Một trong những đặc điểm của KTTT
là tính rủi ro cao của nó. Tính rủi ro cao này
được phát sinh do sự năng động của hoạt
động kinh tế, do khát vọng làm giàu không
bao giờ có giới hạn của con người và do sự
nghiệt ngã của môi trường cạnh tranh. Hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật dân
sự nói riêng phải hạn chế đến mức thấp
nhất hậu quả của các rủi ro mà doanh
nghiệp có thể gặp phải, qua đó tạo điều
kiện để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh
doanh, khuyến khích mọi người làm giàu
cho mình và cho xã hội. Các BLDS của
Nhà nước ta từ trước đến nay đều không
làm được chức năng này. Điều này thể hiện
ở chỗ, trong BLDS 1995 và ngay cả BLDS
2005 luôn luôn ghi nhận một cách cứng
nhắc, tuyệt đối, không có ngoại lệ nguyên
tắc tuân thủ đúng cam kết. Điều đó có nghĩa
là theo các BLDS trước đây, khi đã cam kết
điều gì thì các bên phải tuân thủ nghiêm
chỉnh cam kết đó, cho dù việc tiếp tục thực
hiện cam kết có thể gây ra một sự bất lợi vô
cùng lớn cho một bên. Quy định này là có
thể chấp nhận được trong hoàn cảnh khi
Việt Nam mới bắt đầu xây dựng nền KTTT,
nhưng đến nay thì không thể chấp nhận
được nữa. Thực tế cho thấy, bên cạnh
nguyên tắc thực hiện đúng cam kết thì
BLDS 2015 còn ghi nhận một nguyên tắc
không kém phần quan trọng là nguyên tắc
thiện chí, trung thực (khoản 3 Điều 3) trong
ký kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, xuất phát
từ tính không thể lường trước được của môi
trường kinh doanh trong nền KTTT, để vừa
bảo đảm tính nghiêm minh trong việc tuân
thủ các cam kết trong kinh doanh lại vừa bảo
đảm được sự hợp lý, công bằng, chống lại
sự bất công, pháp luật dân sự ở nhiều nước
trên thế giới, trong đó có BLDS 2015 của
nước ta (Điều 420) đã “phát minh” ra một
quy định, theo đó trong những trường hợp
nhất định và với những điều kiện nhất định
được luật định thì nguyên tắc tuân thủ đúng
hợp đồng phải được có ngoại lệ. Đây là lý
do ra đời của một điều luật, theo đó khi việc
tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng
có thể gây ra một sự bất lợi quá lớn về tài
sản cho một bên thì bên đó có quyền yêu cầu
bên kia thương thảo để thay đổi hoặc chấm
dứt hợp đồng. Nếu yêu cầu này bị từ chối thì
bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc
Trọng tài thương mại can thiệp để đưa ra
phán quyết về việc huỷ bỏ hoặc sửa đổi hợp
đồng cho phù hợp với hoàn cảnh mới đã xảy
ra sau khi hợp đồng được giao kết. Trong
BLDS các nước, điều luật này thường được
gọi là: “Sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi một cách cơ bản”
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của bộ luật dân sự năm 2015 trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TROÂ CUÃA BÖÅ LUÊÅT DÊN SÛÅ NÙM 2015
TRONG VIÏåC XÊY DÛÅNG NÏÌN KINH TÏË THÕ TRÛÚÂNG
ÀÕNH HÛÚÁNG XAÄ HÖÅI CHUÃ NGHÔA
Dương Đăng Huệ*
1. Thế nào là tính thị trường của nền
kinh tế
Thế giới hiện đại đã và đang chứng kiến
hai loại mô hình kinh tế là kinh tế kế hoạch
hoá và KTTT. Một trong những đặc trưng
cơ bản của nền kinh tế kế hoạch hoá, mà
hiện thân đầy đủ nhất của nó là nền kinh tế
Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước
đây, là tính kế hoạch của các hoạt động kinh
tế. Ở các nền kinh tế này, hoạt động kinh tế
của các xí nghiệp được thực hiện trên cơ sở
các chỉ tiêu kế hoạch được nhà nước giao,
và vì vậy, các xí nghiệp hầu như không có
động lực để phát triển hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dẫn đến sự trì trệ và cuối cùng
là sự phá sản của cả hệ thống nền kinh tế
quốc dân ở các nước này.
