Tòa án trực tiếp thực hiện yêu cầu ủy thác
ít quan tâm thực hiện yêu cầu ủy thác.
Để khắc phục hạn chế nêu trên, chúng
tôi cho rằng, Tòa án nhân dân tối cao cần
hướng dẫn kết quả thực hiện yêu cầu ủy thác
được tính vào kết quả giải quyết vụ việc của
Tòa án được ủy thác, Thẩm phán trực tiếp
thực hiện; quy định chế tài đối với Tòa án,
thẩm phán không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ công việc được ủy thác
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
59Số 19(395) T10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- uy_thac_thu_thap_chung_cu_trong_to_tung_dan_su.pdf