Việt Nam đã từng xây dựng một nền
kinh tế như vậy2, nhưng đã buộc phải từ bỏ
nó và bắt đầu xây dựng một nền kinh tế kiểu
mới - nền KTTT định hướng XHCN từ năm
1986. Chủ trương xây dựng cũng như những
* PGS,TS. Giám đốc Trung tâm Thông tin, Tư vấn pháp luật và Bồi dưỡng nghiệp vụ, Câu lạc bộ Pháp chế
doanh nghiệp, Bộ Tư pháp.
1 Trong tờ trình số 287/TTr-CP ngày 15/8/2014 về dự án BLDS gửi Quốc hội, Chính phủ đã xác định bốn quan điểm chỉ đạo
của việc xây dựng BLDS mới, trong đó có quan điểm thứ hai là: “(1) Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền
về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự. (2) Bộ luật của quan hệ thị trường thông qua việc ghi nhận một
cách nhất quán nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể quan hệ pháp
luật dân sự”.
2 Điều 22 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế
hoạch Nhà nước”; Điều 23 Hiến pháp này cũng viết: “hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của
cả nước và của địa phương”; Điều 33 viết: “Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo một kế hoạch thống nhất”.
10
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Việt Nam đã có 2 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 và năm 2005. Ngày 24/11/2015,
Quốc hội đã ban hành BLDS mới (BLDS 2015), có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2017. Tuy nhiên, không phải bộ luật nào cũng được gọi là bộ luật của nền
kinh tế thị trường (KTTT) như yêu cầu của thực tiễn xây dựng đất nước, cũng như
mong đợi của Chính phủ. Khi trình dự án BLDS 2015, Chính phủ đã đề ra một yêu
cầu là phải làm sao để BLDS này phải là bộ luật của nền KTTT định hướng XHCN1,
tạo được cơ sở pháp lý tốt hơn để thúc đẩy giao lưu kinh tế, phát triển sản xuất, kinh
doanh, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Yêu cầu này có đạt được
không, đạt ở mức độ nào, tính thị trường của BLDS đã được thể hiện ra sao, ở quy
định nào sẽ là những câu hỏi mà bài viết này muốn đưa ra câu trả lời.
đặc điểm cơ bản của nền kinh tế này đã được
ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và Hiến
pháp năm 2013.
Tính thị trường của nền kinh tế thể hiện
ở những điểm nào? Sau 20 năm xây dựng,
chúng ta đang mong muốn được nhiều nước
trên thế giới công nhận nền kinh tế nước ta
là nền KTTT. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ
mới khoảng 1/3 quốc gia trên thế giới đáp
ứng mong muốn này. Như vậy, tuyệt đại đa
số các nước vẫn chưa thừa nhận nền kinh tế
nước ta là nền KTTT vì theo họ, một nền
KTTT, về cơ bản, cần phải thỏa mãn 10 tiêu
chí sau đây3:
Thứ nhất, có sự tách bạch một cách rõ
ràng về mặt tài sản của các chủ thể tham gia
quan hệ dân sự. Hình thức pháp lý của sự
tách bạch này được thể hiện thông qua hệ
thống các loại vật quyền, bao gồm quyền sở
hữu và các loại vật quyền khác mà chủ thể
của các quan hệ này có được đối với tài sản
của mình. Như vậy, yêu cầu thứ nhất của tính
thị trường của bất cứ nền kinh tế nào là mỗi
một tài sản phải có một người chủ rõ ràng,
cụ thể. Sự biệt lập (độc lập, tách bạch) về mặt
tài sản của chủ thể quan hệ dân sự là rất quan
trọng, vì sự độc lập về mặt tài sản là tiền đề
để các chủ thể này có được sự độc lập trong
quan hệ tài sản; sự độc lập trong quan hệ tài
sản dẫn đến sự độc lập về quyền và nghĩa vụ
của các bên với nhau và cuối cùng, sự độc
lập về quyền và nghĩa vụ của các bên tất yếu
dẫn đến sự độc lập về lợi ích và trách nhiệm
của mỗi bên trong quan hệ dân sự. Như vậy,
một quốc gia không có một hệ thống vật
quyền và pháp luật về vật quyền đầy đủ và
ổn định thì khó có thể có được một hệ thống
các quan hệ hàng hóa - tiền tệ phong phú, đa
dạng, rõ ràng, minh bạch và ổn định - yêu
cầu đầu tiên của KTTT;
Thứ hai, sự bình đẳng về mặt pháp lý
cũng như về mặt thực tế của các chủ thể
tham gia quan hệ tài sản;
Thứ ba, sự bất khả xâm phạm về mặt tài
sản của chủ sở hữu cũng như của các chủ thể
các vật quyền khác;
Thứ tư, sự tự do của các chủ thể kinh
doanh trong việc ra các quyết định liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung, và việc sử dụng tài sản của mình nói
riêng. Cụ thể là, chủ sở hữu được tự mình
quyết định cách thức sử dụng tài sản sao cho
hợp lý nhất, có lợi nhất, và nhà nước không
được can thiệp vào quá trình này, trừ các
trường hợp do luật định;
Thứ năm, các quan hệ tài sản phải được
thực hiện, tồn tại chủ yếu dưới hình thức
hàng hóa - tiền tệ; các hình thức trao đổi
hàng hóa đơn giản hàng đổi hàng ngày càng
bị loại bỏ và được thay thế bằng sự phát
triển nhanh chóng của quan hệ hàng hóa -
tiền tệ;
Thứ sáu, tồn tại một loại đồng tiền quốc
gia ổn định và được bảo đảm tốt cả về mặt
kinh tế và về mặt pháp lý;
Thứ bảy, có một môi trường cạnh tranh
lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh; hạn
chế và đi đến loại bỏ mọi hình thức độc
quyền;
Thứ tám, các chủ thể quan hệ tài sản
phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
của mình; chấm dứt tình trạng bao cấp, xóa
nợ, khoanh nợ một cách tùy tiện từ phía nhà
nước cho doanh nghiệp. Đồng thời, các chủ
thể quan hệ kinh tế phải thực hiện một cách
kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh;
khắc phục sự dây dưa trong thanh toán các
khoản nợ thương mại;
Thứ chín, người sản xuất có quyền tự do
quyết định giá cả của hàng hóa, dịch vụ do
mình cung cấp; hạn chế đến mức thấp nhất
việc định giá của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ do các
chủ thể quan hệ thị trường thực hiện;
Thứ mười, có sự đảm bảo đáng tin cậy
từ phía nhà nước trong việc bảo vệ quyền
11
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3 Xem C.E.Rưlinxki, Giáo trình Luật Kinh doanh (Tiếng Nga), xuất bản lần thứ 5; M., 2004, tr. 80 - 82.
của các chủ thể quan hệ thị trường; đảm bảo
khi có quyền lợi bị vi phạm thì bên bị vi
phạm có thể sử dụng một cách nhanh chóng
và hiệu quả sự trợ giúp của nhà nước, nhất
là của các cơ quan tài phán như Tòa án và
trọng tài thương mại, chứ không phải thông
qua các thế lực khác của xã hội đen.
Căn cứ vào mức độ thỏa mãn 10 tiêu chí
nêu trên mà các nước thừa nhận hay không
thừa nhận một nền kinh tế là thị trường hay
phi thị trường, trong đó có Việt Nam.
Như vậy, tính thị trường của nền kinh tế
được thể hiện trong nhiều tiêu chí khác nhau
và để góp phần đạt được tất cả các tiêu chí
này thì không một văn bản pháp luật nào hay
một lĩnh vực pháp luật nào có thể đảm
đương nổi. Đó phải là nhiệm vụ của hầu như
toàn bộ hệ thống pháp luật của Nhà nước ta,
bắt đầu từ Hiến pháp đến các văn bản quy
phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp nhất.
Tuy nhiên, có thể nhận định rằng, BLDS là
văn bản pháp luật có vai trò quan trọng, nếu
không nói là quan trọng nhất trong việc tạo
cơ sở pháp lý để xây dựng thành công nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam vì đa
số các yêu cầu (tiêu chí) nêu trên của nền
KTTT chỉ có thể đạt được nhờ sự tác động,
hỗ trợ của bộ luật này.
2. Bộ luật Dân sự đã đáp ứng tính thị trường
của nền kinh tế Việt nam như thế nào?
KTTT không tự nhiên mà có. Đó là kết
quả của hàng loạt các hoạt động và giải pháp
đa tính chất, đa lĩnh vực được Nhà nước và
các chủ thể khác thực hiện một cách bền bỉ,
lâu dài, liên tục. Trong số các giải pháp,
không thể không nhắc đến giải pháp pháp
lý, và trong số các giải pháp pháp lý đó
không thể không nhắc đến vai trò của
BLDS. BLDS 2015 đã góp phần xây dựng
nền KTTT ở nước ta thông qua các biện
pháp sau đây:
2.1 BLDS đã xác lập một hệ thống
quyền đối với tài sản (các nước gọi là hệ
thống vật quyền) tương đối hoàn chỉnh, phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
Cũng như mọi chủ thể khác của quan hệ
pháp luật dân sự, các doanh nghiệp với tư
cách là chủ thể chủ yếu của nền KTTT,
muốn hoạt động được thì phải có tài sản độc
lập. Tính độc lập về mặt tài sản của doanh
nghiệp phải được thể hiện thông qua các
hình thức pháp lý nhất định, trước hết là
quyền sở hữu và các loại quyền khác trên tài
sản mà các nước gọi chung là các loại vật
quyền. BLDS 2005 quan tâm rất nhiều đến
việc ghi nhận quyền sở hữu, trong khi đó lại
không mấy “mặn mà” với việc ghi nhận các
loại vật quyền khác (vật quyền hạn chế).
Điều này đã làm suy yếu tính độc lập về tài
sản của doanh nghiệp, qua đó đã có ảnh
hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khắc phục tình trạng này, BLDS
2015 đã dành hẳn một chương là Chương
XIV để quy định về các loại quyền khác đối
với tài sản ngoài quyền sở hữu là (1) Quyền
đối với bất động sản liền kề (quyền địa dịch)
tại Mục 1, Chương XIV, (2) Quyền hưởng
dụng (Mục 2, Chương XIV) và (3) Quyền
bề mặt (Mục 3, Chương XIV). Có được các
quyền này, tính độc lập về tài sản và năng
lực về mặt tài sản - một yêu cầu quan trọng
hàng đầu của các doanh nghiệp đã được cải
thiện một cách cơ bản.
Tóm lại, không có các chủ thể độc lập
với nhau về mặt tài sản thì sẽ không có các
chủ thể đích thực trên thương trường và do
đó, sẽ không có KTTT.
2.2 BLDS 2015 đã củng cố vững chắc
hơn nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể
sản xuất kinh doanh; xoá bỏ hoàn toàn sự
phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà
nước với các loại hình doanh nghiệp khác
Nghiên cứu Hiến pháp và các đạo luật
quan trọng của Nhà nước ta trong thời gian
12
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
trước khi BLDS 2015 có hiệu lực cho thấy,
tiêu chí về sự bình đẳng của các chủ thể
trong nền KTTT đã không được ghi nhận và
bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ và triệt
để. Cụ thể là:
- Hiến pháp năm 1959, tại Điều 12 quy
định: “Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức
sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo
trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà
nước bảo đảm ưu tiên phát triển”.
- Hiến pháp năm 1980, tại Điều 18 quy
định: “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát
triểu ưu tiên”. Trong khi đó, theo Điều 23
của Hiến pháp này thì kinh tế hợp tác xã chỉ
được Nhà nước “hướng dẫn và giúp đỡ”;
kinh tế phụ gia đình xã viên (biểu hiện sơ
khai của kinh tế cá thể) thì lại chỉ được “Nhà
nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật”
(Điều 23), còn kinh tế tư nhân thì dường như
đã được coi là ngoài vòng pháp luật.
- Hiến pháp năm 1992 và BLDS 2005
bước đầu đã khắc phục tình trạng phân biệt
đối xử giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh
nhưng vẫn chưa đảm bảo tính triệt để, vẫn
còn thể hiện tính nửa vời. Ví dụ, Hiến pháp
năm 1992 vẫn duy trì quan điểm ưu tiên cho
kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
thông qua việc quy định tại Điều 15, theo
đó, vẫn coi “sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể là nền tảng” của hệ thống quan hệ sở hữu
tồn tại trong nền kinh tế. BLDS 1995 và
ngay cả BLDS 2005 vẫn chưa chấm dứt
được tình trạng “nhất bên trọng nhất bên
khinh” vì tài sản nhà nước vẫn được ưu tiên
bảo vệ hơn tài sản của các chủ sở hữu khác.
Cụ thể là, theo khoản 1 Điều 247 BLDS
2005, đối với tài sản tư nhân thì chủ sở hữu
sẽ mất quyền sở hữu đối với tài sản đó nếu
tài sản đã rời khỏi sự quản lý của mình quá
10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản. Trong khi đó, đối với tài sản của
Nhà nước thì thời hạn này là không được áp
dụng, tức là nếu đã là tài sản của Nhà nước
thì không bao giờ có thể trở thành tài sản của
người khác (tư nhân) cho dù họ có chiếm
hữu tài sản này một cách liên tục, ngay tình,
công khai trong thời gian dài bao lâu chăng
nữa (khoản 2 Điều 247).
Hiện nay, với sự ra đời của BLDS 2015
thì sự bất bình đẳng này đã được loại trừ.
Theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
thì “người chiếm hữu, người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10
năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó,
kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác”. Như vậy, BLDS 2015
đã áp dụng chung thời hiệu xác lập quyền sở
hữu do chiếm hữu, được lợi không có căn
cứ pháp luật mà không phân biệt tài sản đó
thuộc sở hữu của ai (Nhà nước hay tư nhân).
Như vậy, xét về mặt pháp lý thì biểu hiện
cuối cùng của sự phân biệt đối xử giữa các
chủ sở hữu khác nhau thông qua quy định về
việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đã
bị loại bỏ ở nước ta từ ngày 01/01/2017 - khi
BLDS 2015 có hiệu lực thi hành.
2.3 Một trong những tiêu chí quan
trọng của nền KTTT là sự tôn trọng của
Nhà nước ở mức độ cao nhất đối với tài sản
thuộc mọi hình thức sở hữu. Nói cách khác,
đây là tiêu chí về sự bất khả xâm phạm về
mặt tài sản của tất cả các chủ sở hữu
Cơ chế pháp lý để bảo đảm thực hiện
tiêu chí này đã được đặt nền móng trong
Hiến pháp năm 2013, cụ thể là:
- Hiến pháp quy định ai có quyền hạn
chế và khi nào thì quyền dân sự bị hạn chế:
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng” (khoản 2
13
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Điều 14). Cụ thể hơn, để thể hiện chính sách
tôn trọng quyền tài sản với tư cách là một
loại quyền quan trọng bậc nhất của tổ chức,
cá nhân, Hiến pháp năm 2013 cũng đã ghi
nhận nguyên tắc, theo đó, việc Nhà nước
trưng mua, trưng dụng tài sản của tổ chức,
cá nhân chỉ được thực hiện trong những
trường hợp thật sự cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình
trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai mà
thôi (khoản 3 Điều 32);
- Hiến pháp ghi nhận quyền của tổ chức,
cá nhân được làm gì khi quyền dân sự của
mình bị vi phạm: “Mọi người có quyền
khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”
(khoản 1 Điều 30);
- Hiến pháp ghi nhận quyền được bồi
thường các loại thiệt hại khi tổ chức, cá nhân
bị người khác gây thiệt hại cho mình:
“Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất, tinh thần và phục hồi
danh dự theo quy định của pháp luật”
(khoản 2 Điều 30).
Những gì quy định trong Hiến pháp như
vừa nêu trên là cần thiết, nhưng rõ ràng là
chưa đủ để ghi nhận và bảo đảm thực hiện
trên thực tế yêu cầu về tính bất khả xâm phạm
về mặt tài sản của các chủ sở hữu tài sản.
BLDS 2015 với tư cách là đạo luật gốc
trong hệ thống pháp luật dân sự không chỉ
dừng lại ở chỗ nhắc lại các quy định nêu tại
Hiến pháp năm 2013 mà còn đã ghi nhận
thêm nhiều cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm
góp phần thực hiện yêu cầu này. Cụ thể là:
Thứ nhất, không ai có thể bị hạn chế, bị
tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu, các
quyền khác đối với tài sản (khoản 1 Điều
163 BLDS 2015);
Thứ hai, chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản được tự mình sử dụng
mọi biện pháp không trái với quy định của
pháp luật để bảo vệ các quyền tài sản của
mình khi chúng bị vi phạm bởi bất kỳ ai
(khoản 1 Điều 164);
Thứ ba, chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản cũng được quyền yêu
cầu Toà án, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác để buộc trả lại tài sản cho mình,
chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại
(khoản 2 Điều 164).
2.4 Một tiêu chí quan trọng nữa của
nền KTTT là các chủ thể kinh doanh phải
được tự mình quyết định các công việc của
mình theo ý chí, nguyện vọng và vì lợi ích
của mình mà không chịu bất cứ sự can thiệp
trái pháp luật của bất kỳ ai từ bên ngoài
Có thể nói, yêu cầu này đã được BLDS
2015 đáp ứng một cách tương đối đầy đủ
thông qua các quy định tại phần thứ 3:
“Nghĩa vụ và Hợp đồng”, cụ thể là:
- Thứ nhất, cá nhân, pháp nhân được tự
do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai
và với nội dung gì (quyền tự do thỏa thuận);
không ai, kể cả cơ quan nhà nước, có thể can
thiệp, trừ những trường hợp đặc biệt được
quy định bởi luật (khoản 2, Điều 2; khoản 2,
Điều 3; khoản 1 Điều 398);
- Thứ hai, cá nhân, pháp nhân được quyền
tự do quyết định ngành nghề kinh doanh và
quy mô kinh doanh (khoản 2 Điều 205);
- Thứ ba, BLDS có nhiều quy định mới
giúp các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
được dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc giao
kết, thực hiện hợp đồng. Ví dụ, theo quy
định tại khoản 2 Điều 137 BLDS 2015 thì
một pháp nhân có thể có hơn một đại diện
theo pháp luật. Như vậy, quy định này đã
chấm dứt tình trạng một pháp nhân chỉ có
thể có một người đại diện theo pháp luật đã
tồn tại hàng chục năm qua ở nước ta trong
BLDS 1995 và 2005, qua đó, góp phần khắc
phục được rất nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp lớn, có quy mô kinh doanh đa ngành,
đa nghề, hoạt động ở nhiều vùng lãnh thổ
khác nhau trong việc ký kết và thực hiện hợp
đồng. Ngoài ra, theo quy định của BLDS
2005 thì người được ủy quyền được hiểu chỉ
có thể là cá nhân mà không thể là pháp nhân.
Quy định này đã hạn chế quyền của doanh
nghiệp trong việc ủy quyền cho pháp nhân
khác thực hiện các công việc mà mình không
thể thực hiện một cách trực tiếp, làm giảm
khả năng giao kết hợp đồng trong điều kiện
kinh doanh năng động của các doanh nghiệp.
Khắc phục tình trạng này, BLDS 2015 đã bổ
sung quy định mới rất quan trọng, có khả
năng giúp doanh nghiệp được dễ dàng hơn
trong việc giao kết và thực hiện các hợp
đồng, đó là quy định tại khoản 1 Điều 134
và khoản 1 Điều 138, theo đó, pháp nhân có
thể là người đại diện theo ủy quyền;
- Thứ tư, cá nhân, pháp nhân được tự do
xác định chế độ trách nhiệm tài sản do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng.
BLDS 2015 ghi nhận quyền của các
bên giao kết hợp đồng trong việc thoả thuận
áp dụng các loại chế tài tài sản và quy mô
của các loại chế tài đó. Ví dụ: Theo khoản 2
Điều 418 thì: “Mức phạt do các bên thoả
thuận trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác”, còn theo khoản 3 Điều này thì:
“Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm
mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa
phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi
thường thiệt hại”.
Thứ năm, một trong những quy định
mới thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối
với ý chí của các bên trong quá trình giải
quyết tranh chấp dân sự, qua đó, thể hiện
tính thị trường của BLDS 2015, là quy định
về sự hạn chế vai trò của Toà án trong việc
áp dụng thời hiệu khi giải quyết các tranh
chấp dân sự.
Thời hiệu và việc áp dụng thời hiệu là
vấn đề không mới ở nước ta. Tuy nhiên, nếu
như trước đây, phạm vi chủ thể có quyền áp
dụng thời hiệu là rất rộng, bao gồm không
chỉ các bên đương sự (các bên tranh chấp)
mà còn cả Toà án thì ngày nay, theo BLDS
2015, chỉ có các đương sự mới có quyền
này. Cụ thể là, Điều 149 BLDS 2015 đã bổ
sung quy định, theo đó, Toà án chỉ được áp
dụng thời hiệu theo yêu cầu của đương sự
mà không được quyền chủ động, theo sáng
kiến của mình nêu vấn đề còn hay không
còn thời hiệu để trên cơ sở đó ra quyết định
công nhân hay không công nhận, bảo vệ hay
không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên có liên quan. Quy định này là phù
hợp với tính tự chủ, tự quyết định của các
chủ thể quan hệ thị trường, phù hợp với tính
trung lập của Toà án trong quá trình giải
quyết tranh chấp và đặc biệt là đã làm cho
các quy định về thời hiệu trong BLDS Việt
Nam phù hợp với quy định của pháp luật ở
nhiều nước trên thế giới.
2.5 Một trong các yêu cầu quan trọng
thể hiện tính thị trường của nền kinh tế là
phải có một hệ thống các cơ quan tài phán
đáng tin cậy để bảo vệ một cách kịp thời,
đúng pháp luật, hiệu quả quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể kinh doanh
Theo yêu cầu này thì ở đâu, thay vì đến
với toà án, trọng tài thương mại (các cơ quan
tài phán chính thống của Nhà nước), các bên
tranh chấp lại đến với các thế lực của xã hội
đen, thì ở đó không có sự tồn tại của KTTT.
Xét về thực tế thì hiện nay, mặc dù Toà
án và Trọng tài thương mại ở Việt Nam đã
có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung, vẫn
chưa trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các
nhà kinh doanh khi tranh chấp xảy ra với họ.
Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý thì yêu cầu
này, về cơ bản, đã được BLDS 2015 đáp
ứng, cụ thể là:
- Thứ nhất, BLDS đã ghi nhận nguyên
tắc, theo đó các cơ quan nhà nước, nhất là
Toà án không được quyền từ chối giải quyết
15
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
các vụ việc dân sự với lý do không có điều
luật để áp dụng.
Giữa cơ chế thị trường và cơ chế bảo vệ
quyền dân sự có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Nếu pháp luật khuyến khích xây dựng
nền KTTT, khuyến khích phát triển sản xuất,
kinh doanh mà lại không quy định đầy đủ
các cơ chế, biện pháp để bảo đảm rằng, các
quyền của cá nhân, pháp nhân phát sinh từ
hoạt động kinh tế luôn được nằm trong sự
bảo hộ của Nhà nước, thì các chủ thể này
cũng không thể yên tâm thực hiện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh theo nguyện vọng
của mình. Hậu quả là, hoạt động kinh doanh
sẽ không được triển khai một cách mạnh mẽ,
rộng khắp trong thực tiễn. Ví dụ, theo quy
định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh
nghiệp có quyền tự quyết định ngành, nghề
kinh doanh, kể cả khi các ngành, nghề đó
chưa được Nhà nước quy định trong hệ
thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam.
Quy định như vậy là nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, có
thể sản xuất, kinh doanh bất cứ ngành nghề,
mặt hàng nào do mình nghĩ ra mà không hạn
chế hoạt động sản xuất, kinh doanh của
mình trong các ngành nghề được Nhà nước
ghi nhận. Tuy nhiên, quy định này của Luật
Doanh nghiệp 2014 chắc chắn sẽ không
được các doanh nghiệp hưởng ứng một cách
nhiệt tình, bởi doanh nghiệp khó tránh khỏi
tâm lý lo ngại rằng, khi kinh doanh các
ngành nghề này mà xảy ra tranh chấp thì
Nhà nước có thụ lý để giải quyết, qua đó bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hay
không? Để đáp ứng yêu cầu này, BLDS
2015 đã đưa ra quy định, theo đó các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có
Tòa án, không được quyền từ chối giải quyết
các vụ việc dân sự với lý do không có điều
luật để áp dụng (khoản 2 Điều 14). Như vậy,
BLDS 2015 đã góp phần khuyến khích các
cá nhân, pháp nhân mở rộng sản xuất, kinh
doanh thông qua sự cam kết của Nhà nước
rằng, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả khi
không có điều luật quy định, nhưng nếu
doanh nghiệp đã tiến hành các hoạt động sản
xuất, kinh doanh một cách hợp pháp, đem
lại lợi ích cho mình và cho xã hội, thì quyền
và lợi ích của họ cũng sẽ được Nhà nước bảo
hộ bằng mọi biện pháp.
- Thứ hai, BLDS 2015 đã ghi nhận cơ
chế mới trong việc bảo vệ quyền dân sự,
theo đó trong nhiều trường hợp, các quyết
định hành chính còn có thể được xem xét lại
theo thủ tục tư pháp tại Tòa án.
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều vấn đề dân
sự đang được giao cho các cơ quan hành
chính giải quyết. Đây là điều không thể
tránh khỏi do những đặc thù trong cơ cấu tổ
chức và trong cơ chế quản lý của Nhà nước
ta. Tuy nhiên, cơ chế này bên cạnh mặt tích
cực cũng còn hàm chứa không ít hạn chế.
Nếu cơ chế này tiếp tục tồn tại mà không có
sự đổi mới thì chắc chắn sẽ cản trở hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, vì bản thân cơ chế giải quyết tranh
chấp bằng con đường hành chính không bảo
đảm các yêu cầu của quá trình giải quyết các
tranh chấp dân sự, như nguyên tắc công
khai, minh bạch, tranh luận và độc lập của
quá trình giải quyết tranh chấp. Chỉ có Tòa
án với các quy định đặc thù trong tố tụng tư
pháp, mới có thể bảo vệ tốt hơn các quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Vì
vậy, việc BLDS 2015 đưa ra quy định theo
đó, các quyết định hành chính có thể được
đưa ra xem xét lại tại các cơ quan tư pháp
được coi là một quy định mới, góp phần bảo
vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các
cá nhân, pháp nhân, qua đó tạo điều kiện để
cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền tự do
kinh doanh của mình (khoản 1 Điều 14).
2.6 BLDS 2015 đã có nhiều quy định
góp phần giúp các nhà kinh doanh ứng
phó một cách hiệu quả với những rủi ro
16
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
tiềm tàng trong nền KTTT đầy biến cố
không thể lường trước được
Một trong những đặc điểm của KTTT
là tính rủi ro cao của nó. Tính rủi ro cao này
được phát sinh do sự năng động của hoạt
động kinh tế, do khát vọng làm giàu không
bao giờ có giới hạn của con người và do sự
nghiệt ngã của môi trường cạnh tranh. Hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật dân
sự nói riêng phải hạn chế đến mức thấp
nhất hậu quả của các rủi ro mà doanh
nghiệp có thể gặp phải, qua đó tạo điều
kiện để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh
doanh, khuyến khích mọi người làm giàu
cho mình và cho xã hội. Các BLDS của
Nhà nước ta từ trước đến nay đều không
làm được chức năng này. Điều này thể hiện
ở chỗ, trong BLDS 1995 và ngay cả BLDS
2005 luôn luôn ghi nhận một cách cứng
nhắc, tuyệt đối, không có ngoại lệ nguyên
tắc tuân thủ đúng cam kết. Điều đó có nghĩa
là theo các BLDS trước đây, khi đã cam kết
điều gì thì các bên phải tuân thủ nghiêm
chỉnh cam kết đó, cho dù việc tiếp tục thực
hiện cam kết có thể gây ra một sự bất lợi vô
cùng lớn cho một bên. Quy định này là có
thể chấp nhận được trong hoàn cảnh khi
Việt Nam mới bắt đầu xây dựng nền KTTT,
nhưng đến nay thì không thể chấp nhận
được nữa. Thực tế cho thấy, bên cạnh
nguyên tắc thực hiện đúng cam kết thì
BLDS 2015 còn ghi nhận một nguyên tắc
không kém phần quan trọng là nguyên tắc
thiện chí, trung thực (khoản 3 Điều 3) trong
ký kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, xuất phát
từ tính không thể lường trước được của môi
trường kinh doanh trong nền KTTT, để vừa
bảo đảm tính nghiêm minh trong việc tuân
thủ các cam kết trong kinh doanh lại vừa bảo
đảm được sự hợp lý, công bằng, chống lại
sự bất công, pháp luật dân sự ở nhiều nước
trên thế giới, trong đó có BLDS 2015 của
nước ta (Điều 420) đã “phát minh” ra một
quy định, theo đó trong những trường hợp
nhất định và với những điều kiện nhất định
được luật định thì nguyên tắc tuân thủ đúng
hợp đồng phải được có ngoại lệ. Đây là lý
do ra đời của một điều luật, theo đó khi việc
tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng
có thể gây ra một sự bất lợi quá lớn về tài
sản cho một bên thì bên đó có quyền yêu cầu
bên kia thương thảo để thay đổi hoặc chấm
dứt hợp đồng. Nếu yêu cầu này bị từ chối thì
bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc
Trọng tài thương mại can thiệp để đưa ra
phán quyết về việc huỷ bỏ hoặc sửa đổi hợp
đồng cho phù hợp với hoàn cảnh mới đã xảy
ra sau khi hợp đồng được giao kết. Trong
BLDS các nước, điều luật này thường được
gọi là: “Sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi một cách cơ bản”4.
Tóm lại, để có một nền KTTT đích thực
thì Việt Nam còn có quá nhiều việc cần phải
làm. Trong các việc phải làm này, có việc
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật, nhất là các luật điều chỉnh quan
hệ thị trường như Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư, các luật kinh doanh chuyên ngành
(Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh
doanh chứng khoán, Luật Các tổ chức tín
dụng). Xét về lâu dài thì riêng BLDS vẫn
đang còn nhiều việc cần phải tiếp tục hoàn
thiện. Tuy nhiên, những gì đã có được trong
BLDS 2015 là rất đáng được tôn trọng vì
trong một chừng mực nhất định, bộ luật này
đã góp phần không nhỏ vào việc tạo cơ sở
pháp lý để xây dựng một nền kinh tế mới ở
nước ta - KTTT định hướng XHCN n
17
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Ví dụ, ở Liên bang Nga trước đấy, suốt 70 năm tồn tại chế độ Xô-Viết cùng với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong
BLDS của nước này không hề có quy định nêu trên. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu xây dựng nền kinh tế mới, kinh tế thị
trường định hướng xã hội, BLDS 1995 đã bổ sung quy định tại Điều 451 với tên gọi là: “Sửa đổi và huỷ bỏ hợp đồng do
hoàn cảnh thay đổi một cách cơ bản”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_bo_luat_dan_su_nam_2015_trong_viec_xay_dung_nen.pdf